Bộ Đề Ngữ văn 9 học kì I - Trường THCS Kim Sơn

doc 7 trang thienle22 5080
Bạn đang xem tài liệu "Bộ Đề Ngữ văn 9 học kì I - Trường THCS Kim Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_ngu_van_9_hoc_ki_i_truong_thcs_kim_son.doc

Nội dung text: Bộ Đề Ngữ văn 9 học kì I - Trường THCS Kim Sơn

  1. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM SƠN MÔN :NGỮ VĂN 9 Năm học: 2018 – 2019 Tiết : 14+15 Thời gian: 90 phút BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 1. Đề bài: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam. 2. Đáp án, thang điểm. a. Mở bài (2 điểm) - Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam.(Diễn đạt bằng một đoạn văn mượt mà diễn cảm, không mắc lỗi chính tả). b. Thân bài (7 điểm) - Ý 1: Quá trình hình thành, nguồn gốc cây lúa: gắn liền với con người VN, lúa là cây lương thực chủ yếu không thể thiếu được đối với chúng ta. - Ý 2: Quá trình phát triển cây lúa: cây mạ -cây lúa non –lúa con gái- trỗ đòng-lúa chín (Có yếu tố miêu tả) - Ý 3: Đặc điểm của cây lúa: + Thân: Mềm, mọc thẳng, từng khóm, rễ chùm. Là cây có một lá mầm. + Lá: Phiến dài, mỏng, lá mọc bao quanh thân. Tuỳ từng thời kì sinh trưởng mà lá lúa có màu khác nhau. Lúc còn non, màu lá xanh mơn mởn, phất phơ dưới ánh nắng ban mai trông như thảm cỏ bạt ngàn thật thích mắt. + Trỗ đòng: mỗi khóm lúa hàng chục bắp đòng thẳng tắp vươn lên rất đỗi hùng dũng + Hạt thóc: tròn mẩy, có màu vàng xuộm. - Ý 4: Tác dụng cây lúa trong đời sống VN. + Rơm, rạ. + Gạo . - Ý 5: Sức sống mãnh liệt của cây lúa trong sống của người Việt. Hình ảnh cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam. 3. Kết bài (1 điểm): Khẳng định giá trị của cây lúa trong đời sống chúng ta. Biểu điểm: Điểm 9 > 10 : Đạt các yêu cầu trên. Không phạm các lỗi về chính tả, câu, diễn đạt. Điểm 8 > 7 : Đạt các yêu cầu trên những phạm 5 – 7 lỗi thông thường. Điểm 6 > 5 : Đạt yêu cầu về nội dung nhưng mắc rất nhiều lỗi thông thường. Điểm 4 > 3 : Đạt một nửa các yêu cầu trên. Điểm 0: Không làm được bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
  2. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM SƠN MÔN :NGỮ VĂN 9 Năm học: 2018 – 2019 TIẾT 35 + 36 Thời gian: 90 phút BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 1. Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho người bạn học hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy. 2. Đáp án, thang điểm: a. Mở bài: (2 điểm) - Nêu lí do thăm trường: là học sinh ai chẳng có những kỉ niệm về mái trường - Nhân lần về thăm trường và có công việc. Tại đây có những cảm xúc sau bao ngày gặp lại. Tôi xin kể cho bạn nghe về lần thăm ấy. b. Thân bài: (8 điểm) mỗi ý cho 2 điểm. - Ý 1: phải hình dung ngày ấy mình thành đạt, trở về thăm thầy cô giáo cũ, mái trường thân yêu biết bao đổi thay: cảnh vật,con người, khung cảnh sư phạm => đan xen yếu tố miêu tả làm nổi bật sự việc. - Ý 2: nhớ kỉ niệm xưa về mái trường để kể lại thật chi tiết và cảm động: tái hiện sự thật bằng cách kể lại và tả quang cảnh, con người. - Ý 3: hình dung ra trường mới để kể có miêu tả quang cảnh thầy cô, các em học sinh thế hệ sau? phòng học? tiện nghi? - Ý 4: kể lại những kỉ niệm buồn vui khi gặp lại trường cũ mà mọi thứ đã đổi thay để phù hợp với thời đại mới. => diễn đạt xúc động về những kỉ niệm quá khứ. Niềm hân hoan khi gặp lại thầy cô cũ của mình. 3. Kết bài: (2 điểm) kết thúc câu chuyện. Hình ảnh ngôi trường cũ in đậm trong tâm trí tôi. Biểu điểm: Điểm 9 > 10: Đạt các yêu cầu trên. Không phạm các lỗi về chính tả, câu, diễn đạt. Điểm 8 >7: Đạt các yêu cầu trên những phạm 5 – 7 lỗi thông thường. Điểm 6 >5: Đạt yêu cầu về nội dung nhưng mắc rất nhiều lỗi thông thường. Điểm 4 >3: Đạt một nửa các yêu cầu trên. Điểm 0: Không làm được bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
  3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2018 – 2019 Tiết: 48 Thời gian : 45 phút I. THIẾT LẬP MA TRẬN: Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (nội dung, Cộng TN TL TN TL chương ) Thấp Cao -Văn bản: Chuyện Nhân vật Nội người con gái chính, dung, Nam Xương, Chị nguồn gốc nghệ em Thúy Kiều . tác phẩm. thuật, Số câu Số câu:8 Số câu: 8 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% Văn bản: Kiều ở Viết đoạn lầu Ngưng Bích. Cảm nhận cảm nhận về về chi tiết tám câu Chuyện người trong văn cuối. Cảm con gái Nam bản. nhận về Xương nhân vât. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 4 Số điểm: 4 Số điểm:8 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 80% Số câu: 8 Tổng số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: Số điểm:10 Tổng số điểm Số điểm: 4 Số điểm: 4 2 Tỉ lệ:100% Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ; 40% Tỉ lệ: 20% II. ĐỀ KIỂM TRA
  4. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM SƠN MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2018 – 2019 Tiết: 48 Thời gian: 45 phút ĐỀ 1 Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ đâu? A. Dã sử C. Truyền thuyết B. Lịch sử D. Truyện cổ tích Câu 2: Nhân vật chính trong Chuyện người con gái Nam Xương là ai? A. Vũ Thị Thiết C. Trương Sinh B. Linh Phi D. Bé Đản Câu 3: Hình ảnh cái bóng giữ vai trò quan trọng trong câu chuyện. Dòng nào không đúng với nhận xét trên? A. Thắt nút, mở nút câu chuyện C. Thể hiện tính cách nhân vật B. Làm câu chuyện hấp dẫn D. Là yếu tố truyền kì Câu 4: Ý nghĩa các yếu tố truyền kì trong Chuyện người con gái Nam Xương là gì? A. Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương B. Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm C. Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ D. Tất cả các ý trên Câu 5: Dòng nào nói được đầy đủ nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều? A. Truyện Kiều có giá trị hiện thực C. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo B. Truyện Kiều có giá trị hiện thực và nhân đạo. D. Truyện Kiều có giá trị lịch sử Câu 6: Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả Nguyễn Du dùng để tả chị em Thúy Kiều trong đoạn trính "Chị em Thúy Kiều"? A. Bút pháp tả thực C. Bút pháp lãng mạn B. Bút pháp ước lệ D. Bút pháp khoa trương Câu 7: Trong khi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dự đoán trước cuộc đời của nàng như thế nào? A. Êm đềm,hạnh phúc,sung sướng C.Trắc trở, khổ đau B. Hạnh phúc,vinh hiển D.Long đong,lận đận,vất vả mưu sinh Câu 8: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào ở đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"? A. Ca ngợi vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều C. Cả hai ý trên đều đúng. B. Dự đoán số phận của hai chị em D. Cả hai ý trên đều sai. Phần II: Tự luận (8đ) Câu 1: (4đ) a. Trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích", tâm trạng nhớ thương của Kiều được thể hiện như thế nào qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm? b. Việc nhớ thương Kim Trọng trước rồi nhớ thương cha mẹ sau có hợp lí không? Vì sao? Câu 2: (4đ) Viết đoạn văn từ 10 - 12 câu văn theo cách diễn dịch nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Trong đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp (gạch chân )
  5. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM SƠN MÔN :NGỮ VĂN 9 Năm học: 2018 – 2019 Tiết: 48 Thời gian: 45 phút ĐỀ 2 Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm): Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Nhân vật chính trong Chuyện người con gái Nam Xương là ai? A. Bé Đản C. Vũ Thị Thiết B. Linh Phi D. Trương Sinh Câu 2: Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ đâu? A. Truyện cổ tích C.Truyền thuyết B.Lịch sử D. Dã sử Câu 3: Hình ảnh cái bóng giữ vai trò quan trọng trong câu chuyện. Dòng nào không đúng với nhận xét trên? A. Thắt nút, mở nút câu chuyện C. Thể hiện tính cách nhân vật B. Là yếu tố truyền kì D. Làm câu chuyện hấp dẫn Câu 4: Dòng nào nói được đầy đủ nhất về giá trị nội dung của Truyện Kiều? A. Truyện Kiều có giá trị hiện thực C.Truyện Kiều có giá trị nhân đạo B. Truyện Kiều có giá trị hiện thực và nhân đạo D.Truyện Kiều có giá trị lịch sử Câu 5: Ý nghĩa các yếu tố truyền kì trong Chuyện người con gái Nam Xương là gì? A. Làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương B. Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm C.Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ D.Tất cả các ý trên Câu 6: Bút pháp nghệ thuật nào được tác giả Nguyễn Du dùng để tả chị em Thúy Kiều trong đoạn trính" Chị em Thúy Kiều"? A. Bút pháp ước lệ C. Bút pháp lãng mạn B. Bút pháp tả thực D. Bút pháp khoa trương Câu 7: Trong khi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều,Nguyễn Du đã dự đoán trước cuộc đời của nàng như thế nào? A. Trắc trở, khổ đau C. Êm đềm,hạnh phúc,sung sướng B. Hạnh phúc,vinh hiển D. Long đong,lận đận,vất vả mưu sinh Câu 8: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào ở đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"? A. Ca ngợi vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều C. Cả hai ý trên đều đúng. B. Dự đoán số phận của hai chị em D. Cả hai ý trên đều sai. II. Tự luận: (8đ). Câu 1: (4đ) a. Trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích", tâm trạng nhớ thương của Kiều được thể hiện như thế nào qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm? b. Việc nhớ thương Kim Trọng trước rồi nhớ thương cha mẹ sau có hợp lí không? Vì sao? Câu 2: (4đ) Viết đoạn văn 10 -12 câu theo cách diễn dịch, nêu cảm nhận của em về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương? Trong đoạn văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp (gạch chân).
  6. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM SƠN MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2018 – 2019 Tiết: 48 Thời gian: 45 phút ĐỀ I I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án D A D D B B C A PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 1: (4đ) a. Tâm trạng nhớ thương của Kiều: - Với chàng Kim: nàng nhớ tới tình yêu, nhớ lời thề đôi lứa. Kiều hình dung Kim Trọng vẫn mòn mỏi trong nỗi trông chờ tuyệt vọng. Nuối tiếc mối tình trong sáng, đẹp đẽ và ý thức về tấm lòng thủy chung, son sắt của mình (1đ) - Với cha mẹ: nàng xót thương về cảnh cha mẹ đã già, đêm ngày tựa cửa ngóng trông đứa con lưu lạc. Nàng day dứt về nỗi không được sớm hôm phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ (1đ) b. Việc Kiều nhớ thương Kim Trọng trước rồi nhớ thương cha mẹ sau là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với tâm lí nhân vật: Kiều luôn coi mình là kẻ phụ tình Kim Trọng nên nàng luôn day dứt, hối hận. Còn với cha mẹ, Kiều đã phần nào được an ủi vì đã báo đáp được công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. (2đ) Câu 2: (4đ) * Hình thức: (1đ) + Đúng hình thức: đoạn diễn dịch, đủ số câu. + Trình bày rõ ràng, chữ viết sạch, đẹp, không sai chính tả * Nội dung (3đ) - Đoạn văn gồm các ý: + Đây là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình thành công nhất trong Truyện Kiều (Phân tích từ ngữ tả cảnh để làm nổi bật tâm trạng của Kiều qua các cặp thơ) + Bằng các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ, đảo ngữ, các từ láy, tác giả đã diễn tả tài tình nỗi buồn của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua các cung bậc khác nhau (Có đưa dẫn chứng và phân tích một cách hợp lí ) - Trong đoạn văn có sử dụng và gạch chân lời dẫn trực tiếp (0,5đ) Lưu ý: Tùy theo mức độ bài làm, các lỗi sai của học sinh mà Gv trừ điểm từng phần cho phù hợp
  7. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS KIM SƠN MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2018 – 2019 Tiết : 48 Thời gian: 45 phút ĐỀ II I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án C A B B D A A A II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 1: (4đ) a. Tâm trạng nhớ thương của Kiều: - Với chàng Kim: nàng nhớ tới tình yêu, nhớ lời thề đôi lứa. Kiều hình dung Kim Trọng vẫn mòn mỏi trong nỗi trông chờ tuyệt vọng. Nuối tiếc mối tình trong sáng, đẹp đẽ và ý thức về tấm lòng thủy chung, son sắt của mình (1đ) - Với cha mẹ: nàng xót thương về cảnh cha mẹ đã già, đêm ngày tựa cửa ngóng trông đứa con lưu lạc. Nàng day dứt về nỗi không được sớm hôm phụng dưỡng và chăm sóc cha mẹ (1đ) b. Việc Kiều nhớ thương Kim Trọng trước rồi nhớ thương cha mẹ sau là hoàn toàn hợp lí, phù hợp với tâm lí nhân vật: Kiều luôn coi mình là kẻ phụ tình Kim Trọng nên nàng luôn day dứt, hối hận. Còn với cha mẹ, Kiều đã phần nào được an ủi vì đã báo đáp được công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. (2đ) Câu 2: (4đ) * Hình thức: (1đ) + Đúng hình thức: đoạn diễn dịch, đủ số câu. + Trình bày rõ ràng, chữ viết sạch, đẹp, không sai chính tả. * Nội dung (3đ) - Đoạn văn gồm các ý: + Người phụ nữ Việt Nam xưa luôn có số phận bất hạnh, đau khổ, không có quyền quyết định số phận + Phân tích làm nổi bật nét đẹp hình thức, phẩm chất của Vũ Nương và số phận đau khổ của nàng khi bị nghi oan mà có quyền được minh oan dẫn đến cái chết đau đớn xót xa - Trong đoạn văn có sử dụng và gạch chân lời dẫn trực tiếp (0,5đ) Lưu ý: Tùy theo mức độ bài làm, các lỗi sai của học sinh mà Gv trừ điểm từng phần cho phù hợp