Bộ Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - Trường THCS Cao Bá Quát

doc 29 trang thienle22 5050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - Trường THCS Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_ngu_van_9_truong_thcs_cao_ba_quat.doc

Nội dung text: Bộ Đề kiểm tra Ngữ văn 9 - Trường THCS Cao Bá Quát

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ( Số 1) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 14,15 Thời gian : 90 phút Đề bài Chọn một trong 2 đề sau: Đề 1: Thuyết minh về về con trâu Đề 2: Thuyết minh về hoa sen
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ( Số 1) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 14,15 Thời gian : 90 phút I. Đáp án: 1. Yêu cầu về phương pháp: - HS biết làm thành một bài văn hoàn chỉnh có bố cục 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) theo thể loại văn thuyết minh. - Biết sử dụng yếu tố miêu tả cũng như các biện pháp nghệ thuật trong bài như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, liệt kê; sử dụng lối tự thuật trong văn thuyết minh. - Trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, trong sáng, bố cục chặt chẽ, mạch lạc. - Viết đúng chính tả, dùng từ hợp lí. 2. Yêu cầu về nội dun g: Bài viết đảm bảo theo những nội dung chính như sau: a. MB: Giới thiệu chung về đối tượng b. TB: - Mối quan hệ, khái quát tầm quan trọng của đối tượng với con người Việt Nam trong cuộc sống. - Đặc điểm cấu tạo, tập tính, môi trường sống của đối tượng - Công dụng, vai trò của đối tượng đối với đời sống của người Việt Nam. c. KB: - Nêu suy nghĩ về đối tượng - Liên hệ thực tế: Đối tượng trong sự phát triển của đất nước. II. Biểu điểm: - Điểm 9 – 10: Bài làm đạt được yêu cầu trên, biết dùng yếu tố miêu tả hợp lí, đúng lúc. Câu văn viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. (Sai không quá 3 lỗi các loại). - Điểm 7 – 8: Đạt được theo yêu cầu trên, tuy nhiên một vài đặc điểm thuyết minh chưa thật rõ ràng, dùng biện pháp nghệ thuật có lúc còn vụng về. (Sai không quá 5 lỗi các loại). - Điểm 5- 6: Cơ bản thuyết minh được về đối tượng, tuy nhiên bài còn sơ sài, viết khô khan. Diễn đạt chưa rành mạch, trôi chảy. Một vài ý còn thiếu. (Sai không quá 7 lỗi các loại). - Điểm 3 – 4: Mới chỉ giới thiệu về đối tượng một cách sơ lược. Chưa biết lồng yếu tố miêu tả, chưa biết kết hợp các biện pháp nghệ thuật. Bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt còn lủng củng. (Sai nhiều lỗi câu). - Điểm 1 – 2: HS chưa biết làm thành bài hoàn chỉnh, mới chỉ viết được một vài đoạn, một vài ý; sai nhiều lỗi câu, nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: HS làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
  3. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ( Số 2) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT: 35,36 Thời gian : 90 phút Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Hãy đóng vai nhận vật Trương Sinh trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ và kể lại câu chuyện ấy. Đề 2: Đóng vai một người lính trong hồi mười bốn của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” và và kể lại chiến công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung.
  4. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ( Số 2) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 35,36 Thời gian : 90 phút I. Đáp án: 1. Yêu cầu về phương pháp - HS biết làm thành một bài văn hoàn chỉnh có bố cục 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) theo thể loại văn tự sự, ngôi kể thứ nhất. - Biết sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lớ. Bài viết có sáng tạo. - Trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, trong sáng, bố cục chặt chẽ, mạch lạc. - Viết đúng chính tả, dùng từ chọn lọc. 2. Yêu cầu về nội dun g: Bài viết đảm bảo theo những nội dung chính như sau: a. Đề 1 * MB: Sử dụng ngôi kể thứ nhất để giới thiệu nhân vật * TB: Trương Sinh lần lượt kể các sự việc sau: - Hoàn cảnh xuất thân. - Cuộc hôn nhân với Vũ Nương - Tâm trạng của chàng trong những tháng ngày đi lính - Nguyên nhân khiến chàng đẩy Vũ Nương vào cái chết - Sự trở về của Vũ Nương và tâm trạng của chàng * KB: Suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện đã qua. b. Đề 2 * MB: Giới thiệu sự việc và hoàn cảnh, tình huống gợi nhớ . * TB: Trình bày diễn biến sự việc - Cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân - Những chiến thắng của nghĩa quân. + Vây kín đồn Hà Hồi, tiêu diệt đội quân do thám + Công phá đồn Ngọc Hồi + Giải phóng kinh thành Thăng Long - Sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống * KB: Cảm xúc, suy nghĩ sau khi nhớ lại câu chuyện. II. Biểu điểm: - Điểm 9 – 10: Bài làm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu. Lời văn trong sáng, sinh động, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 7 – 8: Bài làm cơ bản đạt yêu cầu, còn mắc không quá ba lỗi diễn đạt, dùng từ. - Điểm 5 – 6: Đảm bảo yêu cầu trên, không mắc quá 7 lỗi diễn đạt, dùng từ. - Điểm 3 – 4: Đảm bảo 2/3 yêu cầu trên, mắc nhiều loại lỗi. - Điểm 1 – 2: Đạt 1/3 yêu cầu, mắc nhiều loại lỗi. - Điểm 0: HS làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
  5. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ( Số 3) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 48 Thời gian : 45 phút I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: Củng cố toàn bộ kiến thức về truyện trung đại. 2. Kĩ năng: - Kết hợp kiểm tra kĩ năng làm bài tự luận. - Rèn kĩ năng sử dụng từ, câu và viết đoạn văn. 3. Thái độ: Qua bài kiểm tra , học sinh biết đánh giá kết quả học tập, trình độ tiếp nhận và nắm vững các kiến thức về tác phẩm. II. Ma trận đề Các mức độ cần đánh giá Vận Tổng Thông Vận dụng Nhận biết dụng số Chủ đề hiểu cơ bản cao TN T TN TL TN TL TN TL L 7 1. Văn bản Số câu 3 3 1 “Truyện Kiều” Điểm 1 1,5 3,5 6 2. Văn bản “ Số câu 2 1 1 5 Chuyện người con gái Nam Xương”/ 1 “Hoàng Lê nhất Điểm 1 2 4 thống chí” Số câu 5 3 2 `1 10 Tổng số Điểm 2 1,5 5,5 1 10
  6. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ( Số 3) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 48 Thời gian : 45 phút Đề 1 Câu 1: (6 điểm) Trong Truyện Kiều có câu: “ Kiều càng sắc sảo mặn mà.” a. Hãy chép chính xác mười một câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong trích đoạn nào? Nêu vị trí của đoạn trích. b. Em hiểu câu thơ “Làn thu thủy, nét xuân sơn” như thế nào? Trong đoạn thơ trên, tác giả đó dùng bút pháp miêu tả nào? Em hiểu gì về bút pháp miêu tả ấy? c. Viết đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và 1 lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và có chú thích câu ghép , lời dẫn trực tiếp.) Câu 2: (4 điểm) Cho đoạn văn: “ – Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” a. Đoạn văn trên là lời của ai ? Nói trong hoàn cảnh nào? b. Vì sao nhân vật lại tự nhận mình là “Kẻ bạc mệnh”? c. Qua đoạn văn trên, em hiểu thêm điều gì về nhân vật?( Hãy nêu ý kiến của mình bằng 4 đến 5 câu văn.)
  7. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ( Số 3) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 48 Thời gian : 45 phút Đề 2 C©u 1: (6 ®iÓm) Trong Truyện Kiều có câu: “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân” a. Hãy chép chính xác năm câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong trích đoạn nào? Nêu vị trí của đoạn trích? b. Em hiểu câu thơ “ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya” như thế nào? Trong đoạn thơ trên, tác giả đã dùng bút pháp miêu tả nào? Em hiểu gì về bút pháp miêu tả ấy? c. ViÕt ®o¹n v¨n theo phép lập luận quy nạp kho¶ng 10-12 c©u tr×nh bµy c¶m nhËn cña em ®o¹n th¬ em võa chÐp . Trong ®o¹n v¨n cã sö dông 1 c©u ghép vµ 1 lêi dÉn trùc tiÕp (G¹ch ch©n vµ cã chó thÝch c©u ghép , lêi dÉn trùc tiÕp.) Câu 2: (4 điểm) Cho đoạn văn: “ – Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Bắc, phương Nam chia nhau mà cai trị. Người phương bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác ” a. Đoạn văn trên là lời của ai ? Nói trong hoàn cảnh nào? b. Vì sao nhân vật lại khẳng định: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Bắc, phương Nam chia nhau mà cai trị”? c. Qua đoạn văn trên, em hiểu thêm điều gì về nhân vật?( Hãy nêu ý kiến của mình bằng 4 đến 5 câu văn)
  8. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ( Số 3) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 48 Thời gian : 45 phút Đề 1: Câu 1: (6 điểm) a. - Chép chính xác đoạn thơ: 0,5 điểm. - Nêu tên đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”: 0,25 điểm. - Nêu vị trí đoạn trích: 0,25 điểm b. - Phân tích câu thơ: Nguyễn Du dùng bút pháp ước lệ tượng trưng gợi tả vẻ đẹp đôi mắt Kiều. Đôi mắt nàng trong sáng, long lanh như làn nước hồ mùa thu, đôi lông mày mảnh mai tựa dáng núi mùa xuân. 0,5 điểm - Các bút pháp miêu tả: ước lệ tượng trưng, đòn bẩy, lí tưởng hóa nhân vật. 0,5 điểm - Giải thích đúng: 0,5 điểm. c. Viết đoạn văn: 3,5 điểm: * Nội dung: (2,5 điểm) Đoạn văn cần dựa vào các dấu hiệu hình thức nghệ thuật, các bút pháp miêu tả để làm rõ vẻ đẹp của Kiều: - Nguyễn Du dựng nghệ thuật đòn bẩy miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn của Thúy Kiều. - Nhan sắc: Đại thi hào đã tập trung ngòi bút, lấy những hình ảnh mĩ lệ nhất của thiên nhiên để gợi tả đôi mắt của Kiều. - Không chỉ có vẻ đẹp sắc nước hương trời, Kiều còn được phú cho tài năng lí tưởng. - Tâm hồn: Đa sầu đa cảm. - Chân dung của Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. * Hình thức: (1.0 điểm) - Đúng mô hình đoạn quy nạp - Đủ số câu: 10-12 câu. - Gạch chân câu ghép, lời dẫn trực tiếp - Trình bày sạch sẽ, rõ ý, đảm bảo liên kết chặt chẽ. Câu 2: (4 điểm) a. - Nêu đúng tên nhân vật: Vũ Nương: 0,5đ - Hoàn cảnh: Trước khi nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn: 0,5 đ b. Ý nghĩa: Khẳng đinh chủ quyền bất khả xâm phạm của dân tộc. 1 đ c. Cảm nhận về nhân vật qua đoạn văn: 2 đ + Trí tuệ nhạy bén, sáng suốt + Lòng yêu nước, căm thù giặc + Bản lĩnh mạnh mẽ, kiên quyết
  9. Đề 2 Câu 1: (6 điểm) a. - Chép chính xác đoạn thơ: 0,5 điểm. - Nêu tên đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”: 0,25 điểm. - Nêu vị trí đoạn trích: 0,25 điểm b. - Phân tích câu thơ: Kiều thấy xấu hổ, tủi thẹn cho thân phận kĩ nữ của chính mình: 0,5 điểm - Các bút pháp miêu tả: Tả cảnh ngụ tình: 0,5 đ - Giải thích đúng: 0,5 điểm. c. Viết đoạn văn: 3,5 điểm * Nội dung: (2,5 điểm) Đoạn văn cần dựa vào các dấu hiệu hình thức nghệ thuật, các bút pháp miêu tả để làm rõ hoàn cảnh cô đơn, đáng thương của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. - Sau bao biến cố dồn dập ập đến trong cuộc đời, Kiều đó có những giây phút lắng lại để suy nghĩ về những gì đã qua. - Mở ra trước mắt Kiều là một không gian mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp: Phép đối mở rộng không gian ra nhiều phía, càng tô đậm thân phận cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở ngôi lầu cao trơ trọi. - Dư âm của những đau khổ, tủi nhục trong đoạn đời vừa qua vẫn luôn da diết, khắc khoải trong lòng Kiều - Càng tủi nhục, bẽ bàng hơn khi từ một người con gái khuê các, Kiều bỗng chốc biến thành gái lầu xanh, tất cả như đang vò xé tâm can nàng. Cảnh vật ấy dường như đó mang nặng nỗi niềm, tâm trạng của Kiều. * Hình thức: (1 điểm) - Đúng mô hình đoạn quy nạp - Đủ số câu: 10-12 câu. - Gạch chân câu ghép, lời dẫn trực tiếp - Trình bày sạch sẽ, rõ ý, đảm bảo liên kết chặt chẽ. Câu 2: (4 điểm) a. - Nêu đúng tên nhân vật: Vua Quang Trung: 0,5đ - Hoàn cảnh: Lời phủ dụ tại cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An: 0,5 đ b. Nêu được số phận đau thương và nỗi oan khuất của Vũ Nương: 1 đ c. Cảm nhận về nhân vật qua đoạn văn: 2 đ - Nỗi oan khuất => số phận đau khổ, bất hạnh. - Trọng danh dự nhân phẩm. - Vẻ đẹp tâm hồn cao quý. - Lòng đồng cảm, trân trọng của nhà văn.
  10. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ( Số 4) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT: 68,69 Thời gian : 90 phút Đề bài : Chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Hãy tưởng tượng mình được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy. Đề 2: Đóng vai nhân vật người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” và kể lại nội dung bài thơ.
  11. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ( Số 4) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 68,69 Thời gian : 90 phút I. Đáp án: Đề 1: 1. Hình thức: - Bố cục rõ, chia đoạn hợp lý, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi. - Học sinh phải hoá thân vào nhân vật, dùng ngôi thứ nhất. - Kiểu bài tự sự kết hợp linh hoạt các yếu tố: miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận. 2. Nội dung: Đảm bảo các ý theo diễn biến sự việc trong tác phẩm: * MB: Giới thiệu hoàn cảnh, tình huống găp gỡ. * TB: Trình bày diễn biến sự việc - Kể về quá trình làm quen với người lính - Người lính kể về cuộc sống nơi chiến trường - Cảm xúc, suy nghĩ khi nghe câu chuyện * KB: Cảm xúc, suy nghĩ sau khi nhớ lại câu chuyện Đề 2: 1. Hình thức: - Bố cục rõ, chia đoạn hợp lý, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi - Học sinh phải hoá thân vào nhân vật, dùng ngôi thứ nhất - Kiểu bài tự sự kết hợp linh hoạt các yếu tố: miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận 2. Nội dung: Đảm bảo các ý theo diễn biến sự việc trong tác phẩm * MB: Giới thiệu sự việc và hoàn cảnh, tình huống gợi nhớ. * TB: Trình bày diễn biến sự việc - Kể lại các kỉ niệm: Năm lên bốn tuổi, tám năm kháng chiến chống Pháp, năm giặc đốt làng. - Suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa - Người cháu trưởng thành vãn không nguôi nhớ về bà * KB: Cảm xúc, suy nghĩ sau khi nhớ lại câu chuyện. II. Biểu điểm - Điểm 9, 10: Làm tốt các yêu cầu mắc 1, 2 lỗi chính tả. - Điểm 7, 8 : Đảm bảo hình thức, nội dung, có một số biện pháp nghệ thuật, một số yếu tố miêu tả sử dụng chưa linh hoạt, gượng ép, còn lỗi chính tả. - Điểm 5, 6: Đạt được yêu cầu chung, lỗi còn nhiều. - Điểm 3, 4: Đạt 1/2 yêu cầu trở lên, trình bày lộn xộn. - Điểm 1, 2: Không biết cách làm, cẩu thả. - Điểm 0: Lạc đề, không làm bài.
  12. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ( Số 5) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 74 Thời gian : 45 phút I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: Củng cố toàn bộ kiến thức về Tiếng Việt. 2. Kĩ năng: - Kết hợp kiểm tra kĩ năng làm bài tự luận. - Rèn kĩ năng sử dụng từ, câu và viết đoạn văn. 3. Thái độ: Qua bài kiểm tra, học sinh biết đánh giá kết quả học tập, trình độ tiếp nhận và nắm vững các kiến thức về tác phẩm. II. Ma trận đề Các mức độ cần đánh giá Vận Tổng Thông Vận dụng Nhận biết dụng số Chủ đề hiểu cơ bản cao TN T TN TL TN TL TN TL L 2 1. Phương châm Số câu 1 1 hội thoại Điểm 1 1 2 Số câu 1 1 2 2. Biện pháp tu từ Điểm 1 2 3 3. Viết đoạn văn Số câu 1 1 vận dụng KT TV Điểm 5 5 Số câu 2 2 1 5 Tổng số Điểm 2 3 5 10
  13. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ( Số 5) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 74 Thời gian : 45 phút Đề số 1 Câu 1: ( 2 điểm) Đọc đoạn văn sau và cho biết nhân vật ông Hai đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc vi phạm như vậy có tác dụng gì? ( ) Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lị con u. - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. (Trích “Làng” của Kim Lân) Câu 2: (3 điểm) Cho hai câu thơ : Câu hát căng buồm cùng gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời ( Trích “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận.) Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Câu 3: (5 điểm): Cho đoạn thơ sau: Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường (Trích “Ánh trăng” – Nguyễn Duy) Viết đoạn văn theo phép lập luận tổng – phân – hợp khoảng 10 - 12 câu phân tích đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu phủ định (Gạch chân một câu phủ định và một lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.)
  14. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ( Số 5) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 74 Thời gian : 45 phút Đề số 2 Câu 1 : ( 2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và cho biết nhân vật người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Việc vi phạm như vậy có tác dụng gì? ( ) Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” ( Trích “Bếp lửa” của Bằng Việt) Câu 2: ( 3 điểm) Cho hai câu thơ : Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật) Trong hai câu thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Câu 3: ( 5 điểm) Cho đoạn thơ sau: Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng ( Trích “Ánh trăng” – Nguyễn Duy.) Viết đoạn văn theo phép lập luận Tổng – phân – hợp khoảng 10-12 câu phân tích đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu bị động (Gạch chân một câu phủ định và một lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.)
  15. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ( Số 5) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 74 Thời gian : 45 phút Đề số 1 Câu 1: 2 điểm - Vi phạm phương châm về lượng. (1đ) - Nhấn mạnh tình yêu làng, yêu nước tha thiết của ông Hai (1 đ) Câu 2: 3 điểm - Chỉ ra biện pháp ẩn dụ, nhân hóa (1 điểm) - Tác dụng: ( 2 điểm) + Ẩn dụ “tiếng hỏt”: Gợi âm điệu khoẻ khoắn, vang xa như hoà cùng gió trời, đẩy con thuyền trở về bến đồng thời thể hiện niềm hạnh phúc, hứng khởi của con người trước thành quả lao động bội thu. + Bút pháp phóng đại, nhân hóa con thuyền trở nên lớn lao, vĩ đại, mang tầm vóc vũ trụ và thể hiện không khí lao động khẩn trương của con người. Câu 3: 5 điểm - Nội dung: (3 điểm): Dựa vào các dấu hiệu nghệ thuật như dùng từ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ để làm rõ: Sự thay đổi trong mối quan hệ của con người với vầng trăng hiện tại. + Sau những năm tháng chiến tranh gian khổ, người lính từ giữa núi rừng trở về nơi thành thị hoa lệ bộn bề với những lo toan. + Hình ảnh hoán dụ "ánh điện cửa gương" một lần nữa đã nhấn mạnh sự cao sang, đầy đủ, tiện nghi trong cuộc sống của con người. + Chính sự thay đổi trong hoàn cảnh sống đó dẫn đến sự thay đổi trong tình cảm của con người. + Trăng được nhân hóa như một người bạn luôn đồng hành cùng người, trăng hiện hữu thật gần, mà con người không hay biết. + Từ chỗ là tri kỉ nghĩa tình, trăng bỗng trở thành người xa lạ không hề quen biết. + Nghệ thuật so sỏnh 1 lần nữa đó nhấn mạnh thái độ thờ ơ, lạnh lựng đến vụ cảm của con người với chính người bạn một thời gắn bó sâu nặng. - Hình thức: 2 điểm + Đúng mô hình đoạn T - P - H. + Đủ số câu: 10-12 câu. + Gạch chân câu phủ định, lời dẫn trực tiếp. + Trình bày sạch sẽ, rõ ý, đảm bảo liên kết chặt chẽ.
  16. Đề số 2 Câu 1: 2 điểm - Vi phạm phương châm về chất (nói không đúng sự thật) (1đ) - Nhấn mạnh bản lĩnh kiên cường, tình yêu thương và đức hi sinh cao cả của bà (1 đ) Câu 2: 3 điểm - Chỉ ra: nghệ thuật đảo ngữ, điệp ngữ, liệt kê (1 điểm) - Tác dụng: ( 2 điểm) + Nhấn mạnh tư thế bình thản đầy kiêu hãnh của người lính. + Điệp từ “nhìn” kết hợp với phép liệt kê không chỉ cho ta thấy sự tập trung cao độ mà còn thể hiện tinh thần chủ động bất chấp thử thách của người lính. Câu 3: 5 điểm - Nội dung: (3 điểm) Dựa vào các dấu hiệu nghệ thuật như dùng từ, nhân hóa để làm rõ: Những suy ngẫm của con người khi gặp lại trăng. + Từ láy « vành vạnh » đã gợi tả chính xác vẻ đẹp tròn đầy viên mãn cũng như tình cảm thủy chung nghĩa tình của trăng. + Phó từ “cứ’’ kết hợp với từ “kể chi’’ đó thể hiện tình cảm bất biến, vĩnh hằng của trăng. + Trăng đã được nhân hóa có cái nhìn nghiêm khắc nhưng vô cùng bao dung độ lượng. + Chính thái độ của trăng đó khiến con người “giật mình’’ - Hình thức: (2 điểm) + Đúng mô hình đoạn T - P - H. + Đủ số câu: 10-12 câu. + Gạch chân câu phủ định, lời dẫn trực tiếp. + Trình bày sạch sẽ, rõ ý, đảm bảo liên kết chặt chẽ.
  17. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ( Số 6) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT: 75 Thời gian : 45 phút I. Mục đích yêu cầu: Thông qua bài kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng làm bài Ngữ văn. 1. Kiến thức: - Củng cố toàn bộ kiến thức về truyện và thơ hiện đại. 2. Kĩ năng: - Kết hợp kiểm tra kĩ năng làm bài tự luận. - Rèn kĩ năng sử dụng từ, câu và viết đoạn văn. 3. Thái độ: Qua bài kiểm tra, học sinh biết đánh giá kết quả học tập, trình độ tiếp nhận và nắm vững các kiến thức về tác phẩm. II. Ma trận đề Các mức độ cần đánh giá Vận Tổng Thông Vận dụng Nhận biết dụng số Chủ đề hiểu cơ bản cao TN T TN TL TN TL TN TL L 4 1. Văn bản “Lặng Số câu 2 1 1 lẽ Sapa” Điểm 1,5 1 1,5 4 2. Văn bản “Đồng Số câu 3 1 1 1 6 chí”/ “ Bài thơ về tiểu đội xe không Điểm 1,5 0,5 3,5 0,5 6 kính” Số câu 5 2 2 `1 10 Tổng số Điểm 3 1,5 5 0,5 10
  18. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ( Số 6) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT: 75 Thời gian: 45 phút Đề số 1 Phần 1: ( 4 điểm): Dưới đây là một phần trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng: “- Không! Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. „ (Sách Ngữ văn 9, tập một -NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn văn trên kể về sự việc nào? Ai là người kể chuyện? Câu 2: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? Câu 3: Vì sao Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.? Phần 2: ( 6 điểm ) Cho câu thơ: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Câu 1: Hãy chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ trên và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của 1từ láy có trong đoạn thơ trên? Câu 3: Viết đoạn văn theo mô hình quy nạp có độ dài 10-12 câu để phân tích và cảm nhận đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán và 1 lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân câu cảm thán và lời trích dẫn trực tiếp.)
  19. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA ( Số 6) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MễN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 75 Thời gian : 45 phút Đề số 2 Phần 1: ( 4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi: “Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” (Trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1: Những câu văn trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Câu 2: “Những người khác đáng cho bác vẽ hơn” mà nhân vật nhắc tới trong đoạn văn là những ai? Nêu vẻ đẹp chung ở họ được thể hiện trong tác phẩm. Câu 3: Truyện ngắn được xây dựng trên tình huống truyện độc đáo. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện? Phần 2: (6 điểm ) Cho câu thơ: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Câu 1: Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ trên và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của 1từ láy có trong đoạn thơ trên? Câu 3: Viết đoạn văn theo mô hình diễn dịch có độ dài 10-12 câu để phân tích và cảm nhận đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán và 1 lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân câu cảm thán và lời trích dẫn trực tiếp.)
  20. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ( Số 6) TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT Năm học 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn LỚP: 9 Tiết theo PPCT : 75 Thời gian : 45 phút Đề số 1 Phần1: 4 điểm Câu 1: 1 điểm - Sự việc: Cuộc chia tay giữa hai cha con ông Sáu (0,5đ) - Người kể: Bác Ba (0,5 đ) Câu 2: 1,5 điểm - Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất (0,5 điểm) - Tác dụng: (1 điểm) + Làm cho câu chuyện chân thực, gần gũi + Thuận lợi trong việc thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, nhân vật chủ động điều khiển nhịp kể, đan xen những lời bình luận và dẫn dắt người đọc đến sự tiếp nhận Câu 3: 1,5 điểm - Xúc động nghẹn ngào trước tình cha con nồng nàn, mãnh liệt. - Xót xa cho hoàn cảnh trớ trêu: Khi 2 cha con nhận ra nhau cũng là lúc họ xa nhau mãi mãi. - Xót xa trước những đau thương và mất mát mà chiến tranh đó gây ra. Phần2: 6 điểm Câu 1: 1,5 điểm - Chép đúng thơ (0,5đ) - Tác giả Bằng Việt, bài thơ “Bếp lửa” (0,5đ) - Hoàn cảnh sáng tác: 1963 khi tác giả đang du học tại U-crai –na. (0,5đ) Câu 2: 1 điểm: HS có thể chọn 1 trong 2 từ láy - Từ láy «lầm lụi» cuộc sống khó khăn, cơ cực, gợi khung cảnh làng quê tiêu điều xơ xác - Từ láy "đinh ninh" : Người cháu nhớ như in lời dặn dò của bà thời thơ bé Cháu luôn khắc ghi lời dặn dò ấy bởi cháu thấm thía biết bao đức hi sinh thầm lặng và tấm lòng vị tha cao cả của bà. Câu 3: 3,5 điểm * Nội dung: (2,5 điểm): Cần khai thác các tín hiệu nghệ thuật, cách dùng từ để làm rõ kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. - Cụm từ “cháy tàn cháy rụi” giúp ta hình dung rõ ngọn lửa khốc liệt của chiến tranh. - Chính ngọn lửa ấy thiêu đốt làm làng quê tiêu điều tang thương. - Cuộc sống vốn khó khăn nay càng trở nên cay cực, cơ hàn, gánh nặng nhọc nhằn lại đè lên đôi vai gầy của bà.
  21. - Nhưng không ngờ rằng trong hoàn cảnh ấy, tình bà cháu càng trở nên gắn bó sâu nặng. - Chính trong hoàn cảnh ấy, bản lĩnh kiên cường và nghị lực phi thường của bà càng trở nên tỏa sáng - Lời dặn dò luôn khắc ghi trong tâm trí của người cháu bởi cháu thấm thía biết bao đức hi sinh thầm lặng và tấm lòng vị tha cao cả của bà. Cũng từ đó người cháu cảm phục hơn bản lĩnh kiên cường và sức sống bền bỉ của bà. * Hình thức: (1 điểm) - Đúng mô hình đoạn diễn dịch. - Đủ số câu: 10-12 câu. - Gạch chân câu cảm thán,lời dẫn trực tiếp. - Trình bày sạch sẽ, rõ ý, đảm bảo liên kết chặt chẽ. Đề số 2 Phần1: 4 điểm Câu 1: 1 điểm - Lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ (0,5đ) - Khi ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi làm việc của anh (0,5 đ) Câu 2: 1,5 điểm - Ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét (0,5 điểm) - Tác dụng: ( 1 điểm) + Là những con người lao động bình dị. + Âm thầm cống hiến cho đất nước. Câu 3: 1,5 điểm - Nêu tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi (0,5đ) - Tác dụng: ( 1 điểm) + Thuận lợi trong việc khắc họa bức chân dung nhân vật chính + Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm Phần2: 6 điểm Câu 1: 1,5 điểm - Chép đúng thơ (0,5đ) - Tác giả Phạm Tiến Duật, bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (0,5đ) - Hoàn cảnh sáng tác:1969, thời kì của cuộc kháng chiến chống Mĩ (0,5đ) Câu 2: 1 điểm - Từ láy "chông chênh" đó diễn tả nhịp võng đưa cũng như giấc ngủ trong thoáng chốc của người lính cùng vòng quay của bánh xe lăn. - Đồng thời giúp người đọc hình dung rõ con đường ra trận gập ghềnh khúc khuỷu đầy chông gai. Câu 3: 3,5 điểm * Nội dung: (2,5 điểm: Cần khai thác các tín hiệu nghệ thuật, cách dùng từ để làm tình đồng chí đồng đội của những người chiến sĩ lái xe. - Hình ảnh bếp Hoàng Cầm được đưa vào trong thơ đó gợi nhắc đến cuộc chiến đấu thắm tình đồng đội.
  22. - Quan điểm gia đình của người lính thật đơn giản hóm hỉnh mà vô cùng sâu sắc - Người lính đã gần nhau hơn qua một cái "chung": chung bát đũa, chung bếp lửa và trên hết là chung khó khăn gian khổ và chí hướng lí tưởng. - Từ láy "chông chênh" đặt ở giữa câu thơ đã diễn tả nhịp võng đưa cũng như giấc ngủ trong thoáng chốc của người lính. Đồng thơi giúp người đọc hình dung ra con đường ra trận gập ghềnh khúc khuỷu đầy chông gai. - Điệp ngữ "lại đi" vừa tạo giọng điệu khoẻ khoắn, vừa thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời như khúc nhạc sôi nổi mê say của những chàng trai mười tám đôi mươi. - Bất chấp tất cả, đoàn xe vẫn tiến lên phía trước chiến đấu để bầu trời hoà bình được sống mãi. * Hình thức: (1 điểm) + Đúng mô hình đoạn diễn dịch. + Đủ số câu: 10-12 câu. + Gạch chân câu cảm thán,lời dẫn trực tiếp. + Trình bày sạch sẽ, rõ ý, đảm bảo liên kết chặt chẽ.
  23. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT MÔN: Ngữ văn - Lớp: 9 Thời gian: 120 phút Phần I: (6.0 điểm) Cho câu thơ: “Hồi nhỏ sống với đồng” ( Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy ) Câu 1. Hãy ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo của dòng thơ trên? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh đó có liên quan như thế nào đến chủ đề tác phẩm? Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và phân tích tác dụng? Câu 3. Từ các câu thơ em vừa chép, em hãy viết một đoạn văn theo hình thức lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ tình cảm gắn bó thân thiết giữa người và trăng trong quá khứ. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và câu ghép (gạch dưới thành phần biệt lập tình thái và câu ghép) Câu 4. Hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” trong các câu thơ em vừa chép còn xuất hiện ở một khổ thơ khác của bài thơ. Hãy chép chính xác khổ thơ đó và cho biết sự khác nhau của các hình ảnh này trong những khổ thơ trên. Phần II: (4.0 điểm) Cho đoạn văn: “Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện . Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 1/ NXB Giáo dục ) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Câu 2: Tìm một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên và gọi tên phép liên kết đó. Câu 3: Vì sao Vũ Nương không thể trở về nhân gian được nữa? Em có suy nghĩ gì về cách kết thúc tác phẩm? Câu 4: Từ câu chuyện có đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 2/3 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi con người hôm nay. HẾT
  24. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN KIỂM TRA KHẢO SÁT TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT HỌC KÌ I MÔN: Ngữ văn - LỚP:9 Thời gian : 120 phút Phần Nội dung Điểm Phần I 1. HS chép đúng 7 dòng thơ của bài thơ 0,5 - Bài thơ ra đời năm 1978 – Thành phố Hồ Chí Minh - 3 năm 0,25 sau ngày đất nước thống nhất. - Học sinh nêu được mối liên hệ giữa hoàn cảnh sáng tác và chủ 0, 25 đề: 3 năm là khoảng thời gian đủ dài để con người dễ thay đổi và lãng quên quá khứ, bài thơ =>lời gợi nhắc về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu => nhắc thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. 2. HS chỉ ra được một biện pháp tu từ . 0,25 HS phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ 0,75 3. Hình thức: (1 đ) - Đúng một đoạn văn diễn dịch. Đảm bảo số câu theo yêu cầu. 0,5 - Có câu chứa thành phần biệt lập tình thái, câu ghép (chú thích 0,5 rõ trong đoạn văn). * Nội dung: (2 đ) Làm rõ được nội dung của đoạn thơ: Tình cảm gắn bó thân thiết giữa người và trăng trong quá khứ. Cần đảm bảo một số ý sau: * Khổ 1 là sự hoài niệm về vầng trăng trong quá khứ : - Vầng trăng tuổi thơ: 2 câu đầu, giọng kể thủ thỉ,tâm tình, gợi 0,25 nhắc sự gắn bó của con người với vầng trăng tuổi thơ. + Phân tích động từ với và phép liệt kê mở ra không gian rộng 0,25 lớn,mênh mông -Vầng trăng đồng hành với con người trong những năm tháng 0.5 chiến tranh + Phân tích cụm từ ở rừng- nghệ thuật nhân hóa-> Trăng như 0.5 người bạn xoa dịu nỗi đau chiến tranh, hiện thân quá khứ gian lao,tình nghĩa *Khổ 2 mối quan hệ giữa người và vầng trăng: + Phân tích 2 câu đầu và nghệ thuật so sánh -> tình cảm trong 0.5 sáng, vô tư, hồn nhiên giữa người và trăng ( nêu ý nghĩa biểu tượng của trăng: hiện thân quá khứ, xoa dịu đau thương .) + Phân tích từ ngỡ và phép nhân hóa vầng trăng để trở thành 0.5 quá khứ nghĩa tình và cái kết lắng đọng như lời gợi nhắc về quá khứ thủy chung ân tình . 4. HS chép chính xác một khổ thơ có hình ảnh “ đồng, sông, bể, 0.25
  25. rừng ” (khổ 5 bài thơ ) . Sai một câu ( sai chính tả,thiếu từ,viết hoa chữa đầu dòng của 3 câu cuối khổ ) trừ 0,25 đ *HS có nhiều cách diễn đạt nhưng cần nêu được: - Hình ảnh “ đồng, sông, bể, rừng ” ở khổ 5 được dùng với 0.25 nghĩa ẩn dụ (biểu tượng của quá khứ gian lao, nghĩa tình, đầy ắp kỉ niệm đẹp) - Hình ảnh “ đồng, sông, bể, rừng ” ở khổ 1, 2 được dùng với nghĩa thực (hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, hồn nhiên, gắn bó với tuổi trẻ và thời chiến tranh gian lao ở rừng.) Phần II 1.Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ 0,5 2. HS chỉ ra 1 phép liên kết - ghi rõ tên. 0,5 3. HS giải thích được lí do Vũ Nương không thể trở về nhân 0,5 gian. HS nêu được suy nghĩ về cách kết thúc tuy có hậu nhưng vẫn mang tính bi kịch ( giải thích được tính bi kịch ngắn gọn) 4. Nghị luận xã hội * Hình thức: (0,5 đ) 0,5 - Đúng một đoạn văn nghi luận xã hội. Đảm bảo dung lượng câu theo yêu cầu. Cách trình bày : tự chọn phương pháp lập luận, kết hợp tốt các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động,hấp 0,5 dẫn. * Lưu ý; Bài quá dài hoặc quá ngắn thì trừ 0,25 điểm 1.5 * Nội dung: (1,5 đ) HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song phải làm rõ được quan niệm thế nào là hạnh phúc , biểu hiện và ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống đời thường, có những liên hệ thức tế bản thân sống thế nào để có hạnh phúc .
  26. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT MÔN: Ngữ văn - Lớp: 9 Thời gian: 120 phút Phần I: (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật những lại thiếu đức tính tỉ mỉ.” 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của ai? Nêu thời điểm văn bản đó ra đời. Thời điểm ấy có ý nghĩa đặc biệt gì? 2. Theo em, thế nào là “nền kinh tế tri thức”? 3. Chỉ ra một phép liên kết trong đoạn trích trên. Nêu từ ngữ được dùng để liên kết. 4. Ngày nay, sự sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng. Qua đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự sáng tạo bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Phần II: (6.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị, Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình hình. Tôi nói như gắt vào máy: - Trinh sát chưa về! Không hiểu sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngức. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.” 1. Những sự việc được kể lại trong đoạn trích trên diễn ra trong hoàn cảnh nào? 2. Nhận xét cách đặt câu trong đoạn “Không hiểu sao mình gắt nữa Cao xạ đang bắn”. Cách đặt câu như vậy có hiệu quả như thế nào trong việc diễn đạt nội dung của đoạn trích? 3. Câu “Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?” thuộc kiểu câu nào xét về mục đích nói? Câu văn ấy thực hiện hành động nói nào? Qua câu văn đó, em hiểu gì về nhân vật “tôi”? 4. Hãy viết một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 – 12 câu phân tích văn bản để thấy rõ những nét chung của Thao, Nho và “tôi”. Trong đoạn, có sử dụng câu chứa thành phần khởi ngữ và câu bị động. (gạch chân và chú thích).
  27. UBND HUYỆN GIA LÂM BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN KIỂM TRA KHẢO SÁT TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT HỌC KÌ II MÔN: Ngữ văn - LỚP:9 Thời gian : 120 phút Điểm Điểm Phần Câu Nội dung cần đạt thành tổng phẩn I 1 Nêu chính xác tên văn bản và tên tác giả. 0.5 1.0 Nêu chính xác năm ra đời. 0.25 Ý nghĩa đặc biệt: Thời điểm chuyển giao giữa 0.25 hai thế kỉ và giữa hai thiên niên kỉ. 2 HS trình bày được cách hiểu của mình về nền 0.5 0.5 kinh tế tri thức: Đó là khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức, trí tuệ chiếm một tỉ trọng cao trong giá trị của các sản phẩm và trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. (GV dựa vào câu trả lời của HS để cho điểm) 3 HS chỉ ra được một phép liên kết trong đoạn 0.25 0.5 trích. Nêu chính xác từ ngữ được dùng để thực hiện 0.25 phép liên kết đó. 4 Về hình thức: + Khoảng 2/3 trang giấy thi. + Tự chọn phương pháp lập luận, có sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, hấp dẫn. Về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bày tỏ được những suy nghĩ cá nhân của mình về sự sáng tạo: - Sáng tạo là gì? - Ý nghĩa của sự sáng tạo đối với đời sống con người là gì? - Biểu hiện của sự sáng tạo, những tấm gương sáng tạo. - Có những liên hệ cần thiết đối với bản thân và cộng đồng + Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình 2.0 2.0 thức, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ. + Đảm bảo yêu cầu nội dung và hình thức, 1.5 diễn đạt lưu loát nhưng ý chưa thật sâu. + Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình 1.0
  28. thức, diễn đạt chưa lưu loát, ý chưa thật sâu. 0.5 + Bài làm đủ ý nhưng diễn đạt quá kém. 0.0 + Lạc đề. (*) Lưu ý: Bài làm quá dài hoặc quá ngắn, thì trừ 0.5 điểm. II 1 Nho và Thao lên cao điểm còn Phương Định trực 0.5 0.5 máy điện thoại trong hang. 2 Nhiều câu văn ngắn, câu rút gọn, câu đặc biệt. 0.25 1.0 Tác dụng: - Làm cho nhịp điệu dồn dập, gấp gáp. 0.25 - Thể hiện được không khí căng thẳng, nguy 0.25 hiểm của hoàn cảnh, của chiến trường. - Thể hiện được tâm lí căng thẳng, hồi hộp, 0.25 lo lắng của nhân vật. 3 Câu nghi vấn. 0.25 1.0 Hành động khẳng định (hành động trình bày) 0.25 Cho ta thấy: - Phương Định rất lo lắng cho những người 0.25 bạn của mình đang làm việc trên cao điểm. - Qua đó, ta thấy được tình đồng chí, đồng 0.25 đội gắn bó keo sơn giữa Phương Định với Thao và Nho. 4 Về hình thức: - Đúng dạng đoạn văn tổng phân hợp, đảm 0.5 1.0 bảo số lượng câu quy định. - Sử dụng hợp lí câu chứa thành phần khởi 0.5 ngữ và câu bị động (có gạch chân và chú thích) (*) Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hay viết thành nhiều đoạn thì trừ 0.5 điểm Về nội dung: 2.5 - Phân tích hoàn cảnh sống và làm việc đầy khó khăn, nguy hiểm của ba cô thanh niên xung phong. - Phân tích được những dẫn chứng trong tác phẩm để làm rõ những phẩm chất, tính cách đẹp đẽ của ba nhân vật: + Dũng cảm, có trách nhiệm với công việc, không sợ hi sinh. + Lạc quan, yêu đời. + Tinh thần đồng đội gắn bó keo sơn. + Có đời sống nội tâm phong phú. - Diễn đat được song ý chưa thật sâu. 2.0
  29. - Diễn đạt dài dòng, còn mắc một vài lỗi 1.5 diễn đạt. - Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt. 1.0 - Chưa thể hiện được phần lớn số ý hoặc sai 0.5 lạc về nội dung, diễn đạt quá kém. GV căn cứ vào các mức điểm trên để cho các điểm còn lại.