Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 6
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_lan_6.pdf
Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 6
- A. Hệ thống hóa kiến thức: Yêu cầu hs làm ra vở rồi học thuộc. Phụ huynh kiểm tra mức độ học thuộc từng bài của con. 1. Phần văn học trung đại: Tên vb/ Hoàn Thể Phương Nhân Tóm tắt Nội dung Nghệ Phụ huynh kiểm tra mức độ học tác giả cảnh loại thức biểu vật thuật thuộc từng bài của con và kí xác ra đạt nhận đời/ Xuất xứ, 2. Truyện hiện đại; Tên Hoàn Thể PTBĐ Ngôi Nhân Tóm tắt Nội dung Nghệ thuật Phụ huynh kiểm tra vb/ cảnh ra loại kể/ tác vật mức độ học thuộc tác đời/ Xuất dụng từng bài của con và giả xứ, kí xác nhận
- B. Bài tập: ĐỀ 1 Phần I Cho đoạn trích "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Mà!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196) 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. 2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu : " Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" 3. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh vật "anh" "đau đớn". Vì sao vậy ? 4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thể (gạch gưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thể). Phần II : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: ”Bất cứ ai từng theo dõi Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969 cũng có thể nói với bạn rằng tại khoảnh khắc đó, Trái Đất như ngừng quay. Sự kì diệu và đáng kính phục của thành tựu đó khó tin đến mức một số người vẫn nghĩ rằng nó đã được dàn dựng trên phim trường Hollywood. Khi các phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăg, người ta bắt đầu nói: “Nếu chúng ta có thể đến được Mặt Trăng, chúng ta có thể làm bất cứ điều gì” (Trích “Cà phê” trên Sao Hỏa, Stephen Petranck, NXB Lao động, 2017) 1. Tìm một lời dẫn trực tiếp và một lời dẫn gián tiếp có trong đoạn trích trên. 2. Ý nghĩa về việc con người đặt chân lên Mặt Trăng như “dược dàn dựng trên phim trường của Hollywôd” được nhắc đến trong đoạn trích đã khẳng định điều gì? 3. Rất nhiều thành tựu của nhân loại đã cho thấy khả năng của con người là vô hạn. Từ những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý nghĩa của việc nỗ lực biến cái không thể thành “có thể”trong cuộc sống.
- ĐỀ 2 Phần I :: Cho đoạn trích sau “ Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử văn hóa hành vi văn minh, lịch sự trong các quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp con người dễ gần với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ đem đến cho người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống hiền hòa, vị tha hơn ” (“ Cảm ơn” và “ xin lỗi” là biểu hiện của ứng xử văn hóa - Hà Anh) 1.Theo tác giả, lời cảm ơn và xin lỗi có tác dụng gì? 2.Để có được những giá trị đó, lời cảm ơn, xin lỗi phải đáp ứng được những yêu cầu nào? 3.Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào ? 4. Qua đoạn văn trên em có suy nghĩ gì về giá trị của giao tiếp trong cuộc sống? Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 20 câu. Phần II : Đọc hai đoạn văn sau đây (trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi: Đoạn 1: “Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu.” Đoạn 2: “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.” a. Mỗi đoạn văn trên được kể trong hoàn cảnh nào? b. Trong cụm từ “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, từ “chết” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao? c. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, đây là hai lần nhà văn miêu tả ánh mắt đầy ám ảnh của nhân vật ông Sáu. Ánh mắt ấy nói lên được điều gì về nỗi đau và khát vọng của người cha trong chiến tranh?
- ĐỀ 3 Phần I : Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi; “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa,cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.” (Lặng lẽ SaPa- Nguyễn Thành Long) Câu1. (1đ) Đoạn văn có hình thức ngôn ngữ nào: Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó? Câu 2 (0,5 đ) Chỉ ra câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trên? Câu 3 (1đ) Trong tác phẩm Lặng lẽ SaPa Nguyễn Thành Long đã để cho bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ cô kĩ sư về anh thanh niến là “Người cô độc nhất thế gian”. Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì? Câu 4 (1,5đ) Lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ gì về cách ứng xử với mọi người? trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn khoảng 1 giấy thi. Phần II: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện làm Việt luận(a) và học Việt văn(b), luôn thể giãi bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái “nghiệp” vào người: “nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ. Nỗi buồn thứ nhất là thấy các bạn có quan niệm học “tủ”. Ông thầy dạy giỏi đối với các bạn là ông thầy giảng và soạn sách đúng “tủ”. Nói làm sao cho các bạn hiểu rằng trong 7, 8 năm trời, nào nhận xét, đọc sách, xem truyện, giảng văn nào tập dùng chữ, đặt câu, dàn ý, làm bài, tôi thiết tưởng một học sinh, với khiếu thông minh, trí nhớ trung bình, không có lí do gì phải nhẩm bút trước một đề văn trong kì thi viết. Sự học mà đã hạ xuống là học “tủ” thì chúng tôi cũng không còn cần làm việc cùng các bạn nữa. Sao không có một “hãng” nào đó in ra độ 500 bài làm văn sẵn để học sinh cứ việc mang về học thuộc như con vẹt, rồi đem nguyên văn chép lại cho hội đồng chấm thi duyệt xem chép sai hay đúng, việc gì còn phải lôi thôi bày đặt ra chương trình học tập để bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường. (a) Làm Việt Luận: tập làm văn bằng tiếng Việt (b) Học Việt văn: học văn học Việt Nam. (Theo Nghiêm Toản, Luận văn thị phạm. Dẫn theo Ngữ văn 8, tập II, trang 97+98, NXB Giáo dục, 2016)
- Câu 1 (1,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính và chỉ rõ những cảm xúc dược tác giả biểu hiện trong đoạn trích. Qua đó, em học tập được điều gì khi thuyết phục người khác về một vấn đề? Câu 2 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi làm rõ nhận định: chúng ta không nên học vẹt, học tủ. ĐỀ 4 Phần I : Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào (Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, trang 40) Câu 1: Em hãy phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của vị danh tướng trong câu chuyện trên Câu 2: Nêu tác dụng của dấu hai chấm được sử dụng trong câu chuyện. Câu 3: Từ cách xưng hô và thái độ của vị danh tướng - người học trò cũ trong câu chuyện trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến sau “ Một ngàn lời cả ơn không bằng một lần cúi chào thầy cũ”. (Trình bày trong một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi). PHẦN II: Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du viết: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” a. Chép chính xác 8 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên theo bản in sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập I. b. Từ “hờn” trong câu thứ hai của đoạn thơ trên có bạn chép nhầm thành từ buồn. Em hãy giải thích ngắn gọn cho bạn hiểu rằng chép sai như vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của câu thơ. c. Câu thơ “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân” giúp em hiểu gì về nhân vật Thúy Kiều? d. Đoạn thơ trên nói về nhân vật nào trong Truyện Kiều? Hãy viết một đoạn văn từ 10- 12 câu theo kiểu diễn dịch phân tích vẻ đẹp của nhân vật ấy qua đoạn thư vừa chép. Trong đoạn có thành phần tình thái và câu hỏi tu từ ( gạch chân và ghi chú thích).
- ĐỀ 5 Phần I Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) 1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó? 3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót” 4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động) Phần II. “ Hoàng Lê nhất thống chí ” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại. Câu 1: Hãy giải thích nhan đề tác phẩm. Câu 2: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung - Nguyễn Huệ? Phần III. Bác Hồ không chỉ là một con người vĩ đại trong cuộc sống mà còn là một hình tượng tuyệt đẹp trong tác phẩm văn học. Trong chương trình Ngữ Văn 9 có một văn bản nhật dụng viết rất hay về vẻ đẹp phong cách của người. Câu 1: Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai? Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học về phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó.