Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Củng cố nghị luận về tác phẩm (đoạn trích truyện)+Rèn kĩ năng viết đoạn văn Nghị luận xã hội

docx 1 trang Thương Thanh 26/07/2023 2970
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Củng cố nghị luận về tác phẩm (đoạn trích truyện)+Rèn kĩ năng viết đoạn văn Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_cung_co_nghi_luan_ve_tac_ph.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Củng cố nghị luận về tác phẩm (đoạn trích truyện)+Rèn kĩ năng viết đoạn văn Nghị luận xã hội

  1. TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ Năm học 2019 – 2020 PHIẾU BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 TUẦN TỪ 6 -11.4.2020 Củng cố nghị luận về tác phẩm ( đoạn trích truyện) + Rèn kĩ năng viết đoạn NLXH Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau “Họa sĩ nghĩ thầm “ khách tới bất ngờ . đỡ lấy” Câu 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và nhận xét về tình huống truyện. Câu 2. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối và cho biết đó là kiểu câu gì xét theo cấu tạo? Câu 3. Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? Câu 4. Trong lời giới thiệu, bác lái xe khẳng định với ông họa sĩ “Thế nào bác cũng thích vẽ hắn” chính bởi tình yêu công việc của anh thanh niên. Bằng một đoạn văn nghị luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ điều đó. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và một cụm tính từ ( gach chân dưới câu cảm thán và cụm tính từ được sử dụng). Bài tập 2: Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan): Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai với các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Văn bản chưa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử văn bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì? 2. Theo em tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước? 3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một thói quen tốt đẹp của người Việt Nam mà em biết.