Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 9 - Hiđrocacbon và nhiên liệu

pdf 6 trang Thương Thanh 07/08/2023 3110
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 9 - Hiđrocacbon và nhiên liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_on_tap_hoa_hoc_lop_9_hidrocacbon_va_nhien_lieu.pdf

Nội dung text: Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 9 - Hiđrocacbon và nhiên liệu

  1. CHƯƠNG IV HIDROCACBON VÀ NHIÊN LIỆU I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ 1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2, muối cacbua, muối cacbonat - Hợp chất hữu cơ được chia thành hai: + Hidrocacbon: hợp chất hữu cơ chỉ chứa hidro và cacbon + Dẫn xuất của hidrocacbon: trong phân tử, ngoài hai nguyên tố C và H còn có những nguyên tố khác như O, N, S, Cl - Các chất hữu cơ là vật liệu cơ bản tạo nên cơ thể động vật và thực vật, có trong thức ăn hàng ngày của con người. 2. Khái niệm về hóa học hữu cơ Hóa học hữu cơ là ngành nghiên cứu các hợp chất hữu cơ. II. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ 1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử - Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử phải được sắp đặt theo một trật tự xác định, phù hợp với hóa trị của các nguyên tố. - Trong chất hữu cơ, cacbon có hóa trị IV. - Các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau tạo thành: mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng. 2. Công thức phân tử và công thức cấu tạo - Công thức phân tử cho biết: + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử. + Phân tử khối. - Tính chất của các chất hữu cơ không chỉ phụ thuộc vào thành phần nguyên tố cấu tạo, số nguyên tử của các nguyên tố, mà còn tùy thuộc vào cấu tạo của chất ấy. - Công thức cấu tạo cho biết: + Thành phần của phân tử và phân tử khối. + Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. III. Metan - Công thức phân tử của metan: CH4 H H C H - Công thức cấu tạo: H - Phân tử khối: 16 1. Tính chất vật lý Metan là chất khí không màu, rất ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
  2. 2. Tính chất hóa học to - Phản ứng với oxi: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O - Phản ứng thế với clo askt CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl 3. Ứng dụng - Nhiên liệu quan trọng trong công nghiệp và trong đời sống. - Metan là nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất. IV. Etilen - Công thức phân tử của etilen: C2H4 H H C C H - Công thức cấu tạo: H - Phân tử khối: 28 1. Tính chất vật lý Etilen là chất khí không màu, rất ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. 2. Tính chất hóa học a) Phản ứng với oxi to C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O b) Phản ứng cộng với brom askt C2H4 + Br2 Br CH2 CH 2 Br (dibrom metan) - Dung dịch Br2 màu da cam. - Dung dịch dibrom metan không màu. c) Phản ứng trùng hợp: Ni, t0 nCH2 = CH2 (–CH2 = CH2 –)2 etilen poli etilen 3. Điều chế và ứng dụng - Điều chế C2H4: H2SO4đ CH CH2 + H2O CH3 CH2 OH o 2 180 C - Ứng dụng + Nguyên liệu sản xuất rượu etilic, axit axetic, chất dẻo PE + Dùng kích thích quá trình chín của quả.
  3. V. Axetilen - Công thức phân tử của axetilen: C2H2 CH - Công thức cấu tạo: CH - Phân tử khối: 26 1. Tính chất vật lý Axetilen là chất khí không màu, rất ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. 2. Tính chất hóa học a) Phản ứng với oxi to 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O b) Phản ứng cộng với brom C2H2 + Br Br – CH =CH –Br Br – CH=CH –Br + Br2 Br2CH- CHBr2 3. Điều chế và ứng dụng - Điều chế O 2C + H 3000 C C H 2 2 2 1500OC 2CH C H + 3H 4 2 2 2 CaC + 2H O C H + Ca(OH)2 2 2 2 2 - Ứng dụng + Nhiên liệu cho đèn xì. + Nguyên liệu cho ngành công nghiệp tổng hợp hữu cơ. VI. Benzen - Công thức phân tử của benzen: C6H6 - Phân tử khối: 78 1. Tính chất vật lý - Chất lỏng không màu, linh động. - Nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như rượu, ete - Benzen là dung môi của nhiều chất như chất béo, caosu - Bezen độc. 2. Tính chất hóa học a) Phản ứng với oxi to 2C6H6 + 15O2 12CO2 + 6H2O b) Phản ứng thế với brom bột Fe C6H6 + Br2 C6H5 -Br + HBr brom benzen
  4. c) Phản ứng cộng với hidro Ni, to C6H6 + 3H2 C6H12 (xiclohexan) 3. Ứng dụng - Benzen là dung môi. - Benzen là nguyên liệu trong nền công nghiệp nhuộm, chất dẻo B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Hợp chất hữu cơ là: a) Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác b) Đơn chất của cacbon và hidro. c) Hợp chất của cacbon và hidro d) Hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, H2CO3 các muối cacbonat, các muối cacbua) Câu 2: Tính chất của các chất hữu cơ phụ thuộc vào: a) Thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử của các nguyên tố. b) Thành phần nguyên tố, cấu tạo hóa học của các chất ấy. c) số lượng nguyên tử của các nguyên tố, cấu tạo hóa học của các chất ấy. d) Cấu tạo hóa học của các chất ấy, thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử của các nguyên tố. Câu 3: Chọn câu đúng, “trong hợp chất hữu cơ: .” a) Các nguyên tử cacbon chỉ liên kết với các nguyên tử của nguyên tố khác tạo thành mạch thẳng, nhánh, vòng. b) Các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau và chỉ tạo thành mạch thẳng. c) Các nguyên tử cacbon không chỉ liên kết với các nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, nhánh, vòng. d) Các nguyên tử hidro liên kết với những nguyên tử C. Câu 4: Metan có nhiều ở: a) Mỏ khí b) Nước ao c) Không khí d) Nước biển Câu 5: Metan là: a) Chất khí, không màu, có mùi tanh. b) Chất khí, không màu, không mùi, tan trong nước. c) Chất khí nặng hơn không khí. d) Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước. Câu 6: Tính chất hóa học đặc trưng của metan là:
  5. a) Phản ứng thế b) Phản ứng cháy c) Phản ứng cộng d) Phản ứng trùng hợp Câu 7: Etilen là: a) Chất khí, không màu, có mùi hắc, nặng hơn không khí. b) Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí 3 lần. c) Chất khí nặng hơn không khí 2 lần. d) Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Câu 8: Tính chất hóa học đặc trưng của etilen là: a) Phản ứng thế b) Phản ứng cháy c) Phản ứng cộng, trùng hợp d) Phản ứng trùng hợp Câu 9: Để nhận biết etilen có thể dùng: a) Qùi tím và CaCO3 b) Cho lội qua dung dịch brom (màu da cam), etilen sẽ là mất màu dung dịch brom. c) Trùng hợp d) Tác dụng với axit, qùi tím. Câu 10: Tính chất vật lý chung của metan, etilen và axetilen là: a) Chất khí, không màu, có mùi hắc, nặng hơn không khí. b) Chất khí, không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí. c) Chất khí nặng hơn không khí. d) Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Câu 11: Những hidrocacbon nào sau đây chỉ có liên kết đơn: a) Metan b) Etilen c) Axetilen d) Benzen Câu 12: Những hidrocacbon nào sau đây có liên kết ba: a) Metan b) Etilen c) Axetilen d) Benzen Câu 13 Những hidrocacbon nào sau đây chỉ có liên kết đơn và liên kết đôi: a) Mêtan b) Etilen c) Axetilen d) Benzen Câu 14: Tính chất đặc trưng của benzen là: a) Chất lỏng, cháy cho ngọn lửa sáng. b) Chất khí, có mùi đặc trưng, không tan trong nước. c) Chất lỏng, có mùi đặc trưng, không tan trong nước. d) Chất rắn, hòa tan tốt trong nước. Câu 15: Tính chất hóa học đặc trưng của benzen là: a) Phản ứng thế b) Phản ứng thế và phản ứng cộng. c) Phản ứng cộng và trùng hợp
  6. d) a, b, c đều đúng. Câu 16: Để sử dụng nhiên liệu hiệu quả cần cung cấp oxi: a) Dư b) Tùy trường hợp c) Thiếu d) Vừa đủ. Câu 17: Có hai lọ khí mất nhãn đựng: CH4 và C2H4. Có thể dùng hóa chất gì để nhận biết: a) Nước brom b) Nước vôi trong (Ca(OH)2) c) Nước cất d) Dung dịch phenolphtalein . Câu 18: Một hỗn hợp gồm hai khí CH4 và C2H4. Để thu khí CH4 tinh khiết ta dùng hóa chất sau: a) Nước brom thiếu b) Nước vôi trong (Ca(OH)2) c) Nước cất d) Nước brom dư. Câu 19: Một hỗn hợp gồm hai khí CO2 và C2H4. Để thu khí C2H4 tinh khiết ta dùng hóa chất sau: a) Nước brom thiếu b) Nước vôi trong (Ca(OH)2) c) Nước cất d) Nước brom dư. Câu 20: Phản ứng cháy giữa etilen và oxi. Tỉ lệ giữa số mol CO2 và số mol nước sinh ra là: a) 1:1 b) 1:2 c) 2:1 d) 2:2