Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 8 - Bài 28: Không khí - Sự cháy

docx 2 trang Thương Thanh 07/08/2023 1120
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 8 - Bài 28: Không khí - Sự cháy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_hoa_hoc_lop_8_bai_28_khong_khi_su_chay.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập Hóa học Lớp 8 - Bài 28: Không khí - Sự cháy

  1. BÀI 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY Bài 1: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao. Bài 2: Mỗi giờ 1 người lớn hít vào trung bình 0,5 m 3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy, thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình: a) Một thể tích không khí là bao nhiêu? b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu? Bài 3: Rạng sáng 27/2/2018, vụ nổ hầm cầu xảy ra tại một phòng trọ thuộc khu phố 3, phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) làm 4 người trong một gia đình, trong đó có 2 cháu nhỏ bị thương rất nặng. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, trong lúc đi vệ sinh trong phòng trọ, anh Phong bật lửa hút thuốc lá. Lúc này khí trong hầm cầu bật lửa, phát nổ, làm thủng mái tôn, hất văng anh Phong ra ngoài, thời điểm này vợ con anh cũng bị sức ép của vụ nổ văng khắp phòng khiến mọi người bị thương (Theo báo Thanh Niên chuyên mục Thời sự). Biết rằng các chất thải phân hủy tại hầm cầu, hố ga sẽ giải phóng một lượng lớn khí Metan. 1) Em hãy viết phương trình hóa học chứng minh sự cháy khí Metan CH 4 tại các hầm cầu, hố ga. 2) Nếu hai biện pháp ngăn ngừa hiện tượng cháy nổ trong các hầm cầu, hố ga.
  2. Bài 4: Không khí là một hỗn hợp gồm các khí Nitơ, khí Oxi, khí Cacbonic, khí Hidro và các khí khác. Hiện nay, việc đốt cháy nhiên liệu, đốt rác, khói, bụi bẩn của các nhà máy, khu công nghiệp thải ra lượng khí CO 2 ,SO 3 là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và mưa axit. 1) Hãy cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục. 2) Hãy trình bày cách nhận biết các chất khí không màu: khí Oxi, khí Cacbonic, khí Nitơ. Bài 5: Bình đựng gas dùng để đun nấu trong gia đình có chứa 12,5 kg butan (C 4H10) ở trạng thái lỏng, do được nén dưới áp suất cao. a) Tính thể tích không khí cần dùng ở đktc để đốt cháy hết lượng nhiên liệu có trong bình (biết oxi chiếm khoảng 20% thể tích không khí, phản ứng cháy của butan cho CO2 và H2O). b) Thể tích CO2 (đktc) sinh ra là bao nhiêu? Để không khí trong phòng được thoáng ta phải làm gì?