Bài tập Ngữ văn 8 (tiếp theo)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn 8 (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_ngu_van_8_tiep_theo.docx
Nội dung text: Bài tập Ngữ văn 8 (tiếp theo)
- BÀI TẬP NGỮ VĂN 8 ( TIẾP THEO) I. CÂU NGHI VẤN Bài tập 1/ Tìm các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn : a/ Tôi hỏi cho có chuyện : -Thế nó cho bắt à ? (Nam Cao) b) – Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt : - Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ! (Nguyên Hồng) c) Vua hỏi : “Còn nàng út đâu ?”. Nàng út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ. (Truyền thuyết Hùng Vương) d) Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không ? (Tạ Duy Anh) e) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? (Nam Cao) g) - Giấy đỏ buồn không thắm ; Mực đọng trong nghiên sấu - Lá vàng rơi trên giấy ; Ngoài giời mưa bụi bay. Theo em những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình ? Bài tập 2/ Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn (in đậm) sau : (Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi :) - Con có nhận ra con không ? / / - Con đã nhận ra con chưa ? ( Mẹ vẫn hồi hộp.) (Tạ Duy Anh) Bài tập 3/ Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau : - Hôm nào lớp cậu đi píc-níc ? - Lớp cậu đi píc-níc hôm nào ? Bài tập 4/ Các câu sau có phải là câu nghi vấn không ? Hãy điền dấu câu thích hợp vào cuối câu. a) Vua hỏi :
- -Còn nàng út đâu ( ) b) Vua hỏi nàng út đâu ( ) Bài tập 5) Cho biết sự khác nhau giữa các đại từ in đậm trong các câu sau : a/ - Ai đấy ? - Anh cần ai thì anh gọi người ấy. b/ - Cái này giá bao nhiêu ? - Anh cần bao nhiêu, tôi sẽ đưa anh bấy nhiêu. c/ - Mai, anh đi đâu ? - Mai, anh đi đâu, tôi theo đấy. d/ - Anh cần cái nào ? - Anh cần cái nào, tôi đưa anh cái ấy. Bài tập 6) Câu in đậm dưới đây được đánh dấu câu có đúng với kiểu câu phân loại theo mục đích nói không ? Hãy giải thích cách đánh dấu câu của tác giả. Một hôm, tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo : -Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế ! (Tô Hoài) Bài tập 7) Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây, chỉ ra các đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn đó và cho biết chúng được dùng với mục đích gì. a/ Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy a ? Nộp tiền sưu ! Mau ! (Ngô Tất Tố) b/ Tôi quắc mắt : - Sợ gì ? [ ] Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa ! (Tô Hoài) c/ Nào tôi đâu biết cơ sự ra nông nỗi này ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ ? (Tô Hoài) d/ Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Lượm ơi còn không ? (Tố Hữu) e/ Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
- (Nguyễn Duy) g/ - Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác - Việc gì còn phải chờ khi khác ? Không bao giờ nên hoãn sư sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Toi làm nhanh lắm (Nam Cao) h/ Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người ngợm không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao ? (Sọ Dừa) i/ Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào ? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ ! (Em bé thông minh) k/ Nhà vua ngắm nhìn mặt biển, rồi nói : -Biển này sao không có cá nhỉ ? (Cây bút thần) l/ Đồ ngốc ! Sao lại không bắt con cá đền cái gì ? Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à ? (Ông lão đánh cá và con cá vàng) Bài tập 8) Hãy đặt các câu nghi vấn nhằm các mục đích su (mỗi mục đích một câu) a/ Nhờ bạn đèo về nhà. b/ Mượn bạn một cái bút. c/ Bộc lộ cảm xúc trước một bức tranh đẹp. Bài tập 9) Hãy đặt một số câu nghi vấn thường dùng để chào. Đặt một tình huống cụ thể để sử dụng một trong số những câu đó. Bài tập 10) Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 8 – 10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ “ Quê Hương” ( Tế Hanh), trong đoạn có sử dụng câunghi vấn, phép nối. II. CÂU CẦU KHIẾN Bài tập 1/ Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu cầu khiến đó : a) Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa ! (Cây bút thần) b) Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chế. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu. (Thạch Sanh) c) Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào ? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ ! (Em bé thông minh)
- d) Bưởi ơi nghe ta gọi Đừng làm cao Đừng trốn tránh Lên với tao Vui tiếp nào ! (Chuyện Lương Thế Vinh) e) Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân. (Sự tích Hồ Gươm) Bài tập 2) Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó không có chủ ngữ. a) Ừ, được ! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. (Sọ Dừa) b) Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí ! (Cây bút thần) c) Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ? Nộp tiền sưu ! Mau ! (Ngô Tất tố) Bài tập 3) Tìm các câu cầu khiến trong các câu sau đây. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó có chủ ngữ. Nếu bỏ chủ ngữ đi thì có được không ? a) Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói : -Mẹ ra mời sứ giả vào đây. (Thánh Gióng) b) Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. (Em bé thông minh) Bài tập 4) Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong các câu cầu khiến sau : a) Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu ? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất (Ngô Tất Tố) b) Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại ! (Ngô Tất Tố) Bài tập 5) Chỉ ra sự khác nhau về hình thức câu cầu khiến và sự thay đổi quan hệ giữa người nói và người nghe trong các câu sau (trích từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng) :
- a) Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muốn làm nữ hoàng kia. b) Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao. Bài tập 6) Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến sau để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ (trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài). (1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra : -Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. (2) Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh. (3) Lằng nhằng mãi. Chia ra ! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng. Bài tập 7) Đặt các câu cầu khiến để : a) Nói với bác hàng xóm cho mượn cái thang. b) Nói với mẹ để xin ít tiền mua sách. c) Nói với bạn để mượn quyển vở. Chỉ ra các từ ngữ biểu thị những sắc thái khác nhau làm cho câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp với quan hệ giữa người nói và người người nghe. III. Tập làm văn Bài tập 1: Đề bài: Tác dụng của sách đối với đời sống con người Gợi ý A. Mở bài - Vai trò của tri thức đối với loài người - Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người . B. Thân bài * Giải thích : Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống * Chứng minh tác dụng của sách - Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết , thu nhận thông tin một cách nhanh nhất+ DC chứng minh - Sách bồi dưỡng tinh thần , tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt + DC - Sách là người bạn động viên ,chia xẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta + DC * Tác hại của việc không đọc sách : Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi * Phương pháp đọc sách - Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc - Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngãm ,suy nghĩ , ghi chép những điều bổ ích - Thực hành , vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống. C. Kết bài - Khẳng định sách là người bạn tốt - Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách , phải yêu quý sách