Bài tập nghỉ phòng chống dịch tuần 7 - Khối 4 - Môn Tiếng Việt

docx 11 trang thienle22 3380
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nghỉ phòng chống dịch tuần 7 - Khối 4 - Môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_nghi_phong_chong_dich_tuan_7_khoi_4_mon_tieng_viet.docx

Nội dung text: Bài tập nghỉ phòng chống dịch tuần 7 - Khối 4 - Môn Tiếng Việt

  1. BÀI TẬP NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH TUẦN 7- KHỐI 4 MÔN TIẾNG VIỆT Họ tên: Lớp: * Ngoài 3 đề dưới đây ra mỗi ngày các con duy trì đọc từ 3- 5 bài tập đọc, viết lại bài chính tả đọc hiểu trong bộ đề và trả lời các câu hỏi sau. ĐỀ SỐ 1 I- Bài tập về đọc hiểu Tiếng sáo diều Không biết từ bao giờ, mùa hạ đã in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ. Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, tối được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ. Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu. Nhưng tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức. Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê với nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy Ôi, sáo diều có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này. (Nguyễn Anh Tuấn) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Vì sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả? a- Vì đó là mùa tác giả được nghỉ hè, chơi thả diều b- Vì đó là mùa tác giả được về quê và chơi thả diều c- Vì đó là mùa của cánh diều gợi khát vọng tuổi thơ Câu 2. Cảnh thả diều của trẻ em được miêu tả bằng hình ảnh nào? a- Ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ b- Đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng c- Tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ
  2. Câu 3. Dòng nào dưới đây trực tiếp miêu tả âm thanh của tiếng sáo diều? a- Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi. b- Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè c- Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Câu 4. Vì sao “tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả” khiến tác giả “sững người” ? a- Vì đó là âm thanh gợi nhớ đến mùa hạ vui chơi của tuổi trẻ b- Vì đó là âm thanh gợi ra không khí yên bình của đồng quê c- Vì đó là âm thanh gợi ra kí ức tuổi thơ in dấu suốt cuộc đời II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu. Câu 1. Ghi lời giải câu đố vào trong ngoặc đơn sau khi điền vào chỗ trống: a) Tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch Gà không đẻ .cây Mà sao cây có Trứng không có lòng trắng .toàn lòng đỏ thôi Gà mẹ chẳng phải ấp Trứng .nhờ mặt ? (Là quả .) b) Tiếng chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã Quả gì nho Chín như hoa Tươi đẹp vườn nhà Mà cay xé ? (Là quả .) Câu 2. Ghi tên các trò chơi, đồ chơi vào cột trái đúng với lời giải thích ở cột phải : a) . Hoạt động dựng tạm chỗ ở, thường dùng cọc cắm làm cột, dùng bạt hoặc vải làm mái che. b) . Quả cầu bằng vải có nhiều dải màu, dùng để tung,
  3. ném trong trò chơi ở ngày hội của một số vùng miền núi c) . Đồ chơi hình em bé, thường làm bằng nhựa, cao su, vải bông . Câu 3. Gạch dưới những câu hỏi thiếu lễ phép, lịch sự trong đoạn hội thoại sau và chữa lại cho phù hợp: Hoàng, Việt, Minh rủ nhau đi tập văn nghệ. Gặp cô giáo, Hoàng hỏi: - Ngày mai lớp mình có tiếp tục tập văn nghệ không? - Không đâu, chiều thứ bảy lớp ta mới tập tiếp em ạ. Việt hỏi tiếp: - Chúng em phải chuẩn bị gì không? - Các em gặp bạn lớp trưởng để biết nhé! Minh tiếp lời cô giáo : - Thưa cô, mấy giờ lớp ta bắt đầu tập ạ? Em hãy viết lại câu hỏi cho phù hợp: . ĐỀ SỐ 2 I – Bài tập về đọc hiểu Kiến Mẹ và các con Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói: - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con. Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì : - Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
  4. Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con. (Theo Chuyện của mùa Hạ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Mỗi buổi tối, Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con? a- Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con b- Đếm lại cho đủ những đứa con yêu c- Sắp xếp chỗ ngủ cho từng đứa con Câu 2. Điều gì làm Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ? a- Chờ các con đi kiếm ăn ở xa về tổ cho đầy đủ b- Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết các con c- Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm kiến con Câu 3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi? a- Bảo các chú kiến con xếp hàng lần lượt đến hôn Kiến Mẹ b- Giúp sức cùng Kiến Mẹ lần lượt hôn tất cả các chú kiến con c- Nhờ kiến con lần lượt chuyển cái hôn của mẹ đến kiến bên cạnh Câu (4). Có thể dùng tên gọi nào dưới đây phù hợp nội dung chính của câu chuyện ? a- Kiến Mẹ vĩ đại b- Cú Mèo thông minh c- Nụ hôn của mẹ II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu. Câu 1. Điền vào chỗ trống: a) r,d hoặc gi Trong vòm lá mới chồi non Chùm cam bà ữ vẫn còn đung đưa Quả ngon .ành tận cuối mùa Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào. iêng, hai .ét cứa như ao
  5. Nghe tiếng chào mào chống gậy a trông Nom Đoài ồi lại ngắm Đông Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn Quả vàng nằm ữ cành xuân Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương. (Theo Võ Thạnh An) b) ât hoặc âc Cuộc sống quanh ta th . đẹp. Có cái đẹp của đ trời : núi cao ch . ng , nắng chan hòa như rót m .xuống quê hương, những bông hoa lóng lánh sương mai. Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên : mái chùa cổ kính nổi b .giữa làng quê, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca c lên nghe rạo rực lòng người. Nhưng quý nh vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn của con người. (Theo Hòa Bình) Câu 2. Khoanh tròn từ ngữ không thuộc nhóm nghĩa với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy từ sau: (1) đèn ông sao, nhảy dây, quân cờ, diều, cờ tướng,dây thừng, bộ xếp hình, khăn bịt mắt, que chuyền, các viên sỏi. (2) kéo co, chơi ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, chơi chuyền, chồng nụ chồng hoa, lắp ghép hình, rước đèn, nhảy dây, thả diều. b) Đặt tên cho mỗi nhóm từ (bài 2a) : (1) (2) Câu 3. a) Chia các câu kể (đã được đánh số) trong đoạn văn sau thành hai nhóm : kể về sự vật và tả về sự vật (1) Gà của anh Bốn Linh nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. (2) Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy. (3) Con gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy. (4) Nó có bộ mào khá đẹp, lông trắng, mỏ như búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét. (5) Sau gà ông Bảy Hóa, gà bà Kiên nổi gáy theo. (6) Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn. Câu kể về sự vật Câu tả về sự vật Các câu Các câu Chú ý : Chỉ ghi số thứ tự câu vào hai cột b) Mỗi câu trên kể hoặc tả sự việc gì ?
  6. M : Câu 1 : Tả cách đi đứng của gà anh Bốn Linh Câu 2 : . Câu 3 : . Câu 4 : . Câu 5 : Câu 6 : . ĐỀ SỐ 3 I – Bài tập về đọc hiểu Tên bạn khắc bằng vàng An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”. Ma-ri hào hứng: - Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”. An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức : - Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được. Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại: - Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi. An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói: - Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần. Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để teenMa-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An- ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt: - Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích! Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:
  7. - Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo. – Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne? - Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu! Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh. Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE. (Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì? a- Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp b- Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng c- Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi? a- Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp b- Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm c- Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa. Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp? a- Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp b- Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú c- Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình? a- Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình b- Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt
  8. c- Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn 1. Điền vào chỗ trống: a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x Mùa . Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng .bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì .trên trái đất lại vươn lên ánh . mà sinh nảy nở với một mạnh không cùng. (Theo Nguyễn Đình Thi) b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia: - Cuộc sống của chúng ta chán đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được lên khỏi giếng, nhung khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng. Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói: - Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp. (Theo La Phông-ten) Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm: a) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Câu hỏi : b) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Câu hỏi : c) Bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Câu hỏi : Câu 3. Đặt câu hỏi phù hợp với mỗi tình huống sau : a) Có một điểm trong bài học em chưa hiểu, em muốn nhờ bạn giải thích hộ.
  9. b) Tan học về, em gặp một bà cụ đang cần sang bên kia đường. Em muốn giúp bà cụ qua đường. c) Một bạn ở lớp em viết chữ rất đẹp. Hãy bộc lộ sự thán phục của em về chữ viết của bạn bằng một câu hỏi. d) Em đánh vỡ lọ hoa, em tự trách mình bằng một câu hỏi. Câu 4. Đọc đoạn văn sau và điền vào chỗ chấm các từ ngữ miêu tả từng sự vật: Từ thuở nhỏ, phong cảnh quê hương đã in sâu vào lòng tôi. Chỉ cần mở cánh cửa sổ nhỏ ngôi nhà của bố tôi là đã có thể thấy một thảo nguyên xanh bát ngát như tấm thảm trải rộng ra từ ven làng. Những con đường mòn nhỏ chạy ngoằn ngoèo qua những vách đá trông như những con rắn dài, còn những lối vào hang trông như miệng thú há ra. Sau rặng núi này là một rặng núi khác nhô lên. Các quả núi tròn tròn nhấp nhô như lưng con lạc đà. (Theo Ra-xun Gam-za-tốp) (1) Thảo nguyên: . (2) Những con đường mòn nhỏ : . . (3) Những lối vào hang : . (4) Các quả núi : . TẬP LÀM VĂN Đề 1: Hãy kể về một ngày ở nhà của em trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid - 19. Đề 2 : Hãy viết một bức thư, gửi một người thân của em nói về một vấn đề em quan tâm. Đề 3: Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. Hãy tả một cây trong vườn hoặc bên đường mà em yêu thích.