Bài tập môn Ngữ văn 6 – Văn bản: Vượt thác & Buổi học cuối cùng

doc 4 trang thienle22 2370
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Ngữ văn 6 – Văn bản: Vượt thác & Buổi học cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_mon_ngu_van_6_van_ban_vuot_thac_buoi_hoc_cuoi_cung.doc

Nội dung text: Bài tập môn Ngữ văn 6 – Văn bản: Vượt thác & Buổi học cuối cùng

  1. BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 – HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH (Ngày 1/4/2020) VĂN BẢN: VƯỢT THÁC I. Phần trắc nghiệm Câu 1. Đối tượng nào được tập trung miêu tả trong đoạn trích Vượt thác ? A. Dượng Hương Thư và chú Hai B. Dượng Hương Thư C. Cảnh hai bên sông Thu Bồn D. Dòng sông Thu Bồn Câu 2. Vị trí quan sát để miêu tả cuộc vượt thác của người kể truyện là ở đâu ? A. Trên bờ con sông B. Trên một con thuyền và đi sau dượng Hương Thư C. Trên cùng một con thuyền với dượng Hương Thư D. Trên một dãy núi cao ven dòng sông Câu 3. Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của đoạn trích Vượt thác ? A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bên bờ sông B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người Câu 4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau ? A. Tả cảnh sông nước B. Tả cảnh quan vùng cực nam của Tổ quốc C. Tả cảnh sông nước miền Trung D. Tả sự oai phong, mạnh mẽ của con người Câu 5. Đoạn trích Vượt thác được trích từ tác phẩm nào ? A. Đất Quảng Nam B. Quê hương C. Quê nội D. Tuyển tập Võ Quảng Câu 6. Nhận xét nào đúng trình tự miêu tả cảnh dòng sông ? A. Đoạn sông ở đồng bằng, đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông bằng phẳng B. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng C. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng, đoạn sông bằng phẳng D. Đoạn sông ở đồng bằng, đoạn có nhiều thác ghềnh Câu 7. Chi tiết nào không miêu tả cảnh dòng sông ở vùng đồng bằng ? A. Bãi dâu trải ra bạt ngàn B. Những con thuyền xuôi chầm chậm C. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm D. Nước bị cản, bọt văng tứ tung
  2. Câu 8. Chi tiết “Nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn” thuộc đoạn văn nào? A. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng đồng bằng B. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng có nhiều thác lớn C. Đoạn tả cảnh sông chảy quanh núi cao sừng sững D. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng tương đối bằng phẳng Câu 9. Cảnh quan sông nước Thu Bồn cho thấy điều gì về đặc điểm địa lý của dòng sông này ? A. Sông không dài lắm, dòng chảy thay đổi theo những địa hình khác nhau B. Sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh C. Sông không dài cho lắm, dòng chảy thay đổi theo địa hình khác nhau, sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh D. Sông chảy qua vùng đồng bằng hẹp tiếp liền với núi rồi đến vùng địa hình tương đối bằng phẳng Câu 10. Hai so sánh “như một pho tượng đồng đúc”, “như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” về dượng Hương Thư cho thấy ông là người như thế nào ? A. Khỏe mạnh, vững chắc, dũng mãnh, hào hùng B. Mạnh mẽ, không sợ khó khăn, gian khổ C. Dày dặn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác D. Chậm chạp nhưng mạnh khỏe, khó ai địch được II. Phần tự luận 1. Trong văn bản Vượt thác, cảnh và người được nhìn qua cặp mắt của nhân vật nào ? Điểm nhìn từ trên con thuyền của dượng Hương Thư có tác dụng gì trong việc miêu tả cảnh và người ? 2. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của những hình ảnh so sánh được sử dụng trong văn bản Vượt thác. 3. Qua văn bản Vượt thác, hãy chứng minh thiên nhiên ở đây thay đổi theo từng vùng. 4. Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh dượng Hương Thư. Từ đó, em có suy nghĩ gì về người lao động nói chung ?
  3. BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 – HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH (Ngày 4/4/2020) VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG I. Phần trắc nghiệm Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào ? A. Người kể giấu mặt B. Nhân vật xưng tôi C. Thầy giáo Ha-men D. Cụ già Hô - de Câu 2. Tác giả An-phông-xơ Đô- đê là nhà văn của nước nào ? A. Anh B. Đức C. Pháp D. Mĩ Câu 3. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Buổi học cuối cùng” ? A. Buổi học cuối của một học kì B. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp C. Buổi học cuối cùng của một năm học D. Buổi học cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới Câu 4. Câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian nào ? A. Chiến tranh thế giới chiến thứ nhất (1914 - 1918) B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) C. Chiến tranh Pháp - Phổ cuối thế kỉ XIX D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX Câu 5. Tâm trạng chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng ? A. Hồi hộp chờ và rất xúc động B. Vô tư và thờ ơ C. Lúc đầu ham chơi, lười học, sau đó ân hận, xúc động D. Cảm thấy bình thường như những buổi học khác Câu 6. Dòng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng ? A. Đau đớn và rất xúc động B. Bình tĩnh và tự tin C. Bình thường như những buổi học khác D. Tức tối, căm phẫn Câu 7. Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men được biểu hiện thế nào trong tác phẩm ? A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống quân thù D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc
  4. Câu 8. Em hiểu thế nào về câu văn: “Khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ”? A. Dân tộc ấy không thể bị đồng hóa, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình B. Tiếng nói sẽ giúp dân tộc ấy không đánh mất bản sắc của mình C. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước, và chính điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để mở cánh cửa nô lệ D. Gồm cả 3 ý trên II. Phần tự luận 1. Hãy tìm những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm miêu tả nhân vật thầy giáo Ha-men theo các phương diện sau: - Trang phục: - Thái độ đối với học sinh: - Lời nói về việc học tiếng Pháp: - Hành động khi buổi học kết thúc: 2. Nêu bối cảnh diễn biến câu chuyện trong truyện Buổi học cuối cùng. Bối cảnh đó có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện. 3. Em có suy nghĩ gì về nhân vật Phrăng ? 4. Hình tượng thầy giáo Ha-men để lại trong em những ấn tượng gì ? 5. Qua văn bản, em hãy viết một đoạn văn nói về vai trò tiếng nói của dân tộc.