Bài tập môn Ngữ văn 6

docx 4 trang thienle22 3770
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_ngu_van_6.docx

Nội dung text: Bài tập môn Ngữ văn 6

  1. BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ các đứng trước câu trả lời đúng: Từ ghép chính phụ là từ ghép như thế nào? A. Từ có hai tiếng có nghĩa. B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa. C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp . D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Bài tập 2: Hãy sắp xếp các từ sau đây vào bảng phân loại từ ghép: Học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, vôi ve, nhà khách, nhà nghỉ. Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Bài tập 3: Nối một từ ở cột A vớ một từ ở cột B để tạo thành một từ ghép hợp nghĩa. A B Bút tôi Xanh mắt Mưa bi Vôi gặt Thích ngắt Mùa ngâu Bài tập 4: Xác định từ ghép trong các câu sau: a. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan b. Nếu không có điệu Nam ai Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi. Nếu thuyền độc mộc mất đi Thì hồ Ba Bể còn gì nữa em. c. Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Câu Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ a b c Bài tập 5: Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và cho chúng vào bảng phân loại: "Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc."
  2. Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Bài tập 6. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng . 1. Từ láy là gì? A. Từ có nhiều tiếng có nghĩa. B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu. C. Từ có các tiếng giống nhau về vần. D. Từ có sự hòa phối âm thanh dựa trên cơ sở một tiếng có nghĩa. 2. Trong những từ sau từ nào không phải từ láy. A. Xinh xắn. B. Gần gũi. C. Đông đủ. D. Dễ dàng. 3. Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ? A. Mạnh mẽ. B. Ấm áp. C. Mong manh. D. Thăm thẳm. Bài tập 7: Hãy sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ láy: "Long lanh, khó khăn, vi vu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thoang thoảng, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu." Từ láy toàn bộ Từ láy bộ phận Bài tập 8. Điền thêm các từ để tạo thành từ láy. Rào ; bẩm; tùm; nhẻ; lùng; chít; trong ; ngoan ; lồng ; mịn ; bực ; đẹp Bài tập 9: Cho nhóm từ sau: "Bon bon, mờ mờ, xanh xanh, lặng lặng, cứng cứng, tím tím, nhỏ nhỏ, quặm quặm, ngóng ngóng". Tìm các từ láy toàn bộ không biến âm, các từ láy toàn bộ biến âm? * Các từ láy toàn bộ không biến âm: * Các từ láy toàn bộ biến âm: Bài tập 10: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1 . Chữ "thiên"trong từ nào sau đây không có nghĩa là "trời"? A. Thiên lí. B. Thiên thư. C. Thiên hạ. D. Thiên thanh. 2 . Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Xã tắc. B. Quốc kì. C. Sơn thủy. D. Giang sơn.
  3. II. – LUYỆN TẬP Bài tập 1. Cho đoạn văn sau: Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) a) Tìm từ mượn trong đoạn văn. b) Tìm danh từ và phân loại các danh từ vừa tìm được. c) Tìm số từ, lượng từ và nêu ý nghĩa của số từ. 2. Xác định phó từ trong các câu sau, phân loại phó từ vừa tìm được. a) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập ngược xuôi, thế là rất nhiều cò, vạc, sếu ở các bãi sông xơ xác tận đầu cũng bay về. . b) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. c) Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. d) Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng. 3. Cho các nhóm từ sau: – nhớ, buồn, thương, vui – Huế, Hà Nội, Việt Nam – tròn, méo a) Hãy cho biết từ loại của cậc từ trong nhóm từ trên. b) Chuyển nhóm từ ấy sang nhóm từ loại khác bằng cách thêm vào một số từ loại khác ở trước. 4. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu com và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước ” a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? Đoạn văn kể sự vịệc gì? b) Nêu ý nghĩa của những chi tiết thần kì trong đoạn văn. c) Xác định từ loại của các từ in đậm trong đoạn văn. 5. Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi: Son Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Son Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) a) Tìm những động từ chỉ hành động của Sơn Tinh trong đoặn văn. b) Những động từ ấy giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thần núi Tản? c) Từ đó viết một câu văn có sử dụng một tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối miêu tả sức mạnh của Sơn Tinh.
  4. Bài tập 1. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Son Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) a) Hãy giải nghĩa từ tay và cho biết từ tay trong đoạn văn trên được dùng với nghĩa nào. b) Đặt câu có từ tay được dùng với nghĩa chuyển. c) Hãy phát triển từ tay thành một cụm danh từ có đầy đủ các thành phần, chỉ ra các thành phần ấy. d) Cụm từ: vẫy tay về phía đông thuộc loại cụm từ gì? 2. Cho đoạn văn sau: Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi ưong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. (Thạch Sanh) a) Tìm cụm danh từ, cụm động từ và phân tích cấu tạo của các cụm từ. b) Tìm số từ và cho biết ý nghĩa của số từ. 3. Cho đoạn văn sau: Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương (Bánh chưng, bánh giầy) a) Tìm cụm động từ, cụm tính từ và phân tích cấu tạo của các cụm từ đó. b) Xác định từ loại của từ vừa ý. Phát triển từ đó thành cụm từ. 4. Với từ tính toán, hãy phát triển thành: cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ. 5. Viết đoạn văn (tối đa 15 dòng) tả lại một trò chơi dân gian mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Sau đó chỉ ra trong đoạn văn vừa viết một cụm danh từ, một cụm động từ, một cụm tính từ