Gợi ý phiếu bài tập số 1 Ngữ Văn 6 (từ 17/2-23/2)

doc 9 trang thienle22 6310
Bạn đang xem tài liệu "Gợi ý phiếu bài tập số 1 Ngữ Văn 6 (từ 17/2-23/2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgoi_y_phieu_bai_tap_so_1_ngu_van_6_tu_172_232.doc

Nội dung text: Gợi ý phiếu bài tập số 1 Ngữ Văn 6 (từ 17/2-23/2)

  1. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng TRƯỜNG THCS LÁNG HẠ GỢI Ý PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 NGỮ VĂN 6 (Từ 17/2-23/2) ÔN TẬP VỀ PHÉP SO SÁNH Câu 1: * Xác định yêu cầu đề: Tìm phép so sánh, tác dụng của phép so sánh. * Căn cứ vào những dấu hiệu của phép so sánh: thì đoạn văn có 3 phép so sánh. (ở những câu có từ như) * Tác dụng: Khi phân tích tác dụng của phép so sánh, các con cần tră lời được một số câu hỏi sau: (khi sử dụng phép so sánh thì cách diễn đạt của câu văn sẽ như thế nào? Sự vật được so sánh có sinh động hơn không? Người đọc có dễ dàng hình dung được các sự vật ấy hay không?) Câu 2: a. Yêu cầu: xác định yếu tố bị lược trong phép so sánh: Trẻ em như búp trên cành - Gợi ý: Muốn tìm yếu tố bị lược, các con cần phân tích được cấu tạo của phép so sánh. Từ đó ta xác định được yếu tố bị lược là: phương diện so sánh. b. Tìm ra điểm tương đồng giữa trẻ em và búp trên cành để điền từ thích hợp. Có thể điền các từ sau: đầy hứa hẹn, đáng trân trọng, chứa chan hi vọng, đầy sức sống Câu 3: Các thành ngữ (Các con có thể tìm trên mạng hoặc tra từ điển thành ngữ): - Lờ ngờ như thằng khờ ra tỉnh. - Im thin thít như thịt nấu đông. - Lanh chanh như hành không muối. - Láo nháo như cháo với cơm. - Lò dò như cò phải bão. Câu 4: Các con có tìm phép so sánh trong ca dao hoặc thơ. VD: - Mẹ già như chuối chín cây. - Thân em như dải lụa đào Câu 5: Đoạn văn miêu tả dòng sông. - Hình thức: một đoạn văn. - Phương thức biểu đạt: miêu tả. - Nội dung: + Lựa chọn trình tự miêu tả: theo không gian, thời gian. + Giới thiệu về dòng sông. + Tả: hình dáng con sông, màu nước, cảnh vật hai bên bờ + Có sử dụng một phép so sánh.
  2. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng TRƯỜNG THCS LÁNG HẠ GỢI Ý PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 NGỮ VĂN 6 (Từ 17/2-23/2) ÔN TẬP VĂN BẢN “SÔNG NƯỚC CÀ MAU” Câu 1: Em hãy cho biết ngôi kể, phương thức biểu đạt chính của văn bản “Sông nước Cà Mau”: - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. - PTBĐ chính: miếu tả. Câu 2: Ấn tượng chung của người kể về sông nước Cà Mau là gì? Nó được cảm nhận bằng các giác quan nào? Em hãy liệt kê các hình ảnh gắn với màu xanh trong văn bản. Từ đó em có cảm nhận gì về cảnh sông nước của vùng Cà Mau? Gợi ý: - Ấn tượng chung của người kể về sông nước Cà Mau: không gian rộng mênh mông sông nước: sông ngòi kênh rạch chi chít, bủa giăng như mạng nhện; tất cả được bao trùm một màu xanh đơn điệu với âm thanh rì rào bất tận. - Nó được cảm nhận bằng các giác quan: cảm nhận bằng mọi giác quan đặc biệt là: thị giác, thính giác. - Liệt kê các hình ảnh gắn với màu xanh: màu xanh của trời, của nước, của cây (HS tự tìm) - Qua văn bản: HS tự đưa ra cảm nhận của riêng mình về cảnh sông nước Cà Mau. Câu 3: Chợ Năm Căn vừa trù phú, độc đáo lại rất đa dạng. Qua văn bản “Sông nước Cà Mau” em hãy làm rõ nhận xét trên. Gợi ý: - Chợ Năm Căn trù phú: (HS dựa vào phép liệt kê trong đoạn văn để tìm) khung cảnh rộng, hàng hóa phong phú, thuyền bè san sát - Chợ Năm Căn độc đáo, đa dạng: họp trên sông, đủ các mặt hàng, nhiều giọng nói, trang phục khác nhau
  3. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Câu 4: Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh trong văn bản “Sông nước Cà Mau” có điều gì độc đáo? Qua đó, em có cảm nhận gì về thiên nhiên và con người vùng Cà Mau. Gợi ý: - Cách đặt tên: dựa vào đặc điểm của các dòng sông, con kênh mà gọi thành tên. - Cảm nhận về thiên nhiên và con người vùng Cà Mau: thiên nhiên hoang sơ, gần gũi; con người giản dị, chất phác, đôn hậu. Câu 5: Có thể coi văn bản “Sông nước Cà Mau” là một bài văn miêu tả hoàn chỉnh. Em hãy cho biết bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự nào? Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả? Gợi ý: - Bài văn miêu tả cảnh: sông nước vùng Cà Mau, trình tự từ miêu tả khái quát sau đó tập trung miêu tả cụ thể về, sông ngòi, kênh rạch, cảnh hai bên bờ, chợ Vị trí người miêu tả ngồi trên thuyền, thích hợp miêu tả một cách tự nhiên, hợp lí. Cảnh vật sẽ từ từ hiện ra theo điểm nhìn của người kể như một cuốn phim
  4. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng TRƯỜNG THCS LÁNG HẠ GỢI Ý PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 NGỮ VĂN 6 (Từ 17/2-23/2) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh”đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra có thể mua thừ cây kim, cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sẵn hay một món đồ nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái bán hàng Hoa kiều xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau. (Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu vị trí của văn bản. Gợi ý: Tên văn bản, tác giả HS tự xác định. Vị trí đoạn trích: trích từ chương VXIII truyện “Đất rừng phương Nam” Câu 2: Chỉ ra hai phép so sánh có trong đoạn trích trên và phân tích tác dụng. Gợi ý: - Dựa vào câu văn có từ như để tìm phép so sánh. - Tác dụng: sự vật được miêu tả sinh động, người đọc dễ dàng hình dung được sự vật một cách cụ thể
  5. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng Câu 3: Cho biết nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn văn. Gợi ý: - Nội dung: Cảnh chợ Năm Căn. PTBĐ: miêu tả. Câu 4: Qua cách viết về chợ Năm Căn, em có nhận xét gì về tình cảm của nhà văn với vùng đất cực Nam của Tổ quốc này? Gợi ý: Tình cảm của nhà văn: Nhà văn am hiểu và rất yêu thiên nhiên, con người của vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nghĩ của em về chợ Năm Căn. Trong đoạn có sử dụng một phó từ. (Gạch chân và chỉ rõ) Gợi ý: - Đoạn văn có độ dài khoảng 8 câu. - Nội dung: nêu cảm nghĩ về chợ Năm Căn (tấp nập, đông vui, trù phú và vô cùng độc đáo ) - Sử dụng phó từ , có chú thích.
  6. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng TRƯỜNG THCS LÁNG HẠ GỢI Ý PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 NGỮ VĂN 6 (Từ 17/2-23/2) Cho đoạn văn: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo chen qua qua đám đông để xem tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn mơ mộng nữa. - Ngữ văn 6, tập 2 - Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Cho biết thể loại của văn bản đó. Gợi ý: - Tên văn bản: “Bức tranh của em gái tôi” - Thể loại: truyện ngắn hiện đại Câu 2: Chú bé trong bức tranh của Kiều Phương vẽ là ai? Tại sao Kiều Phương lại chọn và vẽ chú bé ấy? Gợi ý: - Chú bé trong bức tranh của Kiều Phương vẽ là: người anh trai. - Kiều Phương lại chọn và vẽ chú bé ấy vì: (mối qua hệ và tình cảm của Kiều Phương dành cho nhân vật chú bé) Câu 3: Nhân vật tôi đã có tâm trạng gì khi đứng trước bức tranh đạt giải Nhất của người em gái? Em hãy lí giải vì sao nhân vật tôi lại có những tâm trạng như thế? Gợi ý: - Tâm trạng của nhân vật tôi : bất ngờ, ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ. - Giải thích tâm trạng: + Bất ngờ, ngạc nhiên: không ngờ em gái lại vẽ mình. Hơn thế, cậu không ngờ trong mắt người em gái mình lại đẹp đến thế: “Trong tranh, một chú bé rất mơ mộng nữa.”
  7. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng + Hãnh diện: người anh thấy mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em. Đặc biệt, bức tranh vẽ về được giải Nhất. + Xấu hổ: người anh tự nhận ra những điểm xấu của mình, thấy mình không xứng đáng được như trong tranh của em gái. Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 6-8 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương. Trong đoạn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. (Gạch chân và chú thích rõ). Gợi ý: - Hình thức: đoạn văn có độ dài 6-8 câu. - Nội dung: Nêu cảm nhận về nhân vật Kiều Phương: chú ý vào những điểm nổi bật về nét tính cánh và phẩm chất: hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội họa, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. - Trong đoạn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Có chú thích rõ. Câu 5: Câu chuyện có đoạn văn trên gợi cho em những suy nghĩ và bài học gì về cách ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác? Gợi ý: Suy nghĩ và bài học gì về cách ứng xử trước tài năng hay thành công của người khác: Trước tài năng hay thành công của người khác, mỗi người cần vượt qua sự mặc cảm tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui chân thành. Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người vượt lên chính mình.
  8. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng TRƯỜNG THCS LÁNG HẠ GỢI Ý PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5 NGỮ VĂN 6 (Từ 17/2-23/2) Câu 1: Cho đoạn văn sau: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. ( Vượt thác – Võ Quảng ) a. Trong đoạn văn trên, nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả dựa trên các phương diện nào? Ở mỗi phương diện, em hãy tìm những chi tiết tương ứng. Gợi ý: - Phương diện miêu tả: ngoại hình, hành động, tính cách. + ngoại hình: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa. + hành động: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn oai linh hùng vĩ. + tính cách: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ b. Tìm hình ảnh so sánh có trong đoạn văn và nêu tác dụng. Gợi ý: trong đoạn văn có 3 hình ảnh so sánh. c. Từ hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp con người lao động Việt Nam? Gợi ý: - Trong cuộc sống thường ngày, con người lao động VN hiền lành chất phác, nhỏ nhẻ, nhu mì nhưng khi đước trước những cam go thử thách thì họ lại vô cùng mạnh mẽ, oai phong, dũng cảm Câu 2: Hãy nêu suy nghĩ của em bằng một doạn văn (độ dài tùy chọn) sau khi đọc câu chuyện sau: CHIẾC BÌNH NỨT Hồi ấy, ở bên Tàu có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai chiếc bình ấy bị nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo,luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước. Dĩ nhiên cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hòa thành tốt nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó
  9. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay. Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước: “ Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”. Người gánh nước trả lời “ Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy. (Nguồn: sưu tầm) Gợi ý: - Hình thức: một đoạn văn có độ dài tùy chọn. - Nội dung: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau: + Đây là câu chuyện giàu tính triết lý về những vấn đề nhân sinh quan trong cuộc sống. + Mỗi người trong chúng ta đều có những nhược điểm riêng. Ai cũng là chiếc bình nứt cả. Nhưng chính vết nứt và các nhược điểm đó mới khiến cho cuộc sống chung của chúng ta trở nên phong phú, thú vị. Chúng ta phải biết chấp nhận cá tính riêng từng người trong cuộc sống và tìm ra cái tốt của họ. + Chiếc bình nứt là nghệ thuật ẩn dụ của tác giả để nói về những con người chưa hoàn thiện. Nhưng luống hoa bên đường ẩn dụ cho những thành quả, sản phẩm của những người chưa hoàn thiện. + Chiếc bình nứt mang tâm trạng tự ti,mặc cảm nhưng những lời nói chân thành,tự đáy lòng về những khiếm khuyết của chính mình cho người nghe chú ý. Đây là tâm trạng trái ngược của tính tự cao, ngạo mạn mà chiếc bình lành là hình ảnh tiêu biểu. Nếu người khiếm khuyết biết khuyết điểm của mình và rồi họ lựa chọn được vị trí phù hợp với khả năng của mình, cuối cùng cũng thành công giống như chiếc bình nứt với luống hoa ven đường kia.