Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 36: Nói quá

ppt 23 trang Thủy Hạnh 12/12/2023 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 36: Nói quá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_6_tiet_36_noi_qua.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 36: Nói quá

  1. KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
  2. Tiết 36: Nói quá
  3. TIẾT 37 NÓI QUÁ I.NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ 1. Ví dụ: Đêm tháng năm rất a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. ngắn Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ) Ngày tháng mười rất b/ Cày đồng đang buổi ban trưa ngắn Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Mồ hôi đổ rất nhiều Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (Ca dao) Nói quá sự thật Nói quá là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. Cách nói đúng sự thật
  4. TIẾT 37 NÓI QUÁ I.NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ SO SÁNH HAI CÁCH NÓI CAO DAO, TỤC NGỮ NÓI ĐÚNG SỰ THẬT a/ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Đêm tháng năm rất ngắn Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Ngày tháng mười rất ngắn b/ Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Mồ hôi đổ rất nhiều Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
  5. TIẾT 37 NÓI QUÁ I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ 1. Ví dụ: 2.Kết luận: NÓI QUÁ KHÁI NIỆM TÁC DỤNG Cách nói phóng đại Nhằm nhấn mạnh, gây mức độ, quy mô, tính ấn tượng, tăng sức chất của sự vật hiện biểu cảm. tượng được miêu tả.
  6. BT nhanh (Bài 1/sgk/102): Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng? 1. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Nhấn mạnh sự quyết tâm và khả năng diệu kì của con người. 2. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời. Thể hiện ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan của con người. 3. Cái cụ Bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. Nhấn mạnh uy quyền ghê ghớm của cụ Bá.
  7. TIẾT 37 NÓI QUÁ I.NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ 3. Các mức độ nói quá: Ví dụ : Bạn đi xa tớ nhớ đến cháy lòng. -Nói quá ở mức độ thấp: Chỉ là cách nói nhấn mạnh, nói quá đi so với cái có thật trong thực tế, chưa đến mức phi lí vẫn chấp nhận được. Ví dụ : Ước gì sông hẹp một gang Bắc cầu dải yếm cho nàng sang chơi. ( Ca dao) - Nói quá ở mức độ cao: Là cách nói cường điệu đến độ phi lí không thể tin được (thường dùng trong ngôn ngữ nghệ thuật nhằm sáng tạo nên những hình ảnh biểu tượng đặc sắc) Lưu ý: Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.
  8. 4.Các trường hợp nói quá: Bài tập nhanh: Hãy xác định biện pháp nói quá các ví dụ sau? 1. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. So sánh 2. Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu Ẩn dụ 3. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm Hoán dụ  Biện pháp nói quá thường được dùng kèm với các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
  9.  Ngoài ra nói quá còn được sử dụng thường xuyên trong các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và trong văn chương. - Dùng trong lời nói hàng ngày. VD: Tối hôm qua xem phim hài cười vỡ cả bụng - Trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ: nhanh như cắt, đẹp như tiên - Dùng trong thơ ca trữ tình: VD: Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người. - Dùng trong thơ ca châm biếm VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho - Trong văn học : VD: Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.  Nói quá không sử dụng trong các văn bản hành chính, khoa học.
  10. TIẾT 37 NÓI QUÁ I.NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ ? Em hãy phân biệt hai cách nói sau đây Cách 1: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Cách 2: Sức người có thể biến hòn đá thành một bát cơm nóng hổi. Cách 1: Nói quá Cách 2: Nói khoác
  11. TIẾT 37 NÓI QUÁ I.NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ THẢO LUẬN ? Nói quá và nói khoác giống và khác nhau chỗ nào? * Giống: cùng nói quá sự thật, cùng phóng đại sự việc, hiện tượng lên. *Khác Nói quá phóng đại sự việc lên nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng giá trị biểu cảm cho lời nói, văn chương → tác động tích cực. Nói khoác là một tính cách của con người trong đời sống, thường bị chê bai, chế nhạo → tác động tiêu cực
  12. MẮT TINH, TAI TINH Có hai anh bạn lâu ngày gặp nhau liền rủ nhau tán chuyện. Một anh nói: - Mắt tớ tinh không ai bằng ! Kìa ! Một con kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trong rõ mồn một cả từ sợi râu cho đến bước chân đi của nó. Anh kia nói: - Thế cũng cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu của nó ngoái không khí kêu vù vù và chân nó bước kêu sột soạt.
  13. TIẾT 37 NÓI QUÁ I.NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ II.LUYỆN TẬP Bài 2: Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống / / để tạo thành biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa- Bầm là trồng gan rautím trồngruột: thểcà. hiện sự căm thù cao độ. b. -Nhìn Chó thấyăn đá, tội gà ác ăn của sỏi: giặcđất ai đai ai cằncũng cổi bầm không gan cótím gì ruột để ăn để sống. c. Cô Nam tính tình xởi lởi ruột để ngoài da - Nở từng khúc ruột: thể hiện rất vui sướng. d.- Lời Ruột khen để ngoàicủa cô da: giáothể làm hiện cho sự nóhời nở hợt, từng nông khúc cạn ruột e. -Bọn Vắt giặcchân hoảng lên cổ: hồnsự sợ màvắt hãi, chân khiếp lên cổsợ chạy.
  14. TIẾT 37 NÓI QUÁ I.NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ II.LUYỆN TẬP  Bài 4:Tìm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá XEM HÌNH ĐOÁN Ý
  15. Bức tranh 1: Khỏe như voi
  16. Bức tranh 2: Nhanh như chớp
  17. Bức tranh 3: Đen như cột nhà cháy
  18. Bức tranh 4: Nhanh như gió
  19. Bức tranh 5: Khóc như mưa
  20. TIẾT 37 NÓI QUÁ I.NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ II.LUYỆN TẬP Bài 5: Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có sử dụng biện pháp nói quá. Gợi ý: Dựa vào những câu văn sau để phát triển ý thành đoạn văn 1/ Chúng tôi rất thân nhau, tôi vẫn hay đùa rằng bạn ấy cao như cây chuối hột. 2/ Ngày bạn lên đường theo gia đình đi xa tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt rơi như mưa. 3/ Sau này, dù có phải đi lên đến tận trời, tôi cũng sẽ nhất định tìm gặp lại bạn.
  21. Bài tập bổ sung: Phân tích hiệu quả của trường hợp sau do phép nói quá mang lại Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười ( ca dao) Hẹn chín quên mười là hoàn toàn không có trong thực tế. Cách nói phóng đại này nhằm nhấn mạnh thái độ trách móc sự “quên” của người bạn.
  22. DẶN DÒ - Làm bài tập 5 -Học bài -Soạn bài Nói giảm, nói tránh Soạn theo câu hỏi SGK ?Tìm những cách sử dụng nói giảm, nói tránh khác nhau?