Bài giảng Tiếng Việt 2 - Bài 22: Vì sao một trí khôn lại hơn trăm trí khôn? (Tiết 1+ 2) - Năm học 2019-2020

ppt 19 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1150
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 2 - Bài 22: Vì sao một trí khôn lại hơn trăm trí khôn? (Tiết 1+ 2) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tieng_viet_2_bai_22_vi_sao_mot_tri_khon_lai_hon_tr.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tiếng Việt 2 - Bài 22: Vì sao một trí khôn lại hơn trăm trí khôn? (Tiết 1+ 2) - Năm học 2019-2020

  1. Chào mừng các em đến với tiết học!
  2. - Đọc thuộc lòng bài “ Vè chim” - Em thích con chim nào trong bài? Vì sao?
  3. Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2020 Tiếng Việt Bài 22A: Vì sao một trí khôn lại hơn trăm trí khôn? (Tiết 1+ 2)
  4. Mục tiêu: Đọc –hiểu câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
  5. • A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát tranh trả lời câu hỏi: a. Chồn đang làm gì? • b. Theo em, con vật nào khôn hơn?
  6. • a. Chồn đang nói chuyện với Gà Rừng xem ai có nhiều trí khôn hơn. • b. Theo em, con Gà Rừng có nhiều trí khôn hơn con chồn.
  7. 2. Nghe thầy cô đọc câu chuyện sau: Một trí khôn hơn trăm trí khôn 1. Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng: - Cậu có bao nhiêu trí khôn? - Mình chỉ có một thôi. - Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm. 2. Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Ông reo lên: “Có mà trốn đằng trời!” Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang. Gà Rừng thấy nguy quá, bảo Chồn: - Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi! Chồn buồn bã: - Lúc này, trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.
  8. 3. Đắn đo một lúc, Gà Rừng nghĩ ra một mẹo, ghé tai Chồn: - Mình sẽ làm như thế, còn câu cứ thế nhé! Mọi chuyện xảy ra đúng như Gà Rừng đoán. Người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, tưởng Gà Rừng đã chết. Ông ta quẳng nó xuống đám cỏ, rồi thọc gậy vào hang bắt Chồn. Thình lình, Gà Rừng vùng chạy. Người thợ săn đuổi theo. Chỉ chờ có thế, Chồn vọt ra, chạy biến vào rừng. 4 . Hôm sau, đôi bạn gặp lại nhau. Chồn bảo Gà Rừng: - Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. Theo TRUYỆN ĐỌC 1, 1994
  9. 3. Tìm lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A.Viết kết quả vào vở. (M: a-3)
  10. A B a)Ngầm 1)vội đến mức rồi lên b)Cuống quýt 2)bất ngờ c) Đắn đo 3)kín đáo, không lộ ra ngoài d) Thình lình 3)cân nhắc xem lợi hay hại
  11. 4. Nghe thầy cô đọc mẫu rồi đọc theo: - cuống quýt. - reo lên - lấy gậy - quẳng - thình lình - vùng chạy - nhảy vọt
  12. Luyện đọc câu: * Câu khó: -Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. - Chồn bảo Gà Rừng: “ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.”
  13. B. Hoạt động thực hành 1. Thảo luận trả lời câu hỏi:
  14. a). Tìm những câu nói lên thái độ d).củac). Câu Gà Chồn nói Rừng nào coi nghĩ thườngở đoạn ra mẹo 4Gà cho Rừng?gì thấy để Chồn b). Khikhông gặpcả coi hainạn, thường thoát Chồn nạn?Gà như Rừng thế nào?nữa? Gà Rừng giả chết rồi vùng Khi“Ít“Một thếgặp trí sao nạn, khôn ? MìnhChồn của cậu thìrất còn có sợchạyhơn hãi đểcả và đánhtrăm chẳng trílạc khônnghĩhướng củara ngườihàngmình. trăm”thợ săn, tạo thời cơ cho đượcChồn điều vọt ra gì. khỏi hang.
  15. Mở rộng: Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý dưới đây: Chọn: Chọn: Chọn: Gà Gặp Chồn Rừng nạn và thông mớiGà a)minh,Rừng,biết Gặp ai vì vìnạn khôn, đótên mớilà ấy vìtên là biếttên củatên ấyai hainhân khôn.nói nhân lên vật vậtđáng chính được của cacâu ngợi chuyện, trong cho b)được Chồn nội và dung Gà chínhRừng. và ý nghĩa biết câucủa chuyện câutruyện chuyện.nói về tình bạn c) Gà củaRừng hai thông nhân minh. vật ấy.
  16. Em thích con vật nào trong truyện? Vì sao? * Chồn: vì Chồn đã hiểu ra sai lầm của mình, đã biết khiêm tốn, quý trọng bạn. * Gà Rừng: vì nó bình tĩnh, thông minh lúc gặp nạn.
  17. Nội dung câu chuyện: * Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng và khuyên chúng ta cần phải biết khiêm tốn, không nên coi thường người khác. Tục ngữ có câu: “Lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai”