Đề ôn tập số 27 (Tiếng Việt) - Lớp 5

docx 2 trang thienle22 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 27 (Tiếng Việt) - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_so_27_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Đề ôn tập số 27 (Tiếng Việt) - Lớp 5

  1. Trường Tiểu học Yên Sở ĐỀ ÔN TẬP SỐ 27 (TIẾNG VIỆT) - LỚP 5 Họ và tên: Lớp 5 (Ngày 17/3/2020) Bài 1: Viết chính tả (PH đọc cho con viết) Cái áo của ba Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba. Bài 2: Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau: a) Đoạn văn tả đồ vật nào? Nó được giới thiệu như thế nào? . b) Tác giả miêu tả các chi tiết “hàng khuy, cổ áo” bằng biện pháp nghệ thuật nào? c) Vì sao mặc chiếc áo, bạn nhỏ lại cảm thấy như được “vòng tay mạnh mẽ và yêu thương của ba ôm ấp”? d) Xác định cấu tạo của các câu sau và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép. - Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. - Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba. e) Nêu tác dụng của dấu phẩy trong các câu sau: - Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Dấu phẩy có tác dụng: . - Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Dấu phẩy có tác dụng: .
  2. Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: a) Trẻ em: b) Thơ ngây: c) vui vẻ: . d) khiêng: e) gọt: . Bài 4: Gạch dưới cặp từ đồng âm ở từng câu; phân biệt nghĩa của mỗi từ (giải nghĩa) và cho biết từ đó mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. a) Từng đoàn xe tải chở đường đi trên đường. 1 2 b) Nó định sút bóng nhưng chân lại đá trúng hòn đá, giờ vẫn đau. c) Cô ấy cứ kén chọn kén mãi. Bài 5: Đặt câu phân biệt các từ đồng âm sau đây: a) “sao” (1): “sao” (2): b) “ga” (1): “ga” (2): Bài 6: Gạch chân dưới cặp quan hệ từ và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì? a) Mặc dù bé Giang chưa đầy 1 tuổi nhưng bé nói rất giỏi. b) Việc giữ gìn môi trường sạch đẹp không chỉ là nhiệm vụ của người lớn mà còn là trách nhiệm của trẻ em. c) Hễ trời mưa thì đường lầy lội. d) Nhờ tập luyện thường xuyên nên cơ thể tôi được khỏe mạnh. e) Sở dĩ Hùng học kém vì bạn không chăm chỉ.