Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Tiết 23, Bài 36: Điều hòa môi trường trong cơ thể người - Lê Đăng Niên

pptx 39 trang Chiến Đoàn 10/01/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Tiết 23, Bài 36: Điều hòa môi trường trong cơ thể người - Lê Đăng Niên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_lop_8_tiet_23_bai_36_dieu_hoa_moi_truong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Tiết 23, Bài 36: Điều hòa môi trường trong cơ thể người - Lê Đăng Niên

  1. NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 1 Người thực hiện: Lê Đăng Niên Trường THCS Yên Phong
  2. KHỞI ĐỘNG GIẢI MÃ Ô CHỮ Chọn 1 ô chữ, tham gia trả lời câu hỏi để điền vào ô chữ, hoàn tất 8 câu hỏi để tìm ra từ khóa của ô chữ. Câu trả lời đúng +1đ Từ khóa đúng +1đ
  3. Giải mã ô chữ b e t h a n d a p h o i t h a n o n g d a i n e p h r o n p h a n t u y h a i
  4. Câu số 1 Đầu tiên nước tiểu tạo thành được đổ vào đâu? Đây là gì? b ể t h ậ n
  5. Câu số 2 Mồ hôi là sản phẩm thải chủ yếu của cơ quan bài tiết nào? Đây là gì? d a
  6. Câu số 3 Khí CO2, hơi nước là sản phẩm bài tiết của cơ quan nào? Đây là gì? p h ổ i
  7. Câu số 4 Nước tiểu là sản phẩm bài tiết của cơ quan nào? Đây là gì? t h ậ n
  8. Câu số 5 Nước tiểu được thải ra ngoài qua đường nào? Đây là gì? ố n g đ á i
  9. Câu số 6 Đơn vị thận được gọi là gì? Đây là gì? n e p h r o n
  10. Câu số 7 Thận gồm phần vỏ, bể thận và___ Đây là gì? p h ầ n t ủ y
  11. Câu số 8 Cơ thể người có bao nhiêu quả thận? Đây là gì? h a i
  12. Hình bên mô tả một số triệu chứng bệnh gì trong cơ thể cơ thể?
  13. Hình bên mô tả một số triệu chứng của một người bị bệnh gout. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn môi trường trong cơ thể (tăng nồng độ uric acid trong máu). Môi trường trong cơ thể là gì? Rối loạn môi trường trong gây ra những nguy cơ nào cho cơ thể?
  14. Tiết 23 - Bài 36 ĐIỀU HÒA MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ NGƯỜI
  15. I. MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ Trò chơi tiếp sức: Luật chơi: * Lớp chia thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử 4 em lên tham ra chơi. Lần lượt từng em lên chọn các từ và cụm từ thích hợp để hoàn thành chú thích vào hình mô tả môi trường trong cơ thể, ghi xong về chỗ để em tiếp theo lên. Đội nào hoàn thành xong trước đội đó thắng cuộc và nhận được 1 điểm cộng. * Thời gian cho mỗi nhóm thảo luận: 2 phút.
  16. Câu hỏi trò chơi tiếp sức: Hãy quan sát hình vẽ em hãy tìm các chú thích phù hợp điền vào chỗ trống? Mạch bạch huyết3 Tế bào mô1 4Mao mạch máu 2Nước mô môi trường trong cơ thể
  17. các thành phần môi trường trong cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?
  18. Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ Các em quan sát cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, hệ hình vẽ sau: cho hô hấp, bài tiết và da, biết môi trường trong cơ thể liên hệ với môi trường ngoài thông qua những hệ cơ quan nào?
  19. II. CÂN BẰNG MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ Cân bằng môi trường trong cơ thể là gì và có vai trò như thế nào với cơ thể? § Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra bình thường. § Vai trò của mỗi trường trong rất quan trọng, nếu môi trường trong của cơ thể không được duy trì ổn định (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, cơ quan và cơ thể.
  20. Nồng độ các chất sau có vai trò gì đối với môi trường trong cơ thể? Glucose Sodium chloride Urea Uric acide pH Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể
  21. Nếu chỉ số glucose trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài thì cơ thể đã mắc bệnh gì? Glucose
  22. chỉ số glucose khi không ăn trong vòng 8 giờ trên 7mmol/L trong thời gian dài Glucose Tiểu đường
  23. Nếu lượng uric acid trong máu cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường trong thời gian dài thì cơ thể sẽ mắc bệnh gì? Uric acid
  24. Nếu lượng uric acid trong máu cao hơn mức bình thường trong thời gian dài Uric acid Viêm khớp Gout Suy thận
  25. Nếu lượng uric acid trong thấp hơn mức bình thường trong thời gian dài Uric acid Rối loạn chức năng gan, thận
  26. Sau khi ăn quá mặn chúng ta thường có cảm giác khát việc uống nhiều nước sau khi ăn mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể. Sau khi ăn quá mặn, nồng độ muối NaCl trong máu tăng cao. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa làm giảm nồng độ NaCl trong máu, duy trì nồng độ muối NaCl trong máu ở mức cân bằng.
  27. Hãy đọc kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid trong máu. Bảng mẫu kết quả xét nghiệm của một số chỉ số sinh lí, sinh hóa máu của một người? Tên xét nghiệm Kết quả Chỉ số bình thường Đơn vị Định lượng glucose (máu) 9,8 3,9 - 6,4 mmol/L Định lượng uric acid (máu) 171 Nam: 210 - 420 μmol/L Nữ 150 - 350
  28. HOẠT ĐỘNG NHÓM CẶP ĐÔI THEO BÀN Thời gian 4 phút Hoàn thành phiếu học tập: Tên xét nghiệm Kết quả Chỉ số bình Đơn vị Câu hỏi: Giả sử bảng là kết quả thường xét nghiệm của một bệnh nhân nam. Định lượng glucose (máu) 9,8 3,9 - 6,4 mmol/L Thảo luận nhóm nhận xét về kết quả xét nghiệm, dự đoán các nguy cơ về sức khỏe của bệnh (nếu có) và đưa ra lời khuyên Định lượng uric acid (máu) 171 Nam: 210 - 420 μmol/L Nữ 150 - 350 phù hợp?
  29. Từ phiếu kết quả xét nghiệm có thể dự đoán bệnh nhân bị bệnh tiểu đường do chỉ số glucose vượt quá mức bình thường. Tuy nhiên, chỉ số uric acid trong máu thấp hơn mức bình thường. Bệnh nhân nên giảm thức ăn chứa đường trong khẩu phần ăn (giảm tinh bột, bánh kẹo, ), tăng cường ăn rau xanh, các loại quả ít ngọt, tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sự lưu thông máu nhằm ổn định môi trường trong của cơ thể.
  30. LUYỆN TẬP : HS ghi nhớ kiến thức bằng Sơ đồ tư duy Môi Môi trường trong của cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch trường huyết. trong Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường của ngoài thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn, Bài 36. cơ thể hệ hô hap và da, Điều hòa môi trường Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định trong của của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động cơ thể sống của cơ thể diễn ra bình thường. người Cân bằng môi trường Khi môi trường trong của cơ thể không được duy trì ổn định trong của cơ (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của thể tế bào, cơ quan và cơ thể. Nồng độ glucose, sodium chloride, urea, uric acid và pH trong máu có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định môi trường trong của cơ thể.
  31. VẬN DỤNG Một bệnh nhân tiểu đường và một bệnh nhân Gout có kết quả xét nghiệm máu như phiếu a, b dưới đây. Hãy nhận xét về chỉ số glucose, chỉ số uric acid trên phiếu kết quả xét nghiệm của hai bệnh nhân này so với chỉ số bình thường.
  32. Hướng dẫn giải Nhận xét về chỉ số glucose, chỉ số uric acid trên phiếu kết quả xét nghiệm của hai bệnh nhân này: - Bệnh nhân thứ nhất (bệnh nhân tiểu đường) có chỉ số glucose là 14,5 mmol/L cao hơn rất nhiều so với chỉ số bình thường là 3,9 – 6,5 mmol/L. - Bệnh nhân thứ hai (bệnh nhân Gout) có chỉ số uric acid là 500 µmol/L khá cao so với chỉ số bình thường là 208 – 428 µmol/L.
  33. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Môi trường trong của cơ thể gồm A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể. B. Máu, nước mô, bạch huyết. C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể. D. Máu, nước mô, bạch cầu.
  34. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 2. Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Huyết tương B. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu
  35. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 3. Trong cơ thể, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào? A. Nước mô B. Máu C. Dịch bạch huyết D. Dịch nhân
  36. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 4. Cân bằng môi trường trong cơ thể có ý nghĩa gì? A. Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra bình thường. B. Chỉ đảm bảo cho máu lưu thông tốt C. Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa. D. Giúp cho tim đập nhanh hơn bình thường
  37. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 5. Khi môi trường trong cơ thể mất cân bằng gây ra hậu quả gì đối với cơ thể? A. Làm biến đổi hoặc gây rối loạn hoạt động của tế bào, cơ quan và cơ thể. B. Đưa hàm lượng glucose trong máu về trạng thái cân bằng ổn định. C. Chuyển glucose vào gan để dự trữ đường tốt hơn D. Làm tăng khả năng dự trữ oxygen trong phổi
  38. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 6. Môi trường trong liên hệ với môi trường ngoài qua: A. Một số hệ cơ quan: Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, B. Một số hệ cơ quan: Cơ, xương, khớp C. Máu, nước mô, bạch cầu D. Máu, nước mô, bạch huyết
  39. Hướng dẫn về nhà: - Học bài: 1. Nêu các thành phần về môi trường trong cơ thể? Khái niệm môi trường trong cơ thể là gì? 2. Lựa chọn và sử dụng các loại thức ăn như thế nào để góp phần duy trì ổn định môi trường trong cơ thể? - Đọc bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người - Tìm hiểu về 1 số chất gây nghiện và mối nguy hiểm từ các chất gây nghiện?