Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67: Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa"

ppt 14 trang nhungbui22 10/08/2022 2500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67: Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_67_van_ban_lang_le_sa_pa.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67: Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa"

  1. CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH
  2. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long)
  3. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long) 1. Tác giả: - Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) - Sáng tác truyện, bút kí, thơ và phê bình văn học. *Tác phẩm tiêu biểu: + Bát cơm cụ Hồ (Tập bút kí, 1952) + Trong gió bão (Truyện, 1963) + Giữa trong xanh (Tập TN, 1972) + Nửa đêm về sáng (Tập TN, 1978)
  4. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long)
  5. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long) *Tóm tắt cốt truyện: Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe và cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m. Trong cuộc gặp gỡ chỉ vỏn vẹn 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của mình. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại; cô kĩ sư thấy xúc động và yên tâm hơn với quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên biếu mọi người làn trứng đi đường.
  6. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long) *Bố cục: LẶNG LẼ SA PA Phần 1: Phần 2: Phần 3: - Từ đầu -> “anh tiếp -> “như Cuộc chia tay ta kia”: thế”: cảm động giữa -Giới thiệu cuộc Diễn biến cuộc anh thanh niên gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh gặp gỡ. và đoàn khách. niên với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ.
  7. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long) e. Nhân vật: - Xuất hiện trực tiếp: Bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên. - Xuất hiện gián tiếp: Ông kĩ sư ở vườn rau; đồng chí nghiên cứu bản đồ sét
  8. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long) 1. Cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa: “ cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái , luồn cả vào gầm xe. ” - “ Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.”
  9. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long) *Lời giới thiệu của bác lái xe: “- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.”
  10. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long) *Cuộc sống: “- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi. Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai ngàn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tối và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ toàn cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi và nói chuyện một lát.”
  11. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long) *Cuộc sống: Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngàym phụ vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. => Công việc đòi hỏi phải có trí thức, chăm chỉ, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm cao.
  12. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long) *Cuộc sống: “ cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. - “Nửa đêm gió tuyết và lặng im bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung nhũng lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc trở vào không thể nào ngủ lại được. => Công việc vô cùng gian khổ, đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, sức chịu đựng cao
  13. TIẾT 67 LẶNG LẼ SA PA (Trích, Nguyễn Thành Long)