Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 4: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Ngô Thị Trang Nghiêm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 4: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Ngô Thị Trang Nghiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_4_cach_lam_bai_van_nghi_luan_ve.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 4: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Ngô Thị Trang Nghiêm
- Tiết 4. Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG GV: Ngô Thị Trang Nghiêm
- CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống 1. Tìm hiểu các đề bài Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi Đề 1 : Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình. Đề 2 : Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di họa nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.
- Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mãi chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
- Đề 4 : Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét , suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật. Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học . Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo : - Con đã học được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ ? - Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu . Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ trạng nguyên . Vua trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng. Một thời gian sau , vua có việc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều. Nguyễn Hiền bảo : - Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao ? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức . Vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan Trạng tí hon về kinh. (Theo Cửu Thọ, Một trăm gương tốt thiếu nhi Việt Nam,NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1999)
- a. So sánh bốn đề bài đã cho: + Điểm giống nhau: Mỗi đề bài đều có cấu tạo hai phần ĐỀ SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG YÊU CẦU LÀM BÀI ĐỀ 1 Nhiều tấm gương học Trình bày một số tấm sinh nghèo vượt khó học gương và nêu suy nghĩ. giỏi. ĐỀ 2 Lập quỹ giúp đỡ các nạn Nêu suy nghĩ về các sự nhân bị nhiễm chất độc kiện đó. màu da cam. ĐỀ 3 Trò chơi điện tử hấp dẫn Nêu ý kiến của em về nhưng cũng có nhiều tác hiện tượng đó. hại. ĐỀ 4 Câu chuyện Nguyễn Hiền Nêu nhận xét suy nghĩ nhà nghèo, chịu khó học về nhân vật trong tập, đỗ Trạng Nguyên. truyện.
- a. So sánh bốn đề bài đã cho: + Điểm giống nhau: Mỗi đề bài đều có cấu tạo hai phần. + Điểm khác nhau giữa các đề bài trên: Đề ĐỀ 1 ĐỀ 2 ĐỀ 3 ĐỀ 4 So sánh Cả bốn đề đều có hai phần: Nêu sự việc hiện tượng đời ĐIỂM sống và yêu cầu làm bài. CHUNG (Sự việc hiện tượng đời sống là vấn đề để người làm bài nêu suy nghĩ, ý kiến của mình) Đề 1,2,3 thì chỉ gọi tên sự vật hiện Sự việc hiện tượng được ĐIỂM tượng, người làm bài phải trình kể bằng một câu chuyện, KHÁC bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó người làm bài phải căn để bàn luận, nêu suy nghĩ. cứ vào đó để nhận xét. -> Trực tiếp -> Gián tiếp (vấn đề tự học)
- b. Từ 4 đề bài trên, mỗi em tự nghĩ một đề bài tương tự ? ( Gợi ý : Đề bài gồm hai phần : - Nêu sự việc, hiện tượng đời sống. - Mệnh lệnh làm bài (tức yêu cầu làm bài ) Đề bài 1: Hiện nay trên các tuyến đường giao thông có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm và gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng trên Đề bài 2: Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng rác thải ở địa phương mình hiện nay.
- Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng có mấy điểm cần lưu ý là: - Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương. - Có sự việc, hiện tượng xấu cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở. - Có đề cung cấp sẵn một sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin để người làm bài sử dụng; có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên để người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc hiện tượng đó. - Mệnh lệnh trong đề thường là: “Nêu suy nghĩ của mình”, “nêu nhận xét”, “nêu ý kiến”, “thái độ của em”
- 2/ Kết luận: Mỗi đề đều nêu lên một sự việc hoặc hiện tượng trong đời sống và yêu cầu người viết phân tích sự việc hiện tượng , nêu suy nghĩ của mình.
- TIẾT 4: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I/ ĐỀ BÀI NL VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 1/ Tìm hiểu các đề bài: Đề bài gồm có 2 phần: -Nêu sự việc hiện tượng và yêu cầu làm bài. -Sự việc hiện tượng là vấn đề để người làm bài nêu suy nghĩ, ý kiến của mình. 2/ Kết luận: Mỗi đề đều nêu lên một sự việc hoặc hiện tượng trong đời sống và yêu cầu người viết phân tích sự việc hiện tượng , nêu suy nghĩ của mình. II/ CÁCH LÀM BÀI NL
- II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Cho đề bài: Báo đưa tin: “Bạn Phạm Văn Nghĩa, học sinh lớp 7 trường THCS Bắc Sơn, quận Gò Vấp, nhà ở Hóc môn. Nghĩa thường ra đồng giúp mẹ trồng trọt . Một hôm, mẹ thấy Nghĩa cầm tờ giấy hứng cái gì, mẹ hỏi : “ Con làm gì đấy ?”. Nghĩa trả lời : “Con thụ phấn cho bắp”. Vụ ấy ruộng bắp nhà Nghĩa năng suất cao hơn mọi năm. Ở nhà Nghĩa còn nuôi gà, nuôi heo. Em còn làm một cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “ Học tập Phạm Văn Nghĩa”. Phong trào ấy được các bạn học sinh nhiệt liệt hưởng ứng”. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy.
- ? Muốn làm bài văn nghị luận, ta phải thực hiện mấy bước ? 1. Tìm hiểu đề : - Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Nêu lên hiện tượng người tốt việc tốt. - Yêu cầu của đề: Nêu lên suy nghĩ về các hiện tượng đó. Tìm ý : - Việc làm của Nghĩa cho ta thấy: Cuộc sống có ích thì con người bắt đầu với công việc bình thường nhưng có hiệu quả. - Thành đoàn phát động: việc làm đó giản dị, có thể ai cũng làm được, cụ thể như : + Nghĩa là người con biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ. + Nghĩa là học sinh biết kết hợp học với hành. + Là học sinh có đầu óc sáng tạo. - Nếu học sinh nào cũng làm được như Nghĩa thì cuộc sống vô cùng tốt đẹp .
- II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. - Nêu nhận định: đây là tấm gương tiêu biểu về một học sinh chăm học, yêu quý cha mẹ. b. Thân bài: - Những biểu hiện về việc làm của Nghĩa: + Khi ra đồng làm việc + Lúc ở nhà - Phân tích ý nghĩa về những việc làm của Phạm Văn Nghĩa: + Là người thương mẹ. + Là người biết kết hợp giữa học với hành. + Là người sáng tạo. - Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa: + Là tấm gương sáng để chúng ta học tập. + Mọi HS cần biết yêu thương cha mẹ, sáng tạo trong học tập và lao động. - Nêu ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa. + Để nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt. c. Kết bài: - Nêu ý nghĩa giáo dục của tấm gương Phạm Văn Nghĩa. - Rút ra bài học cho bản thân.
- II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. 3. Viết bài b. Thân bài: a. Mở bài: - Viết đoạn văn không c. Kết bài: - Trực tiếp có câu chủ đề hoặc - Theo lối tóm lược có câu chủ đề đứng ở - Đi từ chung các vị trí khác nhau. - Theo lối mở rộng đến riêng. - Phân tích vấn đề và nâng cao bằng cách nêu sự - Tương đồng - Theo lối đầu cuối việc rồi chỉ ra ý nghĩa. - Tương phản + Dùng biện pháp đối tương ứng lập, so sánh. - Liên kết các đoạn văn
- Viết đoạn mở bài Ở đâu đó, trong cuộc sống của chúng ta còn có những bạn học sinh ham chơi, lười học, ý thức kém. Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều bạn học sinh chăm ngoan, học giỏi, biết yêu thương cha mẹ. Trong số đó phải kể đến Phạm Văn Nghĩa – trường THCS Bắc Sơn quận Gò Vấp – là một học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tốt. Chính vì vậy mà Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa”.
- 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa. ? Làm bài xong, có cần đọc lại và sửa chữa không ? Vì sao? - Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp - Chú ý liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn, giữa các phần của bài văn
- Vậy muốn làm một bài văn nghị về sự việc,hiện tượng trong đời sống chúng ta có cách thức làm như thế nào ? • Ghi nhớ: ( Sgk) - Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết. - Dàn bài chung : + Mở bài : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. + Thân bài : Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. + Kết bài : Kết luận, khẳng định, lời khuyên. - Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định ; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.
- III. LUYỆN TẬP : Lập dàn bài cho đề 4, mục I Sgk - Muốn lập dàn bài, trước hết phải tìm hiểu đề và tìm ý. 1, Tìm hiểu đề: - Đề thuộc loại gì ? -> Nghị luận về một hiện tượng đời sống: câu chuyện Trạng Hiền vượt khó học giỏi. - Yêu cầu làm bài ? -> Nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật. * Tìm ý: ( trả lời các câu hỏi gợi ý mà Sgk đã nêu ) - Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt ? (nhà nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa ) - Tinh thần ham học và chủ động học tập của Nguyễn Hiền như thế nào? (nép bên cửa nghe thầy giảng kinh, chữ nào chưa hiểu hỏi thầy giảng thêm; lấy lá viết chữ; lấy que xâu thành từng xâu; chủ động xin thầy cho đi thi để thử sức ) - Ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền ra sao? (Đón Trạng nguyên phải có võng lọng.) - Em học tập Nguyễn Hiền ở những điểm nào ? (Vượt khó để học giỏi, ham học và chủ động, sáng tạo trong học tập, có ý thức tự trọng )
- 2, Lập dàn ý: a. MB: Giới thiệu chung về Nguyễn Hiền, một tấm gương vượt khó học giỏi. b. TB: * Nhận xét về nhân vật: - Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền. - Tinh thần ham học tập, vượt khó . - Ý thức tự trọng . - Kết quả sự thành đạt của ông. * Suy nghĩ về nhân vật: - Là một hiện tượng xuất chúng hiếm có - Là tấm gương sáng người vượt khó học giỏi, đỗ đạt cao. c. KB: - Khẳng định tấm gương Trạng Hiền trong truyền thống hiếu học của dân tộc. ( Học tập tấm gương của Nguyễn Hiền). - Rút bài học cho bản thân: biết vượt khó, có ý chí vươn lên, chủ động sáng tạo và tự tin trong việc học của mình .
- TIẾT 4: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG I/ ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC III/ LUYỆN TẬP HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Lập dàn ý cho đề 4, mục I 1/ Tìm hiểu các đề bài: (Sgk/22-23 ) Đề bài gồm có 2 phần: - Nêu sự việc hiện tượng và yêu 1. MB : Giới thiệu chung về cầu làm bài. Nguyễn Hiền, một tấm gương vượt - Sự việc hiện tượng là vấn đề để khó học giỏi. người làm bài nêu suy nghĩ, ý kiến 2. TB : của mình. * Nhận xét về nhân vật : - Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền. 2/ Kết luận: Mỗi đề đều nêu lên - Tinh thần ham học tập, vượt khó . - Ý thức tự trọng . một sự việc hoặc hiện tượng trong - Kết quả sự thành đạt của ông. đời sống và yêu cầu người viết * Suy nghĩ về nhân vật : phân tích sự việc hiện tượng , nêu - Là một hiện tượng xuất chúng hiếm suy nghĩ của mình. có - Là tấm gương sáng ngời vượt khó học giỏi, đỗ đạt cao. II/ CÁCH LÀM BÀI NL 3. KB :- Khẳng định tấm gương Trạng 1/ Có 4 bước : -Tìm hiểu đề, Hiền trong truyền thống hiếu học của dân tìm ý; - Lập dàn ý; - Viết bài; - tộc. Đọc lại,sửa chữa ( Học tập tấm gương của Nguyễn Hiền). Rút bài học cho bản thân: biết vượt khó, 2/ Kết luận: Ghi nhớ (Sgk/24 ) có ý chí vươn lên, chủ động sáng tạo và tự tin trong việc học của mình .
- * Hướng dẫn học ở nhà - Về nhà học bài và làm bài viết đề 1 trong SGK - Soạn bài, chuẩn bị bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí