Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 34: Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 34: Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
ai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_34_van_ban_luc_van_tien_cuu_kieu.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 34: Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Tiết 34 Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích “Truyện Lục Vân Tiên”) - Nguyễn Đình Chiểu
- - Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) tục gọi là Đồ Chiểu, là nhà thơ mù ở Nam Bộ, có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Có nghị lực sống và cống hiến lớn lao cho đời: thầy giáo, thầy thuốc, nhà thơ. Ông sống thanh cao, trong sạch. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
- Cố Thủ tướng Phạm Văn đồng từng nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời có những vì sao có những ánh sáng khác thường, thoạt nhìn thì chưa thấy sáng, song càng nhìn càng thấy sáng. Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX – là một trong những ngôi sao như thế!”
- L¨ng cụ §å Chiểu
- Những tác phẩm chính: - Truyện Lục Vân Tiên - Chạy giặc - Ngư tiều y thuật vấn đáp - Dương Từ - Hà Mậu - Văn tế Trương Định - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Truyện “Lục Vân Tiên” ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, viết bằng chữ Nôm, gồm 2082 câu thơ luc bát. Truyện nêu cao lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa.
- Tác phẩm gồm 4 phần: - Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. - Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp. - Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thủy với Lục Vân Tiên. - Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau và sống hạnh phúc.
- Em hãy tìm những yếu tố giống và khác giữa cuộc đời của tác giả và nhân vật Lục Vân Tiên?
- Yếu tố trùng hợp: - Việc bỏ thi về chịu tang, bị đau mắt, bị mù. - Bị bội ước. - Về sau đều gặp được cuộc nhân duyên tốt đẹp (Lục Vân Tiên gặp lại Kiều Nguyệt Nga, còn Nguyễn Đình Chiểu với cô Năm Điền). Sự khác biệt: - Lục Vân Tiên được tiên cho thuốc sáng mắt lại, tiếp tục đi thi đỗ Trạng Nguyên, cầm quân đánh giặc thắng lợi. - Nguyễn Đình Chiểu vĩnh viễn sống trong bóng tối nhưng là tấm gương sáng cho người đời.
- Bố cục: 2 phần Phần 1: (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai để cứu Kiều Nguyệt Nga. Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga.
- “ Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” Phong Lai mặt đỏ phừng phừng: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây. Trước gây việc dữ tại mầy, Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.” Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Lâu la bốn phía vỡ tan, Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay. Phong Lai trở chẳng kịp tay, Bị Tiên một gậy thác rày thân vong ”
- * Lục Vân Tiên: - Hoàn cảnh: Trên đường về gặp bọn cướp Phong Lai - Hành động: + “ghé lại bên đàng” + “bẻ cây làm gậy; nhằm làng xông vô”, “tả đột hữu xông”. - Lời nói: Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ; chớ thói hồ đồ hại dân” -> Một chàng trai hào hiệp, dũng cảm. -> Motip đặc sắc trong văn học “anh hùng cứu mĩ nhân” * Bọn cướp Phong Lai: “mặt đỏ phừng phừng: Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây; truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.” -> Dữ tợn hung hăng. Þ Nghệ thuật tương phản: Để làm nổi bật vẻ đẹp của người anh hùng, quân tử Lục Vân Tiên.
- Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang - Thành ngữ: “tả đột hữu xông”: bên trái đột nhập, bên phải xông lên, hai phía cùng đánh vào; liều mình quyết đánh đến cùng - So sánh, điển tích: Triệu Tử Long (Triệu Vân) phá vòng Đương Dang. -> Ca ngợi võ nghệ của Lục Vân Tiên rất tài giỏi và điêu luyện. - Kết quả: Lục Vân Tiên giành được chiến thắng, đảng cướp vỡ tan, hoảng sợ bỏ chạy.
- Dựa vào bức tranh em hãy tả lại hành động đánh cướp của Lục Vân Tiên? Hãy đặt tên cho bức vẽ trên.
- - Nghệ thuật: Tương phản, so sánh, nhịp thơ nhanh, mạnh đã tạo cho trận đánh một khí thế hào hùng, sôi động. - Ý nghĩa: + Lục Vân Tiên là người anh hùng, tài năng, kiên quyết xả thân vì nghĩa, không sợ hiểm nguy, coi trọng lẽ phải. + Chiến thắng của Vân Tiên thể hiện khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh phi thường, võ nghệ cao cường luôn bênh vực kẻ yếu, chiến thắng thế lực tàn bạo.
- LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu) I. TÌM HIỂU CHUNG: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: ?Em Từ nhữnghãy tìm lời 1. Nhân vật Lục Vân Tiên: những câu thơ a. Hành động đánh cướp: nói này của miêuchàng, tả em lời hiểu nói b. Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga: gìcủa về Lụccon người Vân TiênLục Vân với Tiên?Kiều “ Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nguyệt Nga? Nàng là phận gái, ta là phận trai ”. Vân Tiên nghe nói liền cười: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
- LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu) I. TÌM HIỂU CHUNG: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật Lục Vân Tiên: a. Hành động đánh cướp: b. Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga: - Chàng hỏi han ân cần, an ủi, giữ đúng phép tắc gia giáo, từ chối sự trả ơn. Là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu
- LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu) I. TÌM HIỂU CHUNG: Quan niệm của người anh II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: hùng được thể hiện trong 1. Nhân vật Lục Vân Tiên: câu thơ nào/ ý nghĩa của a. Hành động đánh cướp: quan niệm? b. Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga: - Chàng hỏi han ân cần, an ủi, giữ đúng phép tắc gia giáo, từ chối sự trả ơn. Là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu. - Quan niệm lẽ sống của người anh hùng: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
- TUẦN 7 TIẾT 35: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA 1.Cuộc đời: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) Khi đánh cướp: Vũ khí đơn sơ, xông thẳng là nhà thơ mù ở Nam Bộ, có nghị lực sống và vào bọn cướp. Hành động của LVT là bản cống hiến cho đời, có lòng yêu nước và tinh chất của người anh hùng làm việc nghĩa, hành thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. động với cái đức “ vị nghĩa vong thân”. TÁC GIẢ Hình ảnh Lục Vân Tiên 2. Sự nghiệp sáng tác : - Thơ văn chống Pháp. - Truyện Nôm: Dương Từ-Hà Mậu; Ngư Tiều Khi trò chuyện với KNN: Hào hiệp, nhân y thuật vấn đáp; Lục Vân Tiên. NỘI DUNG hậu ( không lợi dụng của người làm ơn, kẻ ban ơn), có tấm lòng ngay thẳng, trong sáng TÁC PHẨM và chính trực “ Trọng nghĩa khinh tài” Truyện LVT gồm 2082 câu thơ luc bát, có kếtcấu chương hồi với nội dung đạo lí làm Xưng hô khiêm nhường người, đề cao nhân nghĩa. Tóm tắt truyện LVT: xoay quanh 2 nh/vật chính: Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga -LVT đánh cướp cứu KNN -LVT gặp nạn và được cứu giúp. -KNN gặp nạn mà vẫn 1 lòng chung thủy với LVT Nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước. -LVT và KNN gặp lại nhau. Trình bày rõ ràng, khúc chiết, chân thành Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện. Đại ý: LVT đi thi, trên đường gặp bon cướp,chàng đánh tan và cứu được 2 cô gái, KNN cảm kích muốn tạ ơn nhưng LVT từ chối.
- LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu) i. tìm hiểu chung: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật Lục Vân Tiên: a. Hành động đánh cướp: b. Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga: Theo em nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có dụng ý gì khi sáng tạo nhân vật Lục Vân Tiên? Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, lý tưởng, tác giả gửi gắm niềm tin và khát vọng về trang anh hùng vì dân dẹp loạn.
- LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu) I. TÌM HIỂU CHUNG: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: ? Em có nhận xét gì về cách xưng hô của 1. Nhân vật Lục Vân Tiên: Kiều Nguyệt Nga? 2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: Thưa rằng: “ Tôi Kiều Nguyệt Nga, Con này tì tất tên là Kim Liên. Quê nhà ở quận Tây Xuyên, Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê. Sai quân đem bức thơ về, Rước tôi qua đó định bề nghi gia. Làm con đâu dám cãi cha, Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành Trước xe quân tử tạm ngồi, Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa Cách xưng hô: dịu dàng, khiêm nhường, mực thước.
- LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu) I. TÌM HIỂU CHUNG: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật Lục Vân Tiên: 2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: - Cách xưng hô “Quân tử- tiện thiếp” Cách xưng hô: dịu dàng, khiêm nhường, mực thước. Quê nhà ở quận TâyXuyên, ? Qua những lời giãi bày Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê. của Kiều Nguyệt Nga với Làm con đâu dám cãi cha, Lục Vân Tiên, cho ta thấy Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành Lâm nguy chẳng gặp giải nguy, Kiều Nguyệt Nga là một Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi. cô gái có những phẩm Trước xe quân tử tạm ngồi, chất, tính cách gì? Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa. Hà Khê qua đó cũng gần, Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
- LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu) I. TÌM HIỂU CHUNG: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật Lục Vân Tiên: 2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: - Cách xưng hô “Quân tử”- “tiện thiếp” Cách xưng hô: dịu dàng, khiêm nhường, mực thước. Một cô gái khuê các, hiền hậu, nết na, có học thức, hiếu thảo, có giáo dục, trọng ân nghĩa. Kiều Nguyệt Nga là kết tinh cho vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ truyền thống. Không chỉ gia giáo, nết na, có học thức mà còn rất đằm thắm nghĩa tình. III. TỔNG KẾT :
- LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu) I. TÌM HIỂU CHUNG: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: III. TỔNG KẾT : 1. Nghệ thuật : - Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện. 2. Ý nghĩa: Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
- TUẦN 7 TIẾT 33,34,35: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA 1.Cuộc đời: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) Khi đánh cướp: Vũ khí đơn sơ, xông thẳng là nhà thơ mù ở Nam Bộ, có nghị lực sống và vào bọn cướp. Hành động của LVT là bản cống hiến cho đời, có lòng yêu nước và tinh chất của người anh hùng làm việc nghĩa, hành thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. động với cái đức “ vị nghĩa vong thân”. TÁC GIẢ Hình ảnh Lục Vân Tiên 2. Sự nghiệp sáng tác : - Thơ văn chống Pháp. - Truyện Nôm: Dương Từ-Hà Mậu; Ngư Tiều Khi trò chuyện với KNN: Hào hiệp, nhân y thuật vấn đáp; Lục Vân Tiên. NỘI DUNG hậu ( không lợi dụng của người làm ơn, kẻ ban ơn), có tấm lòng ngay thẳng, trong sáng TÁC PHẨM và chính trực “ Trọng nghĩa khinh tài” Truyện LVT gồm 2082 câu thơ luc bát, có kếtcấu chương hồi với nội dung đạo lí làm Xưng hô khiêm nhường người, đề cao nhân nghĩa. Tóm tắt truyện LVT: xoay quanh 2 nh/vật chính: Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga -LVT đánh cướp cứu KNN -LVT gặp nạn và được cứu giúp. -KNN gặp nạn mà vẫn 1 lòng chung thủy với LVT Nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước. -LVT và KNN gặp lại nhau. Trình bày rõ ràng, khúc chiết, chân thành Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện. Đại ý: LVT đi thi, trên đường gặp bon cướp,chàng Con người ân tình, chịu ơn và cảm kích tấm đánh tan và cứu được 2 cô gái, KNN cảm kích lòng hào hiệp của LVT đã tự nguyện giữ trọn muốn tạ ơn nhưng LVT từ chối. ân tình, thủy chung. Ý NGHĨA VĂN BẢN NGHỆ THUẬT Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả Nhân vật được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói. Kết cấu truyện gần gũi truyện dân gian. Ngôn ngữ mộc mạc bình dị, gần với lời nói hằng ngày và mang màu sắc địa phương Nam Bộ.