Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121: Văn bản "Sang thu"

ppt 24 trang nhungbui22 10/08/2022 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121: Văn bản "Sang thu"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_121_van_ban_sang_thu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121: Văn bản "Sang thu"

  1. Nhiệt liệt chào mừng tập thể lớp 9A!
  2. * Kiểm tra bài cũ: Trả lời nhanh Em hãy nêu tên một bài thơ, có 4 âm tiết mà em đã học ở học kì II, lớp 9 và cho biết nội dung chính của bài thơ đó? Đáp án: Mùa xuân nho nhỏ 123
  3. Mùa thu
  4. DẠY HỌC NGỮ VĂN 9 Tiết 121: Văn bản - Hữu Thỉnh- , ngày
  5. 1. Tác giả Hữu Thỉnh: - Tác giả Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh (1942), quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. - Nhập ngũ năm 1963, rồi trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. - Từ năm 2000- nay, là Tổng thư kí, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. - Ông viết nhiều và hay về con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. - Thơ Hữu Thỉnh trong sáng, ấm áp tình người, giàu sức gợi cảm, sâu lắng những chiêm nghiệm, suy ngẫm.
  6. Nhà thơ Hữu Thỉnh tự bạch với “Sang thu” Thứ Sáu, 23/05/2008 00:53 (TT&VH) Năm 1977, ông tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội). Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại. Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút. “Bài thơ hình thành rất nhanh và chính tôi cũng lấy rất làm tâm đắc nên thuộc lòng rồi “nhâm nhi” đọc suốt buổi không chán ”. (Yên Khương)
  7. SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi -Thể* thơ: Hướng 5 chữ dẫn đọc: Phả vào trong gió se PhươngGiọng nhẹthức nhàng, biểu đạt: nhịp Biểu chậm, cảm Sương chùng chình qua ngõ kếtkhoan hợp thai, với miêucảm xúctả. trầm lắng Hình như thu đã về -thoángNhân vậtchút trữ suy tình: tư. Tác giả - Mạch cảm xúc: Cảm xúc ngỡ Sông được lúc dềnh dàng ngàng trước những tín hiệu báo Chim bắt đầu vội vã mùa thu đến -> nhận ra mùa thu Có đám mây mùa hạ hiện hữu ở cảnh vật -> lắng sâu Vắt nửa mình sang thu suy ngẫm về những biến đổi âm Vẫn còn bao nhiêu nắng thầm trong lòng cảnh vật. Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. 1977 (Hữu Thỉnh, Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, Hà Nội, 1991)
  8. SANG THU Khổ 1 Khổ 2 Khổ 3 Ngỡ ngàng Ngây ngất Trầm ngâm Bất giác Tri giác Suy ngẫm Tín hiệu Đất trời Biến đổi báo mùa chuyển mình âm thầm của cảnh vật
  9. II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Khổ 1: Những tín hiệu báo thu sang Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về => Mùa thu đã hiển diện nhưng trong một không gian hẹp của ngõ nhỏ, thoang thoảng hương ổi, gió se, sương giăng mắc mơ hồ, bịn rịn Chỉ có tâm hồn thi nhân nhạy cảm, tinh tế mới ngỡ ngàng nhận ra hơi thở của mùa thu trong những biến động nhẹ nhàng như vậy.
  10. II. Tìm hiểu chi tiết 2. Khổ 2: Quang cảnh đất trời sang thu Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
  11. Thảo luận nhóm * Nhóm 1: 1. Cảnh vật đất trời sang thu được tác giả cảm nhận bằng những hình ảnh nào? Nhận xét các hình ảnh đó? 2. Phát hiện những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ. Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? * Nhóm 2: 1. Cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong khổ thơ? 2. Bình luận về một hình ảnh đẹp trong khổ thơ?
  12. II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Khổ 2: Quang cảnh đất trời sang thu Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
  13. Nhà thơ Hữu Thỉnh tự bạch với “Sang thu” Thứ Sáu, 23/05/2008 00:53 (TT&VH) “Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa Hạ ( ) Thế nhưng có gì ngăn cảm xúc của tôi lại theo chiều hướng đấy Mây mùa Hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ.( ) chẳng phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực. Ðó giống như là một chân lý và con người phải biết ý thức được một điều rằng không thể đạt được hết những ước vọng tốt đẹp của mình, nhất là những ước vọng đó lại được sinh ra ở thời tuổi trẻ. Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực chúng ta buộc phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Ngay cả người lính cũng vậy. Rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở tuổi còn rất trẻ ở ngưỡng mùa đẹp nhất của cuộc đời. Vì thế nên đám mây trong thơ ấy chỉ “vắt nửa mình sang Thu” thôi. Nửa còn lại đã trở thành ký ức”. Yên Khương
  14. II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Khổ 2: Quang cảnh đất trời sang thu Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu => Nhà thơ cảm nhận sự khẩn trương trong mạch vận động của Thu. Cái tài của Hữu Thỉnh là dùng không gian để tả thời gian. Nhịp cầu mong manh của thời gian giữa mùa hạ - sang thu được quan sát và cảm nhận bằng cả tâm hồn một cách rất tinh tế.
  15. II. Tìm hiểu chi tiết: Khổ 3: Những biến đổi âm thầm trong lòng cảnh vật. Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. => Từ những thay đổi của thiên nhiên sang thu, tác giả có những liên tưởng, suy ngẫm đến sự “sang thu” của đời người. Đây chính là cái hay, khác lạ của Hữu Thỉnh khi viết về mùa thu.
  16. III. Tổng kết: Thảo luận nhóm * Nhóm 1: Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? * Nhóm 2: Nội dung chính của bài thơ?
  17. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Mạch cảm xúc lôi cuốn, liền mạch. - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, từ láy, phép đối - Ngôn ngữ chọn lọc, giàu tính tạo hình. - Cảm xúc tinh tế, nhiều hình ảnh biểu cảm, độc đáo. 2. Nội dung: - Bài thơ đã miêu tả tinh tế những biến chuyển nhẹ nhàng, âm thầm mà rõ rệt của đất trời từ hạ - sang thu; đồng thời cũng gợi ra những cảm xúc và suy ngẫm của con người khi “sang thu” của cuộc đời. - Hữu Thỉnh là nhà thơ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương đất nước; phong cách thơ sâu lắng, giàu tình cảm.
  18. 1. Nếu được tác giả cho phép, em sẽ đặt nhan đề khác cho bài thơ này là? - Chớm thu - Khoảnh khắc giao mùa - Vào thu - Thu đến - Khúc giao mùa -
  19. II. Tìm hiểu chi tiết 2. Khổ 2: Quang cảnh đất trời sang thu Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
  20. 2. Một số câu thơ viết về mùa thu: a) Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông. (Bích Khê) b) Đây mùa thu tới mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng. (Xuân Diệu) c) Em không nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô. (Lưu Trọng Lư)
  21. * HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ 1. Đọc thuộc, diễn cảm và ghi nhớ kiến thức đã học về bài thơ. 2. Tham khảo các bài bình luận về bài thơ. 3. Viết đoạn văn ngắn, cảm nhận một hình ảnh thơ mà em cho là độc đáo nhất trong bài thơ. 4. Soạn bài: .
  22. Trân trọng cảm ơn tất cả các em học sinh!
  23. Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về