Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 117+118+119: Những ngôi sao xa xôi

ppt 33 trang Chiến Đoàn 09/01/2025 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 117+118+119: Những ngôi sao xa xôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_117118119_nhung_ngoi_sao_xa_xoi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 117+118+119: Những ngôi sao xa xôi

  1. Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà “Gửi em – cô thanh niên xung phong”- Phạm Tiến Duật)
  2. LÊ MINH KHUÊ
  3. I. Đọc – tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn; - Thường viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn; - Ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ. Lê Minh Khuê
  4. - Truyện của bà được dịch và xuất bản tại Hoa Kì, Nhật, Thụy Điển - Bà có tên trong Từ điển tiểu sử văn học các nhà văn Đông Nam Á; - Truyện của bà được đề nghị đưa vào dạy trong trường Trung học ở Mĩ. “Qua bản dịch, tác giả đã hiện ra một người có văn phong đẹp, nghiêm trang lại vô cùng tinh tế sắc sảo đồng thời lại có những nhận xét đầy khơi gợi ” (New York Times số ra thứ Bảy, 21/10/1995)
  5. 2.Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: + Năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.
  6. 2.Tác phẩm: b. Đọc, chú thích: c. Tóm tắt:
  7. TÓM TẮT TRUYỆN - Ba cô gái thanh niên xung phong gồm: Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao ở một tổ trinh sát phá bom tại một cao điểm, trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu những quả bom chưa nổ và phá bom. - Cuộc sống nơi chiến trường dù khắc nghiệt, hết sức nguy hiểm nhưng họ vẫn giữ được nét tươi vui, hồn nhiên, lãng mạn của tuổi trẻ. - Mỗi người một cá tính nhưng họ luôn gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng chí, đồng đội. - Trong một lần phá bom, Nho bị bom vùi, bị thương. Định và chị Thao lo lắng, săn sóc cho Nho. Rồi họ cùng vui vẻ, thích thú trước một cơn mưa đá.
  8. 2.Tác phẩm: d. Thể loại: truyện ngắn e. Ngôi kể: ngôi thứ nhất qua lời kể của nhân vật chính-Phương Định. Tác dụng: Làm cho câu chuyện thêm chân thực, tự nhiên, tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả sinh động hiện thực cuộc sống và chiến đấu ở tuyến đường TS. Ngôi kể này cũng góp phần khắc họa thế giới nội tâm, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật thêm sâu sắc.
  9. g. Bố cục: 3 phần: - P1: Từ đầu đến “ngôi sao trên mũ”: Phương Định kể về cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô. - P2: Tiếp đến “chị Thao bảo”: Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, chăm sóc. - P3: Phần còn lại: Sau phút hiểm nguy, hai chị em ngồi hát, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.
  10. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Hình ảnh ba cô thanh niên xung phong a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu
  11. * Hoàn cảnh sống - Sống trong một cái hang, dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên đường Trường Sơn. - Con đường bị đánh lở loét; hai bên đường không có lá xanh, thân cây bị tước khô cháy; đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ì xa dần =>Tập trung sự bắn phá dữ dội của Mĩ, đó là nơi nguy hiểm, ác liệt
  12. Không gian hang đá:
  13. Kh«ng gian mÆt ®­ưêng: Kh«ng gian trong hang ®¸ +Con ®­ưêng bÞ ®¸nh lë loÐt +Hang ®¸ m¸t l¹nh lµm toµn th©n +Hai bªn ®ư­êng kh«ng cã l¸ xanh, rung lªn ®ét ngét chØ cã th©n c©y bÞ tư­íc kh« ch¸y +Uèng n­ưíc suèi pha ®­êng +Bom næ, bom næ chËm￿ +N»m dµi trªn nÒn hang Èm nghe +M¸y bay × Çm￿ ca nh¹c, nghÜ lung tung￿ + Ngåi dùa vµo thµnh ®¸ khe khÏ +§Êt bèc khãi, kh«ng khÝ bµng h¸t￿ bÞa lêi mµ h¸t. hoµng => Kh«ng gian réng lín + Ng¾m d¸ng vÎ cña nhau. bao trïm sù c¨ng th¼ng, ngét ng¹t, ÞKh«ng gian nhá bÐ, b×nh yªn , ªm nguy hiÓm, ®e do¹ sù sèng. dÞu, th¬ méng, b¶o toµn sù sèng. NghÖ thuËt t­ư¬ng ph¶n, ®èi lËp => Cuéc sèng v« cïng khã kh¨n gian khæ, nguy hiÓm vµ ¸c liÖt. §ã chÝnh lµ hiÖn thùc cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng MÜ trư­êng k× vµ oanh liÖt cña d©n téc ViÖt Nam.
  14. * Công việc -Chạy lên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm - Đo khối lượng đất đá, đếm bom chưa nổ, khi cần thì phá bom => Khó khăn, gian khổ, đối mặt với cái chết, đòi hỏi sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao
  15. CÙNG CẢM NHẬN - Tác giả đã tái hiện được bức tranh hiện thực chiến trường khốc liệt, gian khổ thông qua các chi tiết đắt giá, giàu sức gợi. - Bức tranh ấy được miêu tả qua điểm nhìn của nhân vật Phương Định, bằng giọng điệu bình thản với những câu trần thuật ngắn thể hiện sự kiên cường, anh dũng của các cô thanh niên xung phong. Họ bình dị, gần gũi mà ngời sáng những phẩm chất anh hùng.
  16.  b. Nét đẹp chung của ba cô gái - Là những cô gái còn rất trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình - Gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; - Có tình đồng đội gắn bó sâu đậm.
  17. c. Nét riêng của 3 cô gái * Chị Thao - Bình tĩnh trước thử thách, cương quyết, dứt khoát trong công việc. -Thích chép bài hát, thích làm duyên, sợ máu, sợ vắt Can đảm trong công việc, mềm yếu trong tình cảm.
  18. * NHO Thích ăn kẹo Thích thêu thùa Đáng yêu như một que kem. Hồn nhiên, đáng yêu, dũng cảm
  19. * Phương Định: - nhạy cảm, thích hát, hay mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm Dù mỗi người có một cá tính nhưng ở các cô đều ngời sáng vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là những hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ VN những năm chống Mĩ.
  20. CÙNG CẢM NHẬN - Ở họ, vẻ đẹp riêng hòa vào vẻ đẹp chung, trở thành bản hùng ca tuổi xuân, của sức trẻ, của lí tưởng, của lòng yêu nước và khát vọng hòa bình. Ở họ chất thép hòa quyện trong chất tình, dũng cảm hòa cùng tâm hồn mơ mộng; gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, sâu đậm. - Không lí tưởng hóa nhân vật trong bầu không khí vô trùng nhưng ba nữ nhân vật vẫn hiện lên đầy đủ những phẩm chất anh hùng. Họ là họ, họ còn là cả Trường Sơn, là biết bao cô gái giống như họ: trẻ trung, yêu đời và đầy tinh thần dũng cảm của một thế hệ: “Xẻ dọc tương lai”.
  21. 2. Nhân vật Phương Định:
  22. a. PĐ là cô gái trẻ trung, hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng, yêu đời: - Xuất thân: + Là con gái Hà Nội vào chiến trường, có thời HS hồn nhiên, vô tư bên mẹ, có căn phòng nhỏ trên một đường phố yên tĩnh. Đây luôn là những kỉ niệm đẹp của cô, nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô giữa sự khốc liệt của chiến trường. - Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức: + Là một cô gái khá, hai bím tóc dày, cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, mắt dài, màu nâu, cái nhìn xa xăm + Thích ngắm mình trong gương. + Biết được có nhiều người để ý nhưng cô không vồn vã mà tỏ ra kín đáo tưởng đến kiêu kì. - Là cô gái mơ mộng, hồn nhiên, yêu đời: + Thích ngồi bó gối mơ màng, thích hát . + Cảm xúc hồn nhiên khi đón cơn mưa đá.
  23. b. Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, dũng cảm, không sợ hi sinh: - Công việc nguy hiểm, cận kề với cái chết nhưng cô không hề run sợ: cô kể về công việc với giọng điệu bình thản: Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: Ba lần. * Tâm lý của PĐ khi phá bom: - Không khí chứa đầy sự căng thẳng: Vắng lặng đến phát sợ, cây còn lại xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ . - Đến gần quả bom, có chút sợ hãi, sau đó lòng dũng cảm ở cô được kích thích bởi sự tự trọng: cô không còn sợ hãi bởi có cảm giác các chiến sĩ theo dõi mình “ Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom trong khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới” - Bên quả bom nổ chậm, cận kề với cái chết, từng cảm giác của con người đều trở lên sắc nhọn, ta cảm giác tinh thần phải căng như dây đàn khi “ lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bọm. Một tiếng động sắc đến gai người”.
  24. - Bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm khi đối diện với tử thần, nhanh và cẩn trọng để thực hiện đến thao tác cuối cùng của việc phá bom “ Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng, một dấu hiệu chẳng lành ” , “ cẩn thận bỏ gói thuốc mình xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi ” - Căng thẳng, hồi hộp, lo lắng chờ tiếng bom nổ: “Tim đập cũng không rõ ” - Trong lúc làm nhiệm vụ, PĐ có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là 1 cái chết mờ nhạt, điều quan trọng là làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ Nhà văn sử dụng nhiều câu văn ngắn, giọng điệu lúc bình thản, lúc dồn dập, miêu tả tâm lí chân thực, tinh tế, làm nổi bật sự gan dạ, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không ngại gian khổ hi sinh.
  25. c. Tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó: - Cô dành tình cảm quý mến với những anh bộ đội trong đơn vị, cô cảm phục và ngưỡng mộ “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. - Cô hiểu, yêu thương những đồng đội của mình như những người ruột thịt trong gia đình: + Cô lo lắng khi đồng đội đi trinh sát chưa về. + Khi Nho bị thương: chăm sóc tận tình, chu đáo, như một y tá thực thụ. PĐ có trái tim chân thành với tình yêu thương đồng đội nồng ấm.
  26. Phương Định Là cô gái trẻ Tinh thần trách Yêu thương, trung, hồn nhiệm cao với gắn bó sâu sắc nhiên, trong công việc, dũng với đồng đội. sáng, lãng mạn, cảm, không sợ hi yêu đời sinh. Nhân vật PĐ là một hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN trong thời kì chống Mĩ – những con người có lý tưởng đẹp, dũng cảm, lạc quan và có đời sống tâm hồn phong phú.
  27. 10 cô gái Đồng Lộc kiên cường, dũng cảm đó là: Võ Thị Tần (24 tuổi, Tiểu đội trưởng), Hồ Thị Cúc (24 tuổi, Tiểu đội phó), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi),
  28. Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Ðất nước mình nhân hậu Có nước trời xoa dịu vết thương đau Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Ðêm đêm, tâm hồn em toả sáng Những vì sao ngời chói, lung linh Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong Ðã hoá thành những làn mây trắng? Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Ði qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?
  29. * Ý nghĩa nhan đề - Nhà văn lấy hình ảnh này để đặt cho truyện ngắn của mình. Đó là một nhan đề đẹp, lãng mạn, một ẩn dụ gợi sự liên tưởng về vẻ đẹp tâm hồn, trẻ trung, mơ mộng, nhạy cảm cùng những phẩm chất anh hùng của ba cô gái. Họ là những ngôi sao xa xôi đã vượt lên khói bom, đạn lửa,vượt qua cái chết để lung linh, lấp lánh, tỏa sáng trên bầu trời Trường Sơn.
  30. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Truyện kể theo ngôi thứ nhất với người kể chuyện là nhân vật chính, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trong và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. 2. Nội dung: - Truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô TNXP trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ VN trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
  31.  1. Ý nghĩa nhan đề - Chỉ những vì tinh tú trên trời; sao trong những hoài niệm, khát vọng - Tượng trưng cho vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng; yêu nước, anh hùng; gần gũi và tỏa sáng lung linh trong tâm hồn người chiến sĩ giữa chiến trường ác liệt => Đây là nhan đề hay, giàu tính lãng mạn, có ý nghĩa biểu tượng, mang nét đặc trưng của văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.