Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập phần Tiếng Việt. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập phần Tiếng Việt. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_phan_tieng_viet_khoi_ngu_va_c.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Ôn tập phần Tiếng Việt. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
- ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
- 1. Khởi ngữ là gì? - Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn - Ví dụ 1: Đối với cháu, thật là đột ngột. (“Lặng lẽ sa Pa” - Nguyễn Thành Long) -> Khởi ngữ: Đối với cháu 2. Lưu ý khi sử dụng khởi ngữ: - Vai trò chức năng trong câu: KN tuy không phải là thành phần chính nhưng tham gia trực tiếp vào đối tượng, nội dung, đề tài trong câu. Vì thế có vai trò quan trọng. - Cách nhận biết KN: Ngoài các đặc điểm về nội dung thì về hình thức: đứng trước CN, đầu câu; Kết hợp với: về, đối với, còn.
- 3. Bài tập vận dụng: Bài 1: Chọn đáp án đúng về khởi ngữ A. Thành phần câu đứng trước chủ ngữ. B. Thành phần câu dùng để nêu lên đề tài được nói đến . trong câu. C. Thành phần câu nêu lên đối tượng được nói đến ở . vị ngữ. D. Thành phần câu đứng trước chủ ngữ dùng để nêu . lên đề tài được nói đến trong câu. -> D
- Bài 2: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau: a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. (Chu Quang Tiềm) b. Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được. (Vũ Khoan) c. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang. (Băng Sơn) a. Đọc sách b. Kiến thức phổ thông c. - Trang phục - Đi đám cưới - Đi dự đám tang
- II. Các thành phần biệt lập. 1. Thành phần biệt lập: Là thành phần phụ của câu, không tham gia trực tiếp vào việc diễn đạt ý nghĩa, sự việc, nội dung chính của câu mà góp phần bổ sung thêm một số đặc điểm, sắc thái của câu. 2. Các thành phần biệt lập: HS vẽ bản đồ tư duy. a. Thành phần tình thái: - Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (Thái độ của người nói đối với sự việc nói đến trong câu và thái độ của người nói với người nghe) - Ví dụ 2: Hình như hôm nay trời sẽ nổi dông. -> Hình như: Thái độ của người nói đối với sự việc nói trong câu chưa chắc chắn.
- b. Thành phần cảm thán: - Là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận ) - Ví dụ 3: Ồ, sao mà độ ấy vui thế. (Kim Lân) -> Ồ: Bộc lộ cảm xúc trực tiếp vui mừng, ngạc nhiên. c. Thành phần gọi - đáp: - Là thành phần được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. - Ví dụ 4: Bác này! Lúc nào chúng ta lại trở về nhỉ ? (Lỗ Tấn) -> (Bác) này: để tạo lập cuộc giao tiếp.
- d. Thành phần phụ chú: - Là thành phần được được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi đặt sau dấu hai chấm. - Ví dụ 5: Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. (Nguyễn Quang Sáng) -> Cụm từ "kể cả anh" bổ sung thêm đối tượng cho cho cụm từ "mọi người"
- 3. Bài tập vận dụng:Bài 3: Nối cột (A) và (B) cho phù hợp: Các TPBL Công dụng Nối (A) (B) 1. Tình thái a/ Bộc lộ tâm lí của người nói 1 - d (vui, buồn, mừng, giận ). 2. Cảm thán b/ Tạo lập hoặc duy trì quan 2 - a hệ giao tiếp. 3. Gọi - đáp c/ Bổ sung một số chi tiết cho 3 - b nội dung chính của câu. 4. Phụ chú d/ Thể hiện cách nhìn của 4 - c người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- 3. Bài tập vận dụng: Bài 4: Hãy cho biết những từ ngữ gạch chân trong các đoạn trích sau đây là thành phần biệt lập gì. a/ Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. (“Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê) b/ Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. (“Lặng lẽ sa Pa”- Nguyễn Thành Long) c/ - Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (“Làng” - Kim Lân) d/ - Trời ơi, chỉ còn có năm phút. (“Lặng lẽ sa Pa”- Nguyễn Thành Long)
- CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP a b c d Những người con gái Dường như Thưa ông Trời ơi nhìn ta như vậy Tình thái Phụ chú Gọi - đáp Cảm thán
- Khởi ngữ Các TP biệt lập TP câu TP tình thái TP cảm thán TP phụ chú TP gọi đáp đứng trước chủ Thể hiện Bộc lộ Bổ sung Dùng để ngữ cách tâm lý chi tiết cho tạo lập- nêu lên nhìn của của nội dung duy trì đề tài người người chính của quan hệ của câu nói nói câu giao tiếp
- B. LUYỆN TẬP: Bài 1: Chuyển các câu sau thành câu có chứa thành phần khởi ngữ. a. Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại. b. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu. c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi. => Đáp án a. Quan, người ta sợ cái uy quyền thế. Nghị lại, người ta sợ cái uy đồng tiền. b. Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu cũng không uống. c. Nhà tôi, tôi cứ ở; việc tôi, tôi cứ làm. (Tôi cứ nhà tôi thì tôi ở, việc tôi thì tôi làm.)
- Bài 2: Tìm các thành phần tình thái trong các câu sau. Cho biết thành phần tình thái đó biểu thị những ý nghĩa cụ thể nào. a. Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ! (Nam Cao) b. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. (Ngô Tất Tố) c. Nhưng không còn biết xử trí thế nào, lão bộc đành lựa lời nói cho Ngọc Hân yên lòng: - Chắc là nó nhớ nhà nên trốn đi đấy thôi (An Cương) d. Chắc người thạo mới cầm nổi bút thước. (Thanh Tịnh) => Đáp án a. có lẽ: biểu thị độ tin cậy chưa cao (trung bình) vào việc bán con chó của lão Hạc. b. xem ý, chừng như: phỏng đoán chủ quan chưa chắc chắn. c. chắc là: biểu thị độ tin cậy chưa cao vào việc "nó nhớ nhà“. d. chắc: biểu thị độ nửa tin nửa ngờ, có phần ngạc nhiên vào việc người thạo mới cầm nổi bút thước.
- Bài 3: Tìm thành phần cảm thán trong những câu sau và cho biết các thành phần đó bộc lộ cảm xúc gì. a. Quái, đã đến giờ chưa nhỉ? Sao Phạm Văn Huy và Lê Thành mãi vẫn chưa tới. (An Cương) b. Chà, cái mặt nhẫn kim cương đẹp quá, quý quá! (Viết Linh) c. Eo ôi, đứa nào mặt mũi đen đủi xấu xí thế? (Cửu Thọ) d. A, mẹ mua dưa. Cả khoai sọ nữa. (Ma Văn Kháng) e. Chết chửa, tay anh làm sao lạnh thế này! (Vũ Cao) => Đáp án a. Quái: ngạc nhiên b. Chà: thán phục c. Eo ôi: khiếp sợ d. A: vui mừng e. Chết chửa: hoảng hốt.
- Bài 4: Tại sao bé Thu trong “Chiếc lược ngà” lại nói với ba các câu không có thành phần gọi- đáp? “Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi " Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi!”. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) => Đáp án: Bé Thu chưa nhận ra ông Sáu là ba. Vì vậy nó rất khó xưng hô với ông và chọn cách nói trống không.
- •Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có dùng khởi ngữ và thành phần tình thái ? • Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” viết về ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom ở một cao điểm trong thời kì chiến tranh chống đế quốc Mĩ đang diễn ra khốc liệt. Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Nhưng đối với họ, đó là công việc thường ngày. Có lẽ đã quen với nhiệm vụ nguy hiểm đó mà họ tỏ ra chẳng có chút sợ sệt gì. Cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội .
- BÀI TẬP MỞ RỘNG Xác định khở i ngữ và các thành phần biệt lập trong đoạn văn sau ? Về môi trường, có lẽ môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính là rác thải - rác sinh hoạt và rác công nghiệp. Nguyên nhân là do ý thức của con người. Ôi, biết đến bao giờ Việt Nam mới là một đất nước “sạch” như biết bao quốc gia khác! Khởi ngữ: Về môi trường Tình thái: có lẽ Cảm thán: Ôi Phụ chú: rác sinh hoạt và rác công nghiệp
- ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT Bài tập Viết một đoạn văn ngắn – chủ đề về tình cảm gia đình, trong đó có một câu chứa khởi ngữ và ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập Đoạn văn tham khảo: Gia đình – Tiếng goị yêu thương - là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có. Nơi đó ta được sống trong vòng tay yêu thương chăm sóc, lo lắng của ông bà bố me ̣ cùng những ngườ i thân yêu. Đối vớ i ta thì hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được. Ôi gia đình, nơi bảo vệ và giúp ta vươṭ qua moị khó khăn thử thách trong cuôc̣ sống. Và có le ̃ gia đình cũng chính là bến đỗ bình yên nhất mỗi khi ta quay bướ c trở về.
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ôn tập toàn bộ phần kiến thức tiếng Việt -Hoàn thiện các bài tập vào vở -Chuẩn bị : Nghĩa tường minh và hàm ý +Đọc và làm theo hướng dẫn SGK +Thực hiện phần luyện tập