Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Ôn văn bản Đồng Chí
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Ôn văn bản Đồng Chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_9_bai_on_van_ban_dong_chi.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 9 - Bài: Ôn văn bản Đồng Chí
- Buổi 7. ôn văn bản Đồng chí A. Kiến thức cơ bản: I. Giới thiệu chung:
- Chính Hữu quê ở Hà Tĩnh, là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp Tác giả Ông thường viết về người lính và chiến tranh Thơ ông đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ chọn lọc, bình dị. 1948, đầu kháng chiến chống Pháp, in trong Tác phẩm Đồng “ Đầu súng trăng treo” chí Thể thơ: Tự do ( Chính Hữu) Thể thơ tự do với cách ngắt nhịp và câu trúc dòng thơ linh hoạt, tự nhiên Nghệ thuật Hình ảnh chân thực, giản dị, giàu ý nghĩa biểu tượng. Giọng trò chuyện tâm tình Ngôn ngữ mộc mạc, cô đọng, giàu sức biểu cảm. Nội dung Ca ngợi tình đồng chí đồng đội Hiện lên vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp.
- II. Nội dung chi tiết: Đồng chí ( CHính Hữu – 1948) Cơ sở hình thành tình Biểu hiện và sức mạnh Biểu tượng đẹp về đồng chí của tình đồng chí tình đồng chí Biểu tượng Thành Hoán Hình Hoán Hình Cử chỉ Bức tranh đẹp về người ngữ, cấu dụ, điệp ảnh thơ dụ , ảnh cảm đẹp về c/ sĩ ( h/a ẩn trúc sóng ngữ cảm nhân giản động tình đ/c dụ: súng- đôi động hóa dị, ( nắm trăng) chân tay ) Chung Chung thực Chia sẻ giai cấp, nhiệm Người Sự kết hợp niềm Thấu Chia t/c gắn chung vụ, lý lính chủ hài hòa giữa vui hiểu sẻ bó và hoàn tưởng động, hiện thực và trong tâm tư, gian sức cảnh sát cánh lãng mạn c/s nỗi lao mạnh, bên trong tâm lòng thiếu của tình nhau hồn ng/ lính của thốn đ/chí vượt lên nhau gian khổ
- B. Luyện tập: I. BT đọc hiểu kết hợp với NLXH: Bài 15 ( sách ôn tập / T54). Cho đoạn thơ: Quê hương anh nước mặn đồng chua Đồng chí! a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? b. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đó? c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ điệp ngữ và hoán dụ trong câu thơ “ Súng bên súng đầu sát bên đầu”? d. Hình ảnh quê hương của những người lính được hiện lên qua những chi tiết nào? e. Nêu ngắn gọn những cơ sở hình thành tình đồng chí? f. Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp?
- Bài 15 ( sách ôn tập / T54). Cho đoạn thơ: Quê hương anh nước mặn đồng chua Đồng chí! b. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đó? Ý nghĩa nhan đề: “ Đồng” là cùng, “ chí” là chí hướng. “ Đồng chí” là những người cùng chí hướng. Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ – những con người cùng chung cảnh ngộ, chung chí hướng, lý tưởng, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kì chống Pháp.
- Bài 15 ( sách ôn tập / T54). Cho đoạn thơ: Quê hương anh nước mặn đồng chua Đồng chí! c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ điệp ngữ và hoán dụ trong câu thơ “ Súng bên súng đầu sát bên đầu”? Câu thơ có sử dụng biện pháp hoán dụ và điệp ngữ. Biện pháp tu từ hoán dụ: “ súng” tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu, “ đầu” : tượng trưng cho lý tưởng chiến đấu. Cặp hình ảnh này nhằm làm nổi bật sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ khi cùng chung ý chí, lý tưởng, sự quyết tâm chiến đấu trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. -Điệp từ “ súng, bên, đầu” góp phần tạo âm điệu chắc, khỏe, góp phần nhấn mạnh sự gắn kết của người lính.
- Bài 15 ( sách ôn tập / T54). Cho đoạn thơ: Quê hương anh nước mặn đồng chua Đồng chí! d. Hình ảnh quê hương của những người lính được hiện lên qua những chi tiết nào? Hình ảnh quê hương người lính hiện lên qua những chi tiết: Nghèo, nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. e. Nêu ngắn gọn những cơ sở hình thành tình đồng chí? - Họ giống nhau về hoàn cảnh xuất thân: đều từ những miền quê nghèo khó - Cùng chung lý tưởng và nhiệm vụ chiến đấu - Cùng chia sẻ mọi vui buồn, gian khổ của cuộc đời người lính. Họ đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau và trở thành đồng chí, tri kỉ.
- f. Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp? Gợi ý: * Giải thích: Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa hai hoặc một nhóm người có những nét chung về tính tình, sở thích, ước mơ, lý tưởng . - Phân tích biểu hiện và bàn luận ý nghĩa của tình bạn đẹp: + Cần phải biết quan tâm, sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. + Không bao che những thói hư tật xấu nhưng cũng cần bao dung rộng lượng tha thứ những lỗi lầm của nhau để cùng nhau trở thành người có ích. + Sự sẻ chia, sát cánh trong tình bạn sẽ đem đến niềm hạnh phúc lớn lao cho mỗi người, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, buồn phiền trong cuộc sống. ( Dẫn chứng: Lưu Bình – Dương Lễ, Nguyễn Khuyến _ Dương Khuê, đôi bạn Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão) - Mở rộng,phản đề + Tình bạn cần được xây dựng trên những tình cảm, cảm xúc chân thành nhất. Đây là cơ sở để tình bạn được bền vững. + Phê phán những tình bạn giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Tình bạn ấy sẽ không bao giờ lâu dài và vĩnh cửu. * Bài học nhận thức và hành động : - Nâng niu, trân trọng tình bạn, dang rộng vòng tay để kết nối bạn bè .và đồng thời phê phán những toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ trong tình bạn
- “ Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Quả thật như vậy, trong cuộc đời mỗi người ai cũng có những tình bạn đẹp mà chúng ta không thể nào quên. Vậy tình bạn là gì? Thế nào là tình bạn đẹp? Đó là tình cảm gắn bó thân thiết giữa hai hoặc một nhóm người có những nét chung về tính tình, sở thích, ước mơ, lý tưởng .Tình bạn đẹp là tình bạn trong sáng, vô tư, chân thành và luôn tin tưởng nhau. Tình bạn đẹp có biểu hiện phong phú: đó là sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, là không bao che những thói hư tật xấu nhưng cũng cần bao dung rộng lượng tha thứ những lỗi lầm của nhau để cùng nhau trở thành người có ích Trong thực tế, có biết bao tình bạn đã trở thành tri âm tri kỉ như Bá Nha – Tử Kì ( Trung Quốc), Nguyễn Khuyến – Dương Khuê, hay cảm động hơn đó là đôi bạn Minh Hiếu - Tất Minh (trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa) suốt 10 năm liền cõng nhau đến trường bất kể nắng mưa, giông bão Đó chẳng phải là những tình bạn đẹp khiến ta ngưỡng mộ hay sao? Tình bạn đẹp sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị hơn, là sợi dây để ta “trao đi yêu thương và nhận lại yêu thương”, là cách để con người gần gũi nhau hơn. Chính sự sẻ chia, sát cánh trong tình bạn sẽ đem đến niềm hạnh phúc lớn lao cho mỗi người, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, buồn phiền trong cuộc sống.Tình bạn cần phải được xây dựng trên cơ sở tình cảm vững chắc, trong sáng, không vụ lợi, không ích kỉ. Có rất nhiều người lợi dụng tình bạn, lợi dụng lòng tin của bạn bè để làm lợi cho bản thân, hãm hại người khác. Tình bạn đó chẳng bao giờ được bền lâu. Chính vì vậy, để xây dựng một tình bạn đẹp, chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình bạn, thấu hiểu và đồng cảm với bạn, có như vậy, tình bạn mới bền lâu và đáng quý.
- II. Dạng đề nghị luận văn học: Đề 1: Cảm nhận về đoạn thơ sau: Quê hương anh đồng chí! ( 7 câu đầu) Đề 2: Cảm nhận về đoạn thơ sau: Ruộng nương anh nắm lấy bàn tay ( 10 câu tiếp) Đề 3: Cảm nhận về đoạn thơ sau: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh .đầu súng trăng treo. ( 10 câu cuối)
- II. Dạng đề nghị luận văn học: Đề 2: Cảm nhận về đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Đồng chí là thấu hiểu Gian nhà không mặc kệ gió lung lay những tâm tư, tình cảm Giếng nước gốc đa nhỡ người ra lính của nhau. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Đồng chí là cùng chia sẻ Áo anh rách vai những gian lao, khó khăn Quân tôi có vài mảnh vá của cuộc đời người lính Miệng cười buốt giá Chân không giày Tình đồng đội tiếp thêm sức Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. mạnh để vượt qua khó khăn VỊ trí và nội dung đoạn thơ: Mười câu thơ giữa trong bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu đã giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
- 2. Thân bài: * Tóm tắt ý thơ ở phần đầu: - Mở đầu bài thơ, bằng những câu thơ giản dị, giọng điệu tâm tình, Chính Hữu đã lý giải những cơ sở hình thành tình đồng chí. Tình đồng chí là một tình cảm cao đẹp. Nó được hình thành từ lòng đồng cảm giai cấp, từ sự đồng điệu về nhiệm vụ, lí tưởng và hơn cả là được nảy nở từ trong những gian lao vất vả. Và sang đến đoạn thơ thứ hai, Chính Hữu tiếp tục viết về tình cảm ấy với những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.
- 2. Thân bài: * Ý 1: Đồng chí là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Cảnh ngộ, lý tưởng chiến đấu Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Nỗi nhớ quê hương * Thấu hiểu cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau ở chốn quê nhà, lý tưởng chiến đấu của nhau: + “ Anh” nói về bạn, hiểu bạn như hiểu mình. + “ Gian nhà không” cái nghèo về vật chất, thiếu trụ cột trong gia đình. + Ruộng nương, gian nhà tài sản quý nhưng sẵn sàng bỏ lại hậu phương. + Mặc kệ thái độ dứt khoát, sự quyết tâm.
- Tình đồng chí, trước hết, là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Những người lính thấu hiểu sâu sắc cảnh ngô,̣ mố i bâṇ lòng về chố n quê nhà và lý tưởng cao đẹp của nhau. Nhà thơ dùng đại từ nhân xưng "anh" chứ không phải là "tôi" cho ta thấy những người chiến sĩ hiểu bạn như hiểu mình; nói về bạn mà như nói về chính mình. Hoàn cảnh của “anh” cũng như hoàn cảnh của “ tôi”, cũng còn nhiều khó khăn: neo ngườ i, thiếu sứ c lao đôṇ g “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”. Hiǹ h ảnh “ gian nhà không” đã diêñ tả cái nghèo về vâṭ chất và thiếu thốn cả ngườ i tru ̣ côṭ trong gia đình các anh. Ruôṇ g nương, căn nhà là những tài sản qúy giá, gần gũi, gắn bó, vâỵ mà ho ̣ sẵn sàng bỏ laị nơi hâụ phương. Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng hình ảnh làng quê gợi sự xúc động và niềm tự hào trong lòng người đọc về những anh bộ đội cụ Hồ. “Mặc kệ” ở đây không có nghĩa là bỏ mặc mà là sự dứt khoát của những người lính. Họ tạm biệt làng quê, sẵn sàng từ bỏ những gì là gắn bó, là quý giá, thân thiết nhất với cuộc đời để lên đường theo tiếng gọi của quê hương đất nước .
- 2. Thân bài: * Ý 1: Đồng chí là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Cảnh ngộ, lý tưởng chiến đấu Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Nỗi nhớ quê hương * Thấu hiểu nỗi nhớ nhà: + Giếng nước gốc đa nhân hóa ( nhớ), hoán dụ gợi nỗi nhớ hai chiều. Những tình cảm riêng tư, những mối bận lòng, những lý tưởng cao đẹp mặc dù người lính không nói ra nhưng họ có thể thấu hiểu nỗi lòng sâu kín ấy của nhau. Đó chính là một biểu hiện đẹp của tình đồng chí bền chặt.
- Những người lính còn thấu hiểu cả nỗi nhớ quê nhà luôn đau đá u, thường trưc̣ trong tâm hồn của nhau. Hình ảnh “giếng nước gốc đa” là một hình ảnh rất giàu sức gợi, đây vừa là hình ảnh được nhân hóa, lại vừa là hoán dụ biểu trưng cho quê hương, người thân nơi hậu phương luôn luôn dõi theo bước đường hành quân và nhớ đến người lính . Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực ra là người lính đang nhớ nhà. Nỗi nhớ hai chiều nên càng da diết, khôn nguôi. Đó cũng là cách người lính tự vượt lên chính mình, nén tình riêng vì nghĩa lớn. Chính nỗi nhớ quê hương ấy lại là động lực mạnh mẽ giúp ngườ i lính quyết tâm chiến đấu. Những tình cảm riêng tư, những mối bận lòng, những lý tưởng cao đẹp mặc dù người lính không nói ra nhưng họ có thể thấu hiểu nỗi lòng sâu kín ấy của nhau. Đó chính là một biểu hiện đẹp của tình đồng chí bền chặt.
- 2. Thân bài: * Ý 2: Đồng chí là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Trải qua những trận sốt rét rừng Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn Miệng cười buốt giá Chân không giày Sức mạnh, tinh thần lạc Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. quan * Trải qua những trận sốt rét rừng: - Bút pháp miêu tả chân thực vẽ lên bức tranh hiện thực về người lính với những biểu hiện của sốt rét rừng: “ sốt run mồ hôi”. - Biết nếm trải, thấm thía, ám ảnh. - Anh với tôi chia sẻ, cùng vượt qua thử thách
- Không chỉ có vậy, đồng chí còn là sự cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính. Chính Hữu là ngườ i trưc̣ tiếp tham gia chiến dic̣ h viêṭ Bắc Thu- Đông năm 1947. Hơn ai khác, ông thấu hiểu những thiếu thốn và khó khăn mà người lính gặp phải, trước hết đó là người lính phải đối mặt với những cơn sốt rét rừng: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run ngườ i vầng trá n ướ t mồ hôi. Bằng bú t phá p miêu tả hết sứ c chân thưc̣ , hình ảnh thơ choṇ loc̣ , nhà thơ đã vẽ lên bứ c tranh hiêṇ thưc̣ sống đôṇ g về ngườ i lính vớ i sư ̣ đồng cảm sâu sắc. Hình ảnh: “ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi” là những biểu hiện cụ thể để nói về căn bệnh sốt rét rừng rất nguy hiểm khi mà trong chiến tranh không hề có đủ thuốc men để chạy chữa. Đây là một hình ảnh xuất phát từ cái nhìn chân thực của người lính trong chiến tranh. Chữ “biết” chỉ sư ̣ nếm trải. Có trải qua mớ i thấm thía cái ám ảnh đáng sơ ̣ của những trâṇ sốt rét ác tính. Cuṃ từ anh vớ i tôi trong câu thơ đã diêñ đaṭ rất rõ sư ̣ chia sẻ của những ngườ i đồng đôị . Chính sư ̣ quan tâm giữa những ngườ i lính đã trở thành điểm tưạ vững chắc để ho ̣ vươṭ qua những gian khổ, khó khăn.
- 2. Thân bài: * Ý 2: Đồng chí là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: Áo anh rách vai Chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày, Lạc quan ( miệng cười), Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. sức mạnh * Chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn: - Từ ngữ giản dị, nhịp thơ chậm, câu thơ sóng đôi, đối xứng, sử dụng phép liệt kê nhấn mạnh thiếu thốn.
- Ngoài nỗi khổ vì bệnh tật, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, những người lính còn chịu khó khăn, thiếu thốn đủ bề: Áo anh rá ch vai Quần tôi có và i mảnh vá Miêṇ g cườ i buốt giá Chân không già y. Nhịp thơ lúc này như chậm hơn, lắng lại. Những từ ngữ trong thơ giản dị, mộc mạc, những hình ảnh đối xứng, sóng đôi đã giúp tác giả tái hiện một cách chân thực, không cường điệu, không tô vẽ về cuộc sống của người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh: "áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày" là những hình ảnh liêṭ kê đã miêu tả chính xác, cu ̣thể những thiếu thốn của ngườ i lính.
- 2. Thân bài: * Ý 2: Đồng chí là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: Áo anh rách vai Chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày, Lạc quan ( miệng cười), Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. sức mạnh * Sức mạnh của tình đồng chí: tình yêu thương, gắn bó, sẻ chia, niềm lạc quan: - miệng cười buốt giá” tinh thần lạc quan của những người lính trong gian khổ. - Cử chỉ “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” giản dị, cảm động biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.
- Thế nhưng, chính những khó khăn gian khổ ấy lại càng tô đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ, tô đậm tình yêu thương, sự gắn bó, sẻ chia. Trong khó khăn gian khổ, họ vẫn lạc quan, yêu cuộc sống. Câu thơ “miệng cười buốt giá” đã làm bừng sáng cả bài thơ. Sự đối ý trong câu thơ này đã nhấn mạnh tinh thần lạc quan của những người chiến sĩ. Trong khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan để vượt lên hoàn cảnh, để truyền cho nhau hơi ấm và sứ c maṇ h, để rồi xuất hiện một ý thơ thật đẹp: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Đây là chi tiết thơ chọn lọc, vừa chân thực, vừa giàu sắc thái biểu cảm. Các anh đã truyền cho nhau hơi ấm của tình yêu thương, sứ c maṇ h của tình đồng đôị . Cái nắm tay thân ái xiết chăṭ thêm tình đồng chí, để gaṭ bớ t khó khăn gian khổ. Đây chính là một biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí đồng đội. Có thể nói chính tình đồng chí, đồng đôị sâu năṇ g đã nâng đỡ bướ c chân ngườ i lính, sưở i ấm tâm hồn ho ̣trên moị nẻo đườ ng chiến đấu.
- 2. Thân bài: * Ý 3: Nghệ thuật: - Thể thơ tự do với cách ngắt nhịp và câu trúc dòng thơ linh hoạt, tự nhiên - Hình ảnh chân thực, giản dị, giàu ý nghĩa biểu tượng. Giọng trò chuyện tâm tình - Ngôn ngữ mộc mạc, cô đọng, giàu sức biểu cảm. Đoạn thơ tái hiện vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của anh bộ đội cụ Hồ buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Với thể thơ tự do, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tâm tình, thiết tha; hình ảnh thơ chân thực, giản dị, ngôn ngữ mộc mạc, cô đọng, giàu sức gợi cảm, mười câu thơ giữa của bài “ Đồng chí” đã tái hiện một cách chân thực vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, bình dị của người lính cụ Hồ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: mặc dù trải qua nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng các anh luôn vượt qua, thấu hiểu, đồng cam cộng khổ và có tinh thần lạc quan.
- 3. Kết bài: - Đánh giá chung về đoạn thơ - Liên hệ: Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Đoạn thơ kết thúc nhưng dư âm còn vang mãi trong lòng mỗi người. Hình ảnh người chiến sĩ với tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng, thắm thiết như còn khắc sâu trong tâm trí người đọc. Ta thêm cảm phục, tự hào về những con người bình dị mà cao đẹp trong buổi đầu kháng chiến đầyy gian khổ. Từ đó, ta mới thấy hết được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ và phát triển quê hương, dân tộc mình.
- I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Chính Hữu ( 1926 – 2007) tên thật là Trần ĐÌnh Đắc, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. - ông làm thơ từ thời kháng chiến chống Pháp, chủ yếu viết về người lính và chiến tranh. - Thơ Chính Hữu có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, bình dị.
- 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được viết đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc. - Bài thơ được in trong tập “ Đầu súng trăng treo”. b. Bố cục: - Bài thơ chia làm 3 phần: + 7 câu đầu: Lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí + 10 câu tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí + 3 câu cuối: Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.
- II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Nội dung cơ bản: a. Cơ sở hình thành tình đồng chí ( 7 câu đầu) - Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân và hoàn cảnh sống. - Tình cảm này càng nảy nở và bền chặt trên cơ sở chung lí tưởng chiến đấu. - Cùng chia sẻ mọi vui buồn, gian khổ của cuộc đời người lính. - câu thơ t7 là câu đặc biệt.
- b. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí: - Họ cảm thông, thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau: + Thấu hiểu về hoàn cảnh ra đi của nhau: Gửi lại sau lưng những gì bình dị, thân thuộc và quý giá nhất đối với người nông dân. + Thấu hiểu nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương của người lính. - Họ chia sẻ, động viên nhau vượt qua mọi thiếu thốn, gian lao của cuộc đời người lính. - Tình đồng chí được thể hiện trong sự gắn bó keo sơn, trong cách bộc bạch tình cảm giản dị mà nồng ấm. chính cái nắm tay đã truyền hơi ấm, tăng hi vọng, nhân quyết tâm
- c. Biểu tượng đẹp về tình đồng chí: Ba dòng thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: - Hình tượng người lính vẫn hiện lên ung dung, chủ động chờ giặc giữa cảnh rừng hoang sương muối. - Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp: Nó một biểu tượng đầy chất thơ về vẻ đẹp người lính: sự kết hợp hài hòa giữa thực tại – mơ mông, hiện thực – lãng mạn . > trở thành biểu tượng của thơ ca kháng chiến. Bµi th¬ nãi vÒ tình ®ång chÝ, ®ång ®éi th¾m thiÕt, s©u nÆng cña những ngưêi lÝnh c¸ch m¹ng, đång thêi cßn lµm hiÖn lªn hình ¶nh ch©n thùc, gi¶n dÞ mµ cao ®Ñp cña anh bé ®éi cô Hå thêi kú ®Çu cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p.
- 2. NghÖ thuËt: - Bµi th¬ sö dông nh÷ng chi tiÕt, h×nh ¶nh, ng«n ng÷ gi¶n dÞ, ch©n thùc, c« ®äng vµ giµu søc biÓu c¶m. 3. Ý nghĩa nhan đề: - “ Đồng” là cùng, “ chí” là chí hướng. “ Đồng chí” là những người cùng chí hướng. Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ – những con người cùng chung cảnh ngộ, chung chí hướng, lý tưởng, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kì chống Pháp. “Đồng chí” còn là tiếng gọi thiêng liêng sâu thẳm, nơi hội tụ, kết tinh của bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh.
- II. Luyện tập: 1. Dạng đề đọc hiểu: Câu 15 ( T 64), 11,12 ( T70). 2. Dạng đề làm văn: Đề 1: Có ý kiến cho rằng: bài thơ “ đồng chí” của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ? Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: + 7 câu đầu + 13 câu cuối. ( Ruộng nương anh . Đầu súng trăng treo).
- BTVN: 1. Viết bài văn cho đề văn sau: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày . Đầu súng trăng treo. ( Đồng chí – Chính Hữu). 2. Ôn văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- II. Luyện tập: 1. Dạng đề đọc – hiểu: Bài 15 ( T64), bài 11, 12 ( T70). Câu 1: cho đoạn thơ: “ Quê hương anh nước mặn đồng chua Đồng chí!” a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả? Bài thơ ra đời trong thời kì nào? Kể tên 1 văn bản em được học trong chương trình NV 9 cũng dc viết vào thời điểm ấy? Nêu tên tác giả của văn bản ấy? b. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ? c. Xét về cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ cuối thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng?
- Gợi ý: a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Đồng chí”, tác giả Chính Hữu, Bài thơ ra đời trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. - Văn bản được viết vào thời kì này là : truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. b. Ý nghĩa nhan đề ( Xem phần kiến thức cơ bản) c. Câu thơ “ Đồng chí!” là kiểu câu đặc biệt. Nó là câu cảm thán. Tác dụng: Chỉ với hai chữ “Đồng chí” và dấu chấm cảm, câu thơ tạo một nét nhấn như một điểm tựa, điểm chốt, như đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần bài thơ làm nổi rõ một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lý tưởng thì trở thành đồng chí của nhau. Đồng thời nó cũng mở ra ý tiếp theo: đồng chí còn là những biểu hiện cụ thể và cảm động ở mười câu thơ sau.
- Câu 2: cho đoạn thơ: "Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo". (Đồng chí - Chính Hữu) a. Dòng thơ nào trong đoạn thơ trên được CHính Hữu đặt làm nhan đề cho tập thơ của ông? b. CHỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ở câu thơ cuối của bài thơ?
- 2. Dạng câu hỏi làm văn: Đề 1: Có ý kiến cho rằng: bài thơ “ đồng chí” của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ? Đề 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: + 7 câu đầu + 13 câu cuối. ( Ruộng nương anh . Đầu súng trăng treo).
- Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ . Ruộng nương anh gửi bạn thân cày . Đầu súng trăng treo”. ( Chính Hữu – Đồng chí) Gợi ý làm bài: 1. MB: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Giới thiệu đoạn thơ: Đoạn 2 và 3 của bài thơ là đoạn thơ hay nhất toàn bài, đoạn thơ đã nêu những biểu hiện, sức mạnh và biểu tượng đẹp về tình đồng chí của những người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống P.
- 2. TB: LĐ 1: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí: - Đồng chí là thấu hiểu những tâm tư nỗi lòng của nhau: Đó là tình tri kỷ, hiểu bạn như hiểu mình. Các anh sẵn sàng gác lại những thứ gần gũi, gắn bó với mình nhất để quyết tâm ra đi vì Tổ quốc, đó là sự hy sinh lớn lao. Các anh còn hiểu rõ nỗi niềm người thân của nhau ở hậu phương và cùng chia sẻ với nhau những tâm tư , nỗi niềm thầm kín nhất: cùng sống với nhau trong kỷ niệm, trong nỗi nhớ và vượt lên trên nỗi nhớ. - ĐỒng chí còn là sự chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính: Họ đã nhìn thấu và thương nhau từ những chi tiết nhỏ của đời sống, cùng chịu bệnh tật và những cơn sốt rét rừng ghê gớm mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua. Họ cùng thiếu, cùng rách. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. - Họ quên mình đi để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm: chính hơi ấm của cái nắm tay, của nụ cười giữa đêm đông lạnh giá tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ.
- LĐ 2: Biểu tượng đẹp về tình đồng chí: - 3 câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí và biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Những người lính sát cánh bên nhau , chủ động chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá. - Biểu tượng đẹp về người chiến sĩ là sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và lãng mạn, giữa chất chiến đấu và trữ tình, giữa chiến sĩ và thi sĩ.
- * Đặc sắc nghệ thuật: - Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực, giản dị, gợi tả, có sức khái quát cao. - Giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình, tha thiết. - Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn
- 3. KB: - Khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: Bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, gợi cảm, đoạn thơ đã thể hiện thật cụ thể những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí – một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng. - Liên hệ, mở rộng: Đoạn thơ giúp người đọc cảm nhận được những vẻ đẹp trong tâm hồn người chiến.