Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Nước Đại Việt ta" - Trường THCS Đào Dương

doc 10 trang nhungbui22 10/08/2022 2192
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Nước Đại Việt ta" - Trường THCS Đào Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_ngu_van_lop_8_van_ban_nuoc_dai_viet_ta_truong_thcs.doc
  • docNUOC DAI VIET TA- DA SUA..doc

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Nước Đại Việt ta" - Trường THCS Đào Dương

  1.  Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 8 Ngày soạn: 24/ 2/ 2013 Ngày dạy : / 3/ 2013 Tuần 26- Tiết 98- Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA ( Trích “ Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi ) A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, HS đạt được: 1- Kiến thức: - HS hiểu được sơ giản về thể cáo. - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo. - Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như một tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta thế kỉ XV - Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn biền ngẫu viết theo thể cáo. - Học tập kĩ năng lập luận, cách kết hợp lí lẽ và thực tiễn trong bài văn nghị luận. 3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc. B- Chuẩn bị: - GV: Kế hoạch bài học, chân dung Nguyễn Trãi, máy chiếu - HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. C- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, đọc diễn cảm, phân tích, hoạt động nhóm, dùng lời có nghệ thuật . D- Tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: 1phút. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: - Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức của HS về bài Hịch tướng sĩ - Phương pháp: Vấn đáp. - Thời gian: 3 phút. ? Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật VB Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn ? Hoạt động 3: Tổ chức dạy học bài mới: * Giới thiệu bài: Vừa rồi chúng ta đã nhắc lại một vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật VB Hịch tướng sĩ- một tác phẩm tỏa rạng " Hào khí Đông A". Hôm nay cô sẽ cùng các em tiếp cận với VB khác để hiểu thêm về tư tưởng và con người thời trung đại - VB Nước Đại Việt ta.  Đào Thị Chinh – Giáo viên trường THCS Đào Dương - Ân Thi Trang: 3
  2.  Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 8 * Nội dung dạy học cụ thể: - Mục tiêu: HS hiểu được những nét chính về tác giả Nguyễn Trãi, thấy được vị trí của văn chính luận trong sự nghiệp sáng tác của ông. Hiểu được sơ lược về thể cáo; đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài cáo. - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, dùng lời có nghệ thuật, hoạt động nhóm. - Thời gian : 35 phút. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I - Đọc và tìm hiểu chung: 1/ Tác giả: ? Em hãy nêu những hiểu biết về tác giả - Nguyễn Trãi (1380-1442 ), quê gốc ở Nguyễn Trãi ? Chí Linh, Hải Dương. - Ông có vai trò rất lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Nguyễn Trãi đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú bao gồm cả thơ và văn. - Tác phẩm tiêu biểu: + Bình Ngô đại cáo. + Quốc âm thi tập. + Quân trung từ mệnh tập. => Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, vị anh hùng dân tộc, một là danh nhân văn hoá thế giới. 2- Tác phẩm: "Bình Ngô đại cáo". * Hoàn cảnh sáng tác: ? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn - Năm 1428- khi cuộc kháng chiến chống cảnh nào? Minh của nghĩa quân Lam Sơn thắng lợi. * Nhan đề: Bình Ngô đại cáo: ? Em hiểu thế nào về nhan đề Bình Ngô Tuyên bố rộng rãi để mọi người cùng biết đại cáo ? sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh đã thắng lợi. ? Xác định thể loại của văn bản? * Thể loại: cáo. ? Dựa vào chú thích * trong SGK trình - Thể văn nghị luận cổ. bày những hiểu biết của em về thể cáo? - Cáo thường được các vua chúa hoặc thủ - GV: Cũng như chiếu và hịch, cáo là thể lĩnh dùng trình bày một chủ trương hay văn nghị luận cổ có tính chất hùng biện, do công bố kết quả một sự nghiệp để mọi đó lời lẽ thường đanh thép, lí luận sắc bén, người cùng biết. Cáo được viết theo lối văn kết cấu chặt chẽ, mạch lạc biền ngẫu.  Đào Thị Chinh – Giáo viên trường THCS Đào Dương - Ân Thi Trang: 4
  3.  Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 8 - Kết cấu chung của thể Cáo: 4 phần. * Kết cấu: - GV giới thiệu kết cấu của Bình Ngô đại + Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa. cáo . + Phần 2: Tố cáo tội ác, vạch trần âm mưu của giặc Minh. + Phần 3: Quá trình diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. + Phần 4: Tuyên bố độc lập, nêu bài học lịch sử. 3/ Đoạn trích " Nước Đại Việt ta": a/ Đọc và tìm hiểu chú thích: - GV hướng dẫn HS đọc: Giọng đọc trang trọng, hùng hồn, thể hiện niềm tự hào. Chú ý đến sự cân xứng, nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu. - GV đọc mẫu - HS đọc, nhận xét cách đọc. ? Em hiểu thế nào là: - "điếu phạt"? - " hào kiệt"? b/ Tìm hiểu chung: ? Đoạn trích nằm ở phần nào của tác * Vị trí: Nằm ở phần 1 của tác phẩm phẩm Bình Ngô đại cáo ? Bình Ngô đại cáo ( nhan đề là do người biên soạn đặt) ? Xác định nội dung chính của đoạn trích? * Nội dung : Nêu luận đề chính nghĩa. ? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? * Bố cục: 3 phần: Nêu giới hạn và nội dung của từng phần? - P1: Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa. - P2: 8 câu tiếp: Quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia, dân tộc. - P3: Chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng và quan niệm. ? Nhận xét về bố cục đoạn trích? -> Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ theo quan hệ nhân quả. II/ Phân tích:  Đào Thị Chinh – Giáo viên trường THCS Đào Dương - Ân Thi Trang: 5
  4.  Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 8 1/ Tư tưởng nhân nghĩa: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” yên dân: Làm cho dân được an ? Cốt lõi trong tư tưởng nhân nghĩa của Nhân nghĩa hưởng thái bình, hạnh phúc Nguyễn Trãi là gì? xác định mục đích vì dân, lấy ( Là yên dân và trừ bạo ) lợi ích của dân làm gốc. ? Em hiểu người dân mà tác giả nói tới là trừ bạo: Diệt trừ giặc Minh xâm ai? lược ( Người dân Đại Việt đang bị xâm lược) Xác định hành động diệt trừ kẻ ? Yên dân ở đây có nghĩa là gì ? Vậy mục bạo ngược để bảo vệ dân. đích nào đã được xác định? ? Muốn yên dân thì phải trừ bạo. Kẻ bạo ngược mà Nguyễn Trãi nói tới là kẻ nào? Trừ bạo" nghĩa là làm gì ? ? Hành động nào đã được xác định ? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả trong hai câu đầu? - Về cách sử dụng những từ ngữ "cốt ở", + Sử dụng những từ ngữ " cốt ở”, " trước " trước lo"? lo”.( "cốt ở”: cốt yếu, căn bản, cốt lõi; " trước lo”: trước hết, trước tiên, trên hết) -> Nhấn mạnh những việc cốt yếu và trước tiên cần phải làm. - Về lời văn ? Tác dụng ? + Lời văn cân xứng -> Diễn tả sự đồng thời của mục đích và hành động trong tư tưởng nhân nghĩa. ? Bằng cách lập luận này, Nguyễn Trãi đã => Khẳng định: cốt lõi của tư tưởng khẳng định điều gì? nhân nghĩa là diệt trừ giặc Minh xâm lược để nhân dân Đại Việt được an hưởng thái bình, hạnh phúc. - Thảo luận nhóm theo bàn: ? Dựa vào chú thích (1), hãy so sánh tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo (có điểm nào kế thừa và điểm phát triển) ? Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có + Thời gian 2 phút. sự kế thừa và phát triển: + Tổng hợp kết quả thảo luận: + Kế thừa: Lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc. + Phát triển: Nhân nghĩa gắn liền với yêu - GV bình: Là một nhà nho, một mặt nước chống xâm lược.  Đào Thị Chinh – Giáo viên trường THCS Đào Dương - Ân Thi Trang: 6
  5.  Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 8 Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa của Khổng Tử- Mạnh Tử( đó là việc lấy lợi ích của dân, của dân tộc làm gốc). Nhưng sự sáng tạo là ở chỗ ông đã gắn với hoàn hiện tại của đất nước chống giặc Minh, " nhân nghĩa" trở nên cụ thể hơn, thực tiễn hơn, gắn với hành động yêu nước chống xâm lược. Vì thế tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được mở rộng ra trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. 2- Quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc Đại Việt. ? Quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia, - Đại Việt có nền văn hiến lâu đời. dân tộc gồm nhiều yếu tố. Theo em yếu tố thứ nhất là gì ? ? Em hiểu "văn hiến " là gì? (là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp). ? Dựa vào đâu Nguyễn Trãi có thể khẳng định Đại Việt có nền văn hiến lâu đời ? - GV diễn giảng: Nguyễn Trãi đã dựa vào những truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Một trong những nét đẹp đó là những công trình kiến trúc. Đó là cố đô Hoa Lư của triều Đinh - Lê, là Chùa Một Cột triều Lí. Hay truyền thống học hành thi cử, những nhân tài ghi dấu trên những văn bia ở Văn miếu Quốc Tử Giám từ thời nhà Lí ? Yếu tố thứ hai trong quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc được thể hiện qua câu văn nào ? ? Em hiểu Nguyễn Trãi muốn khẳng định - Đại Việt có cương vực, lãnh thổ riêng. điều gì ? - GV : Ở vào thời khoa học chưa phát triển, người xưa có cách khẳng định riêng về cương vực, lãnh thổ : Thời Lí đã khẳng định cương vực lãnh thổ dựa vào thiên thư( sách trời). Sau này, lãnh thổ được đánh dấu bằng cột mốc, bằng bản đồ Và giờ đây Nguyễn Trãi lại khẳng định cương vực, lãnh thổ Đại Việt một lần nữa. ? Quốc gia, dân tộc theo quan niệm của - Đại Việt có phong tục tập quán riêng.  Đào Thị Chinh – Giáo viên trường THCS Đào Dương - Ân Thi Trang: 7
  6.  Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 8 Nguyễn Trãi còn thể hiện ở yếu tố nào? - Dựa vào sự chuẩn bị bài hãy cho biết thế nào là phong tục ? ( " phong tục" là thói quen đã ăn sâu vào đời sống XH, được mọi người công nhận và làm theo) - GV : Đại Việt có rất nhiều phong tục, tập quán đẹp như : Tục ăn trầu, tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết, tục chơi câu đối tết, tục nhuộm răng đen Tất cả đã làm nên nét riêng biệt, tạo nên bản sắc Đại Việt mà kẻ thù không thể đồng hóa. ? Yếu tố thứ tư trong quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện qua câu văn nào ? ( HS đọc) ? Em hiểu Nguyễn Trãi muốn khẳng định - Đại Việt có chế độ, chủ quyền riêng. điều gì ? - GV : chủ quyền là quyền làm chủ một nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. Đây là hình ảnh cố đô Hoa Lư, đánh dấu sự tồn tại của các triều đại Đinh-Lê ; đây là quốc kì triều Lí, còn đây là đồng tiền triều Trần Chúng ta có kinh đô riêng, có quốc kì riêng, có tiền tệ riêng Tất cả đã chứng tỏ sự tồn tại có chủ quyền của Đại Việt ta qua các thời kì lịch sử. ? Để hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã viết như thế nào ? ? Qua câu văn này, em hiểu Nguyễn Trãi - Đại Việt có truyền thống lịch sử riêng. muốn khẳng định điều gì ? ? Em đánh giá như thế nào về lời khẳng định của Nguyễn Trãi ? Hãy tìm một số minh chứng ? - GV : Lời khẳng định của Nguyễn Trãi là hoàn toàn có cơ sở. Lịch sử Đại Việt từng ghi dấu những chiến công hiển hách, đặc biệt là những chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng. Vẫn còn đây tên tuổi của những anh hùng hào kiệt đã làm nên lịch sử như Lí Thái Tổ, Trần Quốc Tuấn Tất cả đã làm dày thêm truyền thống lịch sử của dân tộc Đại Việt ta. ? Để nói về sự tồn tại của quốc gia, dân + Sử dụng những từ ngữ có tính khẳng  Đào Thị Chinh – Giáo viên trường THCS Đào Dương - Ân Thi Trang: 8
  7.  Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 8 tộc, Nguyễn Trãi đã sử dụng những từ định : ngữ như thế nào ? ( chú ý vào những . "từ trước", "vốn", " đã lâu"( khi chữ gạch chân) nói về nền văn hiến). . "đã chia", "cũng khác" (khi nói về lãnh thổ, về phong tục tập quán). . "bao đời", " mỗi bên", " một phương" (khi nói về chế độ chủ quyền). . "đời nào cũng có" ( khi nói về truyền thống lịch sử). - Đặc biệt là từ "đế" đã khẳng định . từ " đế" khẳng định vị thế của Đại điều gì ? Việt ta sánh ngang với đất nước Trung Quốc. ( Trước đây tác giả của Nam quốc sơn hà cũng đã viết: Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Giờ đây Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó: Mỗi bên xưng đế một phương. Rõ ràng, Hoàng đế Đại Việt cũng ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa và Đại Việt ta không phải là một nước chư hầu như Trung Hoa thường nghĩ. - Tất cả những từ ngữ trên đã góp phần -> Thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn thể hiện điều gì ? có, lâu đời và vị thế đáng tự hào của nước Đại Việt độc lập, tự chủ. ? Nhận xét về cách đưa dẫn chứng? + Đưa dẫn chứng linh hoạt: lúc liệt kê ( khi nói về các quan niệm, các triều đại), khi đối sánh ( Đại Việt với các triều đại phong kiến phương Bắc) -> tạo sự thuyết phục. ? Nhận xét về kiểu câu văn ? - Câu văn biền ngẫu cân xứng tạo nên giọng văn hùng hồn, hào sảng. ? Với cách lập luận trên Nguyễn Trãi => Khẳng định: nước Đại Việt có đầy khẳng định như thế nào về chủ quyền đủ những yếu tố căn bản để tồn tại độc dân tộc Đại Việt ? lập có chủ quyền. Đó là một chân lí. - GV chiếu văn bản Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam), Cho HS đọc lại văn bản ? Những yếu tố nào về quốc gia dân tộc Quan niệm về quốc Quan niệm về quốc  Đào Thị Chinh – Giáo viên trường THCS Đào Dương - Ân Thi Trang: 9
  8.  Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 8 được nói đến trong bài Nam quốc sơn gia, dân tộc trong gia dân tộc trong hà? Nam quốc sơn hà Nước Đại Việt ta - Có chế độ, chủ - Có nền văn hiến lâu quyền riêng. đời. - Có cương vực lãnh - Có cương vực lãnh thổ riêng. thổ riêng. - Có phong tục tập quán riêng. - Có chế độ, chủ quyền riêng. - Có truyền thống lịch sử riêng. ? Nhận xét quan niệm của Nguyễn Trãi? -> Quan niệm về quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc trong Nam quốc sơn hà. ? Quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi có sự tiếp nối ở điểm nào ? - Sự tiếp nối: Những yếu tố về chế độ, chủ quyền; cương vực; lãnh thổ có trong Sông núi nước Nam được Nguyễn Trãi khẳng định lại. - Phát triển ở điểm nào? - Sự phát triển: + Bởi tính toàn diện: ở Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi bổ sung thêm ba yếu tố ( nền văn hiến, phong tục, truyền thống lịch sử). + Bởi sự sâu sắc: Bao gồm không chỉ cương vực lãnh thổ, chế độ chủ quyền mà Nguyễn Trãi đề cao giá trị tinh thần như ý thức về văn hiến, truyền thống lịch sử, tài năng của con người - GVKL: Chính vì sự toàn diện và sâu Nước Đại Việt ta được coi là bản sắc trong quan niệm mà Nước Đại Việt tuyên ngôn độc lập, khơi dậy niềm tự ta được coi là văn kiện lịch sử, bản tôn dân tộc. tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta. 3- Chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng và quan niệm. ? Để chứng minh cho sức mạnh của - Lưu Cung (vua Nam Hán): thất bại. nguyên lí nhân nghĩa và chân lí độc lập - Triệu Tiết (tướng nhà Tống): tiêu vong. dân tộc, Nguyễn Trãi đã đưa ra những - Toa Đô (tướng nhà Nguyên): bị bắt ở dẫn chứng nào? Hàm Tử. - Ô Mã Nhi (tướng nhà Nguyên): bị giết  Đào Thị Chinh – Giáo viên trường THCS Đào Dương - Ân Thi Trang: 10
  9.  Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 8 ở sông Bạch Đằng. ? Hãy nhận xét về: - Giọng văn trong đoạn này? + Giọng văn: thay đổi linh hoạt lúc châm biếm, mỉa mai( khi nói về sự thảm bại của Lưu Cung, Triệu Tiết), khi hả hê sảng khoái( khi nói đến chiến thắng ở Cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng), lúc khẳng định đanh thép (khi khẳng định chứng cớ)-> tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn. - Cách đưa dẫn chứng có gì đặc biệt? + Liệt kê dẫn chứng theo thứ tự thời gian Tác dụng của cách đưa dẫn chứng đó? tạo chứng cớ hùng hồn về sự thất bại của kẻ thù. ? Với cách lập luận đó Nguyễn Trãi đã => + Khẳng định sức mạnh to lớn của khẳng định điều gì? chính nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc : - Chúng ta có sức mạnh của chân lí, chính nghĩa nên thắng lợi là tất yếu. - Kẻ xâm lược làm trái lẽ phải, đi ngược lại chân lí, nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. ? Đoạn văn khơi dậy trong chúng ta điều + Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, gì? làm nức lòng quân dân Đại Việt. III- Tổng kết: 1- Nghệ thuật: - Quan sát toàn bộ văn bản và căn cứ thêm vào các từ "Từng nghe", từ "vậy nên", nhận xét về mối quan hệ giữa các phần? ? Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? - Về cách lập luận? - Lập luận theo lối nhân quả, chặt chẽ, có sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng thực tiễn. - Kiểu câu văn ? - Câu văn biền ngẫu, các biện pháp đối sánh, liệt kê, được sử dụng có hiệu quả. - Giọng văn ? - Giọng văn thay đổi linh hoạt: Khi hào sảng, khi mỉa mai, lúc đanh thép. 2- Nội dung - ý nghĩa:  Đào Thị Chinh – Giáo viên trường THCS Đào Dương - Ân Thi Trang: 11
  10.  Giáo án dự thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn 8 ? Với những thủ pháp nghệ thuật trên, Đoạn trích thể hiện quan niệm, tư tưởng văn bản thể hiện được điều gì ? tiến bộ của Nguyễn Trãi về quốc gia, dân tộc. Văn bản có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố - Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học. - Phương pháp: Khái quát bằng sơ đồ tư duy, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 5 phút + GV khái quát trình tự lập luận bằng sơ đồ tư duy. + GV khuyến khích hs vẽ sơ đồ tư duy. Hoạt động 5: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: 1 phút - Học thuộc lòng đoạn trích, phân tích lại để nắm chắc nội dung bài học. - Chuẩn bị: Bàn luận về phép học.  Đào Thị Chinh – Giáo viên trường THCS Đào Dương - Ân Thi Trang: 12