Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

doc 13 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 920
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021_tru.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2020-2021 MA TRẬN KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 1. Đọc – hiểu: 3.0 đ .2. Vận dụng: 2.0 đ 3.Vận dụng cao: 5.0 đ - Phần văn bản: 2.0 đ - Đặt câu theo yêu cầu (sử - Thuyết minh về sự + Phương thức biểu đạt; dụng: câu ghép, từ loại, từ vật. + Nội dung, ý nghĩa văn bản; tượng hình, từ tượng + Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản; thanh, ); ý nghĩa nhan đề; - Hiệu quả diễn đạt của + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. biện pháp tu từ (nói quá, + Đặc điểm nhân vật; nói giảm nói tránh) - Tiếng Việt: 1.0 đ + Trường từ vựng; + Từ loại: thán từ, trợ từ, tình thái từ + Câu ghép và quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu + Biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN BẢN 1. Truyện kí Việt Nam 1930-1945 Tác Tác giả Thể PTBĐ Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa phẩm loại văn bản 1. Tôi đi Thanh Truyện Tự sự - Tự sự kết hợp miêu tả - Trong cuộc đời của Buổi tựu học Tịnh ngắn và biểu cảm với những mỗi con người, kỉ trường đầu (1941) (1911- rung động tinh tế, chân niệm trong sáng của tiên sẽ mãi 1988) thực diễn biến tâm tuổi học trò, nhất là không thể trạng của ngày đầu tiên buổi tựu trường đầu nào quên đi học. tiên thường được ghi trong kí ức - Sử dụng ngôn ngữ nhớ mãi. của nhà văn giàu yếu tố biểu cảm, - Tâm trạng, cảm xúc Thanh Tịnh. hình ảnh so sánh độc của nhân vật tôi trong đáo ghi lại dòng liên ngày đầu tiên đi học tưởng, hồi tưởng của (hồi hộp, bỡ ngỡ ) nhân vật tôi. - Giọng điệu trữ tình trong sáng. 2. Nguyên Hồi kí Tự sự - Tạo dựng được mạch - Nỗi cay đắng, tủi Tình mẫu tử Trong Hồng (trích) truyện, mạch cảm xúc cực và tình yêu là mạch lòng mẹ (1918- tự nhiên, chân thực. thương mẹ mãnh liệt nguồn tình cảm không (trích 1982) - Kết hợp lời văn kể của bé Hồng khi xa bao giờ vơi 1
  2. Hồi kí chuyện với miêu tả và mẹ, khi được nằm trong tâm Những biểu cảm tạo nên những trong lòng mẹ. hồn con ngày thơ rung động trong lòng người. ấu) độc giả. - Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật. 3. Tức Ngô Tiểu - Tạo tình huống truyện - Vạch trần bộ mặt tàn Với cảm nước vỡ Tất Tố thuyết có tính kịch ‘Tức nước ác bất nhân của chế độ quan nhạy bờ (1893- (Trích) vỡ bờ” thực dân nửa phong bén, nhà văn Ngô Tất Tố (Trích 1954) - Kể chuyện, miêu tả kiến, tố cáo chính sách đã phản ánh tiểu nhân vật chân thực, thuế khóa vô nhân đạo hiện thực về thuyết sinh động qua ngoại đã đẩy người nông sức phản Tắt đèn) Tự sự hình, ngôn ngữ, hành dân vào tình cảnh vô kháng mãnh động nhân vật. cùng cực khổ, khiến liệt chống lại họ phải liều mạng áp bức của chống lại. những người nông dân - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hiền lành, hồn của người phụ nữ chất phác. nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. 4. Lão Nam - Kết hợp các phương - Số phận đau thương Văn bản Hạc Cao thức biểu đạt, văn bản của người nông dân thể hiện (Nam (1915- thể hiện được chiều sâu trong xã hội cũ và phẩm giá của Cao) 1951) tâm lí nhân vật với diễn phẩm chất cao quí người nông Truyện biến tâm trạng phức tiềm tàng của họ. dân không ngắn Tự sự tạp. - Truyện cho thấy tấm thể bị hoen ố (trích) - Sử dụng ngôn ngữ lòng yêu thương, trân cho dù phải hiệu quả, lối kể chuyện trọng của tác giả với sống trong khách quan, xây dựng người nông dân. cảnh khốn hình tượng nhân vật cùng. chân thực. 2. Thơ Việt Nam: Tác phẩm Tác giả Thể thơ Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa văn bản 1. Đập đá ở Phan Châu Thất ngôn - Bút pháp lãng Hình tượng lẫm Nhà tù của đế quốc Côn Lôn Trinh bát cú mạn. liệt ngang tàng thực dân không thể (1872- Đường luật - Giọng điệu hào của người anh khuất phục ý chí, nghị lực và niềm 2
  3. 1926) hùng. hùng cứu nước dù tin lí tưởng của gặp bước nguy người chiến sĩ cách nan nhưng vẫn mạng. không hề sờn lòng đổi chí. 3. Văn học nước ngoài: Tác Tác giả Thể loại PTBĐ Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa phẩm văn bản 1. Cô An- Truyện Tự sự - Miêu tả rõ nét cảnh Số phận đáng thương Truyện thể bé bán đéc-xen ngắn ngộ và nỗi cực khổ của em bé bán diêm. hiện niềm diêm (1805- của em bé bằng Qua đó thương cảm 1875) những chi tiết, hình thể hiện lòng thương sâu sắc của ảnh đối lập. cảm sâu sắc của tác nhà văn đối - Sắp xếp trình tự sự giả với em bé bất với những số việc nhằm khắc họa hạnh. phận bất tâm lí em bé trong hạnh. cảnh ngộ bất hạnh. - Sáng tạo trong cách kể chuyện. 2. O Hen- Truyện Tự sự - Xây dựng truyện - Là câu chuyện cảm Chiếc lá cuối Chiếc ri ngắn với nhiều tình tiết động về tình yêu cùng là câu lá cuối (1862- hấp dẫn, sắp xếp thương giữa những chuyện cảm động về tình cùng 1910) chặt chẽ khéo léo người nghệ sĩ nghèo. yêu thương - Kết cấu đảo ngược Qua đó tác giả thể giữa những tình huống hai lần hiện quan niệm của người nghệ sĩ gây hứng thú, hấp mình về mục đích của nghèo. Qua dẫn. sáng tạo nghệ thuật đó tác giả thể chân chính: vì sự sống hiện quan của con người. niệm của mình về mục - Câu chuyện làm cho đích của sáng chúng ta rung cảm tạo nghệ trước tình yêu thương thuật. cao cả giữa những con người nghèo khổ. 4. Văn bản nhật dụng: Văn bản Đề tài PTBĐ Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa văn bản 1. Thông Bảo vệ Thuyết - Văn bản giải thích Văn bản đã làm sáng tỏ Nhận thức về tác tin về môi minh kết rất đơn giản, ngắn về tác hại của việc dùng dụng của một hành Ngày trường hợp với gọn mà sáng tỏ về bao bì ni lông, về lợi động nhỏ, có tính khả thi trong việc Trái Đất nghị luận tác hại của việc ích của việc giảm bớt bảo vệ môi trường năm 2000 dùng bao bì ni chất thải ni lông đã gợi Trái Đất. (Theo tài lông, về lợi ích của cho chúng ta những 3
  4. liệu của việc giảm bớt chất việc có thể làm ngay để sở KH- thải ni lông. cải thiện môi trường công nghệ - Ngôn ngữ diễn sống, để bảo vệ Trái Hà Nội) đạt sáng tỏ, chính Đất - ngôi nhà chung xác, thuyết phục. của chúng ta. 2. Ôn Phòng Nghị - Kết hợp lập luận Giống như ôn dịch, nạn Với những phân dịch, chống luận và chặt chẽ, dẫn nghiện thuốc lá rất dễ lây tích khoa học, tác thuốc lá thuốc lá thuyết chứng sinh động lan và gây những tổn thất giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc (Nguyễn minh với thuyết minh cụ to lớn cho sức khỏe và lá đối với đời sống Khắc thể, phân tích trên tính mạng con người => con người, từ đó viện) cơ sở khoa học. Từ đó phê phán và kêu phê phán và kêu - Sử dụng thủ pháp gọi mọi người ngăn chặn gọi mọi người ngăn so sánh để thuyết tệ nạn hút thuốc lá. ngùa tệ nạn hút minh một cách thuốc lá. thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội. 3. Bài Hạn chế Nghị - Sự kết hợp các Đất đai không sinh Văn bản nêu lên toán dân sự bùng luận kết phương pháp so thêm, con người lại vấn đề thời sự của số nổ gia hợp tự sánh, dùng số liệu, ngày càng nhiều lên gấp đời sống hiện đại: Dân số và tương lai (Thái An) tăng dân sự, phân tích. bội. Nếu không hạn chế của dân tộc, nhân số thuyết - Lập luận chặt chẽ. sự gia tăng dân số thì loại. minh. - Ngôn ngữ khoa con người sẽ tự làm hại học, giàu sức chính mình. Từ câu thuyết phục. chuyện một bài toán sổ về cấp số nhân, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển. • Yêu cầu học sinh nắm: + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản; ý nghĩa nhan đề; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. + Đặc điểm nhân vật; II. PHẦN TIẾNG VIỆT Bài học Khái niệm – Công dụng Ví dụ 4
  5. 1. Trường Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét nghĩa chung. Trường từ vựng về người: từ vựng Lưu ý: - Bộ phận của người: đầu, cổ, - Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng thân, nhỏ hơn. - Hình dáng của người: cao, - Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại. thấp, gầy, béo, - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác - Hoạt động của người: đi, nhau. chạy, nói, cười, - Trong thơ văn hay cuộc sống, thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (nhân hóa, so sánh) Tác giả đã chuyển những từ in đậm từ trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”. 2. Từ - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, VD: Chiếc xe của chúng tôi tượng hình, trạng thái của sự vật. bò chậm chập trên con đường từ tượng Vd: lòng khòng, ngất ngưởng, ngoằn ngoèo, tha thướt ngoằn ngoèo, khúc khuỷu. thanh - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của VD: Tiếng nước chảy róc con người. rách bên khe suối. Vd: ầm ầm, thánh thót, róc rách * Công dụng: Từ tượng hình và từ tượng thanh có giá trị gợi tả và biểu cảm cao, thường được dùng nhiều trong văn miêu tả và tự sự. 3. Từ ngữ – Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) VD: O (cô), bầm (mẹ) địa phương địa phương nhất định. (Trung Bộ) và biệt ngữ xã hội. – Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng VD: Học sinh: gậy, ngỗng, lớp xã hội nhất định. trứng, phao, 4.Trợ từ - Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ khác trong câu để VD: Chiếc mũ này giá những (từ loại) nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự vật được năm mươi nghìn đồng. nói đến ở từ ngữ đó. (Ngay, chính, đích thị, những, ) 5. Thán từ - Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói VD: Chao ôi! Thầy nó chỉ (từ loại) hoặc dùng để gọi đáp (ái, ôi, chao ôi, trời, trời ơi, hỡi, vâng, nghĩ lẩn thẩn sự đời. dạ, ạ, ) VD: Em chào cô ạ! - Thán từ thường dùng ở đầu câu và có thể được tách thành một câu độc lập. * Thán từ gồm hai loại: - Bộc lộ cảm xúc: ái, ôi, chao ôi, trời, trời ơi, hỡi, - Gọi đáp: vâng, dạ, ạ, 6. Tình thái - Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu từ (từ loại) khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. VD: Anh đọc xong cuốn sách + Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả,hử,chứ,chăng, này rồi à? + Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với, VD: Con nín đi! + Tình thái từ cảm thán: thay, sao, VD: Tội nghiệp thay con bé! + Tình thái từ biểu thị tình cảm cảm xúc: ạ, nhé, cơ, mà VD: Con nghe thấy rồi ạ! 5
  6. Lưu ý: Sử dụng TTT cần phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm) Cách sử dụng: Khi nói hoặc viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm, ) 7. BPTT: - Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của VD: Cày đồng đang buổi ban Nói quá sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, trưa. tăng sức biểu cảm. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. 8. BPTT: - Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, VD: Nói giảm, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô - Chị ấy không còn trẻ lắm. nói tránh tục, thiếu văn hóa. - Xin đừng hút thuốc trong phòng! 9. Câu - Là câu do hai hoặc nhiều cụm từ chủ vị không bao chứa ghép nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị là một vế câu. * Có hai cách nối vế câu: @ Dùng những từ có tác dụng nối: + Nối bằng một QHT. VD: Mây đen kéo kín bầu trời và gió giật từng cơn. + Nối bằng một cặp QHT. VD: Vì trời không mưa nên cánh đồng thiếu nước. + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ đi đôi với nhau. VD: Mặt trời càng lên cao, gió càng thổi mạnh. @ Không dùng từ nối: Các vế câu thường sử dụng dấu phẩy, dấu hai chấm. VD: Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép: - Nguyên nhân– kết quả: Vì nên, Tại nên, Bởi vì cho - Vì trời mưa nên đường lầy nên . lội. - Điều kiện (giả thiết): Nếu, giá, hễ .thì - Nếu tôi học giỏi thì ba mẹ - Tương phản: Tuy nhưng, Mặc dù nhưng, ; mà, sẽ rất vui lòng. - Tăng tiến: càng càng, - Dù trời mưa nhưng tôi vẫn - Lựa chọn: hay, hoặc đi học. - Bổ sung: không những mà còn; và - Tôi càng dỗ, nó càng khóc. - Tiếp nối: rồi, sau đó . - Tôi đi hay anh đi? - Đồng thời: còn - Chị ngồi im và chị khóc. - Giải thích: ngăn cách bởi dấu hai chấm. - Tôi đi trước rồi nó theo sau. . - Mẹ đi làm còn tôi đi học. Lưu ý: Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế - Lòng tôi đang có sự thay đổi câu, cần: lớn: hôm nay, tôi đi học. - Dựa vào QHT - Dựa vào ngữ cảnh ➢ Yêu cầu hs nắm được: + Trường từ vựng; 6
  7. + Từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ) + Câu ghép và quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. + Biện pháp tu từ (nói quá, nói giảm nói tránh) + Đặt câu theo yêu cầu (sử dụng: câu ghép, từ loại, từ tượng hình, từ tượng thanh ); + Hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (Văn thuyết minh) Đề 1: Thuyết minh đồ dùng mà em thích (đồ dùng học tập: bút bi, bút chì, thước, ; đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: phích nước, đèn chiếu sáng, tivi, nón bảo hiểm, ; đồ dùng cá nhân: mũ, đôi dép, điện thoại, ) a. Mở bài: Giới thiệu khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó. b. Thân bài: Trình bày chi tiết: - Nguồn gốc (có thể không), phân loại - Đặc điểm (cấu tạo) - Công dụng (ý nghĩa) - Cách chăm sóc (bảo quản.) c. Kết bài: Cảm nghĩ về đồ dùng. Đề 2: Thuyết minh về một loài cây, hoa hay quả (cây lúa, cây dừa, cây tre, hoa hồng, hoa mai, hoa cúc, quả dưa hấu, quả thơm, ) a. Mở bài: Giới thiệu cây, hoa hoặc quả mà em thích. b. Thân bài: Giới thiệu chi tiết: - Nguồn gốc, xuất xứ - Đặc điểm: Thân, rễ, lá, cành, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, hình dáng hoa, quả, màu sắc, hương thơm, - Công dụng (ý nghĩa): + Vật chất + Tinh thần - Cách chăm sóc, bảo quản c. Kết bài: Nhấn mạnh giá trị của cây hoa (quả) và bày tỏ thái độ của mình (yêu quý , ) Đề 3: Thuyết minh về một con vật nuôi (trâu, chó, mèo, ) a. Mở bài: Giới thiệu về con vật nuôi (thường bằng một câu định nghĩa). b. Thân bài: Giới thiệu chi tiết: - Nguồn gốc, giống loài - Đặc điểm của con vật nuôi. - Lợi ích của vật nuôi - Nêu cách nuôi; cách chăm sóc: phòng dịch, tiêm chủng, c. Kết bài: Cảm nghĩ về vật nuôi. B. LUYỆN TẬP I. BÀI TẬP ĐỌC HIỂU Câu1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Một người đàn ông đang gánh chạn bát qua đường. Đi qua đoạn dốc, quang gánh nghiêng, một chiếc bát trượt xuống đường và vỡ nát. Ông lão cứ thế đi tiếp mà không hề ngoảnh đầu lại nhìn. Thấy lạ, người đi đường 7
  8. bèn nói: “Ông lão ơi, sao bát rơi vỡ mà ông chẳng hề hay biết?”. Ông lão trả lời: “Ta biết chứ, nhưng dẫu sao nó đã vỡ rồi, có tiếc nuối hay không cũng có được gì đâu.” 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. 1.2. Nêu nội dung chính của văn bản. 1.3. Văn bản trên muốn nhắn nhủ đến chúng ta điều gì? 1.4. Đặt nhan đề cho văn bản trên. 1.5. Từ thông điệp của văn bản, hãy nêu hai biểu hiện (hoặc hành động) khiến cho em có thể sống vui mỗi ngày. 1.6. Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu ý nghĩa của thán từ ấy. 1.7. Xác định một câu ghép trong văn bản và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép đó. 1.8. Chỉ ra các từ thuộc trường từ vựng “hoạt động của người” trong văn bản trên. Câu 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ”. (Trích lão Hạc – Nam Cao) 2.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. 2.2. Đoạn văn trên viết về nội dung gì? 2.3. Xác định từ loại của các từ in đậm và nêu công dụng của các từ loại ấy. 2.4. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn và nêu tác dụng. 2.5. Xác định một câu ghép và nêu quan hệ ý nghĩa các vế của câu ghép đó. 8
  9. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG BT1: Đặt câu theo yêu cầu: câu ghép, từ loại a. Các vế trong câu ghép thường có những mối quan hệ ý nghĩa nào? Ở mỗi mối quan hệ ý nghĩa đó, em hãy đặt câu và xác định cụm C-V của các câu ghép em vừa đặt. b. Đặt câu: - Đặt câu có dùng trợ từ nêu lên tác hại của việc sử dụng bao bì ni-lông hoặc tác hại của nạn nghiện thuốc lá. - Đặt câu có dùng thán từ bộc lộ tình cảm của em với một người thân. - Đặt câu có dùng tình thái từ khi giao tiếp với thầy cô giáo. BT2: Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các câu sau: a. “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn”. b. Chị Dậu vừa nói vừa mếu: - Thôi u không ăn để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa nay nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. 9
  10. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. d. “Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.” C. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA- NĂM HỌC 2016-2017 Câu 1: a. Kể tên và nêu đề tài của một văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 8, học kì 1? b. Vì sao nhân vật Xiu (trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng – O Hen-ri) lại nói rằng Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men? Câu 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi! Họ vừa bắt xong. - Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc ” (Nam Cao, Lão Hạc) a. Xác định từ loại cho từ in đậm trong đoạn trích trên? b. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng trong đoạn trích? c. Xác định và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của một câu ghép có trong đoạn trích? d. Tìm ba từ thuộc trường từ vựng trạng thái, cảm xúc có trong đoạn trích trên? Câu 3: Hoa quả ngày Tết thật phong phú. 10
  11. Em hãy giới thiệu một loại quả ngày Tết mà em am hiểu. ĐỀ KIỂM TRA- NĂM HỌC 2017-2018 Câu 1: Nêu tên tác giả - thể loại cho phù hợp với từng văn bản (đoạn trích) sau: Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. Câu 2: Đọc đoạn trích sau: Trong những giây phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi nhắc lại: - Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ. Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) a. Xác định từ loại của từng từ in đậm và nêu ý nghĩa của nó. b. Chỉ ra một từ tượng hình và một từ tượng thanh trong đoạn trích trên. c. Xác định và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của một câu ghép trong đoạn trích. Câu 3: Tết đến xuân về, muôn hoa đua nhau khoe sắc. Hãy giới thiệu một loài hoa được ưa thích trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. ĐỀ KIỂM TRA- NĂM HỌC 2018-2019 Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: NGƯỜI ĂN XIN “ Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. 11
  12. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. ( Theo Tuốc-ghê-nhép) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên. 1.2. Tìm một câu ghép có ở đoạn văn trên. 1.3. Xác định từ loại cho các từ in đậm trên. 1.4. Tìm trong văn bản trên những từ thuộc trường từ vựng “ Bộ phận cơ thể người”. Câu 2: 2.1. Đặt một câu có thành ngữ dùng biện pháp nói quá. 2.2. Một lần, em đã đi học muộn làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp. Hãy cho biết lí do em đi học muộn bằng một câu ghép. Câu 3: Thuyết minh về một đồ dùng sinh hoạt trong gia đình mà em am hiểu nhất. ĐỀ KIỂM TRA- NĂM HỌC 2019-2020 Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Cuộc sống chúng ta sẽ khô cằn biết bao nếu tâm hồn ta không có tình yêu thương. Tình yêu thương có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Nó là tiếng nói đồng vọng kết nối biết bao trái tim con người. Chính những tình cảm này đã mang đến cho cuộc đời nhiều tấm lòng cao đẹp và giàu đức hi sinh. Họ hi sinh cả mạng sống của mình để mang đến sự sống cho người khác mà tiêu biểu cho điều này là cụ Bơ-men.” (Kiệt tác của tình thương - Phạm Nguyễn Phương Dung) 1.1. Đoạn văn trên có nhắc đến nhân vật Bơ-men. Nhân vật này ở tác phẩm nào, tác giả là ai? 1.2. Đoạn trích trên nói về giá trị của tình yêu thương. Hãy nêu ngắn gọn một chi tiết (sự việc) tiêu biểu trong các truyện (đoạn trích) mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 8 HK1 thể hiện điều này. 1.3. Tìm một câu ghép có trong đoạn văn trên, cho biết mối quan hệ giữa các vế. Câu 2: Thực hiện theo những yêu cầu sau: 2.1. Viết một câu có sử dụng phép nói giảm nói tránh nhận xét một biểu hiện (việc làm/ hành động) chưa tốt của bạn. 2.2. Đặt một câu trong đó sử dụng một tình thái từ với ý phân trần, giải thích. Câu 3: Với học sinh, trong những năm tháng đến trường, bộ đồng phục đã trở nên rất thân quen, gắn bó. Hãy giới thiệu bộ đồng phục của trường em. 12
  13. ĐỀ KIỂM TRA THỬ Câu 1 (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi: - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu! Rồi hai con mắt của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. (Trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) 1.1. Đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt chính nào? 1.2. Qua đoạn trích trên, giúp em hiểu gì về tình cảm của Hồng đối với mẹ? Hãy chỉ ra một chi tiết biểu hiện tình cảm đó của Hồng? 1.3. Kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 – học kì 1 (Nêu rõ tên văn bản, tên tác giả). 1.4. Chỉ ra các cụm C – V và xác định một quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau: Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Câu 2 (2.0 điểm): Đặt câu theo yêu cầu sau: 2.1. Một câu có thán từ về đề tài môi trường. Nêu tác dụng của thán từ trong câu văn đó. 2.2. Một câu có tình thái từ về đề tài giao thông. Nêu tác dụng của tình thái từ trong câu văn đó. Câu 3 (5.0 điểm) : Giới thiệu về một dụng cụ học tập của học sinh. (bút bi, bút máy, chiếc cặp, thước, ). HỌC SINH CHÚ Ý BÁM SÁT ĐỊNH HƯỚNG KIỂM TRA VÀ LÀM PHẦN LUYỆN TẬP 13