Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 5: Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí

ppt 20 trang thienle22 4640
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 5: Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_bai_5_van_ban_hoang_le_nhat_thong_chi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 9 - Bài 5: Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí

  1. I. Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả: - Là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng tả Thanh Oai , nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Du và Ngô Thì Chí đều làm quan. 2/ Tác phẩm: + Viết bằng chữ Hán + Ghi chép về sự thống nhất của vương triều Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê. + Có thể xem đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hôì( Gồm 17 hồi) . Văn bản sgk là hồi 14: Đánh Ngọc Hồi quân Thanh thua trận- Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài
  2. 3- Bố cục : Ba phần - Phần 1: Từ đầu - “Năm Mậu Thân 1778” : Nhận tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, cầm quân ra Bắc. - Phần 2: “Vua Quang Trung kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng vẻ vang. - Phần 3 : Còn lại Thảm bại của bè lũ bán nước, cướp nước. 4. Đại ý: Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước, hại dân. 5. Tóm tắt văn bản;
  3. Quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về vùng núi Tam Điệp. Được tin Quang Trung rất giận, bèn họp tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng nghe mọi người đến họp khuyên Ông đã lên ngôi vua ở Phú Xuân, tự đốc xuất đại binh nhằm ngày 25 tháng Chạp năm 1788 tiến quân ra Bắc diệt Thanh. Dọc đường vua Quang Trung cho kén thêm quân lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng Chạp. Hẹn đến ngày mùng 7 Tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đấy, khiến quân Thanh đại bại. Ngày mùng 3 Tết quân Tây Sơn công phá đồn Hà Hồi, sáng sớm ngày mùng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi, trưa mùng 5 Tết tiến binh đến Thăng Long. Tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến vội vã chạy trốn theo.
  4. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. a. Con người mạnh mẽ, quyết đoán. - Giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân để đánh đuổi chúng. - Nghe lời tướng sĩ lên ngôi hoàng đế, đốc quân ra Bắc. - Tổ chức hành quân thần tốc. - Tuyển binh, duyệt binh lớn ở Nghệ An. - Dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc
  5. b. Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, cú tầm nhìn xa trông rộng, có ý chí quyết chiến, quyết thắng. - Sáng suốt trong việc phân tích thời cuộc và thế tương quan giữa ta và địch. + Khẳng định chủ quyền " đất nào sao ấy“. + Nêu bật dó tâm của giặc. + Nhắc lại truyền thống chống giặc. + Kêu gọi quân lính. + Kỉ luật nghiêm. - Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán, dùng người . - Mở tiệc khao quân, hẹn mồng 7 tháng giêng vào Thăng Long ăn mừng.
  6. 1. Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ: b. Trong việc dùng binh - 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân (Huế) - Một tuần sau đã ra đến Tam Điệp cách Huế 500 km. - 30 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long mà tất cả đều đi bộ. - 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, thực tế vượt mức 2 ngày. - Chiều mùng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu, đoàn quân đã tiến vào kinh thành Thăng Long .=> Vị tướng mưu lược, kì tài.
  7. d. Cách đánh giặc - Bắt gọn quân do thám. - Đánh nghi binh. - Dùng đội quân cảm tử khiêng ván - Lùa voi giày đạp. Quang Trung là vị vua yêu nước, sáng suốt có tài cầm quân. là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
  8. Cuộc tấn công thần tốc, bất ngờ và chắc thắng
  9. 2. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước. a. Hình ảnh bọn cướp nước - Mấy ngày tết chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui chơi, không đề phòng cảnh giác. - Tướng: sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao. - Quân: Tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống chết rất nhiều, sông Nhị Hà tắc nghẽn. -> thảm bại Do: + Chủ quan khinh địch, kiêu căng. + Chiến đấu không vì mục đích chính nghĩa + Quân Tây Sơn quá hùng mạnh.
  10. b. Số phận của bọn vua tôi . - Vội vã rời bỏ cung điện đem mẹ chạy theo Tôn Sĩ Nghị, cướp cả thuyền của dân để qua sông. - Bị Nghị bỏ rơi Thu nhặt tàn quân kéo về. >thảm hại - phản nước, hại dân.
  11. * Nghệ thuật: Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động. Cả 2 cuộc tháo chạy đều tả thực, với những chi tiết cụ thể, những âm hưởng khác nhau. - Đoạn miêu tả quân Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả - thể hiện sự hả hê sung sướng của người thắng trận. - Đoạn miêu tả vua Lê Chiêu Thống: nhịp điệu chậm hơn, âm hưởng có phần ngậm ngựi chua xót. * Nghệ thuật: Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động. Cả 2 cuộc tháo chạy đều tả thực, với những chi tiết cụ thể, những âm hưởng khác nhau. - Đoạn miêu tả quân Thanh: nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả - thể hiện sự hả hê sung sướng của người thắng trận. - Đoạn miêu tả vua Lê Chiêu Thống: nhịp điệu chậm hơn, âm hưởng có phần ngậm ngựi chua xót.
  12. Bài tập 1/ Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có ý nghĩa là gì? A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước. B. ý chí thống nhất đất nước của vua Lê. C.C Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước. D. ý chí trước sau như một của vua Lê.
  13. 2. Câu nào nói đúng nhất nội dung của Hồi thứ mười bốn? A. Ca ngợi hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh. C. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. D.D Cả A, B, C đều đúng.
  14. 3/ Nội dung chính của câu văn sau là gì? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. A.A Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc. B. Thể hiện niềm tin vào ông trời của Nguyễn Huệ. C. Thể hiện niềm tự hào về non sông đất nước của Nguyễn Huệ. D. Cả A, B, C đều đúng.
  15. 4. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người? AA. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An. C. Thân chinh cầm quân ra trận. D. Sai mở tiệc khao quân.
  16. III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK IV. Luyện tập: Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mùng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789).
  17. HOÀNG ÐẾ QUANG TRUNG: MỘT ÐẠI ANH HÙNG DÂN TỘC Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng ,lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng . Là đại anh hùng dân tộc, vì những phẩm chất và công trạng phi thường của vua Qung Trung như đã được lịch sử ghi nhận và đánh giá, đã là niềm kiêu hãnh và tự hào chung cho dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ. Vì tất cả công trạng và phẩm chất ấy của vua Quang Trung đã tận hiến cho dân, cho nước, cho dân tộc và cho Tổ quốc Việt nam. Tiếc thay nhân tài bạc mệnh, vua Quang Trung mới trị vì được bốn năm thì băng hà, ở vào tuổi đời 40 (1752-1792). Vua Quang Trung mất sớm là một mất mát lớn lao cho dân, cho nước, và cho lịch sử Việt nam. Bởi vì, những cải cách sáng tạo về nội trị có tính cách mạng đầy triển vọng mới bắt đầu, và ý định đánh Tàu đòi đất (Lưỡng Quảng) chưa kịp thực hiện, thì vua Quang Trung đã mất. Vì vậy, đã có giả định rằng, nếu vua Quang Trung sống lâu hơn, chắc chắn lịch sử Việt nam đã ghi được nhiều điểm son rất đáng tự hào trong triều đại Nhà Tây sơn Giả định này có cơ sở, vì Nguyễn Huệ - Quang Trung đã chứng tỏ những tư chất hiếm hoi: nhà cách mạng thời đại, thiên tài quân sự và chính trị, và là một đại anh hùng dân tộc.