Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 27, Bài 19: Quyền tự do ngôn luận - Trường THCS Thạnh Đông

ppt 56 trang nhungbui22 10/08/2022 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 27, Bài 19: Quyền tự do ngôn luận - Trường THCS Thạnh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_27_bai_19_quyen_tu_do.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 27, Bài 19: Quyền tự do ngôn luận - Trường THCS Thạnh Đông

  1. KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP 8 TRƯỜNG THCS THẠNH ĐÔNG
  2. Tuần 27 Tiết 27 Bài 19:
  3. ? Nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo (người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)?
  4. • Giống nhau: Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến phápĐÁP. ÁN - Công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; - Phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội - Hình thức thực hiện. * Khác nhau: KHIẾU NẠI TỐ CÁO -Người khiếu nại là người Người tố cáo là mọi công dân, trực tiếp bị hại. ngăn chặn mọi hành vi xâm -Từ 18 tuổi. phạm đến quyền và lợi ích của nhà nước .
  5. Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân ? a) Häc sinh th¶o luËn bµn vÒ biÖn ph¸p b) Tæ d©n phè häp bµn vÒ c«ng t¸c trËt gi÷ g×n vÖ sinh trường, líp. tù an ninh ë địa phương c) Gửi đơn kiện lên tòa án đòi quyền d) §¹i biÓu Quèc héi ph¸t biÓu ý kiÕn thừa kế vµo dù th¶o luËt, dù th¶o HiÕn ph¸p
  6. II.BÀI HỌC: 1/ Khái niệm: Quyền tự do ngôn luận:
  7. 1. Quyền tự do ngôn luận: là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. VD : Bạn có quyền trao đổi thông tin, trò chuyện với nhau về mọi vấn đề và nói bất cứ cái gì cũng được (trừ nhưng lời lẽ xúc phạm người khác hay vi phạm pháp luật, tục tĩu).
  8. Là quyền được phép bày tỏ ý kiến cá nhân một cách rõ ràng, không phải e sợ sự trả thù hay trừng phạt từ chính quyền hay xã hội. “Tự do ngôn luận” đồng nghĩa với tự do được diễn đạt hay thể hiện bằng lời nói, hành động tìm kiếm chia sẻ thông tin hoặc quan điểm, không phân biệt sử dụng phương tiện truyền thông nào.
  9. Hiến Pháp năm 2013 (trích): Điều 25 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
  10. Tự do ngôn luận được công nhận là quyền con người theo điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và được công nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Điều 19 của UDHR quy định rằng "ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không can thiệp" và "ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ". Điều 19 trong ICCPR sau đó cải thiện điều này thông qua chỉ ra rằng việc thực hiện các quyền này mang theo "nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt" và "theo đó phải tuân theo các hạn chế nhất định" khi cần thiết "để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác" hoặc "để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe hay đạo đức cộng đồng". Do đó, quyền tự do ngôn luận và biểu đạt có thể không được công nhận là quyền tuyệt đối và những hạn chế chung về tự do ngôn luận liên quan đến hành động phỉ báng, vu khống, sự tục tĩu, khiêu dâm, xúi giục, kích động, ngôn từ gây hấn, thông tin bí mật, vi phạm bản quyền, bí mật thương mại, nhãn dán thực phẩm, thỏa thuận bảo mật thông tin, quyền riêng tư, quyền được lãng quên, an ninh công cộng, và khai man.
  11. TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN, HỘI HỌP
  12. Cho ví dụ quyền tự do ngôn luận đúng: - Không phát ngôn bừa bãi. -Thảo luận , đóng góp ý kiến vào các cuộc họp. - Bàn về vấn đề phòng chống TNXH. - Chất vấn đại biểu Quốc hội. - Kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông. -Thảo luận trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm gây lãng phí gây thiệt hại tài sản nhà nước - Góp ý cho hoạt động của trường. - Phát biểu ý kiến bàn bạc công việc chung (trồng rau sạch, )
  13. - Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. - Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước. - Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang. - Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh. -Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay. - Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn. - Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.
  14. Đại dịch COVID-19[-một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV- 2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.[8] Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019,[b] với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV,[c] có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây. Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày. đã có bằng chứng cho rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và vài ngày sau khi hồi phục.
  15. VÍ DỤ Quyền tự do ngôn luận trái pháp luật: - Phát biểu lung tung. - Đưa tin sai sự thật. - Vu khống, nói xấu ,bịa đặt sai sự thật. - Nói xấu bạn bè, tung tin nhảm nhí, - Bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác bằng những lời nói bịa đặt trên mạng xã hội - Nói xấu sau lưng người khác những điều không có thật - Chia rẽ bè phái. - Phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
  16. Ngày 31-1, chị Minh đăng trên nhóm Zalo thông báo với nội dung "Hiện nay Bệnh viện C đang có 3 bệnh nhân bị nhiễm cúm corona đến từ Vũ Hán, Trung Quốc. Mong các bậc phụ huynh theo dõi trẻ tại nhà, nếu có biểu hiện sốt, sổ mũi thì cho trẻ đến khám ngay tại các trung tâm y tế gần nhất. Tránh đến những nơi đông người". Sau khi đọc được thông tin do Minh đăng tải, chị Trang đã sao chép và đăng tải lên trang Facebook cá nhân đồng thời kêu gọi mọi người "mạnh tay chia sẻ". Mặc dù sau đó cả hai đã gỡ bỏ thông tin nêu trên nhưng với hành vi tung tin sai sự thật, gây tác động xấu đến xã hội công an đã lập biên bản và xử phạt.
  17. Bài tập1/54: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? §óng Sai ViÖc lµm A. Góp ý trực tiếp với người có hành vi vi phạm x tài sản của nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu của công dân B. Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu x trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước C. Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lí về một x cán bộ có biểu hiện tham nhũng D. Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND x trong các kì tiếp xúc cử tri
  18. 2/ Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận:
  19. Quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận: - Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật. - Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các buổi họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri, => Sử dụng quyền ngôn luận đúng pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội.
  20. Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng 2 cách : -Trực tiếp : tự mình tham gia trong các cuộc họp ở cơ sở ( ấp , xã , trường, lớp ). - Gián tiếp : thông qua đại biểu HĐND các cấp, đại biểu Quốc hội, hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng : báo, đài, Internet.
  21. ? Vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật?
  22. – Tránh được việc sử dụng ngôn luận bừa bãi – Lợi dụng ngôn luận để gây hại cho lợi ích hợp pháp của người khác; cho lợi ích cộng đồng, đất nước. – Phát huy được quyền làm chủ công dân góp phần xây dựng Nhà nước, quản lí xã hội.
  23. BT3/54: Hiện nay trên đài phát thanh, truyền hình và một số báo có mở những chuyên mục để công dân đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc, phản ánh nguyện vọng của mình. Em hãy nêu tên một vài chuyên mục mà em biết ?
  24. Chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến: -Trả lời bạn nghe đài. - Hòm thư góp ý - Đường dây nóng. - Diễn đàn nhân dân. - Nhịp cầu y tế . - Nói chuyện với sao -Report: Báo cáo (hành động mang tính chất thông báo nhanh nhất tới người quản trị về một hành vi xấu trên mạng xã hội. - An toàn giao thông - Với khán giả VTV3 - Blog giao thông
  25. ? Hãy nêu cách thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh trung cơ sở nói chung và của bản thân em nói riêng?
  26. Bài làm: Cách thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh trung học cơ sở và bản thân em: - Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng trường lớp thông qua hòm thư của trường - Phát biểu ý kiến trong các giờ sinh hoạt của lớp - Đóng góp ý kiến trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa của trường
  27. Luật Báo chí năm 2016 ( trích) Điều 10. Quyền tự do báo chí của công dân 1. Sáng tạo tác phẩm báo chí. 2. Cung cấp thông tin cho báo chí. 3. Phản hồi thông tin trên báo chí. 4. Tiếp cận thông tin báo chí. 5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí. 6. In, phát hành báo in.
  28. Luật Báo chí năm 2016 ( trích) Điều 11. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân 1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới. 2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.
  29. • Luật Báo chí năm 2016 ( trích) Điều 13. Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luân trên báo chí. 1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho công đân thực hiện quyền tự do báo chí, Quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. 2. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm đến lợi ích của Nhà Nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. 3. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.
  30. BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG 2017) Điều 156. Tội vu khống 1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc là bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm“ ( .)
  31. BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  32. Luật trẻ em năm 2016 ( trích) Điều 33. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em. Điều 34. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
  33. Biến đổi khí hậu toàn cầu (Ảnh minh họa). SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU - Sự tăng nhiệt độ trái đất, biến đổi khí hậu trên thế giới dẫn đến thiên tai, động đất, sóng thần, lũ lụt ngày càng xuất hiện nhiều và nặng hơn. - sự tăng nhiệt độ trong mùa hè, mùa đông không đủ lạnh và khối lượng đất đóng băng cũng giảm. Toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng bởi sâu rộng trong tự nhiên. Ảnh hưởng của nó không chỉ gây tử vong cho con người và các loài khác sống ở hành tinh này.
  34. Australia vừa trải qua vụ cháy rừng tồi Biến đổi khí hậu cũng là yếu tố khiến cháy tệ nhất trong lịch sử. Những đám cháy đã làm thiệt mạng 27 người, khoảng rừng trầm trọng hơn. Mùa hè năm nay, 2.000 ngôi nhà bị phá hủy, tàn phá hơn Australia ghi nhận thời tiết nóng và khô kỷ 10 triệu ha đất - diện tích lớn hơn cả lục với nhiệt độ trung bình là 41,9 độ C, phá quốc gia Bồ Đào Nha. Ước tính có vỡ kỷ lục trước đó là 40,3 độ C vào tháng khoảng một tỷ động vật đã chết bao 1/2013. gồm loài có vú, chim và bò sát.
  35. Ô nhiễm không khí Việt Nam là một nước đang phát triển nhanh, với hơn 97 triệu người vào năm 2020. Tuy nhiên phát triển kinh tế lại không quan tâm đến bảo vệ môi trường như tình trạng phá rừng ngày càng tăng, không kiểm soát được tiêu chuẩn khí thải xe, gây ô nhiễm xăng do khí thải của xe máy, quy hoạch đô thị nghèo nàn đã gây ra một áp lực lớn đến môi trường không khí, chất lượng không khí ở các thành phố lớn ngày càng giảm.
  36. Ô nhiễm môi trường đất - Đây được xem là hậu quả của sự tác động của con người. Theo đó, các nhân tố sinh thái chịu sự ảnh hưởng đã vượt qua những giới hạn của các quần xã sinh vật sống trong đất. -Hiện nay, với nhịp độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất nghiêm trọng.
  37. Ô nhiễm môi trường nước - Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. - Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
  38. Khoảng 18h ngày 25/4, cơn mưa rào Theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - Đài khí tượng kéo theo nhiều hạt đá li ti tại phường thủy văn khu vực Nam bộ, do độ ẩm trong không Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM. khí tăng cao tạo điều kiện mây đối lưu phát triển Cơn mưa đá kéo dài khoảng 2 phút nhanh lên độ cao 8-10km. Nhiệt độ trên đỉnh những đám mây này xuống thấp ngưng tụ thành nhưng mang lại sự thích thú cho băng rồi rơi xuống, tan chảy tạo thành mưa đá. người dân khi lần đầu chứng kiến. Hiện tượng thời tiết trên là bình thường xảy ra 1- 2 lần trong mùa mưa.
  39. 3/ Trách nhiệm của nhà nước:
  40. Tạo điều kiện thuận lợi để công dân và báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
  41. III/ BÀI TẬP Bài tập 2/54 : Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin về dự thảo luật giáo dục, nhiều học sinh muốn phát biểu ý kiến, quan điểm của mình, nhưng các bạn còn ngại không biết học sinh có được phép góp ý, phát biểu không và thực hiện bằng cánh nào? Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn. Gợi ý: - Làm thế nào để học tốt. -Tham khảo luật giáo dục (121 điều).
  42. - Bài làm: - Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn. Các bạn học sinh hoàn toàn có thể đóng góp ý kiến, phát biểu trong dự thảo Luật giáo dục. - Để tham gia đóng góp ý kiến, các bạn có thể thực hiện bằng cách trực tiếp đóng góp ý kiến của mình tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo hoặc cách khác, bạn có thể viết thư đóng góp gửi tới cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo luật
  43. Điều 12 Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
  44. Điều 81. Quyền của người học Người học có những quyền sau đây: 1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. 2. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng; bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình. 3. Được học học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban. 4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. 5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định. 6. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật. 7. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. 8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học. 9. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
  45. Câu 1: Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội được gọi là? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tố cáo. D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
  46. Câu 2: Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa là? A. Phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân. B. Góp phần xây dựng nhà nước. C. Góp phần quản lí nhà nước. D. Cả A, B, C.
  47. Câu 3: Quyền tự do ngôn luận được quy định tại cơ quan nào? A. Hiến pháp. B. Quốc hội. C. Luật. D. Cả A, B, C.
  48. Câu 4: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Từ đủ 13 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi. C. Từ đủ 15 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi.
  49. Câu 5 : Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu? A. Từ 2 tháng đến 1 năm. B. Từ 3 tháng đến 2 năm. C. Từ 4 tháng đến 3 năm. D. Từ 5 tháng đến 5 năm