Vài nét về họa sĩ Lê-ô-na Đơ-vanh-xi
Bạn đang xem tài liệu "Vài nét về họa sĩ Lê-ô-na Đơ-vanh-xi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- vai_net_ve_hoa_si_le_o_na_do_vanh_xi.docx
Nội dung text: Vài nét về họa sĩ Lê-ô-na Đơ-vanh-xi
- VÀI NÉT VỀ HỌA SĨ LÊ-Ô-NA ĐƠ-VANH-XI Trong chương trình lớp 7 môn Mĩ thuật, cụ thể là tiết 27- bài 30: tìm hiểu về một số tác giả của mĩ thuật Ý thời kì phục hưng, trong đó có họa sĩ Lê-ô-na đơ- vanh-xi, một họa sĩ được coi là người khổng lồ, không phải khổng lồ về thể xác mà là khổng lồ về trí tuệ. Trí tuệ khổng lồ đó như thế nào? Mời cả nhà cùng tham khảo nhé. Leonardo di ser Piero da Vinci (thường được phiên âm theo tiếng Pháp là "Lê-ô-na đơ Vanh-xi", hoặc phiên là "Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi) (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý – mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì da Vinci có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci. Leonardo thường được mô tả như một người đàn ông thời kỳ phục hưng mẫu mực (Man Rainssance), một con người với sự "tò mò không giới hạn và "feverishly inventive imagination – tạm dịch: phát minh tưởng tượng vụng về). Ông được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại, và có thể là đa tài nhất từ trước tới nay. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép (double hull), cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng (civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực. Trong số những đam mê của ông, Leonardo yêu thích nhất là âm nhạc, vẽ và tạo hình. Cha của Leonardo đưa một vài tranh vẽ của ông cho một người quen xem, Andrea del Verocchio, người ngay lập tức nhận ra được tài năng về nghệ thuật của Leonardo và được Ser Piero chọn làm thầy cho Leonardo.
- Chẳng bao lâu ông đã học hết tất cả những gì Verrocchio có thể dạy hay là còn nhiều hơn thế nữa, nếu như có thể tin vào những câu chuyện thường được kể lại về các hình ảnh hay tượng được cho là do những người học trò của Verrocchio sáng tác. Sơn dầu và phác thảo: Tài năng vẽ sơn dầu của Leonardo được công nhận là xuất sắc, nhưng các phác thảo nhỏ, các bản vẽ chi tiết những điều ông chú ý, nghiên cứu cũng được coi là những tuyệt tác. Vitruvian Man Trong số đó phải kể tới Vitruvian Man, một bản vẽ nghiên cứu về tỉ lệ cơ thể con người. The Head of an Angel, The Virgin of the Rocks cho bảo tàng Louvre, nghiên cứu thực vật trong Star of Bethlehem. Chủ nghĩa Nhân văn phục hưng (Renaissance humanism) không phân biệt giữa khoa học và nghệ thuật, và Leonardo coi việc nghiên cứu khoa học như là công việc nghệ thuật của mình.
- Các nghiên cứu của ông được ghi nhận bởi hơn 13.000 bản ghi chú và bản vẽ, nghệ thuật, triết học tự nhiên (Tiền thân của khoa học hiện đại), ông quan sát và vẽ trong suốt cuộc đời của mình. Một bản vẽ nghiên cứu thai nhi của Leonardo. Trong giải phẫu học, ông là người đầu tiên vẽ chính xác đường cong của cột sống. Đồng thời, ông cũng là người đầu tiên mô tả hình ảnh một bào thai nằm ở tử cung hay hé mở cách thức máu di chuyển khắp cơ thể – một bí ẩn mãi đến năm 1628 (hơn một thế kỷ sau khi ông qua đời) mới được giải quyết. Leonardo thường viết chữ thảo (cursive) ngược. Lý do của việc này thường được cho rằng để giữ bí mật, hoặc từ khi Leonardo viết bằng tay trái, thì ông cảm thấy dễ hơn khi viết từ phải qua trái. Nghiên cứu khoa học Leonardo tiếp cận khoa học bằng những quan sát của mình. ông cố gắng hiểu 1 hiện tượng bằng cách mô tả nó một cách chi tiết nhất, nhưng không nhấn mạnh thí nghiệm hoặc giải thích lý thuyết.
- Thiết kế của một cố máy có thể bay được (c. 1488)
- Ông để lại cho đời một khối lượng khổng lồ các phát minh, sáng chế về khoa học, chế tạo máy Chưa hết, ông còn rất giỏi về khoa học kỹ thuật. Ông để lại cho đời một khối lượng đồ sộ các phát minh về sáng chế, thiết kế, thí nghiệm trên nhiều lĩnh vực: chế tạo máy, kiến trúc, hóa học Theo thống kê, những phát minh của ông "bao trùm" hơn 50 lĩnh vực. Nhiều bản vẽ của ông mô tả gần như chính xác các công nghệ của tương lai như: trực thăng, tàu ngầm, điện thoại, ổ bi, kim loại, súng liên thanh, các giải pháp mới và tỉ lệ vàng trong kiến trúc Giải phẫu
- Người đầu tiên được Leonardo đào tạo về giải phẫu học của cơ thể người là Andrea de Verrocchio. Ông cho rằng tất cả học sinh của mình cần phải học giải phẫu. Là một họa sĩ Leonardo mau chóng trở thành bậc thầy về giải phẫu, các bản vẽ nghiên cứu cơ bắp, gân, mạch máu, những thứ mà bên ngoài không thể nhìn thấy. Ngoài ra, ông còn đi tiên phong trong lĩnh vực giải phẫu. Để tìm hiểu về cơ thể con người, Leonardo vào các nhà xác hay các nghĩa trang để đánh cắp các tử thi. Những lần mổ xẻ đầy ghê rợn ấy cho ông kiến thức để tạo nên những kiệt tác tuyệt vời về hình thể con người.
- Với danh tiếng tiếng của mình, Leonardo dễ dàng được phép phân tích xác chết tại bệnh viện Santa Maria Nouva ở Florence, rồi các bệnh viện ở Milan và Rome. Từ 1510 – 1511, ông đã phối hợp nghiên cứu cùng với bác sĩ Marcantonio della Torre. Ông thực hiện hơn 200 trang vẽ và nhiều ghi chú đối với luật giải phẫu. Các bản vẽ này được để lại cho người thừa kế Fancesco Melzi, cho mục đích xuất bản. Tiếc là nhiệm vụ này không được hoàn thành, khi Melzi chết sau ông 6 năm, vì thế chỉ một số lượng nhỏ được công bố. Trong thời gian đó Melzi cũng kịp đặt các phần vào từng chương để xuất bản, và chúng được kiểm tra bởi một số nhà giải phẫu học và các họa sĩ, trong đó có Vasari, Cellini và Albrecht Durer, những người sử dụng tài liệu trong các tác phẩm của họ. Leonardo đã vẽ nghiên cứu rất nhiều về con người trong suốt cuộc đời của mình, từ xương, các bộ phận, bắp chân tay, gân. Ông nghiên cứu các chức năng cơ khí của bộ xương và các lực cơ bắp sử dụng cho nó, và các cơ chế sinh học. Với tài năng của mình, Leonardo quan sát tỉ mỉ và ghi lại những ảnh hưởng của tuổi tác và cảm xúc của con người tới sinh lý, các nghiên cứu về sự nóng giận. Ông cũng đồng thời vẽ lại những người có biểu hiện bệnh trên khuôn mặt. Ông cũng vẽ giải phẫu của Chim, Bò, Khỉ, Gấu, Ếch và so sánh chúng với giải phẫu con người. Ông cũng đam mê và vẽ rất nhiều về giải phẫu Ngựa. Dường như biết được trước những chìa khóa tiến hóa mở ra những bí mật của tâm lý con người, ông đã áp dụng trong chế độ ngủ đặc biệt của ông. Một trong những bí quyết của Leonardo da Vinci là cứ 4 giờ ông lại chợp mắt 15 phút. Bằng cách này, ông thu gọn lại tổng thời gian ngủ trong một ngày đêm từ 8 giờ xuống còn khoảng 75 phút. Nhờ thế, danh họa đã "tiết kiệm" được 75% thời lượng dành cho giấc ngủ và trong thực tế đã kéo dài được thời gian sống tỉnh táo của mình từ 70 năm lên 100 năm.
- Leonardo cũng là người đầu tiên giải thích tại sao bầu trời có màu xanh. Trong cuốn sách "Về hội họa", ông viết: "Màu xanh của bầu trời sinh ra là nhờ có một tầng dày các hạt không khí được chiếu sáng ở giữa Trái đất và màu đen ở bên trên". Thú vị hơn, ông xác định được rằng ánh sáng từ Mặt trời phản xạ từ Trái đất về Mặt trăng dưới dạng chiếu xạ thứ cấp . Năm 1976, Liana Borton đã viết: "Leonardo được công nhận toàn diện, một thiên tài xuất sắc, với ý nghĩa cao nhất của thuật ngữ đó Năm thế kỷ đã trôi qua, nhưng chúng ta tiếp tục nhìn Leonardo với sự kinh ngạc" -The end- Người sưu tầm Dương Thị Châm