Trắc nghiệm Vật lí 9 - Chủ đề 4: Cảm ứng điện từ

docx 2 trang thienle22 3230
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm Vật lí 9 - Chủ đề 4: Cảm ứng điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_vat_li_9_chu_de_4_cam_ung_dien_tu.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm Vật lí 9 - Chủ đề 4: Cảm ứng điện từ

  1. Chủ đề 4: Cảm ứng điện từ Câu 1: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A. lớn. B. Không thay đổi. C. Biến thiên. D. Nhỏ. Câu 2: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây A. tăng dần theo thời gian. B. giảm dần theo thời gian. C. tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian. D. đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại. Câu 3: Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm A. dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần. C. cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng. B. dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi. D. hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng. Câu 4: Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện xoay chiều? A. Đèn pin đang sáng. B. Nam châm điện. C. Bình điện phân. D. Quạt trần trong nhà đang quay. Câu 5: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện ? A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín. (x) C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu Câu 6: Thực hiện thí nghiệm với cuộn dây và nam châm điện đặt dọc theo trục của ống dây . Trường hợp nào không xuất hiện dòng điện cảm ứng ? A. Dòng điện ổn định , nam châm điện và cuộn dây đứng yên . B. Dòng điện ổn định , di chuyển cuộn dây C. Dòng điện ổn định, di chuyển nam châm điện D. Dòng điện chạy qua nam châm điện biến đổi. Câu 7: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều : A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục. Câu 8: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều ? A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy. B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều toả ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường . Câu 9: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng . Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều ? A. Tác dụng cơ B. Tác dụng nhiệt C. Tác dụng quang D. Tác dụng từ. Câu 10: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức : A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V. B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V. C. Hiệu điện thế một chiều 9V. D. Hiệu điện thế một chiều 6V. Câu 11: Một bóng đèn có ghi 6V-3W lần lược mắc vào mạch điện một chiều, rồi vào mạch điện xoay chiều có hiệu điện thế 6V thì độ sáng của đèn ở : A. Mạch điện một chiều sáng mạnh hơn mạch điện xoay chiều. Trên con đường dẫn đến thành công không có dấu chân của người lười biếng Page 1
  2. B. Mạch điện một chiều sáng yếu hơn mạch điện xoay chiều. C. Mạch điện một chiều sáng không đủ công suất 3W. D. Cả hai mạch điện đều sáng như nhau . Câu 12: Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ. C. Tác dụng quang. D. Tác dụng sinh lý. Câu 13: Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là không đúng ? A. Có những thời điểm , hiệu điện thế lớn hơn 220V B. Có những thời điểm , hiệu điện thế nhỏ hơn 220V C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này . D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi. Câu 14: Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất ? A. Nhà máy phát điện gió. B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời C. Nhà máy thuỷ điện. D. Nhà máy nhiệt điện . GV: Đoàn Thúy Hòa Trên con đường dẫn đến thành công không có dấu chân của người lười biếng Page 2