Tài liệu tự học Địa lí 7 - Tuần 32
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu tự học Địa lí 7 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_tu_hoc_dia_li_7_tuan_32.docx
Nội dung text: Tài liệu tự học Địa lí 7 - Tuần 32
- TÀI LIỆU TỰ HỌC TUẦN 32 Lựa chọn đáp án đúng nhất: Ôn tập bài 36, 37 Câu: 1 Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là: A. Rất đều. B. Đều. C. Không đều. D. Rất không đều. Câu: 2 Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là: A. Alaxca và Bắc Canada. B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ. C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô. D. Mê-hi-cô và Alaxca. Câu: 3 Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình: A. Di dân. B. Chiến tranh. C. Công nghiệp hóa. D. Tác động thiên tai. Câu: 4 Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở: A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương. B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương. C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương. D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương. Câu: 5 Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển:
- A. Các ngành công nghiệp truyền thống. B. Các ngành dịch vụ. C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao. D. Cân đối giữa nông, công nghiệp và dịch vụ. Câu: 6 Càng vào sâu trong lục địa thì: A. Đô thị càng dày đặc. B. Đô thị càng thưa thớt. C. Đô thị quy mô càng nhỏ. D. Đô thị quy mô càng lớn. Câu: 7 Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa: A. Rất muộn. B. Muộn. C. Sớm. D. Rất sớm. Câu: 8 Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là: A. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét. B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô. C. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô. D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô. Câu: 9 Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên: A. Các khu công nghiệp tập trung. B. Hình thành các dải siêu đô thị. C. Hình thành các vùng công nghiệp cao. D. Hình thành các khu ổ chuột.
- Câu: 10 Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do: A. Sự phát triển kinh tế. B. Sự phân hóa về tự nhiên. C. Chính sách dân số. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ. Câu: 11 Đâu không phải nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao? A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao. C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Câu: 12 Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp: A. Rộng lớn. B. Ôn đới. C. Hàng hóa. D. Công nghiệp. Câu: 13 Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế: A. Giá thành cao. B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học. C. Ô nhiễm môi trường. D. Nền nông nghiệp tiến tiến Câu: 14 Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất? A. Ca-na-đa.
- B. Hoa kì. C. Mê-hi-cô. D. Ba nước như nhau. Câu: 15 Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng: A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới. B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới. C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới. D. Cây hoa màu và cây công nghiệt ôn đới. Câu: 16 Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mĩ được tổ chức tiến tiến, không biểu hiện ở: A. Quy mô diện tích lớn. B. Sản lượng nông sản cao. C. Chất lượng nông sản tốt. D. Sử dụng nhiều lao động có trình độ. Câu: 17 Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở: A. Đồng bằng Bắc Mĩ. B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì; C. Ven vịnh Mê-hi-cô D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì Câu: 18 Nước nào có bình quân lương thực đầu người cao nhất trong các nước Bắc Mĩ? A. Ca-na-đa. B. Hoa Kì. C. Mê-hi-cô.
- D. Ngang nhau. Câu: 19 Quốc gia ở Bắc Mĩ có sản lượng lương thực có hạt lớn nhất là: A. Ca-na-đa. B. Hoa kì. C. Mê-hi-cô. D. Ba nước như nhau. Câu: 20 Đặc điểm nào dưới đây không phải của nền nông nghiệp Hoa Ki và Ca-na-da: A. Năng suất cao. B. Sản lượng lớn. C. Diện tích rộng. D. Tỉ lệ lao động cao.