Tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

doc 4 trang Thương Thanh 25/07/2023 2730
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_16_quyen_so.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

  1. A. Lý thuyết I.Khái quát nội dung câu chuyện - Quyền sở hữu xe: Người chủ của chiếc xe máy, họ có quyền tặng, bán. - Người mượn xe: Được sử dụng xe, không được phép bán. - Quyền sở hữu đối với tài sản: Sở hữu, sử dụng, định đoạt. - Ông An không được quyền mang bán chiếc bình cổ vì đó là thuộc về Nhà nước, chủ sở hữu của chiếc bình là cơ quan văn hóa, viện bảo tàng. Vì: Theo luật di sản văn hóa sửa đổi tại chương 4 điều 18 có nêu rõ mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự. => Ý nghĩa: Đối với tài sản của cá nhân thì người nào là chủ (đứng tên hợp pháp) thì người đó mới được phép bán, cho hay tặng; các hành vi mua bán không do người chủ bán (trộm, cắp) thuộc hành vi vi phạm pháp luật. II. Nội dung bài học 2.1. Quyền sở hữu của công dân - Quyền chiếm hữu: Là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. - Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản. - Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho 2.2. Nghĩa vụ của công dân - Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được sâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và của nhà nước. - Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. - Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, nếu hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường. 2.3 Trách nhiệm của Nhà nước - Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy định pháp luật quyền sở hữu của công dân. - Quy định các biện pháp và hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu
  2. - Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác. => Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân. B. Bài tập Trắc nghiệm: Câu 1: Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào? A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền sử dụng. C. Quyền định đoạt. D. Cả A,B,C. Câu 2: Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là? A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền sử dụng. C. Quyền định đoạt. D. Quyền tranh chấp. Câu 3 :. Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là? A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. Câu 4 : Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là ? A. Quyền định đoạt. B. Quyền khai thác. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp.
  3. Câu 5: Chiếm hữu bao gồm ? A. Chiếm hữu của chủ sở hữu. B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu. C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn. D. Cả A,B. Câu 6: Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào? A. Quyền sử dụng. B. Quyền định đoạt. C. Quyền chiếm hữu. D. Quyền tranh chấp. Câu 7: Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền sở hữu tài sản nào? A. Quyền chiếm hữu. B. Quyền sử dụng. C. Quyền định đoạt. D. Cả A,B,C. Câu 8:Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào? A. Trung thực. B. Tự trọng. C. Liêm khiết. D. Cả A,B,C. Câu 9: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm? A. Từ 7 năm đến 15 năm.
  4. B. Từ 5 năm đến 15 năm. C. Từ 5 năm đến 10 năm. D. Từ 1 năm đến 5 năm. Câu 10: Nhà nước quyền sở hữu hợp pháp của công dân. Trong dấu “ ” đó là? A. Công nhận và chịu trách nhiệm. B. Bảo hộ và chịu trách nhiệm. C. Công nhận và đảm bảo. D. Công nhận và bảo hộ. III. Tự luận: Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức bài? Câu 2: Lấy 1 VD để phân tích quyền sơ hữu