SKKN Biện pháp phát huy năng lực và nâng cao hứng thú cho học sinh qua hoạt động khởi động trong dạy học môn Toán

docx 22 trang Chiến Đoàn 09/01/2025 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp phát huy năng lực và nâng cao hứng thú cho học sinh qua hoạt động khởi động trong dạy học môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_phat_huy_nang_luc_va_nang_cao_hung_thu_cho_ho.docx

Nội dung text: SKKN Biện pháp phát huy năng lực và nâng cao hứng thú cho học sinh qua hoạt động khởi động trong dạy học môn Toán

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YÊN PHONG BÁO CÁO BIỆN PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC VÀ NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Họ và tên: Vũ Thị Nhàn Môn giảng dạy: Toán Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Yên Phong Yên Phong, ngày tháng năm 2020
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ . PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 2.1 Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động 2.2 Một số phương thức thực hiện hoạt động khởi động điển hình 2.2.1 Khởi động tiết học thông qua các hoạt động tập thể 2.2.2 Khởi động tiết học thông qua các hình ảnh, vi deo 2.2.3 Khởi động tiết học thông qua các hoạt động thực nghiệm 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1 Mô tả một số hoạt động khởi động trong chương 2 Đại số Toán 7 và chương 2 hình học 7. 3.2 Kết quả đạt được . 3.3 Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 4. Kết luận 5. Kiến nghị, đề xuất PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP . PHẦN V: CAM KẾT
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được Ngành Giáo dục nói chung và cá nhân các giáo viên nói riêng nỗ lực thực hiện, nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, lấy người học làm trung tâm, tập trung vào việc phát triển năng lực của người học từ đó hình thành ở học sinh khả năng tự học, tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo. Trên cơ sở đó các quy trình lên lớp được đầu tư hơn về chiều sâu, các hoạt động dạy học được phân tách một cách rõ ràng và chi tiết về mục tiêu, phương pháp và cách thức tổ chức, trong đó hoạt động khởi động đã được nhìn nhận nhìn nhận đúng với vai trò của nó. Câu hỏi đặt ra là: “ Tại sao hoạt động khởi động lại quan trọng? ”. Hoạt động khởi động phù hợp và tích cực sẽ: - Giúp học sinh hứng thú, chú ý và tham gia ngay từ những phút đầu của bài học. - Giúp học sinh có cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ khi bắt đầu bài học. - Phát huy được năng lực ở học sinh: năng lực giao tiếp, hợp tác, thuyết trình - Tạo tâm thế thoải mái và kích thích tính tò mò của học sinh. - Giúp giáo viên giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn. - Giúp giáo viên sử dụng thời gian hiệu quả. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, phát huy tính tích cực và nâng cao hứng thú trong học toán cho học sinh tôi xin viết báo cáo “ Phát huy năng lực và nâng cao hứng thú cho học sinh qua hoạt động khởi động trong dạy học môn Toán”.
  4. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết a) Thực trạng về phía giáo viên: Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của Ngành giáo dục về việc dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, đa số giáo viên trường THCS Yên Phong nói chung và giáo viên bộ môn Toán nói riêng đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh là trung tâm. Tuy nhiên sự đổi mới chưa thực sự bài bản, dựa trên cảm quan cũng như kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên, do đó chưa có sự đồng bộ và thống nhất cao. Mặt khác do áp lực về lượng kiến thức cần truyền tải trong một tiết học và tính loogic đặc thù của bộ môn nên hoạt động khởi động thường được phân bổ ít thời gian, đôi khi bị bỏ qua hoặc thay bằng việc kiểm tra bài cũ đầy căng thẳng. Tất cả các yếu tố trên dẫn tới tiết học tương đối khô khan, nặng về lí thuyết và truyền thụ kiến thức một chiều mà thiếu đi sự chủ động tiếp cận và hợp tác của học sinh để tìm ra vấn đề cần giải quyết, cũng như tạo tâm lý nặng nề khi bước vào các hoạt động học tập tiếp theo cho học sinh. b) Thực trạng về phía học sinh Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng rất nhiều học sinh lựa chọn học môn Toán và đầu tư thời gian cũng như sức lực vào việc học Toán, song lí do không hẳn là vì yêu thích hay đam mê môn học này, mà một phần vì môn học xuất hiện trong tất cả các kì thi quan trọng, một phần vì lượng kiến thức quá nhiều. Mặt khác do đặc thù bộ môn có tính loogic cao, học sinh bước vào tiết học với quá trình dẫn dắt và định hướng bài học của giáo viên còn nặng về lý thuyết dẫn tới sự khô khan và thiếu tính chủ động từ phía học sinh. Từ các phân tích trên cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt là đánh giá đúng tầm quan trọng cũng như đầu tư nghiên cứu đưa ra biện pháp và phương thức thực hiện hoạt động khởi động là điều thực sự cấp thiết. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy 2.1 Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động Một giờ học tốt là một giờ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của cả người dạy và người hoc nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học, giờ học còn được thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, khả năng hợp tác, nâng cao kiến thức với
  5. rèn luyện các kĩ năng. Chính vì vậy GV cần sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học để thiết kế các hoạt dộng học tập một cách phù hợp và sáng tạo. Với năm hoạt động học trong một tiết học thì hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên được thực hiện nhằm tạo tình huống xuất phát, những vấn đề mà ở đó người học cần huy động các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để nhận ra vấn đề cần giải quyết. Hoạt động này chiếm thời lượng tương đối ít so với các hoạt động khác song hoạt động này giữ vai trò quan trọng không thể coi nhẹ. Tùy thuộc vào đặc điểm môn học, tùy từng đối tượng học sinh, tùy vào điều kiện cơ sở vật chất giáo viên có thể thiết kế hoạt động khởi động cho phù hợp với muc tiêu của từng tiết dạy. Dưới đây là một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động cho một tiết học nói chung. - Biện pháp 1: Khởi động tiết học bằng cách mở rộng điều kiện của bài toán đã có. - Biện pháp 2; Khởi động tiết học bằng cách đưa ra hai bài toán trái ngược. - Biện pháp 3: Khởi động tiết học bằng cách xuất phát từ bài toán thực tế. - Biện pháp 4: Khởi động tiết học bằng cách tìm sai lầm trong lời giải và để sửa được sai lầm đó đòi hỏi phải mở rộng kiến thức đang có. - Biện pháp 5: Khởi động tiết học bằng phương pháp lật ngược vấn đề. - Biện pháp 6: Khởi động tiết học bằng việc xem xét vấn đề tương tự. 2.2 Một số phương thức thực hiện hoạt động khởi động điển hình 2.2.1 Khởi động tiết học thông qua các hoạt động tập thể. Tùy vào nội dung của tiết học, giáo viên có thể thiết kế hoạt động khởi động bằng một số trò chơi như: 2.2.1.1 Trò chơi tiếp sức: Giáo viên chuẩn bị trước một số câu hỏi hoặc bài tập nhỏ và tổ chức lớp thành hai hay nhiều nhóm được phân công nhiệm vụ giống nhau (hoặc tương tự nhau). Yêu cầu đặt ra là mỗi thành viên trong nhóm đều phải tham gia vào hoạt động này một cách tích cực để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất và chính xác nhất. Qua trò chơi này học sinh sẽ tăng cường năng lực hợp tác và tăng sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp đồng thời kích thích tư duy toán học của học sinh để bước vào tiết học với một tinh thần thoải mái và hứng thú. 2.2.1.2 Trò chơi lật mảnh ghép đoán hình nền.
  6. Giáo viên chuẩn bị một số ô chứa các câu hỏi liên quan đến nội dung của bài học. Các ô này được đặt trên nền một bức ảnh làm chủ đề liên quan đến nội dung của các câu hỏi trên. Lớp học được tổ chức thành các nhóm ( tùy thuộc vào nội dung từng tiết học). Các nhóm lần lượt chọn các ô chứa câu hỏi và thảo luận nhanh để trả lời và lật được hình ảnh phía dưới miếng ghép đó. Nhóm nào đoán đúng và nhanh nhất ảnh nền sẽ là nhóm chiến thắng. 2.2.1.3 Trò chơi mô phỏng “ Ai là triệu phú”. Bước 1: Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi theo cấp độ khó dần có nội dung liên quan đến kiến thức bài học. Bước 2: Giáo viên tổ chức lớp thành 5 nhóm (hoặc tùy theo số học sinh của lớp) và mỗi nhóm được phát 4 phiếu trả lời A, B, C, D. Giáo viên chiếu từng câu hỏi và các nhóm đưa ra đáp án của mình. Nhóm nào trả lời đúng sẽ được cộng điểm. Nhóm trả lời sai không được cộng điểm hoặc dừng cuộc chơi tại thời điểm đó. Nhóm được nhiều điểm nhất là nhóm chiến thắng. Ngoài các trò chơi ở trên giáo viên có thể chuẩn bị một số trò chơi khác sao cho phù hợp và hiệu quả. 2.2.2 Khởi động tiết học thông qua các hình ảnh, vi deo . Giáo viên ( hoặc học sinh nếu được yêu cầu) chuẩn bị những hình ảnh, video có nội dung gắn liền với thực tế và liên quan trực tiếp đến vấn đề đang đề cập đến. Thông qua việc phân tích các hình ảnh, video dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các học sinh trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra để nhận biết và nêu ra được vấn đề cần giải quyết của tiết học đó. 2.2.3 Khởi động tiết học thông qua các hoạt động thực nghiệm. Học sinh tiến hành thực nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Kết thúc quá trình thực nghiệm các học sinh có thể so sánh, thảo luận, nhận xét để tìm ra vấn đề cần giải quyết. 3. Thực nghiệm sư phạm
  7. 3.1 Mô tả một số hoạt động khởi động trong chương 2 Đại số Toán 7 và chương 2 hình học 7. 3.1.1 Tiết 22: Đại lượng tỉ lệ thuận Thời Hoạt động HS - GV Nội dung bài dạy gian 10 HĐ 1. Khởi động phút Mục tiêu: - Hình thành những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm đại lượng tỉ lệ thuận. Phương pháp: Hoạt động nhóm Hình thức: Nhóm 2 HS - Nhiệm vụ: VD1: Bài toán tính chu vi 1. HS thảo luận nhóm. hình vuông. 2. Cử đại diện nhóm lên trình bày Cho biết độ dài một cạnh của kết quả hoạt động của nhóm mình. hình vuông. Hãy tính chu vi của 3. Các thành viên trong nhóm hoặc hình vuông với độ dài cạnh các thành viên khác nhận xét, bổ tương ứng vào ô trống dưới sung. đây: - Đáp án: VD1: Cạnh 2 3 4 5 6 Cạnh 2 3 4 5 6 (cm) (cm) Chu 8 12 16 20 24 Chu vi vi (cm) (cm) Đáp án: VD2: Bài toán trả tiền taxi. VD2: Một người đi xe taxi, biết rằng mỗi km người đó phải trả lái xe 9 nghìn đồng. Hãy điền số tiền phải trả tương ứng với số km đã đi vào bảng sau: Quãng 10 11 12 13 14 Quãng 10 11 12 13 14 đường đường (km) (km) Số 90 99 108 117 126 Số tiền tiền (nghìn (nghìn đồng) đồng) GV: Nhận xét và kết luận hoạt động 1 của các nhóm và nêu vấn đề để dẫn tới định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận.
  8. Hoạt động 1 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua các bài toán thực tiễn, năng hợp tác thông qua quá trình thảo luận nhóm và năng lực giao tiếp thông qua việc trình bày sản phẩm hoạt động của nhóm mình trước tập thể lớp . 3.1.2 Tiết 25 Đại lượng tỉ lệ nghịch Thời Hoạt động HS - GV Nội dung bài dạy gian 10 HĐ 1. Khởi động phút Mục tiêu: - Hình thành những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm đại lượng tỉ lệ nghịch. Phương pháp: Trò chơi “ Tìm về tổ ấm” Hình thức: Nhóm linh hoạt ( tùy theo yêu cầu của bài toán GV đưa ra để phù hợp với sĩ số của lớp học). - Nhiệm vụ: Trò chơi: Tìm về tổ ấm. 1. HS cầm tay nối thành vòng tròn Có 36 học sinh tham gia trò xung quanh lớp. chơi “ Tìm về tổ ấm”. Hãy chia 2. Nghe hiệu lệnh của giáo viên để đều 36 người vào các tổ ấm. tách nhóm tạo tổ ấm đúng số thành Hãy tính số người trong mỗi tổ viên GV yêu cầu ( các thành viên ấm trong mỗi trường hợp tương trong 1 tổ ấm cầm tay nhau ). ứng dưới đây: 3. Sau mỗi lần thực hiện các học Cách Số tổ Số sinh đếm số nhóm tạo được và cử chia ấm thành 1 đại diện điền vào bảng. viên - Đáp án: mỗi tổ Cách Số tổ Số ấm chia ấm thành Cách 1 2 viên Cách 2 3 mỗi tổ Cách 3 4 ấm Cách 4 6 Cách 1 2 18 Cách5 9 Cách 2 3 12 Cách 3 4 9 Cách 4 6 6 Cách5 9 4 GV: Tổng kết hoạt động 1, nêu vấn đề mối liên hệ giữa số tổ ấm và số thành viên mỗi tổ trong hoạt động trên để dẫn tới định nghĩa đại lượng tỉ lệ nghịch.
  9. Hoạt động 1 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua bài toán thực tiễn, năng hợp tác thông qua hoạt động tách nhóm và phát triển tư duy cũng như sự nhanh nhẹn của học sinh. 3.1.3 Tiết 29: Hàm số Thời Hoạt động HS - GV Nội dung bài dạy gian 10 HĐ 1. Khởi động phút Mục tiêu: - Hình thành những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm số. Phương pháp: Hoạt động nhóm Hình thức: Nhóm 4 - 5 HS - Nhiệm vụ: VD1: Bài toán sản xuất. 1. HS thảo luận nhóm. Một xí nghiệp may với năng 2. Cử đại diện nhóm lên trình bày kết xuất lao động là 30 chiếc quả hoạt động của nhóm mình. áo/giờ. Hãy điền các dữ liệu 3. Các thành viên trong nhóm hoặc vào bảng dưới đây: các thành viên khác nhận xét, bổ sung. Thời gian 1 2 3 4 x - Đáp án: (giờ) x>0 VD1: Số sản Thời 1 2 3 4 x phẩm(áo) gian x>0 (giờ) Số sp 30 60 90 120 30x (áo) Đáp án: VD2: Bài chuyển động. VD2: Một người đi ô tô chuyển động đều từ A đến B với vận tốc Thời 2 3 4 5 x 40km/h. Hãy tính quãng gian đường đi được tương ứng với (giờ) thời gian và điền vào bảng Quãng 80 120 160 200 40x sau: đường Thời 2 3 4 5 x ( km) gian (giờ) Quãng đường ( km) GV: Nhận xét và kết luận hoạt động 1 của các nhóm và nêu vấn đề để dẫn tới định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận.
  10. Hoạt động 1 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua các bài toán thực tiễn, năng hợp tác thông qua quá trình thảo luận nhóm và năng lực giao tiếp thông qua việc trình bày sản phẩm hoạt động của nhóm mình trước tập thể lớp . 3.1.4 Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ. Thờ Hoạt động HS - GV Nội dung bài dạy i gian 7 HĐ 1. Khởi động phút Mục tiêu: - Hình thành những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm mặt phẳng tọa độ. Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình. Hình thức: Cá nhân từng học sinh. - Nhiệm vụ: VD1: Thông tin về cơn bão số 4 1. HS theo dõi một đoạn video. năm 2018. 2.Nắm bắt thông tin về vị trí tâm bão và trả lời câu hỏi GV đưa ra. 3. Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Đáp án: VD1: Vị trí tâm bão ngày 17/ 8 nằm ở 110,5 độ vĩ bắc, 19,5 đô kinh đông Cho biết vị trí tâm bão ngày 17/8 nằm ở đâu? Đáp án: VD2: Địa chỉ một ô tính trên VD2: trang tính trong phần mềm Excel.
  11. Vị trí ô tính F7 là: cột F và hàng 7. GV: Nhận xét và kết luận hoạt động 1 của các học sinh và nêu vấn đề để dẫn tới khái niệm mặt phẳng tọa độ. - Ngoài ra HS có thể tự lấy ví dụ Quan sát và cho biết vị trí ô tính về vị trí chỗ ngồi của mình trong trên màn hình excel? lớp, hoặc vị trí để xe trong nhà để xe Hoạt động 1 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua các bài toán thực tiễn, năng hợp giao tiếp thông qua việc phát biểu ý kiến của cá nhân trước tập thể lớp. 3.1.5 Tiết 35: Đồ thị của hàm số y ax (a 0) TG Hoạt động HS - GV Nội dung bài dạy 10 HĐ 1. Khởi động phú Mục tiêu: t - Hình thành những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm đồ thị của hàm số. Phương pháp: Trò chơi: “ Ai nhanh hơn” Hình thức: Nhóm 3 – 5 HS. - Nhiệm vụ: VD1: Trên mặt phẳng tọa độ cho 1. Mỗi dãy cử ra hai đội chơi, các điểm đã được đánh dấu. Em hãy mỗi đội chơi có 3 bạn. Mỗi bạn đặt các điểm vào đúng vị trí tương sẽ chọn và dán tọa độ vào đúng ứng trên mặt phẳng tọa độ. với điểm đã được chấm trước trên mặt phẳng tọa độ. Đội nào xong trước và chính xác sẽ là đội chiến thắng. ( chú ý bạn sau có thể sửa sai cho bạn tước của đội mình). Thời gian tối đa cho mỗi đội là 2 phút. 2. Các thành viên còn lại trong dãy sẽ theo dõi hoạt động của nhóm mình để hỗ trợ, đồng thời theo dõi, quan sát kết quả của nhóm bạn để nhận xét. - Đáp án:
  12. VD1: GV: Tổng kết hoạt động 1 và nêu vấn đề dẫn tới khái niệm đồ thị hàm số. Hoạt động 1 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua các bài toán thực tiễn, năng hợp tác thông qua quá trình thảo luận nhóm và năng lực giao tiếp thông qua việc trình bày sản phẩm hoạt động của nhóm mình trước tập thể lớp . 3.1.6 Tiết 37: Ôn tập chương 2: Hàm số và đồ thị Thời Hoạt động HS - GV Nội dung bài dạy gian 10 HĐ 1. Khởi động phút Mục tiêu: - Tổng hợp kiến thức đã học trong chương . Phương pháp: Trò chơi: “ Ô cửa bí mật” Hình thức: Hoạt động theo tổ. - Nhiệm vụ: VD1: Trên màn hình cho 6 ô của Giáo viên công bố thể lệ trò chơi. bí mật tương ứng với 6 câu hỏi. GV Chia lớp thành 2 tổ. Một Em hãy trả lời đúng các câu hỏi thành viên chọn ô của bất kì trong và lật được các ô cửa để trả lời 6 ô của đã cho. Nếu trả lời đúng hình ảnh trong bức tranh nền là thì ô cửa sẽ mở ra và cho biết một nhà toán học nào? phần của hình nền và tổ đó ghi 10 điểm. Nếu trả lời sai thì thành viên của tổ còn lại được quyền trả lời. Đội nào trả lời được tên nhà 2 toán học trên hình nền sẽ được 30 1 điểm. Đội có số điểm nhiều hơn là đội chiến thắng. - Đáp án: Câu hỏi 1: Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức: y kx (k 0) thì đại lượng y tỉ lệ 4 thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
  13. Câu hỏi 2: Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x vì chu vi của tam giác đều là: y 3x . Câu hỏi 1: Khi nào thì đại lượng Câu hỏi 3: Đại lượng y và đại y và đại lượng x tỉ lệ thuận với lượng x tỉ lệ nghịch với nhau vì: nhau? 36 Câu hỏi 2: Gọi x và y thứ tự là y x độ dài cạnh và chu vi của tam Câu hỏi 4: Chọn đáp án B. giác đều. Đại lượng y tỉ lệ thuận Câu hỏi 5: Chọn đáp án B. hay tỉ lệ nghịch với đại lượng x? Câu hỏi 6: Chọn đáp án C. Câu hỏi 3: Các kích thước của Bức tranh nền là hình ảnh nhà hình hộp chữ nhật thay đổi sao toán học Rene’ Descastes. cho thể tích của nó luôn bằng 36 m3. Nếu gọi diện tích đáy và chiều cao của hình hộp đó là y (m2) và x (m) thì hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch với nhau? Câu hỏi 4: Chọn câu trả lời đúng: Một điểm bất kì trên trục hoành thì có tung độ bằng: A. Hoành độ B. 0 C.1 D. -1 Nhà toán học Rene’- Descastes. Câu hỏi 5: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau: A. Đồ thị của hàm số y ax (a 0) là một đường thẳng song song với trục tung. B. Đồ thị của hàm số y ax (a 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. C. Đồ thị của hàm số y ax (a 0) là một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. A. Đồ thị của hàm số y ax (a 0) là một đường thẳng song song với trục hoành. Câu hỏi 6: Chọn câu trả lời đúng: Xét các khẳng định sau: (I) Đồ thị của hàm số y ax (a 0) nằm ở góc phần tư
  14. thứ I, III của mặt phẳng tọa độ nếu a > 0. (II) Đồ thị của hàm số y ax (a 0) nằm ở góc phần tư thứ II, IV của mặt phẳng tọa độ nếu a < 0. A. Chỉ có (I) đúng. B. Chỉ có (II) đúng. C. Cả (I) và (II) đều sai. D. Cả (I) và (II) đều đúng. Hoạt động 1 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực hệ thống hóa kiến thức thông qua các bài toán và các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, năng hợp tác thông qua quá trình thảo luận nhóm và năng lực giao tiếp thông qua việc trình bày sản phẩm hoạt động của nhóm mình trước tập thể lớp . 3.1.7 Tiết 19: Tổng ba góc của một tam giác (Tiết 1) Thời Hoạt động HS - GV Nội dung bài dạy gian 10 HĐ 1. Khởi động phút Mục tiêu: - Phát hiện tổng số đo ba góc của tam giác. Phương pháp: Thực nghiệm Hình thức: Nhóm 4 HS. Giáo viên: chia lớp thành các VD1: Thực hành tính tổng các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 4 học góc trong tam giác. sinh. Hãy đo độ lớn các góc trong mỗi Nhiệm vụ của mỗi thành viên tam giác và tính tổng các góc trong nhóm là đo số đo của các trong tam giác vừa đo được. góc trong tam giác mình được nhận và tính tổng các góc vừa đo. Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ thì so sánh kết quả của các thành viên trong nhóm và so sánh kết quả giữa các nhóm khác nhau. Thời gian tối đa cho mỗi đội là 2 phút. - Đáp án: VD1: Tổng các góc trong mỗi tam giác bằng 1800.
  15. GV: Tổng kết hoạt động 1 và nêu vấn đề dẫn tới định lí tổng ba góc trong tam giác. Hoạt động 1 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua các bài toán thực nghiệm đo đạc và tính toán, năng hợp tác thông qua quá trình thảo luận nhóm và năng lực giao tiếp thông qua việc trình bày sản phẩm hoạt động của nhóm mình trước tập thể lớp . 3.1.8 Tiết 22: Hai tam giác bằng nhau Thời Hoạt động HS - GV Nội dung bài dạy gian 10 HĐ 1. Khởi động phút Mục tiêu: - Hình thành những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hai tam giác bằng nhau. Phương pháp: Thực nghiệm theo nhóm. Hình thức: Nhóm 4 HS. Giáo viên: chia lớp thành các VD1: Thực nghiệm so sánh độ nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 4 học lớn các góc và độ dài các cạnh sinh. của hai tam giác. Nhiệm vụ của mỗi thành viên Hãy đo độ lớn các góc trong mỗi trong nhóm là đo số đo của các tam giác và tính tổng các góc góc trong cặp tam giác mình được trong tam giác vừa đo được. nhận và đo độ dài các cạnh của các tam giác đó rồi so sánh các góc của hai tam giác với nhau, so sánh các cạnh của hai tam giác với nhau từ đó rút ra nhạn xét.
  16. Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ thì so sánh kết quả của các thành viên trong nhóm và so sánh kết quả giữa các nhóm khác nhau. Thời gian tối đa cho mỗi HS là 2 phút. - Đáp án: Các góc tương ứng bằng nhau; các cạnh tương ứng bằng nhau. * Chú ý: Ngoài cách thực hiện đo trực tiếp GV có thể hướng dẫn HS áp hai tam giác cho trùng khít và đưa ra kết luận. GV: Tổng kết hoạt động 1 và nêu vấn đề dẫn tới khái niệm hai tam giác bằng nhau Hoạt động 1 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua các bài toán thực nghiệm đo đạc và tính toán, năng hợp tác thông qua quá trình thảo luận nhóm và năng lực giao tiếp thông qua việc trình bày sản phẩm hoạt động của nhóm mình trước tập thể lớp . 3.2 Kết quả đạt được Hoạt động khởi động được đầu tư đúng mức và phù hợp đã mang lại một số kết quả sau: - Học sinh tích cực và chủ động tham gia hoạt động khởi động, từ đó kích thích được sự tò mò và nhu cầu giải quyết vấn đề bằng kiến thức mới. - Học sinh giảm sự căng thẳng và áp lực cũng như sự sợ hãi mỗi khi đến tiết Toán. - Các hoạt động tiếp theo của tiết học diễn ra có hiệu quả hơn. - Học sinh được thấy vai trò chủ thể của mình trong mỗi hoạt động học tập.
  17. - Phát huy năng lực giao tiếp, mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề, tăng khả năng hợp tác và làm việc nhóm cho học sinh. - Học sinh thấy được Toán học gắn liền với thực tế, xuất phát từ thực tế và giải quyết các vấn đề thực tế. Từ đó các em thấy Toán học thực sự gần gũi và cần thiết. 3.3 Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Để các thực nghiệm sư phạm được hoàn chỉnh và nhân rộng trong các tiết học khác cần linh hoạt sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực và điều chỉnh thời gian hợp lí, phù hợp với từng bài học và phù hợp với đối tượng học sinh của mỗi lớp. 4. Kết luận Việc tổ chức hoạt động khởi động tiết học một cách bài bản và sáng tạo đã góp phần quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của học sinh, kích thích sự tò mò, bồi dưỡng niềm đam mê, đưa học sinh đến gần với Toán học, cảm nhận được vẻ đẹp của sự loogic trong bộ môn Toán. 5. Kiến nghị , đề xuất a) Đối với tổ nhóm chuyên môn: - Tăng cường các buổi giao lưu chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong tổ. b) Đối với lãnh đạo nhà trường: - Quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ kịp thời những khó khăn về cơ sở vật chất, về phía quản lí học sinh khi giáo viên cần giúp đỡ, phối hợp. c) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: - Mở các lớp tập huấn về phương pháp dạy học phát triển năng lực. - Hỗ trợ cho giáo viên tiếp cận các phần mềm hoặc các khóa học online bồi dưỡng và cập nhật xu hướng dạy học mới phù hợp với sự phát triển của công nghệ và sự tiến bộ của xã hội.
  18. PHẦN IV: TÀI LIÊU THAM KHẢO [1]. SGK Toán 7, NXB GD, 2010. [2]. Nguyễn Bá Kim, “ Phương pháp dạy học bộ môn Toán”, NXB GD, 2006. [3]. Một số bài viết, video trên các trang mạng Internet: violet.vn; thuvientailieu.bachkim.com; giáo án.net.
  19. PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 1. Kết quả định tính. * Số học sinh được khảo sát: 200 em học sinh ở cả 4 khối 6, 7, 8, 9 ( mỗi khối 50 em) của trường THCS Yên Phong năm học 2020 - 2021. * Hình thức khảo sát: Dùng phiếu điều tra. * Nội dung phiếu điều tra: Bảng khảo sát về hoạt động khởi động của học sinh trường THCS Yên Phong Năm học 2020- 2021 STT Nội dung khảo sát Số HS Tỉ lệ (%) 1 Môn Toán đối với em có quan trọng không ? 200 100 Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng 2 Việc học toán đối với em như thế nào? 200 100 Yêu thích Bình thường Không thích Sợ 3 Hoạt động khởi động trong tiết học Toán có 200 100 giúp em hứng thú hơn với tiết học không? Có Không Không xác định được 4 Em thích hình thức tổ chức hoạt động như thế 200 100 nào? Kiểm tra bài cũ Thông qua các trò chơi, video, thực nghiệm Giáo viên tự nêu vấn đề 5 Em có tích cực và chủ động tham gia vào hoạt 200 100 động khởi động để tìm ra vấn đề cần giải quyết không? Tích cực Bình thường Không tích cực
  20. Khảo sát giữa học kì I năm học 2020 - 2021 STT Nội dung khảo sát Số HS Tỉ lệ (%) 1 Môn Toán đối với em có quan trọng không ? 200 100 Rất quan trọng 164 82 Bình thường 33 16,5 Không quan trọng 3 1,5 2 Việc học toán đối với em như thế nào? 200 100 Yêu thích 110 55 Bình thường 40 20 Không thích 35 17,5 Sợ 15 7,5 3 Hoạt động khởi động trong tiết học Toán có 200 100 giúp em hứng thú hơn với tiết học không? Có 196 98 Không 0 0 Không xác định được 4 2 4 Em thích hình thức tổ chức hoạt động như thế 200 100 nào? Kiểm tra bài cũ 0 0 Thông qua các trò chơi, video, thực nghiệm 190 95 Giáo viên tự nêu vấn đề 10 5 5 Em có tích cực và chủ động tham gia vào hoạt 200 100 động khởi động để tìm ra vấn đề cần giải quyết không? Tích cực 80 40 Bình thường 68 34 Không tích cực 52 26
  21. Khảo sát giữa học kì 1 năm học 2020 - 2021 STT Nội dung khảo sát Số HS Tỉ lệ (%) 1 Môn Toán đối với em có quan trọng không ? 200 100 Rất quan trọng 176 88 Bình thường 22 11 Không quan trọng 2 1 2 Việc học toán đối với em như thế nào? 200 100 Yêu thích 148 74 Bình thường 24 12 Không thích 20 10 Sợ 8 4 3 Hoạt động khởi động trong tiết học Toán có 200 100 giúp em hứng thú hơn với tiết học không? Có 199 99,5 Không 0 0 Không xác định được 1 0,5 4 Em thích hình thức tổ chức hoạt động như 200 100 thế nào? Kiểm tra bài cũ 0 0 Thông qua các trò chơi, video, thực nghiệm 192 96 Giáo viên tự nêu vấn đề 8 4 5 Em có tích cực và chủ động tham gia vào 200 100 hoạt động khởi động để tìm ra vấn đề cần giải quyết không? Tích cực 152 76 Bình thường 36 18 Không tích cực 12 6 2. Kết quả định lượng. Tổng số học sinh: 34 Môn Điểm % Điểm % Điểm % Ghi Toán 0 – 4,75 5 – 7,75 8 - 10 chú KS đầu 4 11,76 22 64,7 8 23,53 năm Kiểm 1 2,94 16 47,06 17 50 tra giữa học kì I Nhận xét: Qua một thời gian áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Toán tại lớp 7A4 trường THCS Yên Phong tôi nhận thấy
  22. số lượng học sinh giỏi tăng lên đáng kể, kéo theo đó là số học sinh trung bình giảm, đưa chất lượng dạy và học lên cao hơn. PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Yên Phong, ngày tháng năm 2020 GIÁO VIÊN