Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức ở Tiểu học

doc 22 trang Thương Thanh 03/08/2023 2160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_de_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức ở Tiểu học

  1. MỤC LỤC PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 01 I.Lí do chọn đề tài 01 II.Mục đích nghiên cứu 02 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 02 IV. Khách thể đối tượng nghiên cứu 02 V. Các phương pháp nghiên cứu 02 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 04 I. Cơ sở lí luận của đê tài 04 I.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học 04 1.Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học? 04 2 .Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học? 04 3. Việc đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành như thế nào? 04 4. Quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy học môn đạođức ở lớp 3: 05 I.2. Các vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 06 1.Giáo dục ý thức đạo đức 06 2.Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: 08 3. Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: 08 II: Thực trạng 09 A. Nội dung chương trình môn đạo đức lớp 3 gồm 14 bài: 09 1. Giáo dục ý thức đạo đức: 17 2. Giáo dục thái độ tình cảm liên quan đến bài học: 18 3. Giáo dục hành vi thói quen quan tâm,chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh 19 chị em: B. Nguyên nhân của thực trạng trên: 20 III. Kết luận,khuyến nghị 20 A. Kết luận 20 B. Khuyến nghị 20 PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 1/22
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trong của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thày cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở trung học cơ sở. Bác Hồ đã dạy: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên" Ở tiểu học, cụ thể là ở lớp 3, quá trình giáo dục đạo đức nhằm giúp học sinh: - Về nhận thức: Học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3 trong các mối quan hệ của các em với những người thân trong gia đình; với bạn bè, và công việc của lớp; của trường; với Bác Hồ và những người có công với đất nước, với dân tộc; với hàng xóm láng giềng; với thiếu nhi và khách quốc tế; với cây trồng, vật nuôi và nguồn nước; với lời nói, việc làm của bản thân. - Về kĩ năng, hành vi: Học sinh được từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể trong cuộc sống. - Về thái độ: Học sinh bước đầu hình thành thái độ trách nhiệm đối với lời nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ; quan tâm, tôn trọng với mọi người, đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế; có ý thức bảo vệ nguồn nước và cây trồng, vật nuôi. Để thực hiện 3 mục tiêu trên và nhất là để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn đạo đức 3 ở tiểu học, trong năm học chuẩn bị thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức ở Tiểu học” 2/22
  3. II. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm: 1. Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức 3 ở tiểu học. 2. Đề xuất một số biện pháp sư phạm cần thiết để giáo dục đạo đức cho học sinh. III. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Tìm hiểu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học. b. Tìm hiểu về các vấn đề lí luận giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3. c. Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức 3 ở trường tiểu học Đặng Trần Côn. d. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng. e. Đề xuất một số giải pháp để tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu: Việc rèn luyện đạo đức của học sinh lớp 3 - trường tiểu học Đặng Trần Côn. 2. Đối tượng nghiên cứu: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp qua môn đạo đức 3 ở tiểu học. V. Các phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, giáo trình, chuyên đề có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu: 1.1.Giáo dục học tiểu học 2 (GS – TS Đặng Vũ Hoạt và TS Nguyễn Hữu Hợp) 1.2.Chuyên đề giáo dục tiểu học. 1.3.Bộ Giáo dục và Đào tạo , sách giáo khoa Đạo đức lớp 3, NXB Giáo dục. 1.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo , sách giáo viên Đạo đức lớp 3, NXB Giáo dục. b. Phương pháp điều tra: Trao đổi với giáo viên trong tổ khi dạy môn đạo đức lớp 3 về những khó khăn, thuận lợi trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức 3. c. Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra tính khả thi và tác dụng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua bài học Đạo đức. 3/22
  4. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của đề tài I. 1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học 1. Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học? - Đổi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắn nhất để đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học cao. Con đường này không co sẵn, không bằng phẳng, nó khúc khuỷu, gập ghềnh; đan xen giữa cái chung và cai riêng, cái cũ và cái mới. - Đổi mới phương pháp bao hàm cả hai mặt: Phải đưa vào các phương pháp dạy học mới đồng thời tích cực phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống. - Đổi mới phương pháp là sự phối hợp đồng bộ của nhiều khâu: Bồi dưỡng giáo viên, biên soạn sách giáo khoa, thiết bị dạy học, đánh giá học sinh và quản lí chỉ đạo. 2. Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học? a. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học. b. Phát huy tính năng động, sáng tạo trong phương pháp dạy học. c. Điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập không giống nhau. d. Cập nhật thông tin, góp phần tích cực để đạt được mục tiêu dạy học. 3. Việc đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành như thế nào? Quá trình quản lí chỉ đạo chuyên môn cho thấy rằng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học cần tập trung vào những vấn đề sau: a. Áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học mới: - Dạy học đảm bảo sự thống nhất hợp lí hai yêu cầu đồng loạt và cá thể. - Dạy học hợp tác nhóm. - Dạy học tự phát hiện. - Sử dụng phương tiện thiết bị dạy học hiện đại trong đổi mới phương pháp dạy học - Thực hiện tốt quy trình dạy học hoà nhập. 4/22
  5. b. Xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho học sinh. - Đầu tư cơ sở vật chất thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, số lượng học sinh trên mỗi lớp phải hợp lí (35- 45 em). - Xây dựng phòng học và tổ chức không gian lớp học mang tính thẩm mĩ, sư phạm. - Môi trường học tập thuận lợi sẽ tác động tích cực đến sự thành công của đổi mới phương pháp dạy học. - Sử dụng hợp lí, sáng tạo đồ dùng dạy học đã có và tự làm - Đổi mới phương pháp soạn bài. c. Đổi mới công tác quản lí chỉ đạo. 4. Quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy học môn đạođức ở lớp 3: - Dạy học môn đạo đức cần đi từ quyền trẻ em, từ lời ích của trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy học đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, giúp cho học sinh lĩnh hội và thực hiện hành vi tự giác hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây. - Dạy học môn đạo đức sẽ chỉ đạt hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Dạy học môn đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiễm lĩnh tri thức mới, khái niệm mới. - Đối với học sinh lớp 3, nhận thức còn cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động: đóng vai, chơi trò chơi; phân tích, xử lí tình huống, kể chuyện theo tranh, xây dựng phần kết cho các câu chuyện cho kết cục mở, đánh giá và tự đáng giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực hành vi đã học; tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống đạo đức của lớp học, của nhà trường, của địa phương, kể chuyện, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, xem băng hình, có liên quan đến chủ đề bài học. - Dạy học môn đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh, sử dụng để dạy học đạo đức phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực của học sinh. Điều đó sẽ giúp cho bài học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các em. 5/22
  6. - Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức lớp 3 rất phong phú đa dạng, bao gồm cả các phương pháp dạy học hiện đại như: đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, điều tra thực tiễn, báo cáo, giải quyết vấn đề, động não, và các phương pháp truyền thống như: kể chuyện đàm thoại, nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan, khen thưởng bao gồm cả hình thức dạy học cá nhân, theo nhóm theo lớp, học ở trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường và tham quan các di tích văn hoá, các địa điểm có liên quan đến nội dung học tập. - Mỗi phương pháp và hình thức dạy học môn đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của bản thân, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường mình, lớp mình mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học hợp lí, đúng mức để giáo dục đạo đức cho học sinh qua các bài đạo đức. I.2. Các vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 Chương trình môn đạo đức ở lớp 3 bao gồm 14 bài phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết, phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Ở mỗi bài đạo đức đều phải thực hiện các nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như: - Giáo dục ý thức đạo đức. - Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức. - Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức. 1. Giáo dục ý thức đạo đức Giáo dục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơ đẳng về chuẩn mực hành vi, hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Các chuẩn mực hành vi này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức, chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là: -.Quan hệ cá nhân với xã hội: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu quê hương, làng xóm, phố phường của mình yêu mến và tự hào về trường, lớp, giữ gìn môi trường sống xung quanh 6/22
  7. - Quan hệ cá nhân với công việc, lao động: Biết chăm chỉ, kiên trì, vượt khó trong học tập, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau. - Quan hệ cá nhân với những người xung quanh: Hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình, tôn trọng, giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè, với thiếu nhi Quốc tế, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng giềng theo khả năng của mình. - Quan hệ cá nhân với tài sản xã hội, tài sản của người khác: Tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà trường, của nhà nước và của người khác - Quan hệ cá nhân với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi học, nơi chơi, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại, bảo vệ nguồn nước - Quan hệ cá nhân với bản thân: khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, vệ sinh, tự làm lấy công việc của mình Theo từng chuẩn mực hành vi đạo đức, cần giúp học sinh hiểu: - Yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức: Chuẩn mực hành vi yêu cầu học sinh thực hiện điều gì? làm gì? - Ý nghĩa tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức và tác hại của việc làm trái: việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức mang lại lợi ích gì? tác dụng gì? nếu không thực hiện mà làm trái có tác hại gì? - Cách thực hiện chuẩn mực đó: thực hiện chuẩn mực, cần làm những công việc gì? thực hiện như thế nào? Những tri thức đạo đức ngày nay giúp các em phân biệt được cái đúng – cái sai, cái tốt – cái xấu, cái thiện – cái ác từ đó các em sẽ làm theo đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh, phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác ý thức đạo đức đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức. 2. Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung động, những xúc cảm với hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống.Thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh: kính yêu, biết ơn, quan tâm, chăm 7/22
  8. sóc ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, tôn trọng và yêu quý bạn bè, tôn trọng những người xung quanh khác, hàng xóm - Thái độ đối với xã hội: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu trường mến lớp, yêu quê hương làng xóm - Thái độ đối với môi trường sống: yêu thiên nhiên, và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp môi trường xung quanh. - Thái độ đối với bản thân: có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, biết giữ lời hứa, trung thực - Thái độ đối với các hành động: Thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, có thái độ lên án, phê phán, chê cười những ai có hành động sai trái, xấu, có hại cho người khác, xã hội, cộng đồng. Tình cảm tích cực được hình thành dựa vào ý thức đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi, đồng thời có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức. 3. Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: 4. Giáo dục hạnh vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp lại, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức nhằm có đựơc hành vi đạo đức, từ đó có thói quen đậo đức. Môn đạo đức lớp 3 cần hình thành cho học sinh các hành vi, thói quen đạo đức như: - Giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. - Hành vi lễ phép. - Có những việc làm vừa sức để giúp đỡ bạn bè, hàng xóm láng giềng, những thương binh, gia đình liệt sĩ - Có những việc làm nhân đạo vừa sức đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người gặp thiên tai, gặp khó khăn - Có những hành động, việc làm bảo vệ trường, lớp, tài sản công cộng, thiên nhiên, nguồn nước, đồ đạc, tài sản của người khác 8/22
  9. Cần giáo dục hành vi văn hoá cho học sinh: “đúng” về mặt đạo đức, “đẹp” về mặt thẩm mĩ. Các nhiệm vụ trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cần được giải quýêt đồng bộ thông qua: - Dạy học các môn học, đặc biệt là môn đạo đức lớp 3. - Hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Thực hiện nội quy, quy chế, điều lệ, - Tấm gương của giáo viên. - Phối hợp các lực lượng xã hội. VI. Thực trạng A. Nội dung chương trình môn đạo đức lớp 3 gồm 14 bài: Bài 1: Kính yêu Bác Hồ Bài 2: Giữ lời hứa Bài 3:Tự làm lấy việc của mình. Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn. Bài 6: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp. Bài 7: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Bài 8: Biết ơn thương binh, liệt sĩ. Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài. Bài 11: Tôn trọng đám tang. Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi được cấu trúc theo 5 mối quan hệ của học sinh với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Nội dung môn đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo dục bổn phận của học sinh. - Kết hợp giáo dục quyền trẻ em được có gia đình, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc với giáo dục bổn phận của trẻ em phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ( Bài 4 – Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em). 9/22
  10. Kết hợp giáo dục quyền trẻ em được tôn trọng, bảo vệ bí mật riêng tư với giáo dục trẻ em phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác). Chương trình không chỉ giáo dục bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục trách nhiêm của các em đối với chính bản thân như: biết tự trọng, tự tin, hài lòng về những điểm tốt của bản thân, biết quan tâm giữ gìn vệ sinh và hình thức bên ngoài của bản thân, biết giữ gìn đồ dùng, sách vở cá nhân, biết bảo vệ an toàn cho bản thân Thông qua các bài đạo đức, học sinh lớp 3 được giáo dục cho một số kĩ năng sống cơ bản như: kinh nghiệm giao tiếp, kinh nghiệm tự nhận thức, kinh nghiệm ra quyết định, kinh nghiệm giải quyết vấn đề Việc giáo dục cho học sinh lớp 3 thông qua các bài đạo đức vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu giáo dục ở tiểu học. Vì vậy tôi xin minh hoạ việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua một số tiết học cụ thể. Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu - Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, trẻ em không nơi nương tựa, không có gia đình có quyền được Nhà nước và mọi người quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ hỗ trợ. - Trẻ em có bổn phận phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. - Thái độ: Học sinh yêu quý, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. b. Hành vi: Biết thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cu thể, phù hợp với tình huống. 2. Tài liệu – phương tiện - Vở bài tập đạo đức. - Các tấm thẻ màu xanh, màu đỏ, màu trắng. - Truyện “Bó hoa đẹp nhất”. - Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề gia đình. 10/22
  11. - Tranh minh hoạ truyện “Bó hoa đẹp nhất”. - Một số đồ dùng phục vụ đóng vai. 3. Các hoạt động dạy hoc chủ yếu Tiết 1 a. Khởi động - Cho học sinh hát tập thể bài hát: “Cả - HS hát tập thể nhà thương nhau”, nhạc và lời : Phan Văn Minh. - 1-2 HS trả lời ? Các con vừa hát bài gì? - 2 HS: Bài hát nói lên tình cảm yêu ? Bài hát nói lên điều gì? thương giữa những người thân trong gia - Giáo viên giới thiệu bài: Bài hát nói về đình. tình cảm giữa cha mẹ, và con cái trong gia đình. Vậy chúng ta cần phải cư xử đối với những người thân trong gia đình như thế nào? Trong tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về điều đó. b. Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho mình. - Một số học sinh lần lượt kể. ? Gia đình con gồm những ai? - HS trao đổi với nhau trong nhóm theo - Giáo viên yêu cầu HS làm việc 4 yêu cầu. nhóm theo yêu cầu sau: ? Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về những việc mình đã được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc như thế nào? - 1 số HS trình bày trước lớp. - GV mời một số học sinh kể trứơc lớp. - Thảo luận cả lớp. - HS lớp suy nghĩ trả lời. ? Con nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi ngượi trong gia đình đã 11/22
  12. dành cho con.? + Các bạn ấy sẽ được nhận làm con ? Đối với những bạn nhỏ phải sống thiếu nuôi, được xã hội giúp đỡ, quan tâm tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ thì sao? - GV nhận xét, kết luận. c. Hoạt động 2: Kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất”. - GV kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất” (Có - HS lắng nghe. sử dụng tranh minh hoạ). - Mời 1 HS kể lại hoặc đọc lại truyện. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo - 1 HS kể lại hoặc đọc lại. các câu hỏi: - HS thảo luận nhóm theo yêu cầu ? Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ? ? Khi nhận hoa, mẹ Ly thấy như thế nào? ? Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất? -Yêu cầu đại diện từng nhóm học sinh - Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả trình bày kết quả thảo luận trước lớp. thảo luận. + Chị em Ly đã hái những bông hoa dại ven đường xếp thành một bó và đem tặng mẹ nhân ngày sinh nhật. + Khi nhận hoa, mẹ vui mừng ôm hai chị em Ly vào lòng và nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy” + Vì mẹ Ly thấy 2 con mình đã nhớ đến - GV nhận xét sinh nhật của mẹ mà chính bản thân mẹ quên mất sinh nhật mình, chị em Ly đã ? Qua câu chuyện trên con rút ra bài học biết quan tâm, chăm sóc đến mẹ khiến 12/22
  13. gì? mẹ rất vui và hạnh phúc. - Cả lớp trao đổi bổ sung. - 2-3 HS trả lời. + Con cháu có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ và những người thân trong gia đình. + Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mạng lại niềm vui, hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình. - GV nhận xét lại. - 1 HS đọc kết luận cuối bài, cả lớp đọc đồng thanh. d. Hoạt động 3: Đánh giá hành vi - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm mở vở bài tập đạo đức - HS các nhóm mở vở bài tập. (trang 13,14). - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3. - Yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét các ứng xử của các bạn trong các tình - HS các nhóm thảo luận huống đó. - GV mời đại diện nhóm trình bày - Đại diện các nhóm trình bày (Mỗi nhóm trình bày ý kiến nhận xét về một tình huống). + Việc làm của các bạn thể hiện tình thương yêu chăm sóc và sự quan tâm ông bà, cha mẹ: Hương (tình huống a), Phong (tình huống c), Hồng (tình huống d). + Việc làm của các bạn chưa quan tâm - Cho cả lớp trao đổi, thảo luận. đến bà, em nhỏ: Sâm (tình huống b), - GV nhận xét. Linh (tình huống d). ? Yêu cầu HS liên hệ các việc làm của 13/22
  14. các bạn Hương, Phong, Hồng với bản - HS liên hệ để trả lời. thân? ? Ngoài những việc đó, con còn có thể - HS kể làm được những việc gì khác? d. Củng cố - dặn dò ? Vì sao con phải quan tâm, chăm sóc - 1 số HS trả lời. ông bà, cha mẹ, anh chị em? ? Việc con quan tâm, chăm sóc tới những người thân trong gia đình sẽ đem lại điều gì? - Hưỡng dẫn thực hành: + Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. + Thực hiện việc quan tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Tiết 2 1. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến - Gv đưa lần lượt từng ý kiến: a) Trẻ em có quyền được ông bàm cha - HS đọc từng ý kiến sau mỗi lần GV mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc. đưa ra. b) Chỉ có trẻ con mới cần được quan tâm, chăm sóc. c) Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ các - Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ bằng tấm thẻ màu. cach giơ thẻ màu: + Thẻ màu đỏ: tán thành. 14/22
  15. + Thẻ màu xanh: không tán thành. + Thẻ màu trắng: lưỡng lự. - HS giải thích lí do tán thành, không tán ? Vì sao con tán thành (không tán thành) thành từng ý kiến. ý kiến đó? - HS khác nhận xét bổ sung. - HS kể. ? Con đã được ông bà, cha mẹ thương yêu,chăm sóc như thế nào? - GV nhận xét, kết luận 2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống và đóng vai. - GV mời một nhóm đóng vai tình huống mở sau: - 1 nhóm học dinh đóng vai tình huống “Ông của Huy có thói quen đọc báo mở, lớp theo dõi. hàng ngày. Nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được.” - GV nêu yêu cầu: ? Nếu em là bạn Huy, - HS các nhóm thảo luận đưa ra cách xử em sẽ làm gì? vì sao? lí bằng cách đóng vai. Và yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí bằng cách đóng vai. - các nhóm lên đóng vai. Ví dụ: - Mời các nhóm lên xử lí. + Nhóm 1: Đi chơi, mặc kệ ông và không quan tâm đến ông. + Nhóm 2: Lấy thuốc cho ông uống, đọc báo cho ông nghe. - HS: Ông và cháu, cháu thương ông - GV hỏi: Ai đặt tên cho tiểu phẩm? nhất ? Theo con nhóm nào thể hiện thương - Nhóm 2 ông nhất? ? Kể tên những việc nhóm 2 làm thể - Giúp ông uống thuốc, đọc báo cho ông hiện quan tâm ông? nghe. - Hỏi HS đóng vai ông: con nghĩ gì khi - HS: con thấy rất vui. 15/22
  16. người cháu của nhóm 2 quan tâm? - GV chốt ý. 3. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân. - Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân theo các gợi ý: ? Hàng ngày con thường làm gì để quan - Mỗi tổ cử 2-3 đại diện lên liên hệ, HS tâm, chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ, lớp lắng nghe. anh chị em? ? kể lại 1 lần khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau (hoặc gặp khó khăn, có chuyện buồn) em đã làm gì để quan tâm giúp đỡ họ? ? Bạn đã quan tâm, chăm sóc đến người - HS nhận xét. thân trong gia đình chưa? - GV tuyên dương những học sinh đã biết quan tâm, chăm sóc những người thân. Khuyên nhủ những học sinh chưa biết quan tâm, chăm sóc những người than trong gia đình. 4. Hoạt động 4: HS múa, hát, kể chuyện, đọc thơ, về chủ đề bài học. - GV gợi ý để học sinh tự điều khiển chương trình, tự giới thiệu tiết mục. - Sau mỗi phần trình bày, GV gợi ý để - HS tự giới thiệu và biểu diễn các tiết học sinh thảo luận về ý nghĩa bài hát, mục đan xen. bài thơ đó. - HS thảo luận về ý nghĩa của bài hát, 5. Củng cố - Dặn dò: bài thơ đó. - GV củng cố bài, nhận xét giờ học, tuyên dương 1 số học sinh tích cực học tập. 16/22
  17. - Dặn học sinh: + Thực hiện việc quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. + Chuẩn bị bài học sau: “Chia sẻ vui buồn với bạn” Như vậy những nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bài học này đựơc giải quyết như sau: 1. Giáo dục ý thức đạo đức: a. Yêu cầu của chuẩn mực: Giúp học sinh hiểu: Con cháu trong gia đình cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình ấm hơn hạnh phúc hơn. b. Ý nghĩa , tác dụng, tác hại. - Cần quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em vì: + Ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra ta, là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng ta khôn lớn, dành cho ta những gì đẹp nhất. + Làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em: Phấn khởi, mau khỏi bệnh, chia sẻ bớt công việc với mọi người trong gia đình, giúp gia đình đầm ấm, bản thân học sinh được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương, quý mến, khen ngợi. - Tác hại: nếu không quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em buồn phiền, sức khoẻ giảm sút, lâu lành bệnh, không khí gia đình nặng nề, bản thân học sinh bị mọi người xung quanh chê cười. c. Để quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em em cần làm gì? làm như thế nào? - Khi ông bà, cha mẹ già yếu: Bưng cơm, mời nước, đọc sách báo. 17/22
  18. - Khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau: mua thuốc, nấu cơm, cháo. mua đồ ăn, mời bác sĩ khám bệnh - Khi ông bà cha mẹ mệt nhọc: Xách đồ hộ, lấy nước uống - Khi có miếng ngon, vật quý: mời ông bà, cha mẹ, anh chị em ăn trứơc. - Khi anh chị em bận việc: Không nghịch đồ, làm ồn 2. Giáo dục thái độ tình cảm liên quan đến bài học: Hình thành ở học sinh những thái độ tình cảm: - Đối với ông bà, cha mẹ: Kính yêu, biết ơn; anh chị em: kính yêu, nhường nhịn. - Thực hiện việc quan tâm, chăm sóc một cách tự nguyện, tận tình, chu đáo. - Đối với những hành động biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em thì đồng tình, ủng hộ; Đối với những hành động không biết qua tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em khi cần thiết cần nhắc nhở, phê phán, chê cười. 3. Giáo dục hành vi thói quen quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em: Hình thành ở học sinh những hành vi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, trong cuộc sống hang ngày khi ông bà, cha mẹ, anh chị em ốm đau, mệt nhọc Để học sinh thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ. anh chị em, tôi tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu điều tra và yêu cầu học sinh điền vào rồi báo cáo kết quả (sau 1tháng). Thời gian Công việc em quan tâm, chăm sóc ông Kết quả bà, cha mẹ, anh chị em Thứ Ngày Nhận xét của giáo viên Nhận xét của ông bà, cha mẹ, anh chị em Kết quả đạt được như sau: 18/22
  19. Tổng số học HS biết quan tâm, chăm sóc HS chưa biết quan tâm, chăm sinh ông bà, cha mẹ, anh chị em sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Tổng số % Tổng số % 55 48 87,3 7 12,7 B. Nguyên nhân của thực trạng trên: Qua thực tế giảng dạy tôi còn thấy một số hạn chế, tồn tại trong việc giải quyết các nhiệm vụ, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bài học là do: - Học sinh lớpp 3 còn nhỏ(9 tuổi) nên trong gia đình các em được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn, do đó các em còn lúng túng trong khi thực hiện quyền và bổn phận của mình đối với người thân trong gia đình; còn một số học sinh chưa biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em của mình. - Trong gia đình chỉ có một con hoặc là em bé nhất trong nhà nên được mọi người trong gia đình nhường nhịn yêu thương nên chưa biết quan tâm nhiều đến người khác III. Kết luận, khuyến nghị A. Kết luận Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cưu đề tài này tôi thấy vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học, đặc biệt là môn Đạo đức ở tiểu học là rât cần thiết; đó cũng là nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục ở tiểu học. Qua đề tài này tôi đã thu được những kết quả sau: 1. Tìm hiểu những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học, từ đó thấy được sự cần thiết phaie đổi mới phương pháp và nắm được một số giải pháp triển khai để đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học. 2. Nắm được các vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 để vận dụng chúng vào những bài học cụ thể. 19/22
  20. 3. Thấy rõ thực trạng của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn đạo đức 3 ở trường tiểu học. Từ đó có kế hoạch, biện pháp giáo dục hợp lí, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục đạo đức cho học sinh; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em không chỉ là trò giỏi mà còn là những người con hiếu thảo, ngoan ngoãn. B. Khuyến nghị Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy những kết quả tích cực đạt được, khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh qua các tiết hoc. 1. Đối với giáo viên: - Cần tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi học sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp. Luôn lấy những câu chuyện, tấm gương gần gũi với học sinh hoặc của chính gia đình học sinh, giúp bài hoc đạo đức thêm phong phú gần gũi, sống động đối với các em và các em cũng tiếp nhận bài học nhẹ nhàng sinh động và hiệu quả. - Người giáo viên cần phối hợp với các lực lượng đạo đức trong nhà trường và trong gia đình học sinh để cùng có biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp cho việc giáo dục đạo đức được gắn liền với thực tiễn. - Góp phần vào việc xây dựng một bầu không khí lành mạnh( đầy long thương yêu, tin cậy, an toàn) trong trường và lớp. - Hiểu về đặc điểm phát triển của trẻ, lựa chọn biện pháp giáo dục với cả lớp và từng học sinh. - Tiến hành giáo dục đạo đức thông qua những tình huống cụ thể. Hết sức tránh lí thuyết và hô hào, trừ những trường hợp đặc biệt. - Sử dụng một cách thận trọng các biện pháp dục đạo đức trực tiếp, vì mỗi phương pháp giáo dục đều có hạn chế riêng của nó. - Chớ quên rằng khi dạy bất kì môn học nào, người giáo viên đều làm nhiệm vụ giáo dục giá trị đạo đức. Cần làm cho học sinh hiểu môn học trong tổng thể; nội dung thong tin, phương pháp, những giá trị có trong đó. - Người giáo viên có tác dụng giáo dục bằng toàn bộ nhân cách của mình. Trẻ em nhìn người giáo viên một cách tổng quát, vì vậy người giáo viên cần không 20/22
  21. những tu dưỡng đạo đức .“ Tấm gương bao giờ cũng có giá trị hơn lời giáo huấn” Điều này nhắc nhở người giáo viên cần phải trung thực, thẳng thắn trong cách đối xử với học sinh. Nếu người giáo viên yêu môn học nào, học sinh cũng yêu môn học đó. Nếu người giáo viên quan tâm bảo vệ môi trường học sinh cũng sẽ quan tâm đến điều đó. Nếu người giáo viên làm việc và sinh hoạt đúng giờ, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm, Học sinh sẽ cố gắng như vậy. Chúng ta luôn luôn lưu ý rằng giáo dục đạo đức không chỉ dừng ở việc hình thành thói ques kn hành vi đạo đức mà xây dựng được niềm tin đạo đức, làm cơ sở cho ứng xử thường xuyên của các em 2. Về phía nhà trường: - Cần tổ chức cho các em tham gia vào hoạt động tập thể, giúp các em mạnh dạn, có cơ hội bộc lộ những phẩm chất đạo đức từ đó giúp giáoviên có biện pháp giáo dục đạo đức cho các em hợp lí. - Tổ chức ngày hội truyền thống với nhiều hoạt động phong phú thu hút 100% học sinh tham gia . Tổ chức tốt việc thực hiện các chủ điểm giáo dục học sinh theo từng khối lớp nhằm rèn luyện nếp sống đạo đức cho các em. - Tạo điều kiện cho Đội Thiếu niên Tiền phong tổ chức các hoạt động tập thể(chào cờ đầu tuần, múa hát tập thể, các hoạt động ngoài giờ chính khóa ). Làm công tác giáo dục ý thức tiết kiệm , lòng từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn 3. Về phía gia đình học sinh: Cần phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường để có biện pháp giáo dục đạo đức cho con em mình, không quá nuông chiều các em, không làm thay, làm hộ các em những việc vừa sức với lứa tuổi. Tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện nhân cách. Tôi xin cam đoan không sao chép và vi phạm bản quyền. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Xuân, ngày 6 tháng 4 năm 2019 Người viết Phạm Thị Thanh Huyền 21/22
  22. PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Đạo đức lớp 3, NXB Giáo dục. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Đạo đức lớp 3, NXB Giáo dục. 3. Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương (2005) , Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, NXB Chính trị quốc gia. 4. Phạm Khác Chương, Hà Nhật Thăng (2011) , Đạo đức học, NXB giáo dục. 5. Nguyễn Hữu Hợp (2010), Giáo trình đạo đức và và phương pháp giáo dục môn đạo đức ở Tiểu học, NXB Đại học sư phạm , Hà Nội. 6. Trần Hậu Kiểm (1997), Giáo trình đạo đức học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Trần Hậu Kiểm- Đoàn Đức Hiếu( 2004), Hệ thống phạm trù đạo đức cho sinh viên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Hà Nhật Thăng (2001), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức – nhân văn, NXB Giáo dục. 9. Hà Nhật Thăng- chủ biên, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ (2004), Công tác giáo viên chủ nhiêm lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo “ B¸c Hå vµ nh÷ng bµi häc vÒ ®¹o ®øc lèi sèng dµnh cho häc sinh lớp 3”. Chủ biênTS ( Nguyễn Văn Tùng) PGS TS( Nguyễn Thị Phương Hoa), Nguyễn Thị Hằng, Đoàn Thị Phương 22/22