Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_phat_trien_cac_bai_hat_nha.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
- MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Thực trạng và nguyên nhân 5 3. Các biện pháp tiến hành 7 4. Kết quả thực hiện 11 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13 1. Kết luận 13 2. Khuyến nghị . 15 1/15
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh . Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài . Tuy Tiếng Anh ở bậc tiểu học hiện nay vẫn chỉ là môn học tự chọn. Song, nó có tính chất khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp II. Vì thế, nó giữ một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là những chủ điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểm gia đình, và chủ điểm khác (thế giới xung quanh các em). Chính vì vậy, việc gây hứng thú và củng cố kiến thức thường xuyên cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ. Không có động cơ trẻ sẽ không học - và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơn những ngữ liệu đã học trong các tiết học một cách có hệ thống, làm nền tảng vững chắc giúp các em học tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập sau này. Có một thực tế là, phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó đặc biệt là khi các em học yếu môn này. Từ đó, một số em có tâm lý chán học bộ môn Tiếng Anh. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học. Học sinh tiểu học là những trẻ em với mức độ nhận thức còn thấp, chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình. Để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là một chuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ năng học tập toàn diện nhất? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn kiến thức văn hóa nước ngoài? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm vững bài mà không nhàm chán, tạo không khí vui tươi thoải mái trong giờ học, gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu văn hoá nước ngoài mà bản thân các em chưa biết được tí gì? 2/15
- Với nhiều nguyên nhân thực tế, lẫn khách quan như vậy, bằng nhiều nỗ lực của thầy và trò. Tôi đã sưu tầm, tìm hiểu trên mạng Internet, trong sách báo một số bài hát ngắn có giai điệu vui vẻ, dễ bắt chước và lồng vào đó một số câu, một số từ mà các em đã học để dạy các em vừa hát vui, vừa học. Thật bất ngờ, các em rất thích hát và hát rất mạnh dạn, cởi mở hơn, không còn rụt rè nữa, các em cũng tham gia bài học tích cực hơn, trong thời gian gần đây học sinh có nhiều tiến bộ ở môn Tiếng Anh. Tuy kết quả chưa thật cao nhưng những tiến bộ bước đầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác. Sau giờ học, một điều thật thú vị là tôi đã bắt gặp các em hát nghêu ngao những bài hát ngắn mà đã được tôi lồng các từ mới vào. Thật vậy, điều đó đã là một thành công. Vì thế tôi quyết định chọn đề tài “ Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” để nghiên cứu. Đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi đã thực hiện và đã đạt được kết quả khá tốt. Mong rằng những kinh nghiệm này góp phần bổ sung và làm phong phú hơn phương pháp dạy học của các bạn đồng nghiệp. 3/15
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Đối với bất kì một môn học nào, việc gây hứng thú cho học sinh, lôi cuốn các em vào bài học là một điều rất quan trọng. Điều đó không chỉ giúp các em hiểu bài nhanh hơn, mà còn giúp các em khắc sâu kiến thức, ghi nhớ bài học tốt hơn. Từ đó, khả năng tư duy, khả năng tập trung của các em mới được phát triển. Như vậy, để có một tiết dạy gây được hứng thú cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tập trung vào bài giảng. Đó là yêu cầu, mục tiêu quan trọng của quá trình dạy học, đặc biệt là đối với giáo viên môn Tiếng Anh. Học Tiếng Anh qua các bài hát ngắn có nội dung liên quan đến bài học sẽ giúp học sinh nhớ lại phần kiến thức luyện tập đọc – nói của các bài học đã được học. các em sẽ tiếp thu kiến thức một các chủ động, nhẹ nhàng và sẽ nhớ rất lâu. Các bài hát được sử dụng trong tiết dạy sẽ củng cố lại cả hai mặt ý nghĩa cũng như hình thức của từ. Nắm chắc các đặc điểm từng mẫu câu. Điều đó sẽ giúp các em đạt kết quả học tập tốt ở từng học kỳ, từng năm học. Ngoài ra, các bài hát nhỏ này còn được sử dụng để giải trí nhằm tạo sự vui tươi, hưng phấn học tập cho các em hay để dạy minh họa cho những tiết học về từ vựng, trọng âm, tiết tấu, và một số điểm ngữ pháp tiếng Anh, giúp các em dễ thuộc bài hơn. Qua đó, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, yêu thích cái đẹp của văn hoá ngôn ngữ nước ngoài nói chung và cái hay của môn học Tiếng Anh nói riêng, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách lẫn các kĩ năng toàn diện hơn. Giáo viên phải luôn có sự học tập và trau dồi nhiều về chuyên môn, cùng với lòng quyết tâm cao mới có thể đạt được yêu cầu của công việc. Bởi vì dạy một tiết tiếng Anh có nhiều điểm khác biệt so với dạy một tiết học bình thường. Vì vậy, với đề tài này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn góp phần trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm. 4/15
- 2. Thực trạng và nguyên nhân Chúng ta có thể thấy rằng, phương pháp học truyền thống mà giáo viên áp dụng trên lớp, trong mỗi tiết học thường chỉ là đọc-chép. Giáo viên là người truyền thụ kiến thức, còn học sinh là người ghi chép, tiếp thu kiến thức nhưng một cách thụ động. Đối với bộ môn tiếng Anh, phương pháp học đã có nhiều cải tiến, học theo phương pháp mới – Lấy người học là trung tâm. Tuy nhiên cách thức tiến hành , áp dụng của giáo viên vẫn chỉ mang tính chất dập khuôn và hình thức. Học sinh vẫn chưa thực sự được tiếp thu kiến thức một cách chủ động. Là giáo viên tiếng Anh đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về chuyên môn cũng như tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là đối với một giờ dạy Tiếng Anh. Bản thân tôi chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu, về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh, các hình thức dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, từng nội dung bài học Sau đó, tôi ghi chép và tích lũy thường xuyên. Trong và ngoài giờ dạy, tôi thường xuyên trao đổi với đổng nghiệp để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cần thiết để áp dụng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, chính bản thân tôi cũng đã từng đi theo lối mòn trong phương pháp giảng dạy như đã được đề cập ở trên. Về phía học sinh, phần đa các em đều yêu thích môn học, siêng năng và ham học, tự giác học bài và làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà. Luôn hăng hái tham gia xây dựng bài. Khi được dạy một bài hát mới, các em đều hứng thú và say sưa với bài hát. Điều đó rất hữu ích trong việc giúp các em ghi nhớ bài học. Hiện nay, việc dạy và học môn tiếng Anh đã nhận được khá nhiều sự quan tâm từ phía nhà trường, phụ huynh học sinh cũng như của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, một trong những điều kiện thuận lợi để thực hành ngôn ngữ là môi trường giao tiếp thì vẫn còn hạn chế. Ngoài giờ học trên lớp, các con ít có điều kiện được thực hành ngôn ngữ nên thiếu cơ hội để luyện tập từ vựng, mẫu câu dẫn đến việc ghi nhớ bài học không thật hiệu quả. Với những thuận lợi và khó khăn như vậy nên nhưng năm học trước đây, khi tôi chưa áp dụng phương pháp dạy học: Thu hút, gây hứng thú học tập cho học sinh qua các bài hát, thì số lượng học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh của các lớp còn khá thấp và vẫn có một bộ phận không nhỏ học sinh cảm thấy thiếu hứng thú với Tiếng Anh. 5/15
- 3. Các biện pháp tiến hành a. Chuẩn bị: Gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng trong một giờ dạy, đòi hỏi ở giáo viên lòng nhiệt tình,luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, dành nhiều thời gian nghiên cứu và giảng dạy. Chính vì vậy, giáo viên cần đọc thêm sách báo, tìm thông tin qua các phương tiện hiện đại, nghiên cứu kĩ các vấn đề mình sắp thực hiện. Giáo viên tham khảo thêm những cách tổ chức hát những bài hát có tính chất trò chơi, cũng có thể học hỏi từ người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đoàn thể. (Tổng phụ trách, các đoàn viên trong Chi đoàn nhà trường hoặc giáo viên âm nhạc) Đồ dùng dạy học mà giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng là nội dung các bài hát, thế cho nên giáo viên cần tóm tắt từ vựng và một số cấu trúc cơ bản trong bài học theo từng chủ điểm để lồng vào các bài hát đó, cùng với nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. b. Phương pháp tiến hành: Sau khi chuẩn bị, tôi tiến hành như sau: Soạn ra những bài hát ngắn có giọng điệu vui tươi, rộn ràng, theo giai điệu quen thuộc, dễ bắt chước để dạy cho các em. Để hiệu quả hơn, tôi mạnh dạn tổ chức nhiều cách hát đa dạng phong phú (khi các em đã thuộc nhuần nhuyễn các bài hát rồi) làm tăng hiệu quả sử dụng các bài hát của các em. Học sinh hoặc giáo viên có thể giải thích sơ bộ về nội dung các bài hát cũng như cho học sinh đọc trôi chảy lại lời một lần trước khi hát. Hát mà hiểu rõ nội dung bài hát sẽ làm người hát thích thú và dễ nhớ hơn. Qua đó ngôn ngữ được lồng vào sẽ được sử dụng nhiều lần và linh hoạt hơn, khắc sâu hơn. Đây là một số các hình thức tôi đã sử dụng rất hữu hiệu như sau: - Luôn tạo cho các em thói quen hát một bài hát tiếng Anh vào mỗi đầu tiết học. Thỉnh thoảng vào những lúc giữa tiết học các em bị căng thẳng, mệt mỏi do học vào tiết cuối cùng, giáo viên cũng nên bắt nhịp cho các em một hoặc hai bài hát ngắn, nhẹ nhàng với giọng điệu vui – kèm theo những tiếng vỗ tay nhịp đôi, rồi nhịp một, nhịp càng lúc càng nhanh rồi chấm dứt, nhằm trả lại sự phấn chấn, rộn ràng, vui tươi, sinh động trong lớp học. 6/15
- - Kết hợp một vài động tác hay điệu bộ phù hợp trong lúc hát. Hát kết hợp chơi như hát thi, hát đối đáp, hát với âm lượng và tốc độ thay đổi theo hướng dẫn của quản trò. - Hình thức hát đuổi là cách hát vui nhộn và mang tính giáo dục rất có ý nghĩa, nó gây được sự ham thích của học sinh. Hát đuổi (với 2 hoặc 4 nhóm) tạo cho người hát, các nhóm, các bè và cả người nghe một cảm giác lộn xộn lúc ban đầu khi các nhóm hát khác nhau (khác về lời nhưng nhạc vẫn đi theo một mẫu giống nhau), rồi sau cùng lại giống nhau – cùng hát một câu. Nếu hát được đúng, ta đã giúp tạo ra lòng tự tin, tính độc lập cho các em, không nghe theo, không làm theo người hát bè khác. Khi đó, chắc chắn các em sẽ rất vui và còn hãnh diện nữa Ngoài ra vào cuối năm học, việc giới thiệu một hoặc 2 bài hát ở chương trình tiếng Anh lớp 4 không những có thể giúp cho các em giải trí mà còn gây được sự hứng thú, tò mò ham thích học hỏi môn học ở các em. - Động viên các em thay lời, thay từ thậm chí tìm những đoạn nhạc phù hợp để ghép với mẫu câu hay từ vựng qua đó khuyến khích khả năng sáng tạo của các em, tạo cho các em niềm say mê cũng như sự tự tin trước bạn bè. Khi bài hát của mình được đưa ra biểu diễn trước các bạn thậm chí được giáo viên sử dụng để giảng dạy cho các học sinh lớp khác, đối với các em, đó là nguồn động viên vô cùng lớn, giúp các em phát huy tính sáng tạo của mình. Đây cũng là cách giáo viên giảm thiểu thời gian và tâm sức để đầu tư cho mỗi bài học. - Như vậy, chúng ta biết rằng các phương thức để hỗ trợ cho bài học tiếng Anh không những là qua chơi trò chơi, kể chuyện, đóng kịch, đi cắm trại mà còn qua các bài hát nhỏ nhỏ, vui vui, nhằm khuyến khích việc sử dụng tiếng Anh một cách sáng tạo thiết thực. Sử dụng được càng nhiều tiếng Anh, học hỏi thêm càng nhiều tiếng Anh càng tốt cho việc giao tiếp trong cuộc sống đời thường và trong xã hội hiện đại ngày nay. Sau đây là nội dung một số bài hát dành cho các em học sinh tiểu học mà tôi tự soạn và áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình: 7/15
- NỘI DUNG CÁC BÀI HÁT * Chủ điểm giao tiếp: Bài 1: HELLO Qua bài hát này học sinh sẽ thuộc được một số lời chào nhau khi gặp mặt và khi tạm biệt. Bên cạnh đó các em cũng được nhắc lại câu hỏi thăm sức khỏe người khác cũng như cách trả lời một cách lịch sự qua mẫu câu: “How are you?” – I am fine. Thank you. Bài 2: OUR NAMES Bài hát giúp học sinh củng cố lại việc giới thiệu tên mình bằng hai cách: “I am + tên” và “My name is + tên”. Đồng thời các em được nhắc lại câu hỏi tên các bạn qua cấu trúc: “What is your name?” * Chủ điểm trường học: Bài 3: MY FRIENDS Bài hát nhắc học sinh nhớ lại những đại từ nhân xưng là ngôi thứ ba số ít “he, she” và hình thái của động từ “to be” tương ứng. Bài 4: MY SCHOOL Học sinh giới thiệu về vị trí, đặc điểm của trường và lớp học của mình sử dụng cách nói “This is và That is ”. Bài hát giúp học sinh thuộc bài một cách dễ dàng , nhanh chóng, và nhớ bài học lâu hơn. Bài 5: SCHOOL OBJECTS Thông qua bài hát này, học sinh sẽ thuộc được rất nhiều đồ dùng học tập ở trường một cách dễ dàng và thú vị như: book, ruler, eraser, pen, bag, pencil * Chủ điểm gia đình: Bài 6: FAMILY MEMBERS Bài hát lồng vào các từ chỉ các thành viên trong gia đình đồng thời giới thiệu nghề nghiệp của họ. Bài 7: AGES Đây là bài hát có giai điệu dễ thương mà các em rất quen thuộc và thích hát. Qua đó, củng cố lại cho các em cách hỏi và trả lời về tuổi bằng mẫu câu: “How old are you? ” và “I am + tuổi.” Bài 8: MY HOUSE 8/15
- Bài hát giáo dục học sinh tình cảm gắn bó với ngôi nhà của mình đồng thời củng cố kiến thức cho các em khi giới thiệu về nhà, các phòng và đặc điểm của chúng. * Các bài hát thuộc chủ điểm khác: (thế giới xung quanh em) Bài 9: THE WEATHER Mục đích của bài hát này là giúp học sinh ôn lại từ và cấu trúc câu đã học về thời tiết. Bài 10: OUR PETS Qua bài hát ôn lại các từ chỉ tên các con thú cưng một âm tiết đã học như: dog, cat, fish, bird. Qua đó kết hợp giáo dục cho các em ý thức yêu thương và bảo vệ các loài động vật. Bài 11: HOW MANY PETS Nhằm củng cố lại cấu trúc “How many do you have?” và cách trả lời số luợng con thú cưng. Giúp học sinh biết một số trường hợp nào dùng danh từ số nhiều. Bài 12: OUR TOYS Mục tiêu là ôn lại cấu trúc và các từ một âm tiết về đồ chơi đã học. Đồng thời giáo dục các em có ý thức gìn giữ đồ chơi của bản thân, của người khác và biết chia sẻ đồ chơi với các bạn. Bài 13: ZOO ANIMALS Đây là một trong những bài hát thuộc chủ điểm thế giới xung quanh em của chương trình tiếng Anh lớp 4. Giai điệu của bài hát rộn ràng, vui nhộn, dễ hát giúp học sinh nhớ các từ chỉ các con vật ở sở thú và biết cách nói mình thích hay không thích con vật gì. Đồng thời củng cố cho các em cách dùng thể khẳng định, phủ định và thể nghi vấn của “Thì hiện tại đơn giản”. 4. Kết quả thực hiện Vào đầu năm học 2018 – 2019, tôi được phân công dạy môn tiếng Anh khối 3 gồm 288 học sinh. Sau khi vào chương trình dạy hết 3 tuần, tôi nhận thấy tình hình học sinh tôi có phần gặp nhiều khó khăn như tôi đã trình bày ở trên (phần thực tiễn bộ môn). Và tôi đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ để thống kê sở thích của học sinh đối với các môn học thì có kết quả như sau: 9/15
- Subjects (Các môn) Like (Thích) Don’t like (Không thích) Vietnamese (Tiếng Việt) 165 học sinh 123 học sinh Maths (Toán) 191học sinh 97 học sinh English (Tiếng Anh) 117 học sinh 171 học sinh Music (Hát nhạc) 224 học sinh 64 học sinh Science (TNXH) 195 học sinh 93 học sinh Arts (Mĩ thuật) 200 học sinh 88 học sinh Qua việc áp dụng các bài hát ngắn tự soạn có lồng vào nội dung bài học trong quá trình giảng dạy tiếng Anh của trường Tiểu học Đặng Trần Côn năm học này, tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập của học sinh trong các tiết học tiếng Anh. Gần đây, tôi đã thống kê lại sở thích của các em đối với riêng bộ môn tiếng Anh và đã nhận được kết quả khả quan hơn. Đến nay hầu hết các em đều phấn khởi ham thích học môn tiếng Anh, từ chỉ có 117 em thích học tiếng Anh nay tăng lên tới 242 em và điều đó đã làm giảm được số lượng 171 em không thích học tiếng Anh xuống chỉ còn lại 46 em. Đáng mừng hơn là các em hoàn toàn khắc phục được những khó khăn trong việc đọc – nói tiếng Anh và từ đó các em tích cực hơn trong các hoạt động tham gia vào bài học. Học sinh hăng hái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn. Vì thế, kết quả theo dõi chất lượng môn học tiếng Anh của học sinh vào cuối năm cũng được nâng cao rõ rệt. 10/15
- THỐNG KÊ KẾT QUẢ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH KHỐI 3 NĂM HỌC 2018-2019 Dưới Mốc đánh giá Giỏi % Khá % TB % % TB Đầu HK I 87 30,2 74 25,7 93 32,3 34 11,8 Giữa HKI 145 50,4 45 15,6 71 24,7 27 9,3 Hết HKI 194 67,4 53 18,4 30 10,4 11 3,8 Giữa HKII 178 61,8 82 28,5 20 6,9 8 2,8 11/15
- PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nhìn vào kết quả khảo sát giữa kỳ II của học sinh khối 3 đã phản ánh tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ học sinh trung bình và học sinh yếu giảm dần, góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Anh trong nhà trường. Điều này chứng tỏ việc áp dụng sáng kiến “ Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” đã phát huy tác dụng tích cực. Nếu giáo viên chịu khó đầu tư tranh ảnh, thời gian và tâm huyết, tôi khẳng định chắc chắn rằng trình độ của HS tiểu học sẽ được nâng cao rõ rệt góp phần giúp các em tự tin khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thực tế. Qua việc nghiên cứu và vận dụng đề tài, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học sinh và chất lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổi mới phù hợp với học sinh của mình. - Chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo, chi tiết, tỉ mỉ. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả. - Sử dụng các bài hát ngắn tự soạn hoặc sưu tầm, hay tổ chức nhiều trò chơi tăng cường vốn từ vựng và rèn luyện cấu trúc câu tạo cho học sinh ham thích môn học. Hệ thống cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tâm đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng. - Khuyến khích học sinh tự sáng tác bài hát, đọc thơ, dựng hoạt cảnh thậm chí vẽ tranh theo chủ điểm. Khai thác tính chủ động và khả năng sáng tạo phong phú của các em. - Khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Anh thường xuyên hơn ở lớp, trường, giao tiếp với anh chị, bố mẹ, những người có khả năng nói tiếng anh mà các em có cơ hội tiếp xúc. Khen thưởng tuyên dương những em có năng khiếu, có tiến bộ và hăng hái tham gia phát biểu. Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em còn yếu kém và kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ của các em một cách nhẹ nhàng, để các em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học. 12/15
- 2. Khuyến nghị : Đối với lãnh đạo ngành các cấp, tôi mong sẽ thường xuyên có các hoạt động học tập, bồi dưỡng chuyên môn như tổ chức chuyên đề, lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn để giáo viên chúng tôi có cơ hội chia sẻ cũng như học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp từ các đơn vị khác, qua đó củng cố và hoàn thiện kỹ năng dạy học của mình. Đối với Ban giám hiệu nhà trường, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc vì sự tin tưởng và tạo điều kiện một cách tuyệt đối của các đồng chí cho bản thân tôi để tôi có thể thỏa sức sáng tạo, thể hiện hết tâm huyết của mình trong công việc. Sự hỗ trợ của ban giám hiệu về điều kiện cơ sở vật chất cũng như những chỉ đạo về chuyên môn, tư tưởng giáo dục đã giúp cho tôi có định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển đề tài. Việc có phòng chức năng riêng cho bộ môn Tiếng Anh là điều kiện rất tốt cho giáo viên để chúng tôi có thể tập trung chuyên môn, triển khai sử sụng các đồ dùng học tập, giáo cụ trực quan, phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy. Bên cạnh đó, việc thay đổi môi trường học tập từ phòng học của mình sang phòng Ngoại Ngữ (một không gian mới chuyên nghiệp) cũng giúp cho học sinh cảm thấy hào hứng, tạo tâm thế tốt cho các em khi bước vào tiết học. Đối với giáo viên, cùng với việc thường xuyên học hỏi, sáng tạo để thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học, giáo viên cũng cần chú trọng rèn nề nếp cho học sinh. Những quy định về kỷ luật môn học như đảm bảo đồ dùng học tập, thường xuyên kiểm tra vở ghi bài hay khuyến khích các em sử dụng hoàn toàn Tiếng Anh trong giờ học sẽ rất có ích trong việc hình thành thói quen tích cực và phản xạ ngôn ngữ. Đối với phụ huynh. Phụ huynh nên khuyến khích con luyện tập Tiếng Anh ở nhà, phối kết hợp với giáo viên để đưa ra phương pháp phù hợp nhất với con em mình nhằm mục đích động viên trẻ sử dụng Tiếng Anh một cách tự tin trong mọi trường hợp có thể. Phụ huynh có thể cho con xem những video giáo dục, bài hát thiếu nhi, phim ngắn hoặc các chương trình khoa học trên TV, internet một các có định hướng và kiểm soát. Điều này sẽ rất tốt cho phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ. Trên đây là những “ Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong dạy môn tiếng 13/15
- Anh tiểu học. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để tôi có thể trau dồi chuyên môn hơn trong quá trình giảng dạy. Những góp ý chân thành và quý báu của các bạn đồng nghiệp chính là những bài học giúp tôi dần hoàn thiện phương pháp của mình, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy khiến cho phụ huynh tin tưởng, học sinh hứng thú, xây dựng trường tiểu học Đặng Trần Côn thân yêu trở thành lá cờ đầu trong hoạt động dạy và học của ngành giáo dục Quận Thanh Xuân. Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết, không sao chép của người khác. Thanh Xuân, ngày 10 tháng 4 năm 2019 Người thực hiện Lê Hiền Lương 14/15
- TÀI LIỆU THAM KHẢO -Tiếng Anh lớp 3 – Sách học sinh -Tiếng Anh lớp 3 – Sách giáo viên - Tiếng Anh lớp 3 – Sách bài tập - Youtube Song for Kids videos - Canvas Network courses for English teachers - >teacher’s resourses - 15/15