Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu xây dựng học liệu phần mềm hỗ trợ dạy học Hình học lớp 6

doc 36 trang thienle22 5170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu xây dựng học liệu phần mềm hỗ trợ dạy học Hình học lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_xay_dung_hoc_lieu_phan_mem.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu xây dựng học liệu phần mềm hỗ trợ dạy học Hình học lớp 6

  1. UBND QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG THCS TRUNG PHỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỌC LIỆU PHẦN MỀM HỖ TRỢ DẠY HỌC HÌNH HỌC LỚP 6 Lĩnh vực/ Môn: Toán Tên tác giả: Phạm Tâm Trang Giáo viên môn: Toán Tài liệu kèm theo: Đĩa CD SKNN và bài giảng minh họa NĂM HỌC 2013 – 2014 1
  2. MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu3 3. 1. Đối tượng nghiên cứu4 3. 2. Khách thể nghiên cứu4 4. Phương pháp nghiên cứu4 4. 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận4 4. 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn4 4. 3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ4 5. Phạm vi nghiên cứu4 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 5 1. 1. Khái niệm học liệu phần mềm5 1. 2. Vai trò của học liệu phần mềm 5 1. 3. Đặc điểm hoạt động học tập ở lứa tuổi học sinh THCS 6 1. 4. Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học toán ở trường THCS 7 1. 5. Một số hoạt động hình học THCS 9 2. Cơ sở thực tiễn 13 3. Đề xuất một số nguyên tắc xây dựng học liệu phần mềm 15 3. 1. Phù hợp với đặc điểm, nguyên tắc dạy học môn toán 15 3. 2. Phù hợp với định hướng đổi mới PPDH môn toán 15 3. 3. Phù hợp với sự phát triển nhận thức, trí tuệ của học sinh THCS 16 3. 4. Phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng chương trình môn toán 16 4. Đề xuất một số biện pháp sử dụng học liệu phần mềm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập 17 5. Bài giảng minh họa 19 6. Kết quả 33 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 34 2. Khuyến nghị 34 Tài liệu tham khảo 36 2
  3. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa dất nước đã xác định: Phát triển giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển xã hội, với tiến bộ của khoa học công nghệ, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình giáo dục. Yêu cầu về phương pháp giáo dục, luật giáo dục nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông nói chung, trường trung học cơ sở nói riêng là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, rèn luyện và phát triển khả năng suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập, sáng tạo ở tất cả các môn học trong đó có môn toán. Đổi mới phương pháp dạy học môn toán cần thể hiện các đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực, đó là: dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với hoạt động hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong quá trình học tập, học sinh lĩnh hội tri thức mới từ nhiều nguồn khác nhau: lời nói của thầy, nội dung sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác, môi trường gia đình và xã hội, Học liệu nói chung và học liệu phần mềm nói riêng với tư cách là phương tiện chứa đựng và chuyển tải kiến thức, là giá mang thông tin được coi là một trong những nguồn tri thức quan trọng. Học liệu phần mềm giữ vai trò quan trọng góp phần hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, kích thích hứng thú học tập của học sinh, góp phần phát triển trí tuệ và giáo dục nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên đến nay, học liệu phần mềm vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và còn khá hạn chế về số lượng cũng như chất lượng. Trong thời gian gần đây, việc sử dụng học liệu phần mềm trong giảng dạy ở các trường trung học cơ sở là phổ biến. Bên cạnh rất nhiều ưu điểm cũng đang nảy sinh một số khó khăn. Một trong những khó khăn đó là việc xây dựng và sử dụng học liệu sao cho có hiệu quả. Học liệu phần mềm phải được sử dụng có hiệu quả và tính hiệu quả đó phải được đặt trong mối quan hệ với đổi mới phương pháp dạy học. Vì những lí do cơ bản trên, tôi chọn đề tài : “ Nghiên cứu xây dựng học liệu phần mềm hỗ trợ dạy học hình học lớp 6”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất nguyên tắc xây dựng, sử dụng và thiết kế một số học liệu phần mềm hỗ trợ dạy học hình học lớp 6 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn toán. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
  4. 3. 1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh học bộ môn toán (hình) lớp 6 trường THCS Trung Phụng. - Phương pháp dạy học môn toán 6 (hình) - Chương trình toán (hình) lớp 6. - Các dạng bài tập toán (hình) lớp 6. - Một số ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy toán (hình). - Tổng quan về việc thiết kế học liệu phần mềm, việc ứng dụng học liệu phần mềm trong thực tế. - Phần mềm hỗ trợ xây dựng học liệu. 3. 2. Khách thể nghiên cứu Học sinh học tập môn toán (hình) lớp 6 trường THCS Trung Phụng – Quận Đống Đa – Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu 4. 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa. 4. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn và điều tra bằng phiếu để thu thập các thông tin. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong dạy học trung học cơ sở. 4. 3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ Dùng phương pháp thống kê để tổng hợp số liệu. 5. Phạm vi nghiên cứu Chương trình hình học lớp 6 4
  5. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1. 1. Khái niệm học liệu phần mềm Khái niệm học liệu đến nay chưa được sử dụng phổ biến và làm rõ một cách thấu đáo. Tuy nhiên, những khái niệm tương tự như học liệu lại được đề cập đến rất nhiều dưới dạng thiết bị dạy học, phương tiện dạy học, Theo Lotx Kinbơ (Đức), thiết bị dạy học hay còn gọi là đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học, thiết bị giáo dục, học cụ, là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết giúp cho giáo viên, học sinh tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học. Trong tài liệu này, thiết bị dạy học được phân biệt với cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất ở trường phổ thông bao gồm: trường sở, đồ gỗ, và các thiết bị dùng chung. Thiết bị dạy học các môn học bao gồm nhiều loại hình khác nhau như tranh ảnh, bản đồ, mô hình, mẫu vật, đĩa vi tính, băng ghi âm, băng ghi hình, Theo tác giả Nguyễn Bá Kim, khái niệm phương tiện dạy học được hạn chế ở những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc truyền tải những thông tin về nội dung dạy học và về sự điều khiển quá trình dạy học. Mô hình, hình vẽ, sách giáo khoa, phiếu học tập, máy vi tính, là những ví dụ về phương tiện dạy học. Bàn ghế, không phải là phương tiện dạy học theo đúng nghĩa này, bởi vì chúng không có khả năng chứa đựng hay truyền tải thông tin liên quan đến quá trình dạy học. Theo Vũ Trọng Rỹ, thiết bị dạy học hay phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học là thuật ngữ chỉ một đối tượng vật chất hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở họ các kĩ năng, kĩ xảo đảm bảo việc thực hiện mục tiêu dạy học. Theo Phan Trọng Ngọ : “Phương tiện dạy học là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới, tham gia vào quá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để giáo viên và học sinh sử dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học. Phương tiện dạy học có chức năng khơi dạy, dẫn chuyền và làm tăng sức mạng của tác động”. Các tác giả biểu đạt thuật ngữ học liệu theo nhiều cách khác nhau nhưng đều có điểm chung: Học liệu là phương tiện hỗ trợ giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học. Vậy học liệu là tất cả những phương tiện vật chất có khả năng chứa đựng hay chuyển tải thông tin về nội dung dạy học nhằm hỗ trợ giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình dạy học. Theo đó, học liệu phần mềm là học liệu trong đó có sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học. 1. 2. Vai trò của học liệu phần mềm Trước khi có công nghệ thông tin, giáo viên phải sử dụng các công cụ trực quan như tranh ảnh, mô hình học tập, Việc chuẩn bị cũng như sử dụng khá phức tạp và còn nhiều hạn chế. Đến nay, sự phát triển nhanh chóng và lan tỏa trong mọi mặt công việc, đời sống của công nghệ thông tin đã thay đổi mạnh mẽ 5
  6. cách chúng ta sống và làm việc. Trong thế giới của công nghệ này, những cá nhân hay tổ chức yếu kém về kĩ năng công nghệ không thể có chỗ đứng và cạnh tranh được. Ngoài ra công nghệ thông tin cũng đã thay đổi cách thức người ta sáng tạo, truyền tải và hoàn thiện tri thức. Nhờ đó mà các hoạt động tri thức trở nên hiệu quả hơn. Nó trở thành công cụ của lực lượng lao động tri thức, trong đó có cả nhà nghiên cứu, người dạy và người học. Các Mác đã chỉ ra rằng “Ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất đã được chuyển vào bộ óc con người và được cải biến trong đó”. Ăngghen đã viết “Bất kì một điều suy nghĩ và hiểu biết nào cũng đều xuất phát từ kinh nghiệm cảm giác, còn trong tinh thần thì trước đó không có gì cả về điều đó”. Đi sâu hơn, Lênin đã xác định con đường biện chứng của nhận thức là “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện tượng khách quan”. Học liệu phần mềm cùng với những tác động trực quan có khả năng gây nên những cảm giác cho học sinh để từ đó đem lại cho học sinh những tri giác, ý niệm, và tư duy trừu tượng. Chức năng của học liệu phần mềm môn toán: - Chức năng kiến tạo tri thức: Nếu học sinh chưa biết thông tin chưa trong học liệu phần mềm thì phương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối tượng cần nghiên cứu. - Chức năng rèn luyện kĩ năng: Học liệu phần mềm có thể hỗ trợ rèn luyện kĩ năng sử dụng một số công cụ. - Chức năng kích thích hứng thú học tập: Học liệu phần mềm có thể kích thích hứng thú học tập nhờ màu sắc, hình ảnh động, thiết kế trò chơi học tập, - Chức năng tổ chức, điều khiển quá trình học tập: Học liệu phần mềm có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình dạy học bằng việc ra những mệnh lệnh yêu cầu học sinh thực hiện công việc này, chuyển sang hoạt động khác, - Chức năng hợp lý hóa công việc của thầy và trò: Học liệu phần mềm còn có thể hợp lí hóa việc tiến hành một số hoạt động của thầy hoặc trò như trình bày văn bản, hình ảnh bằng máy vi tính, 1. 3. Đặc điểm hoạt động học tập ở lứa tuổi học sinh THCS Theo các nhà tâm lí học, tuổi thiếu niên (tuổi của học sinh trung học cơ sở) được xác định vào khoảng từ 12 đến 16 tuổi. Đây là quãng đời xảy ra những biến cố rất đặc biệt. Đó là lứa tuổi chuyển biến đột ngột, độc đáo từ tình trạng trẻ con sang tình trạng người lớn. Do sự trưởng thành và tích lũy ở giai đoạn trước, thiếu niên đã có một vị trí xã hội mới: nó không hoàn toàn là trẻ con và cũng chưa phải là người lớn. Các em đã có suy nghĩ “mình không còn là trẻ con nữa” và có nguyện vọng muốn được làm người lớn và được đối xử như người lớn. Các em làm việc rất hăng say, nhiệt tình nhưng sức làm việc chưa bền, chưa dẻo dai. Ở thiếu niên, hoạt động học tập vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển tâm lí, nhân cách, tuy nhiên hoạt động này đã mang sắc thái mới và có sự phân hóa đáng kể. Giờ học đối với các em không chỉ đơn thuần là học tập, mà 6
  7. còn là một tình huống giao tiếp với bạn bè, với giáo viên, một tình huống có vô số những cử chỉ, những đánh giá. Về đặc điểm nhận thức ở lứa tuổi này, nhận thức cảm tính vẫn còn chiếm ưu thế, nhất là học sinh ở những lớp đầu cấp học (lớp 6). Quá trình nhận thức của học sinh thường tập trung vào sự quan sát bên ngoài sự vật, hiện tượng, ít quan tâm đến mặt bên trong, nội dung của đối tượng. Về hứng thú nhận thức thiên về nhận thức thực tiễn hơn là nhận thức lí thuyết, muốn thực hành nhiều hơn nghiên cứu lí luận. Đây vừa là thuận lợi cho việc sử dụng các học liệu phần mềm trong quá trình dạy học cấp trung học cơ sở nhưng đồng thời cũng là một khó khăn cho giáo viên trong quá trình xây dựng và sử dụng học liệu phần mềm, đặc biệt là môn toán dễ làm cho học sinh ngộ nhận trực quan. Vì vậy khi sử dụng học liệu phần mềm phải coi nó là giá mang tri thức để tổ chức cho học sinh hoạt động, tự khai thác tìm kiếm và chiếm lĩnh kiến thức, học sinh nhận thức đầy đủ, đúng đắn đối tượng nghiên cứu. Về sự phát triển nhận thức, trí tuệ: Việc học tập ở trung học cơ sở đòi hỏi các em phải nghiên cứu và lĩnh hội các môn học khác nhau. Các em phải nắm vững một khối lượng tri thức tương đối lớn. Về mặt khách quan, những môn học mới đề ra những yêu cầu mới, phương thức lĩnh hội mới, nhằm phát triển trí tuệ ở trình độ cao hơn. Đó là tư duy lí luận, tư duy phân tích, tư duy hình thức. Kiểu tư duy này có đặc điểm; dựa vào những đặc điểm có tính chất tượng trưng, dựa vào một hệ thống kí hiệu qui ước như các kí hiệu toán học, vật lí học, để suy luận, phân tích, rút ra những kết luận. Ở lứa tuổi này, một đặc điểm rất đáng quan tâm là thái độ muốn khẳng định mình, muốn tự lực, độc lập trong mọi hoạt động khác hẳn so với lứa tuổi nhi đồng. Chương trình và sách giáo khoa hiện hành được viết theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học và được xây dựng trên nguyên tắc: không quá coi trọng tính cấu trúc, tính chính xác của hế thống kiến thức toán học trong sách giáo khoa; hạn chế đưa vào sách giáo khoa những kết quả có ý nghĩa lý thuyết thuần túy và các phép chứng minh dài dòng phức tạp. Tăng tính thực tiễn và tính sư phạm, tạo điều kiện để học sinh tăng cường luyện tập, thực hành, rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng kiến thức toán học vào đời sống. Không xây dựng hình học như một khoa học thuần túy, giảm nhẹ chứng minh (đặc biệt ở lớp 6) nhưng yêu cầu rèn luyện suy luận chứng minh được tăng dần từ lớp 7 đến lớp 9. Hình học lớp 6 được trình bày theo kiểu tiếp cận quy nạp, từ quan sát thử nghiệm, đo, vẽ, nêu nhận xét đi dần đến kiến thức mới. Học sinh nhận thức các hình và các mối liên hệ giữa chúng bằng mô tả trực quan với sự hỗ trợ của trực giác, của tưởng tượng là chủ yếu. Tóm lại, với những đặc điểm như vậy, việc ứng dụng học liệu phần mềm sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong tiếp thu, nắm vững và vận dụng kiến thức hình học. 1. 4. Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học toán ở trường THCS Theo Thái Duy Tuyên “Tính tích cực là khái niệm biểu thị sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng”. Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách có quan hệ, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: nhu cầu, động cơ, 7
  8. hứng thú. Tính tích cực cũng có quan hệ mật thiết với tính tự lực, xúc cảm và ý chí, Tính tích cực nhận thức là tính tích cực xét trong điều kiện, phạm vi của quá trình dạy học, chủ yếu được áp dụng trong quá trình nhận thức của học sinh. Tích cực ở đây là tích cực chủ động được hiểu theo nghĩa là người học chủ động trong toàn bộ quá trình tìm tòi phát hiện và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Theo Thái Duy Tuyên, nếu tính tích cực là một phẩm chất của nhân cách có liên quan đến sự nỗ lực hoạt động của học sinh thì tích cực hóa là việc làm của người thầy. “Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động của thầy giáo và của các nhà giáo dục nói chung, nhằm biến người học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập”. Theo Đặng Thành Hưng, trong lí luận dạy học, tích cực hóa được sử dụng theo nghĩa làm cho tích cực hơn, so sánh với thụ động, trì trệ, nhu nhược. Tích cực hóa được bàn đến bằng những thuật ngữ khác nhau: Tích cực hóa quá trình dạy học; tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh; tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh; hoạt động hóa người học; phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng động của người học; Theo Trần Kiều : Dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dựa trên nguyên tắc giáo viên giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do (tự do suy nghĩ, tranh luận, đề xuất về vấn đề đang giải quyết). Cụ thể hơn, dạy học tích cực hóa là dạy học nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và được tự do; được tạo khả năng và điều kiện chủ động trong hoạt động đó. Theo Nguyễn Bá Kim: Tri thức là đối tượng của hoạt động học tập. Để dạy một tri thức nào đó, thầy giáo thường không thể trao ngay cho học sinh điều thầy muốn dạy, cách tốt nhất thường là cài đặt tri thức đó vào những tình huống thích hợp để học sinh chiễm lĩnh nó thông qua hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Vậy, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là quá trình làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh: - Kích thích hứng thú qua nội dung: Điều này đạt được khi nội dung phải mới, nhưng cái mới không phải là một cái gì quá xa lạ đối với học sinh mà phải liên hệ và phát triển cái cũ, phát triển từ kinh nghiệm và vốn kiến thức sẵn có của học sinh. Kiến thúc phải có tính thực tiễn, gẫn gũi với suy nghĩ và thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh. - Kích thích hứng thú qua phương pháp dạy học, vận dụng đa dạng, linh hoạt và phối hợp các phương pháp dạy học như phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, dạy học phân hóa, - Sử dụng hợp lí, hiệu quả các học liệu phần mềm. - Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: các nhân, nhóm, tập thể, - Tạo không khí, môi trường thân thiện trong lớp học, kịp thời biểu dương, khen ngợi học sinh khi các em có tiến bộ dù là rất nhỏ. 8
  9. - Tăng cường các hoạt động độc lập của học sinh trong giờ học, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, Trong thời gian gần đây, vấn đề tính tích cực của học sinh trong học tập đã được nghiên cứu rất sâu rộng và hàng loạt những nguyên tắc lý luận dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đã được nêu ra. Những nguyên tắc quan trọng nhất trong số đó là: việc dạy học phải tiến hành ở mức độ khó khăn cao, việc nắm vững lí thuyết phải chiếm ưu thế; trong quá trình dạy học phải duy trì nhịp độ khẩn trương của việc nghiên cứu tài liệu, còn những kiến thức đã được lĩnh hội sẽ được củng cố khi nghiên cứu kiến thức mới; trong dạy học phải tích cực chăm lo cho sự phát triển của tất cả học sinh. Việc thiết kế và sử dụng học liệu phần mềm môn toán tạo môi trường dạy học đa dạng, phong phú, hỗ trợ các phương pháp dạy học: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, dạy học kiến tạo, giúp người học trở trành chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học. Khi vận dụng các phương pháp dạy học trong các tình huống bao giờ cũng tính tới việc sử dụng các học liệu phần mềm cụ thể. Khi thiết kết học liệu phần mềm luôn tính đến việc sử dụng chúng, tính tới các khả năng, kịch bản, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. 1. 5. Một số hoạt động hình học THCS 1. 5. 1. Hoạt động hình học Hoạt động hình học ở trường trung học cơ sở thường có các dạng sau: - Hoạt động thao tác với các dụng cụ hình học. - Hoạt động vẽ hình. - Hoạt động gấp hình. - Hoạt động cắt, ghép hình. - Hoạt động đo đạc. - Hoạt động xây dựng khái niệm. - Hoạt động suy luận và chứng minh hình học. - Hoạt động giải bài tập hình học. - Hoạt động ngôn ngữ. - Hoạt động vận dụng kiến thức hình học vào thực tế. 1. 5. 2. Dạy học khái niệm hình học Các bước dạy khái niệm hình học theo hướng tổ chức các hoạt động hình học như sau: - Bước 1: Hình thành biểu tượng về khái niệm. + Giáo viên xây dựng các hoạt động hình học gợi cho học sinh nhu cầu nhận thức về khái niệm hình học mới. + Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động hình học đã xây dựng: gấp giấy, cắt, ghép hình, đo, vẽ, đọc hình vẽ, khám phá ra các thuộc tính bản chất của khái niệm hình học mới. - Bước 2: Xây dựng định nghĩa khái niệm. + Giáo viên đưa ra tình huống mới, tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động phân tích, so sánh, đối chiếu, lựa chọn các đối tượng có những dấu hiệu bản chất của khái niệm có trong bước 1. + Bằng thao tác khái quát hóa, học sinh trình bày định nghĩa khái niệm. 9
  10. - Bước 3: Nắm vững khái niệm. + Giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động nhận dạng khái niệm trong các tình huống thực tiễn của toán học và trong đời sống. + Học sinh tự xây dựng các ví dụ thể hiện khái niệm hình học mới vừa hình thành. + Giáo viên trình bày chính thức định nghĩa khái niệm. - Bước 4: Củng cố, khắc sâu, vận dụng khái niệm. + Học sinh vận dụng khái niệm vừa học trong các tình huống cụ thể: Thực hành giải toán, chứng minh định lí, xây dựng các khái niệm khác, vận dụng trong thực tiễn. + Cho học sinh xét các trường hợp riêng, tổng quát. + Sắp xếp logic các khái niệm và mối quan hệ giữa các khái niệm mới với các khái niệm đã học trước đó. Khái niệm toán học là một trong các điểm tựa cho suy luận toán học, do đó nếu học sinh không thực sự nắm vững, sẽ rỗng kiến thức về sau. Ngược lại nếu học sinh nắm vững kiến thức, hiểu bản chất của khái niệm thì việc dựa vào định nghĩa (khái niệm) để khái thác tính chất là việc không khó. 1. 5. 3. Dạy học tính chất hình học Có thể dạy học tính chất hình học theo 5 bước sau đây: - Bước 1: Gợi động cơ phát hiện tính chất. + Giáo viên nêu tình huống xuất phát từ nhu cầu nảy sinh trong thực tiễn hoặc trong nội bộ toán học. - Bước 2: Tìm tòi, dự đoán phát hiện tính chất. + Học sinh tìm tòi, khám phá vấn đề giáo viên đặt ra thông qua các hoạt động hình học điển hình như: cắt ghép hình, gấp giấy, vẽ hình, đo đạc, để dự đoán tính chất. + Giáo viên bổ sung, phát biểu chính xác tính chất. - Bước 3: Tìm đường lối chứng minh tính chất. + Xây dựng các hoạt động gợi cho học sinh đường lối chứng minh tính chất - Bước 4: Chứng minh tính chất. + Tiến hành các hoạt động suy luận để chứng minh tính chất. - Bước 5: Củng cố, vận dụng tính chất. + Xây dựng các bài tập nhằm giúp học sinh nhận dạng và thể hiện tính chất. + Tổ chức cho học sinh diễn đạt lại tính chất dưới những dạng ngôn ngữ khác nhau. + Xây dựng các bài tập thể hiện vị trí, vai trò của tính chất trong hệ thống kiến thức đã học. 1. 5. 4. Dạy học giải bài tập hình học phẳng - Các bài tập toán ở trường phổ thông là một phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế được trong việc giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển năng lực tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, ứng dụng toán học vào thực tiễn. - Hoạt động giải bài tập toán là điều kiện để thực hiện tốt các mục đích dạy học toán ở trường phổ thông, được thể hiện thông qua các chức năng của bài tập toán là: + Chức năng dạy học. 10
  11. + Chức năng giáo dục. + Chức năng phát triển. + Chức năng kiểm tra. Giáo viên cần khai thác và thực hiện một cách đầy đủ các chức năng có thể có của mỗi bài tập trong sách giáo khoa. - Giáo viên cần chuẩn bị cả 3 loại bài tập là: Loại chứng minh, loại tìm tòi và loại toán thực tiễn. + Loại toán chứng minh với hai phần chính là giả thiết và kết luận. Giải toán thuộc loại này là tìm ra bằng cách suy diễn, con đường từ giả thiết đến kết luận. Với loại toán chứng minh thì nổi hơn cả là tính logic. + Loại toán tìm tòi: chẳng hạn tìm tập hợp điểm (quỹ tích), dựng hình, tính toán, với ba phần chính là: ẩn, dữ kiện, điều kiện ràng buộc ẩn và dữ kiện. Giải toán thuộc loại này là tìm ra ẩn thỏa mãn điều kiện ràng buộc ẩn với các dữ kiện. Loại toán này vừa thể hiện tính logic vừa thể hiện tính tính trừu tượng. + Loại toán có nội dung thực tiễn: Với loại toán này, khi qua giai đoạn toán học hóa sẽ trở về một trong hai loại nêu trên. Loại này nổi bật bởi tính thực tiễn. Chú ý rằng bài tập tổng hợp sẽ bao gồm cả ba loại nêu trên. Bên cạnh việc phân loại, giáo viên cần phân bậc bài tập theo mức độ khó, dễ để phục vụ cả ba loại đối tượng học sinh (khá, trung bình, yếu). Với cách chuẩn bị bài tập như trên, việc dạy giải bài tập hình học sẽ thể hiện rõ tính logic, tính trừu tượng và tính thực tiễn. Muốn chú trọng khâu nào ta lựa chọn bài tập theo mục đích đó. Muốn rèn luyện chung, việc lựa chọn bài tập tổng hợp sẽ thích hợp. - Phương pháp chung tìm lời giải bài toán Dựa vào những gợi ý của G. Pôlya về cách thức giải bài tập và thực tiễn dạy học, có thể nêu lên phương pháp chung tìm lời giải bài toán gồm 4 bước như sau: + Tìm hiểu nội dung bài toán: Giả thiết là gì? Kết luận là gì? Hình vẽ minh họa ra sao? Sử dụng kí hiệu như thế nào? Phát biểu bài toán dưới những dạng khác nhau để hiểu rõ bài toán. Dạng toán nào? (toán chứng minh hay toán tìm tòi? Các phần chính là gì? ). Kiến thức cơ bản cần có là gì? (các khái niệm, các định lí, các điều kiện tương đương, các phương pháp chứng minh đã được trang bị, các bước giải bài toán dựng hình, ). + Xây dựng chương trình giải: Chỉ rõ các bước cần tiến hành theo một trình tự thích hợp. Bước 1: thực hiện vấn đề gì? Bước 2: giải quyết vấn đề gì? + Thực hiện chương trình giải: Trình bày bài làm theo các bước đã được chỉ ra. + Kiểm tra và nghiên cứu lời giải: 11
  12. Xét xem có sai lầm không? Có phải biện luận kết quả tìm được không? Nếu là bài toán có nội dung thực tiễn thì kết quả tìm được có phù hợp với thực tiễn không? Nghiên cứu những bài toán tương tự, mở rộng hay lật ngược vấn đề, - Yêu cầu của một lời giải. + Lời giải không có sai lầm. + Lập luận phải có căn cứ chính xác. + Lời giải phải đầy đủ. Ngoài ba yêu cầu nói trên, trong dạy học bài tập còn yêu cầu lời giải ngắn gọn, đơn giản nhất, cách trình bày rõ ràng, hợp lí. - Một số chú ý khi dạy học sinh tìm lời giải bài tập: + Qua phân tích như trên chúng ta cần hiểu được, dạy học sinh giải một bài tập không chỉ đơn thuần là giúp học sinh có được lời giải của bài toán đó, mà còn cần giúp học sinh cách tìm lời giải bài toán, tức là thông qua dạy tri thức để truyền thụ tri thức phương pháp. Với cách làm như vậy, lâu dần học sinh tự đúc kết được phương pháp giải toán, tiến tới có được phương pháp học tập bộ môn. + Khi đã hiểu được mỗi bài tập có dụng ý gì, việc tiếp theo là dạy học sinh giải một bài tập nên như thế nào? Việc dạy học sinh giải một bài toán thông thường theo tiến trình: dành thời gian cho học sinh làm quen với bài toán, cùng học sinh nghiên cứu để hiểu bài toán, dạy học sinh cách suy nghĩ tìm ra chương trình giải, hướng dẫn học sinh tự trình bày lời giải của bài toán để người học cảm thấy niềm vui chiến thắng. + Có thể việc làm như trên sẽ chiếm nhiều thời gian, song không nên ngại điều đó Trước hết không nên nhầm lẫn giữa dạy học sinh giải bài tập với việc chữa bài tập. Chữa bài tập mới chỉ cung cấp cho học sinh lời giải đúng của một bài tập cho trước, chứ chưa hướng dẫn học sinh cách tìm lời giải bài toán đó, do đó càng học học sinh càng tích lũy thêm, ghi nhớ máy móc thêm lời giải của những bài toán cụ thể mà chưa thể tự mình giải được bài toán. Tình trạng này sẽ dẫn đến quá tải tại một thời điểm nào đó đối với người học. Không nên đưa quá nhiều bài tập trong một tiết dạy, cần dự kiến thời gian cho bài tập trọng tâm (là bài có điều kiện củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng ), rồi lựa chọn bài tập có cách giải tương tự để học sinh tự lực luyện tập. Như vậy trong tiết luyện tập có những bài được giải chi tiết, có những bài chỉ cần hướng dẫn, Khi đã hiểu được chức năng của bài tập toán trong dạy học môn toán ta không tách bạch quá đáng bài dạy khái niệm mới với bài dạy giải bài tập. Trong khi dạy giải bài tập ta có điều kiện để củng cố khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức. Đồng thời muốn khắc sâu kiến thức mới, cách tốt nhất là làm bài tập. Do đó giáo viên cần cân đối tỉ lệ lí thuyết – thực hành trong một giờ giảng sao cho có thể giúp học sinh hiểu tốt nhất kiến thức được học. 12
  13. + Chú ý rằng: “Giải toán là một nghệ thuật thực hành giống như bơi lội, trượt tuyết hay chơi đàn. Có thể học được nghệ thuật đó, chỉ cần bắt chước theo những mẫu mực đúng đắn và thường xuyên thực hành. Không có chìa khóa thần kì để mở mọi cửa ngõ, không có hòn đá thần kì để biến mọi kim loại thành vàng” (Đề-các và Leibnitz) Do đó để hướng dẫn học sinh tìm lời giải bài toán: trước hết giáo viên phải đóng vai trò người học, tự mình tìm ra các kiến thức cơ bản, dạng toán, các bước tiến hành để có lời giải bài toán. Trên cơ sở đó phân bậc hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể của mình, dự kiến các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở sao cho thông qua hoạt động học sinh không những tìm được lời giải bài toán mà cả tri thức về phương pháp giải toán. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng ứng dụng học liệu phần mềm trong dạy học môn toán ở trường THCS Tích hợp công nghệ thông tin và giáo dục - đào tạo ra đời như một cuộc cách mạng, tạo cơ hội cho người học có thể chủ động lĩnh hội tri thức. Nó đang trở thành xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế tri thức. Hòa mình vào xu thế đó, tại Việt Nam, ứng dụng học liệu phần mềm trong giảng dạy đã thực sự nở rộ trong nhiều năm trở lại đây. Việc đó đòi hỏi những người làm công tác giảng dạy cần thiết phải có sự tiếp thu, thay đổi trong phương pháp soạn bài giảng. Vậy nguyên tắc xây dựng học liệu phần mềm như thế nào? Làm sao để sử dụng học liệu phần mềm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh? Đó là vấn đề cần tìm hiểu sâu sắc trong một thời gian dài. Đối với bộ môn toán, vốn là môn khoa học của mọi khoa học, không thể phủ nhận vai trò lợi ích mà học liệu phần mềm mang lại khi học tập môn này. Khi sử dụng bài giảng có sự hỗ trợ của học liệu phần mềm, học sinh được tiếp cận với kiến thức mới thông qua kênh nghe, nhìn trực quan. Đặc biệt đối với các kiến thức hình học lớp 6 mang tính nền tảng, trừu tượng, yêu cầu học sinh công nhận thì nhờ các học liệu phần mềm, học sinh có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Trong những năm gần đây với sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào dạy học nói chung và đối với môn toán nói riêng đã mang lại nhiều hiệu quả to lớn: - Giáo viên đa phần có kĩ năng thuần thục trong việc soạn giảng có sử dụng học liệu phần mềm. Các bài giảng có chất lượng cao hơn, nội dung phong phú, hấp dẫn kích thích được tính tự học, long yêu thích bộ môn của học sinh. - Những ngân hàng dữ liệu bài giảng có sử dụng học liệu phần mềm khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet có thể được khai thác để tạo điều kiện cực kì thuận lợi giúp giáo viên có thể dễ dàng cập nhập. Các học liệu phần mềm được chia sẻ thuận tiện, nhanh chóng. Môi trường giáo dục là môi trường mở. - Các lớp bồi dưỡng, tập huấn được tổ chức thường xuyên để nâng cao trình độ cho giáo viên. - Trang thiết bị được trang bị khá đầy đủ, đồng bộ tạo điều kiện cho các tiết học được diễn ra đúng tiến trình. 13
  14. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt tồn tại như: - Một số nơi công nghệ thông tin chưa có sự ứng dụng một cách thường xuyên, rộng rãi hầu hết chỉ dành cho các tiết dạy giỏi, tiết chuyên đề. - Để có một tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi giáo viên phải đầu tư rất nhiều, mất thời gian nên tạo sự e ngại với giáo viên khi chuẩn bị. - Việc xây dựng cũng như sử dụng học liệu phần mềm còn mang tính phong trào chưa thực sự phát huy hết mặt mạnh do chưa có kim chỉ nam định hướng về nguyên tắc xây dựng và biện pháp sử dụng để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. - Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. - Học sinh thiếu tính chủ động trong việc tự học, tự tìm tòi kiến thức. 2.2. Thực trạng ứng dụng học liệu phần mềm trong dạy học môn toán ở trường THCS Trung Phụng Trường THCS Trung Phụng nằm trong ngõ 218 phố chợ Khâm Thiên là một trong những địa bàn khó khăn của thành phố Hà Nội. dân cư trên địa bàn có nhiều đối tượng phức tạp, chất lượng đời sống của dân cư trên địa bàn không đồng đều, cuộc sống bấp bênh do công việc và thu nhập không ổn định, địa bàn nhiều ngõ ngách, giao thông đi lại khó khăn. Phụ huynh học sinh đa phần là buôn bán nhỏ, đời sống khó khăn, ít khi quan tâm tới việc học hành của con cái. Trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của phụ huynh còn hạn chế, tập trung làm ăn buôn bán nên không có thời gian nhắc nhở, kèm cặp con cái, nhiều khi phó mặc lại cho nhà trường và thầy cô. Hơn nữa vốn là một trường nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh dẫn đến chất lượng đầu vào thấp, ảnh hưởng lớn tới việc đào tạo và chất lượng đầu ra. Trường THCS Trung Phụng có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy tính, máy chiếu, các thiết đầu tư cho các môn học, trang bị phòng bộ môn riêng. Giáo viên trẻ nhiều, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin khá tốt. Nhưng dạy và học có ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THCS Trung Phụng ngoài những khó khăn chung như ở trên đã nêu và còn gặp nhiều khó khăn khác: - Dù có rất nhiều cố gắng nhưng cơ sở vật chất chỉ đáp ứng phần nào đối với yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Các bài giảng đạt chất lượng cao chưa nhiều, hơn nữa giáo viên chưa thực sự đầu tư hiệu quả vào tiết dạy, phương pháp thiếu tính hấp dẫn dẫn tới chất lượng thực sự dành cho các tiết dạy chỉ tập chung cho các tiết học đỉnh cao. - Học sinh chưa thực sự đầu tư cho môn học, sự chuẩn bị cho giờ học sơ sài, mang tính đối phó, lười tư duy, thiếu tính tự giác, trong giờ học thiếu sự chú ý quan sát, tính kỉ luật không cao, gây khó khăn cho việc dạy của giáo viên. Có thể thấy quá trình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho dạy học tích cực đòi hỏi phải có sự biến đổi không ngừng về cả tư duy lẫn hành động của người dạy và người học. Trong quá trình đó không thể thiếu niềm đam mê khoa học. Đã là giáo viên, bất kể ai cũng đều mong muốn khơi dậy ở học sinh niềm 14
  15. đam mê đó, nhưng làm thế nào? Đó là cả một thách thức, một quá trình sáng tạo không ngừng, đòi hỏi chính bản thân người thầy trước hết phải có một niềm đam mê lớn. Là một giáo viên mới vào nghề, kinh nghiệm chưa nhiều, với rất nhiều thách thức đặt ra trước mắt. Nhưng với lòng nhiệt huyết của một cô giáo trẻ tôi luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng sư phạm. Trong đề tài này tôi xin được đề cập vấn đề liên quan tới học liệu phần mềm và đề xuất một số nguyên tắc xây dựng cũng như biện pháp sử dụng học liệu phần mềm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, qua đó, đóng góp một phần công sức nhỏ bé cho sự nghiệp giáo dục hiện đại. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài Thái độ Lớp Tổng số học sinh Thái độ Yêu thích Bình thường Không yêu thích 6A 19 5 10 4 6B 18 5 9 4 Chất lượng học tập thông qua bài kiểm tra thử Lớp Tổng số HS Khá, giỏi Trung bình Yếu SL % SL % SL % 6A 19 4 21 10 53 5 26 6B 18 4 22 9 50 5 28 3. Đề xuất một số nguyên tắc xây dựng học liệu phần mềm 3. 1. Phù hợp với đặc điểm, nguyên tắc dạy học môn toán Về đặc điểm, môn toán có tính khái quát, trừu tượng cao độ và tính thực tiễn, phổ dụng, tính logic và tính thực nghiệm. Khi xây dựng toán học, người ta dùng suy diễn logic, cụ thể là dùng phương pháp tiên đề. Khi trình bày môn toán ở trường phổ thông do đặc điểm của lứa tuổi và lí do sư phạm nên có phần châm chước về tính logic: mô tả (không định nghĩa) một số khái niệm, thừa nhận (không chứng minh) một số mệnh đề hoặc chấp nhận một số chứng minh chưa thật chặt chẽ. Theo đó, khi thiết kế học liệu phần mềm cần chú ý trực quan tượng trưng: hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, kí hiệu. Học liệu phần mềm đảm bảo thông tin giúp người học có thể hoạt động trên đó để tìm tòi, dự đoán tri thức mới. Khi thiết kế và sử dụng học liệu phần mềm môn toán cần chú ý những nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn; sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng; giữa đồng loạt và phân hóa; giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển; giữa hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động học tập của trò. Việc sử dụng trực quan cốt là để phát triển tư duy trừu tượng và khái quát của học sinh. Vì vậy khi thiết kế học liệu phần mềm cho các lớp phải từng bước thay đổi hình thức và tính chất của trực quan. Các lớp đầu cấp ta có thể dùng học liệu phần mềm minh họa các hình hình học trừu tượng, dần dần có thể thiết kế học liệu phần mềm mô phỏng những hình hình học có thể biến dạng được, phản ánh tính “động” trong hình học. 3. 2. Phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán 15
  16. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán trong giai đoạn hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động. Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là quá trình làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập. Các học liệu phần mềm khi thiết kế cần phải đảm bảo vai trò phương tiện trong hoạt động của người học, có tính tương tác cao, chứa đựng thông tin giúp học sinh tìm tòi phát hiện kiến thức, Hạn chế thiết kế các học liệu phần mềm có tính chất minh họa kiến thức hoặc học liệu phần mềm chỉ để giảm công sức viết vẽ trên lớp của giáo viên. Học liệu phần mềm được thiết kế phải nhằm mục đích giúp học sinh thực hiện các hoạt động học tập theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, như vậy thiết kế học liệu phần mềm chính là thiết kế một khâu của hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên dù dạy như thế nào thì cơ cấu chung của hoạt động người học cũng bao gồm những kiểu sau: + Các hoạt động tìm tòi phát hiện. + Các hoạt động xử lí, biến đổi và phát triển sự kiện, vấn đề. + Các hoạt động ứng dụng – củng cố. + Các hoạt động đánh giá và điều chỉnh. 3. 3. Phù hợp với sự phát triển nhận thức, trí tuệ của học sinh THCS Việc học ở các lớp trung học cơ sở đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và lĩnh hội các môn học khác nhau. Các em phải nắm vững một khối lượng tri thức khá lớn. tài liệu lĩnh hội một mặt đòi hỏi hoạt động nhận thức và tư duy cao hơn, mặt khác đòi hỏi trẻ phải nắm được phương thức hành động đối với từng môn khoa học. Nét đặc trưng của trình độ tư duy này là học sinh ý thức được các thao tác trí tuệ của bản thân mình và điều khiển được chúng. Cùng với sự phát triển của trí tuệ, các phẩm chất khác của quá trình như tri giác, tưởng tượng, tư duy cũng phát triển mạnh mẽ. Chẳng hạn muốn lĩnh hội một tính chất hình học, học sinh phải có kĩ năng nhìn hình vẽ, đọc hình vẽ và ghi nhớ, mặt khác phải rút ra những mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố trong hình vẽ. Học liệu phần mềm được thiết kế dùng cho học sinh yếu kém khác với học sinh khá giỏi. Với học sinh khá giỏi chú trọng đến các học liệu phần mềm yêu cầu dự đoán, khám phá, tìm con đường dẫn đến kiến thức. Học sinh trung bình hoặc yếu kém cần các học liệu phần mềm có thông tin khá tường minh hoặc minh họa những khái niệm trừa tượng, những chủ đề kiến thức khó. 3. 4. Phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, chương trình môn toán Dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng là quá trình dạy học đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng. Việc dạy học (từ khâu lập kế hoạch bài học, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh đến kiểm tra, đánh giá) nhất thiết phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng. Các học liệu phần mềm khi thiết kế phải đảm bảo chứa đựng thông tin phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán. Một số nội dung hình học không yêu cầu học sinh chứng minh mà nhờ hoạt động trên các học liệu phần mềm để giúp học sinh phất hiện vấn đề, hiểu vấn đề, đạt được yêu cầu nhận thức mà chuẩn đề ra. 16
  17. Chẳng hạn, chủ đề góc toán 6, về kĩ năng: “Biết vẽ một góc, nhận biết được một góc trong hình vẽ; biết dùng thước đo góc để đo góc; biết vẽ một góc có số đo cho trước; biết vẽ tia phân giác của một góc; biết xác định tia phân giác của một góc bằng cách gấp hình hoặc bằng thước đo góc ”. Vì vậy để đạt chuẩn cần có các học liệu phần mềm tổ chức cho học sinh các hoạt động đo, vẽ các hình hoặc các hình ảnh, hình hình học vẽ sẵn cho học sinh nhận dạng các hình hình học, rèn khả năng ngôn ngữ. 4. Đề xuất một số biện pháp sử dụng học liệu phần mềm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập Biện pháp 1: Tập cho học sinh tìm ra dấu hiệu bản chất của khái niệm khi sử dụng hình ảnh mô phỏng Trong việc dạy học toán, cũng như việc dạy học bất kì một khoa học nào ở trường phổ thông, điều quan trọng bậc nhất là hình thành một cách vững chắc cho học sinh hệ thống các khái niệm. Đó là cơ sở của toàn bộ kiến thức toán của học sinh, là tiền đề quan trọng để xây dựng cho học sinh khả năng vận dụng và sáng tạo các kiến thức đã học; quá trình hình thành các khái niệm có tác dụng lớn đến việc phát triển trí tuệ của học sinh. Việc dạy các khái niệm toán học phải nhằm từng bước làm cho học sinh đạt được các yêu cầu sau: Nắm được bản chất của khái niệm, các đặc điểm đặc trưng cho một khái niệm, có được những hình ảnh cụ thể, thực tế, phong phú mà khái niệm đó phản ánh. Biết nhận dạng khái niệm, biết phát hiện xem một đối tượng cho trước có thuộc khái niệm hay không, đồng thời biết thể hiện khái niệm. Biết phát biểu rõ ràng, chính xác, ngắn gọn định nghĩa của một khái niệm. Biết vận dụng khái niệm trong hoạt động giải toán và ứng dụng thực tiễn. Biết phân loại khái niệm và nắm được mối quan hệ của một khái niệm với những khái niệm khác trong hệ thống. Mục đích của biện pháp: dựa vào việc quan sát hình ảnh mô phỏng của khái niệm, trong đó dấu hiệu bản chất của khái niệm được giữ nguyên còn những dấu hiệu không bản chất thì biến thiên, qua đó dẫn dắt học sinh nhận biết dấu hiệu bản chất của khái niệm. Cách thức thực hiện: - Giáo viên đưa ra những hình ảnh mô phỏng trên học liệu phần mềm về những đối tượng phản ánh trong khái niệm cho học sinh quan sát. - Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa để nêu bật những điểm chung của các đối tượng đang quan sát. - Giáo viên gợi mở để học sinh phát biểu bằng cách nêu tên khái niệm hoặc nêu được các đặc điểm bản chất của khái niệm và biết nhận dạng khái niệm. Điều kiện áp dụng: - Hình thành hay củng cố một khái niệm mà nội dung tri thức trừu tượng cần phải có hình ảnh mô phỏng để học sinh có biểu tượng về khái niệm. - Hình thành hay củng cố khái niệm mà có thể sử dụng học liệu phần mềm để làm biến thiên các dấu hiệu không bản chất, giúp học sinh dễ dàng tìm ra dấu hiệu bản chất của khái niệm. Để tìm ra dấu hiệu bản chất của khái niệm cần bồi dưỡng cho học sinh năng lực khái quát hóa đúng đắn bằng việc bồi dưỡng năng lực phân tích, tổng 17
  18. hợp, so sánh để tìm ra cái chung ẩn náu trong các hiện tượng, nhìn thấy cái bản chất sâu sắc bên trong của các hiện tượng sau cái hình thức bên ngoài đa dạng khi học sinh quan sát trên các học liệu phần mềm. Biện pháp 2: Tập cho học sinh suy đoán, suy diễn khi tiếp cận các học liệu phần mềm Vận dụng đúng đắn nguyên tắc trực quan trong quá trình dạy học là đảm bảo sự chuyển từ trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng. Trong việc dạy toán trực quan có vai trò đặc biệt quan trọng vì môn toán đòi hỏi phải đạt tới một trình độ trừu tượng, khái quát cao hơn so với các môn học khác và vì trực quan nếu sử dụng đúng thì góp phần vào việc phát triển tư duy trừu tượng. Mục đích của biện pháp: dựa vào việc thực hành, thao tác trên các học liệu phần mềm rèn luyện cho học sinh những hoạt động trí tuệ cơ bản như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, giúp học sinh dự đoán, phát biểu tính chất, suy diễn lôgic dẫn tới tính chất. Các tính chất cùng với các khái niệm toán học tạo thành nội dung cơ bản của môn toán, làm nền tảng cho việc rèn luyện kĩ năng bộ môn, đặc biệt là khả năng suy luận và chứng minh. Việc dạy học các tính chất toán học nhằm đạt được các yêu cầu: học sinh nắm được hệ thống tính chất và mối liên hệ giữa chúng; học sinh thấy được sự cần thiết phải chứng minh tính chất; học sinh hình thành và phát triển năng lực chứng minh toán học từ chỗ hiểu chứng minh, trình bày lại chứng minh, nâng đến mức độ biết suy nghĩ để tìm ra chứng minh. Cách thức thực hiện: - Tập cho học sinh thực hành, thao tác trên học liệu phần mềm và làm quen với các phương pháp nhận thức mang tính chất suy đoán: lật ngược vấn đề, tương tự hóa, khái quát hóa, xết các trường hợp đặc biệt, để dự đoán và phát biểu tính chất. - Học sinh thao tác trên học liệu phần mềm như quan sát mô phỏng động để tìm hướng chứng minh tính chất. - Giáo viên đưa ra những hình ảnh thực tế, mô hình trên học liệu phần mềm giúp học sinh nhận dạng và thể hiện tính chất. Điều kiện áp dụng: - Gợi động cơ học tập tính chất - Hình thành, củng cố một tính chất mà nội dung tri thức trừu tượng cần phải có hình ảnh mô phỏng động trên máy tính để học sinh có thể dự đoán giúp phát biểu tính chất và nhận dạng, thể hiện tính chất. - Hình thành khái niệm toán học. Biện pháp 3: Tập cho học sinh sử dụng học liệu phần mềm như công cụ giải toán Bài tập toán học có vai trò quan trọng trong môn toán. Điều căn bản là bài tập có vai trò giá mang hoạt động của học sinh. Thông qua bài tập, học sinh phải thực hiện những hoạt động nhất định bao gồm cả nhận dạng và thể hiện khái niệm, tính chất, những hoạt động toán học phức tạp, những hoạt động trí tuệ phổ biến. Mục đích của biện pháp: giúp học sinh biết sử dụng học liệu phần mềm như một công cụ để giải toán. 18
  19. Cách thức thực hiện: Tập cho học sinh tìm tòi, phát hiện cách giải bài toán thông qua việc quan sát, đo đạc, di chuyển, biến đổi hình, với sự hỗ trợ của học liệu phần mềm. Điều kiện áp dụng: Các bài toán cần thiết có sự hỗ trợ của học liệu phần mềm ví dụ như bài toán tìm điểm cố định để hỗ trợ học sinh dự đoán, 5. Bài giảng minh họa Tiết 18. Số đo góc A. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS công nhận mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt là 1800 . - HS biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù. 2. Kĩ năng - Biết đo góc bằng thước đo góc. - Biết so sánh hai góc. 3. Thái độ - Đo góc cẩn thận, chính xác. B. Chuẩn bị 1. GV: Thước đo góc to, thước thẳng, các học liệu, 2. HS: Thước đo góc, thước thẳng, êke, C. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tác dụng của học liệu Hoạt động 1: Kiểm tra củng cố kiến thức của HS (5 phút) - GV kiểm tra HS các HS ôn lại các kiến thức kiến thức liên quan (góc, liên quan. vẽ góc, ) từ đó gợi động cơ vào bài xuất phát từ nhu cầu toán học. Hoạt động 2: Đo góc (15 phút) - GV chiếu 1. ppt giới HS quan sát. Giúp HS có hình ảnh trực thiệu về thước đo góc. quan rõ ràng về dụng cụ đo góc. - GV chiếu 2. ppt hướng HS quan sát và tiến hành Giúp HS khắc sâu các dẫn HS cách đo góc (slide theo. thao tác cần thiết để đo 1) và đưa ra cách đo góc góc đồng thời ôn lại kiến sai yêu cầu HS phát hiện thức cũ (tính chất cộng (slide 2) góc). Chú ý ở hình a, tuy cách đặt thước đo góc sai nhưng với những kiến thức đã được học thì vẫn có thể tính ra được số đo góc cần tìm. - GV chiếu 3. ppt cho HS HS làm ?1 (đọc số đo góc Giúp HS nắm vững cách làm ?1. tạo bởi độ mở của cái kéo đo góc (góc xuất hiện và của compa ở trên màn trong thực tế). hình). 19
  20. - GV cùng HS chốt lại các thao tác đo góc. Hoạt động 3: So sánh hai góc (5 phút) - GV chuyển ý. HS so sánh hai góc. - GV hướng dẫn HS cách so sánh hai góc. Hoạt động 4: Góc vuông, góc nhọn, góc tù (5 phút) - GV chuyển ý. - GV lần lượt chiếu 4. HS quan sát. Giúp HS khắc sâu khái ppt, 6. ppt (link tới 5. niệm góc vuông, góc avi), 7. ppt, 8. ppt giới nhọn, góc tù, góc bẹt tuân thiệu cho HS về góc theo quy luật của con vuông, góc nhọn, góc tù, đường nhận thức (Từ trực góc bẹt và hình ảnh thực quan sinh động đến tư tế của các góc đó. duy trừu tượng – giai - GV tiến hành các bước đoạn 1). tiếp theo dạy học khái niệm hình học. - GV chiếu dần 9. ppt HS nhắc lại định nghĩa Giúp HS hệ thống hóa về yêu cầu HS nhắc lại định góc vuông, góc nhọn, góc góc vuông, góc nhọn, góc nghĩa góc vuông, góc tù, góc bẹt. tù, góc bẹt. nhọn, góc tù, góc bẹt. Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố (13 phút) - GV chuyển ý. - GV chiếu 10. ppt cho HS làm bài 14 SGK. Giúp HS luyện tập cách HS làm bài 14 SGK. đo góc và tăng khả năng ước lượng bằng mắt, dần làm quen với sự tương đối, gần đúng trong cuộc sống thực tế. - GV chiếu 11. ppt cho HS làm bài 12 và 13 Giúp HS củng cố cách đo HS làm bài 12 và 13 SGK. góc, so sánh các góc và SGK. hé mở cho HS biểu tượng về tam giác đều, tam giác vuông tạo đà cho sự phát triển tư duy. - GV chiếu on. Flv HS theo dõi on. Flv Giúp HS ôn lại kiến thức Để ôn lại toàn bộ kiến của toàn bài một cách tự thức bài hôm nay chúng nhiên, thoải mái, hứng ta cùng theo dõi buổi học thú. nhóm của 3 bạn Bi, Bo và anh Ơreka. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2 phút) - HS cần nắm vững cách đo góc. - Phân biệt góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Bài tập 12, 13, 15, 16, 17 (SGK) và 14, 15 (SBT). 20
  21. CÁC HỌC LIỆU T©m cña th­íc V¹ch sè 0 V¹ch sè 105 x 1050 O y xOy = 1050 §Æt th­íc nh­ c¸c h×nh vÏ sau cã ®o ®­îc gãc xOy kh«ng ? x x y O O y H×nh a H×nh b * H×nh a ta còng tÝnh ®­îc gãc xOy nh­ sau: xOy = 1250 - 200 = 1050 * H×nh b kh«ng ®o ®­îc gãc xOy v× t©m cña th­íc kh«ng ®Æt trïng víi ®Ønh cña gãc. 21
  22. ? 1 §o ®é më cña c¸i kÐo (h11), cña com pa (h.12) 500 600 600 500 H×nh 11 H×nh 12 Góc tạo bởi 2 cạnh của cánh cửa là góc vuông Góc mở hé của cánh cửa là góc x x nhọn y O 900 Góc nhọn  O y Góc vuông x 1800 y x O y O Góc tù Góc bẹt Góc mở của miệng chú hà mã là góc tù Góc tạo bởi hai cạnh của chiếc quạt khi xòe ra như hình vẽ là góc bẹt 3. Góc vuông, góc nhọn, góc tù : Gãc vu«ng Gãc nhän Gãc tï Gãc bÑt x x x O y O y O y x O y xOy = 900 00 < < 900 900 < < 1800 xOy =1800 22
  23. Bµi 14( SGK/ 75): Xem h×nh 21. ¦íc l­îng b»ng m¾t xem gãc nµo vu«ng, nhän, tï, bÑt. Dïng gãc vu«ng cña e ke ®Ó kiÓm tra l¹i kÕt qu¶. Dïng th­íc ®o gãc t×m sè ®o mçi gãc. 1 2 4 5 6 3 Bài tập 12 (SGK) Đo các góc BAC, ABC, ACB ở hình 19. So sánh các góc ấy 600 600 600 Hình 19 Bài tập 13 (SGK) Đo các góc ILK, IKL, LIK ở hình 20 ILK = 900 L IKL = 450 LIK = 450 450 900 450 I K Hình 20 23
  24. Tiết 25. Đường tròn A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? - Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính. 2. Kĩ năng - Sử dụng compa thành thạo. - Biết vẽ đường tròn, cung tròn. - Biết giữ nguyên độ mở của compa. 3. Thái độ - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và khả năng thẩm mĩ. B. Chuẩn bị: 1. GV: Thước kẻ, compa dùng cho GV, phấn màu, các học liệu, 2. HS: Thước kẻ có chia khoảng, compa, SGK, C. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tác dụng của học liệu Hoạt động 1: Gợi động cơ (2 phút) - GV chiếu 1. ppt cho HS quan sát một số Nêu tình huống xuất HS quan sát một số hình ảnh thực tế về phát từ thực tiễn để gợi hình ảnh thực tế về đường tròn. động cơ phát hiện kiến đường tròn. Để tìm hiểu thức mới và tạo hứng rõ hơn về đường tròn, thú cho HS, làm cho tiết chúng ta vào bài hôm học sinh động hơn. nay. Hoạt động 2: Đường tròn và hình tròn (14 phút) - GV chiếu 2. swf HS vẽ đường tròn tâm Giúp HS hình dung hướng dẫn HS vẽ A bán kính 2 cm. được thao tác dùng đường tròn tâm A bán compa và thước có chia kính 2 cm. khoảng để vẽ đường tròn có bán kính cho trước. - GV tiến hành các bước tiếp theo dạy học khái niệm hình học. - GV chiếu 3. ppt giới HS quan sát 3. ppt Giúp HS khắc sâu về thiệu cho HS về điểm điểm nằm trên, nằm nằm trên, nằm trong, trong, nằm ngoài đường nằm ngoài đường tròn. tròn. Hoạt động 3: Cung và dây cung (7 phút) - GV tiến hành các HS học khái niệm cung bước theo qui trình dạy và dây cung của đường học khái niệm hình học. tròn. 24
  25. Hoạt động 4: Một công dụng khác của compa (11 phút) - GV chiếu 4. ppt HS dùng compa để so Giúp HS nắm vững hướng dẫn HS cách sánh hai đoạn thẳng cho cách dùng compa để so dùng compa để so sánh trước mà không đo độ sánh hai đoạn thẳng cho hai đoạn thẳng cho dài từng đoạn thẳng và trước mà không đo độ trước mà không đo độ tính tổng độ dài hai dài từng đoạn thẳng và dài từng đoạn thẳng đoạn thẳng cho trước tính tổng độ dài hai (slide 1) và tính tổng độ mà không đo riêng từng đoạn thẳng cho trước dài hai đoạn thẳng cho đoạn. mà không đo riêng từng trước mà không đo đoạn. riêng từng đoạn (slide 2) Hoạt động 5: Củng cố (10 phút) - GV chuyển ý. - GV chiếu 5. flv HS theo dõi 5. flv Giúp HS ôn lại toàn bộ Để ôn lại toàn bộ kiến kiến thức của bài một thức bài hôm nay chúng cách tự nhiên và hứng ta cùng theo dõi buổi thú. học nhóm của 3 bạn Bi, Bo và anh Ơreka. - GV chiếu TN1, TN2. HS làm bài tập trắc Giúp HS củng cố khắc ppt cho HS làm bài tập nghiệm. sâu khái niệm. trắc nghiệm. - GV chiếu thu vi. Avi HS quan sát thu vi. Avi Tạo hứng thú học tập và Vẽ các đường tròn một rèn khả năng thẩm mĩ cách hợp lí có thể tạo cho HS. nên những hình rất đẹp. Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học kĩ khái niệm đường tròn, hình tròn, cung tròn, dây cung. - Làm bài tập 39, 40, 41, 42 SGK. 25
  26. CÁC HỌC LIỆU P N M O Điểm M nằm trên đường tròn Điểm N nằm trng đường tròn Điểm P nằm ngoài đường tròn Ví dụ 2: Tính tổng độ dài hai đoạn thẳng AB và Ví dụ 1: Sử dụng compa để so sánh độ dài hai CD mà không đo riêng từng đoạn. đoạn thẳng AB và MN C B B A A D N H O M N x M Kết luận: AB < MN ON = OM + MN = AB + CD = 7cm Câu 1: Các khẳng định dưới đây là đúng ( Đ) hay sai( S) ? a) OC là bán kính. Đ N b) MN là đường kính. S M  O c) ON là dây cung. S C d) CN là đường kính. Đ 26
  27. Tiết 26 Tam giác A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Định nghĩa được tam giác - Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì? 2. Kĩ năng - Biết vẽ tam giác - Biết gọi tên và kí hiệu tam giác - Nhận biết điểm nằm bên trong và nằm bên ngòai tam giác 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận, chính xác B. Chuẩn bị 1. GV: Thước thẳng, compa, phấn màu, phần trình chiếu, bảng phụ 2. HS: SGK, thước thẳng, compa và các dụng cụ học tập khác C. Tiến trình dạy – học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Gợi động cơ (2 phút) - GV chiếu slide 1 giới HS quan sát slide thiệu hình ảnh thực tế về tam giác. Để tìm hiểu rõ chúng ta học bài hôm nay. (GV chiếu slide 2) Tiết 26. Tam giác Hoạt động 2: Tam giác là gì?(25 phút) 1. Tam giác ABC là gì? - GV chiếu slide 3 giới HS: Tam giác ABC là thiệu đó là tam giác ABC, hình gồm 3 đoạn thẳng yêu cầu HS phát biểu tam AB, BC, CA khi 3 điểm giác ABC là hình như thế A, B, C không thẳng nào? hàng. - GV chiếu slide 4 và hỏi: Hình gồm 3 đoạn thẳng HS: đó không phải là tam AB, BC, CA như trên có giác ABC vì 3 điểm A, B, phải là tam giác ABC C thẳng hàng không? Tại sao? - GV chiếu slide 5 và hỏi HS: đó không phải là tam hình đó có phải là tam giác ABC vì không gồm giác ABC không? Tại 3 đoạn thẳng sao? HS: Tam giác ABC là + Tam giác ABC (SGK) - GV yêu cầu HS phát hình gồm 3 đoạn thẳng biểu lại (chính xác như AB, BC, CA khi 3 điểm SGK), tam giác ABC là A, B, C không thẳng gì? Và gạch chân từ hàng. “đoạn thẳng, không thẳng hàng” trong SGK. - GV yêu cầu HS vẽ tam HS vẽ tam giác ABC vào giác ABC vào vở, GV vẽ vở tam giác ABC lên bảng. 27
  28. - GV chiếu slide 6 giới A thiệu một số cách kí hiệu và cách đọc tam giác ABC: ∆ABC, ∆ ACB - GV yêu cầu HS hãy nêu các cách kí hiệu và cách đọc khác tương tự. B C - GV: Có 6 cách kí hiệu HS: ∆ BAC, ∆ BCA, ∆ + Kí hiệu: ∆ABC tương ứng với 6 cách đọc CAB, ∆ CBA tên tam giác ABC - GV chiếu slide 7 Các em đã biết tam giác có 3 đỉnh, 3 cạnh, 3 góc. + Hãy đọc tên 3 đỉnh của tam giác ABC + Đọc tên 3 cạnh của tam HS đọc: đỉnh A, đỉnh B, giác ABC đỉnh C + Có thể đọc cách khác HS đọc: cạnh AB, cạnh không? BC, cạnh CA HS: Có thể đọc cách khác + Đọc tên 3 góc của tam là cạnh BA, cạnh CB, + Ba điểm A, B, C là ba giác ABC cạnh AC đỉnh của tam giác + Có thể đọc cách khác HS đọc: góc BAC, góc + Ba đoạn thẳng AB, BC, không? ABC, góc BCA CA là ba cạnh của tam - GV chiếu slide 8 cho HS: Có thể đọc cách khác giác HS làm bài 43 câu a là góc CAB, góc CBA, (SGK). GV yêu cầu HS góc ACB điền vào SGK và gọi HS + Ba góc BAC, CBA, đại diện đứng tại chỗ phát ACB là ba góc của tam biểu. HS làm bài 43 câu a giác - GV chiếu slide 9 hỏi (SGK) vào sách. HS: Trên hình vẽ có tất cả bao nhiêu tam giác? Hãy kể tên. - GV cho HS làm bài 44 (SGK) vào sách. - GV gọi 1 HS đại diện HS: Trên hình vẽ có tất cả lên làm trên bảng phụ. 3 tam giác là ABI, AIC, - GV gọi HS nhận xét bài ABC. làm trên bảng phụ HS làm bài 44 (SGK) vào - GV chiếu slide 10 cho sách HS quan sát bài chữa 1 HS đại diện lên làm trên chuẩn để sửa bài làm của bảng phụ mình. HS nhận xét bài làm trên - GV yêu cầu HS nhắc lại bảng phụ định nghĩa tam giác ABC. HS quan sát bài chữa - GV chiếu slide 11 chuẩn để sửa bài làm của Lấy điểm M (nằm trong mình 28
  29. cả 3 góc của tam giác) và giới thiệu đó là điểm nằn HS nhắc lại định nghĩa bên trong tam giác (còn ∆ABC. gọi là điểm trong của tam giác) Lấy điểm N (không nằm trong tam giác cũng không nằm trên tam HS quan sát slide giác), giới thiệu điểm đó là nằm bên ngoài tam giác. - GV yêu cầu HS lấy điểm D nằm trong tam giác, điểm E nằm trên tam giác, điểm F nằm ngoài tam giác - GV gọi 1 HS lên bảng A thực hiện, các HS còn lại HS lấy điểm D nằm trong thực hiện vào vở. tam giác, điểm E nằm - GV yêu cầu HS nhận trên tam giác, điểm F nằm F xét bài làm trên bảng và 2 ngoài tam giác D HS cùng bàn kiểm tra lẫn B E C nhau xem đã thực hiện đúng chưa + Điểm nằm trong tam HS nhận xét bài làm trên giác: D bảng và 2 HS cùng theo + Điểm nằm ngoài tam kiểm tra lẫn nhau xem đã giác: F thực hiện đúng chưa - GV chiếu Untitled. Gsp HS nhận dạng Di chuyển đỉnh của tam giác để làm biến dạng tam giác, yêu cầu HS Giúp HS khắc sâu khái nhận dạng niệm và dần làm quen với tư duy hình học “động” (khi thay đổi những yếu tố không bản chất thì yếu tố bản chất vẫn được giữ nguyên) Hoạt động 3: Vẽ tam giác (17 phút) - GV chiếu slide 12 đặt HS quan sát slide 2. Vẽ tam giác vấn đề. Làm thế nào để vẽ tam giác ABC khi biết độ dài 3 cạnh là BC = 4cm; AB = 3cm; AC = 2cm ? - GV yêu cầu HS hoạt HS hoạt động nhóm động nhóm nghiên cứu nghiên cứu SGK để nắm 29
  30. SGK để nắm được cách được cách vẽ A vẽ - GV gọi 1 HS đứng tại 1 HS đứng tại chỗ nêu chỗ nêu cách thực hiện và cách thực hiện chiếu dung tam giac. swf - GV gọi 1 HS lên bảng HS trên bảng thực hiện thực hiện còn các HS B C khác làm vào vở (yêu cầu - Vẽ một đoạn thẳng BC viết rõ từng bước làm) = 4 cm - Vẽ cung tròn tâm B bán kính 3 cm - Vẽ cung tròn tâm C bán kính 2 cm - Lấy 1 giáo điểm của 2 cung trên, gọi giao điểm - GV gọi HS nhận xét bài đó là A trên bảng HS nhận xét bài trên bảng - Vẽ đoạn thẳng AB, AC , - GV chiếu 1 số bài làm ta có tam giác ABC của HS dưới lớp và rút kinh nghiệm. Từ đó chốt cách vẽ tam giác khi cho trước độ dài 3 cạnh, chiếu slide 13 - GV chiếu tro choi.ppt HS quan sát slide và nghe giới thiệu cho HS trò chơi GV giới thiệu về trò chơi “Chơi cờ tam giác” “Chơi cờ tam giác” Luật chơi: Trên tờ giấy có sẵn một số điểm. Mỗi người chơi, đến lượt mình phải nối 2 điểm để thành một đoạn thẳng. Nếu người nào vẽ được đoạn thẳng thứ 3 hoàn chỉnh 1 tam giác thì ghi tên mình vào trong tam giác đó, đồng thời giành được quyền vẽ tiếp một đoạn thẳng khác. Cuối cùng, ai vẽ được nhiều tam giác hơn thì người đó thắng. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (1 phút) - GV hướng dẫn công việc về nhà cho HS + Học bài theo SGK + Bài tập 45, 46 SGK + Ôn tập phần hình học từ đầu chương Học ôn lại định nghĩa các hình trang 95 và 3 tính chất trang 96 Làm các câu hỏi và bài tập trang 96 SGK Tiết sau ôn tập chương để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết 30
  31. CÁC HỌC LIỆU A B C Tam giác ABC SLIDE 1 SLIDE 2 A A B C B C SLIDE 3 SLIDE 4 A 1. Tam gi¸c ABC lµ gÌ? ĐÞnh nghÜa: Tam gi¸c ABC lµ hình gåm ba ®o¹n th¼ng AB, BC, CA khi ba ®iÓm A, B, C kh«ng th¼ng hµng. A Kí hiệu: ∆ABC B C ∆ ACB ∆ BAC + Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của tam giác ∆ BCA + Ba đoạn thẳng AB, BC, CA là ba cạnh của tam giác ∆ CAB B + Ba góc BAC, CBA, ACB là ba góc của tam giác ∆ CBA C SLIDE 5 SLIDE 6 Bµi 43 (SGK-94) Bµi 44 (SGK-95) A ĐiÒn vµo chç trèng trong c¸c ph¸t biÓu sau: a)Hình t¹o bëi .b a ® o ¹ n .t.h ¼ n g .M N ,. .N P ,. .P M kh i M ,. .N ,. .P .k.h « n g t.h ¼ n g .h µ n g ®­îc gäi lµ tam gi¸c MNP. B I C SLIDE 7 SLIDE 8 31
  32. A A Bµi 44 (SGK-95) N B C M I Tªn tam Tªn 3 Tªn 3 ®Ønh Tªn 3 gãc B C gi¸c c¹nh ĐiÓm M lµ ®iÓm n»m bªn trong cña tam ΔABI A, B, I BAI, ABI, AIB AB, AI, BI gi¸c ( ®iÓm trong cña tam gi¸c). ΔAIC A, I, C IAC, AIC, ACI AI, IC, AC Điểm N lµ ®iÓm n»m bªn ngoµi cña tam gi¸c ( ®iÓm ngoµi cña tam gi¸c) ΔABC A, B, C BAC, ABC, ACB AB,BC,CA SLIDE 9 SLIDE 10 A 2. VÏ tam gi¸c Cách vẽ tam giác ABC khi biết BC = 4cm AB = 3cm AC = 2cm B C - VÏ mét ®o¹n th¼ng BC= 4cm. Đè b¹n vÏ ®­îc tam gi¸c ABC khi biÕt ®é dµi 3 c¹nh lµ BC = 4cm; - VÏ cung trßn t©m B, b¸n kÝnh 3cm. AB = 3cm; AC = 2cm. - VÏ cung trßn t©m C, b¸n kÝnh 2cm. - LÊy mét giao ®iÓm cña hai cung trªn, gäi giao ®iÓm ®ã lµ A. - VÏ ®o¹n th¼ng AB, AC, ta cã tam gi¸c ABC. SLIDE 11 SLIDE 12 Bµi tËp vÒ nhµ: - Học bài theo SGK - Bài tập 45, 46 SGK - Ôn tập phần hình học từ đầu chương Học ôn lại định nghĩa các hình trang 95 và 3 tính chất trang 96 Làm các câu hỏi và bài tập trang 96 SGKTiết sau ôn tập chương để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết SLIDE 13 SLIDE 14 CHƠI CỜ TAM GIÁC g n ồ H Xanh Xanh dung tam giac Untitled. Gsp 32
  33. 6. Kết quả Trước đây khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, bộ môn toán học vẫn là một bộ môn nhàm chán khô khan với học sinh. Ngày nay khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã mang lại nhiều kết quả vượt bậc. Học sinh ngày càng tích cực và hứng thú hơn đối với môn học. Khi triển khai một số bài giảng có sử dụng học liệu phần mềm đối với học sinh THCS Trung Phụng tôi nhận thấy rằng các em rất hứng thú với loại hình học tập mới này. Bản thân các em cũng đã chủ động tìm tòi kiến thức. Qua khảo sát học sinh so với năm học 2012 – 2013 khi chưa ứng dụng đề tài trong hình học lớp 6 có thể thấy nhiều dấu hiệu lạc quan. Bảng kết quả tổng hợp : - Năm học 2011 – 2012 khi chưa ứng dụng đề tài trong hình học lớp 6 : Thái độ Lớp Tổng số học sinh Thái độ Yêu thích Bình thường Không yêu thích 6A 19 5 10 4 6B 18 5 9 4 Chất lượng học tập thông qua bài kiểm tra thử Lớp Tổng số HS Khá, giỏi Trung bình Yếu SL % SL % SL % 6A 19 4 21 10 53 5 26 6B 18 4 22 9 50 5 28 - Năm học 2012 – 2013, 2013 – 2014 khi đã ứng dụng đề tài trong hình học lớp 6 : Thái độ Năm học Lớp Tổng số học Thái độ sinh Yêu Bình Không thích thường yêu thích 2012 – 2013 6A 19 6 9 4 6B 20 7 10 3 2013 – 2014 6A 19 8 9 2 6B 18 7 9 2 Chất lượng học tập thông qua bài kiểm tra thử Năm học Lớp Tổng số Khá, giỏi Trung bình Yếu HS SL % SL % SL % 2012 – 2013 6A 19 6 32 9 47 4 21 6B 20 6 30 10 50 4 20 2013 – 2014 6A 19 7 37 9 47 3 16 6B 18 6 33 9 50 3 17 Với những kết quả đạt được như trên, tuy chưa thực sự cao do còn nhiều hạn chế về năng lực và nhận thức của học sinh, nhưng cũng là một hướng đi đầy tích cực. 33
  34. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Chúng ta đều nhận thức rõ vai trò của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hơn ai hết chúng ta cũng nhận thức rõ lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. Hướng tới một xã hội học tập là hướng tới một xã hội văn minh. Với mong muốn nghiên cứu và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng học liệu phần mềm trong việc giảng dạy toán hình 6 trung học cơ sở, tôi đã thực hiện đề tài này và thu được một số kết quả như sau: Về lí luận, đề tài đã góp phần làm rõ về khái niệm học liệu phần mềm, trình bày vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học toán ở trường trung học cơ sở, phân tích đặc điểm hoạt động học tập ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, đề xuất 4 nguyên tắc xây dựng học liệu phần mềm (phù hợp với đặc điểm, nguyên tắc dạy học môn toán; phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán; phù hợp với sự phát triển nhận thức, trí tuệ của học sinh trung học cơ sở; phù hợp về yêu cầu kiến thức, kĩ năng, chương trình môn toán), đề xuất 3 biện pháp sử dụng học liệu phần mềm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở (tập cho học sinh tìm ra dấu hiệu bản chất của khái niệm khi sử dụng hình ảnh mô phỏng; tập cho học sinh suy đoán, suy diễn khi tiếp cận các học liệu phần mềm; tập cho học sinh sử dụng học liệu phần mềm như công cụ giải toán), trình bày một số hoạt động hình học trung học cơ sở. Đóng góp của đề tài về thực tiễn là thiết kế học liệu phần mềm cho một số tiết dạy hình học lớp 6. Trong đó, học liệu phần mềm đã giúp : - Tạo tình huống thực tế để gợi động cơ phát hiện kiến thức mới - Học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức và dần làm quen với tư duy hình học “động” (khi thay đổi những yếu tố không bản chất thì yếu tố bản chất vẫn được giữ nguyên) - Học sinh khắc sâu, củng cố kiến thức theo quy luật của con đường nhận thức. - Học sinh ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế. - Cung cấp cho học sinh hình ảnh trực quan, sống động, góp phần hình thành biểu tượng về khái niệm - Rèn kĩ năng thao tác với dụng cụ hình học - Sinh động hóa tiết học, tạo hứng thú cho học sinh Chúng ta đều biết không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng, mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu, nhược điểm nhất định, nên cần vận dụng, phối hợp chúng với nhau một cách khéo léo. Việc lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học phù hợp phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm của mội giáo viên chúng ta. 2. Khuyến nghị Trên cơ sở những kết quả bước đầu và thực trạng ứng dụng học liệu phần mềm trong giảng dạy toán THCS, tôi đề xuất một số khuyến nghị như sau: Thứ nhất, Bộ Giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, các sở Giáo dục và đào tạo cần xác định ứng dụng học liệu phần mềm trong giảng dạy 34
  35. là một chiến lược của giáo dục trong giai đoạn mới, hướng đến một xã hội học tập. Những nơi có điều kiện cần tạo ra những điển hình để từ đó nhân rộng, đồng thời tuyên truyền về chủ trương triển khai ứng dụng học liệu phần mềm của Bộ không chỉ đối với ngành giáo dục, mà còn đối với toàn xã hội. Bộ và Sở Giáo dục – Đào tạo tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong việc xây dựng các Website chia sẻ học liệu phần mềm đủ mạnh, ngang tầm với một số website của các nước. Thứ hai, tăng cường tập huấn về phương pháp, kỹ năng, sử dụng tổng hợp nhiều phần mềm để tạo học liệu phần mềm. Tổ chức các cuộc thảo luận, các cuộc thi, để giáo viên có thể được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên trong việc tạo học liệu phần mềm. Thứ ba, việc ứng dụng học liệu phần mềm trong giảng dạy cần hướng tới chiều sâu chất lượng, hiệu quả chứ không chỉ dừng lại ở phong trào số lượng. Thứ tư, việc xây dựng cũng như sử dụng học liệu phần mềm trong giảng dạy cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ góp phần hoàn thiện các kỹ năng thiết kế và sử dụng học liệu phần mềm. Để đạt được kết quả cao hơn nữa, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng bổ sung, trang bị thêm không những về kiến thức chuyên môn mà còn cả về kiến thức khoa học công nghệ. Tất cả nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo. Với thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài này vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để có thể bổ sung và hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2014 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN ĐƠN VỊ của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Phạm Tâm Trang 35
  36. Tài liệu tham khảo 1. Hoàng Ngọc Diệp (chủ biên) (2007), Thiết kế bài giảng toán 6 (tập 1+2), NXBHN. 2. Phạm Gia Đức (2002), Hoạt động hình học ở trường trung học cơ sở, NXBGD. 3. Phạm Gia Đức (2007), Phương pháp dạy học các nội dung môn toán, NXBĐHSP. 4. Trần Quốc Đắc, (chủ biên) (2002), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, NXBĐHQGHN. 5. Luật giáo dục 2005, NXBCTQG. 6. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Dương Diệu Hoa, Lê Tràng Định (2000), Vấn đề trực quan trong dạy học, NXBĐHQGHN. 7. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, NXBĐHQGHN. 8. Hoàng Ngọc Hưng (2008), Bài tập trắc nghiệm và các đề kiểm tra toán 6, NXBGD. 9. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các bộ môn khoa học Mac Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mac Lênin, NXBCTQG. 10. Nguyễn Kế Hào (chủ biên) (2003), Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXBĐHSP. 11. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn toán, NXBĐHSP. 12. Trần Kiều (chủ biên) (1997), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở, Viện khoa học giáo dục. 13. Vũ Trọng Rỹ (2004), Một số vấn đề lí luận của việc sử dụng và sáng tạo phương tiện dạy học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục khoa học giáo dục. 14. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2003), Tâm lí học đại cương, NXBĐHSP. 15. violet.com.vn. 16. Phạm Viết Vượng (chủ biên) (1995), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (tài liệu dùng cho các trường đại học sư phạm và cao đẳng), NXBGD. 17. Thái Duy Tuyên (2003), Những vấn đề chung của giáo dục học, NXBĐHSP. 18. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXBGDHN. 19. Tôn Thân (chủ biên) (2003), Sách giáo khóa + Sách bài tập toán lớp 6, NXBGD. 20. Tôn Thân (chủ biên) (2006), Dạy - học toán 6 trung học cơ sở theo hướng đổi mới (tập 1+2), NXBGD. 21. Hoàng Trọng Thái (2007), Giáo trình sử dụng phần mềm toán học (dành cho cao đẳng sư phạm), NXBĐHSP. 22. yteach.com.uk. 36