Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5

doc 44 trang thienle22 7410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_bai.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5

  1. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta ngày càng phát triển và đang trên đà hội nhập với các nước khác trên thế giới, đòi hỏi người lao động ở mọi lĩnh vực phải không ngừng học hỏi, trau dồi tri thức đủ rộng, đủ sâu, có tầm nhìn xa mang tính chiến lược để đáp ứng sự đổi thay và phát triển của đất nước. Đảng ta luôn khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Chính vì vậy, mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo là phải đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo và chủ động trong các công việc mình đảm nhiệm. Để đạt được mục tiêu này, ngành giáo dục quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo của nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được giáo viên tiểu học quan tâm và thực hiện có hiệu.Trong chương trình giảng dạy ở tiểu học, môn Tiếng Việt bao gồm các phân môn khác nhau: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, trong đó Tập làm văn đóng một vai trò rất quan trọng góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp. Thông qua việc dạy tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và của nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã chủ nghĩa. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt. Đó là phân môn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Phân môn tập làm văn còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Do đó, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quả trình lĩnh hội các tri thức khoa học. Đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng các em không mấy hứng thú khi học Tập làm văn thậm chí có những em “ sợ” học. Các em rất thụ động thường dựa dẫm, ỉ lại vào các bài văn mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ 1/ 44
  2. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” của em không phong phú mà thường đi theo lối mòn sáo rỗng, tẻ nhạt. Với mỗi giáo viên, khi dạy phân môn này thường cũng chỉ chú ý đến quy trình giảng dạy, cấu tạo của từng kiểu bài văn; để giúp cho học sản sinh ra văn bản nói và viết quả là việc làm khó. Tuy nhiên chính cái khó cũng là cái thôi thúc người giáo viên mong mỏi đạt được. Vì vậy tôi luôn trăn trở và suy nghĩ: Làm thế nào để học sinh yêu thích môn Tập làm văn? Làm thế nào để giúp cho học sinh viết được bài văn đúng với cách nghĩ, cách cảm của mình, có những nét mới, nét riêng? Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 viết những bài văn miêu tả hay, chân thật, giàu cảm xúc góp phần bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt; phát triển tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy học Tập làm văn ở tiểu học - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đưa ra được các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 một cách hợp lý thì chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh trường tiểu học sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu Cơ sở lí luận của việc dạy học phân môn Tập làm văn, cụ thể là loại văn miêu tả cho học sinh tiểu học. - Nghiên cứu thực trạng của việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5. - Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5. 6. Phạm vi nghiên cứu - Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học - Đối tượng điều tra và thực nghiệm: giáo viên và học sinh khối 5 của trường 2/ 44
  3. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” - Thời gian nghiên cứu: năm học 2014 – 2015, bắt đầu từ tháng 9 năm 2014 và kết thúc vào tháng 5 năm 2015. 7. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu giáo trình, các tài liệu sách báo, phân tích- tổng hợp thông tin để rút ra các kết luận khoa học cần thiết. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát sư phạm + Phương pháp điều tra Anket + Phương pháp thực hành – đánh giá kết quả. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Nhóm phương pháp thử nghiệm sư phạm Qua nghiên cứu lí luận, thực trạng và đề ra Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5, đề tài tiến hành thử nghiệm và rút ra kết luận về hiệu quả của các phương pháp trên qua một số tiết dạy cụ thể trong trường. 3/ 44
  4. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học Phân môn Tập làm văn giúp học sinh mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh . Nội dung các bài Tập làm văn gắn với chủ điểm các bài Tập đọc. Quá trình hướng dẫn học sinh phân tích đề, quan sát, tìm ý, nói – viết đoạn văn, bài văn là những cơ hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đang học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng, tìm lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận .sẽ góp phần phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của học sinh được rèn luyện và phát triển nhờ các biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả. Học sinh tiếp cận vẻ đẹp của con người và thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và sự việc xung quanh nảy nở, tâm hồn của học sinh thêm phong phú. Từ đó hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. 1.1.2 Cơ sở tâm lý học Một bài văn hay, có giá trị không phải chỉ ở chỗ trình bày mạch lạc, dễ hiểu, mà cái quan trọng hơn đó là sức truyền cảm. Sự truyền cảm đó có được là do tính chân thực, tính nhân bản, cao hơn nữa là cái chất văn, hơi văn. Để học sinh viết được một bài văn hay, cần rèn luyện cho các em có được năng lực quan sát ( nhận biết nét đặc trưng riêng của sự vật, hiện tượng ), năng lực cảm thụ, năng lực thu thập thông tin (tài liệu), năng lực tưởng tượng – liên tưởng, năng lực phân tích tổng hợp, năng lực linh cảm và các khả năng biểu đạt, bố cục, tạo lập phong cách. Có năng lực làm văn tốt, học sinh càng hứng thú làm văn và có sự sáng tạo; từ đó, các em thêm yêu quí Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4/ 44
  5. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” 1.1.3 Định hướng đổi mới khi dạy phân môn Tập làm văn ở Tiểu học Phân môn Tập làm văn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn. Nó góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gic, tư duy trừu tượng; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn góp phần phát triển khả năng phân tích, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của học sinh được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả. Học các tiết Tập làm văn , học sinh có điều kiện tiếp xúc với vẻ đẹp con người, thiên nhiên qua các đoạn văn, bài văn điển hình. Khi quan sát đối tượng miêu tả, học sinh càng thêm yêu quý những cảnh vật, con người xung quanh từ đó có ý thức, trách nhiệm với thiên nhiên,với môi trường, bạn bè, người thân, Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. 1.2. Nội dung dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 1.2.1. Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 5 - Trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn. - Góp phần cùng các môn học khác mở rộngvốn sống, rèn luyện tư duy lô- gích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. 5/ 44
  6. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” 1.2.2. Cấu trúc chương trình của phân môn Tập làm văn lớp 5 Loại văn bản Học kì 1 Học kì 2 Cả năm (số tiết) (số tiết) Kể chuyện (ôn tập) 03 03 Miêu tả: Miêu tả đồ vật (ôn tập) 04 04 Miêu tả cây cối (ôn tập) 03 03 Miêu tả con vật (ôn tập) 03 03 Miêu tả cảnh 14 04 18 Miêu tả người 08 07 15 Các loại văn bản khác: Báo cáo thống kê 02 02 Đơn 03 03 Thuyết trình, tranh luận 02 02 Biên bản 03 03 Chương trình hoạt động 03 03 Chuyển đoạn văn thành kịch 03 03 Tổng cộng số tiết 32 30 62 Như vậy đối với chương trình Tập làm văn lớp 5 , văn miêu tả chiếm hơn 2/3 thời lượng học tập (tổng số 42 tiết trên 62 tiết) 1.3 Vai trò của việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 - Rèn luyện những kĩ năng cơ bản: kĩ năng quan sát, kĩ năng sử dụng các giác quan một cách tinh tế, nhạy cảm để tiếp nhận tri thức phong phú từ cuộc sống. - Biết quan sát để rút ra những đặc điểm của đối tượng được miêu tả, từ đó biết lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng miêu tả để tả với cảm xúc tự nhiên. 6/ 44
  7. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” - Rèn luyện kĩ năng lập dàn bài, phát triển ý thành câu văn, đoạn văn, bài văn. - Giáo dục tình cảm thẩm mĩ, sự phát triển ngôn ngữ cho học sinh đồng thời giúp các em nắm chắc cấu tạo bài văn miêu tả.Từ đó, các em có điều kiện phát triển tư duy trừu tượng và tình cảm - góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em. - Tạo điều kiện cho việc học văn ở các bậc học tiếp theo. Tiểu kết chương 1 Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Tập làm văn còn là môn học độc lập, nó có hệ thống lý thuyết riêng nhằm xây dựng các thể loại văn chương với từng kiểu bài cụ thể, ở từng kiểu bài đó lại đòi hỏi phải rèn luyện để có được những kỹ năng cần thiết. Chính vì vậy, giáo viên phải là người khơi nguồn “dòng chảy văn học” cho học sinh để các em phát triển tốt về mặt trí tuệ, tâm hồn và năng lực sáng tạo nhằm nâng cao hứng thú viết văn, đặc biệt là những bài văn miêu tả. 7/ 44
  8. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG VIÊT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 2.1 Thực trạng của việc dạy kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 Hiện nay, trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng, các thầy cô giáo rất quan tâm tới việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng viết văn cho học sinh. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thầy cô giáo cũng được các cấp quản lý chuyên môn chỉ đạo sát sao các văn bản hướng dẫn, tiết chuyên đề Vì vậy kết quả bài Tập làm văn của học sinh có nhiều tiến bộ rõ rệt. Giáo viên dạy Tập làm văn theo quy trình đã thống nhất : + Đối với loại bài dạy lí thuyết : Giới thiệu bài ; hình thành khái niệm (phân tích ngữ liệu, ghi nhớ kiến thức) ; củng cố, dăn dò. + Đối với loại bài thực hành : Giới thiệu bài; hướng dẫn thực hành; củng cố, dăn dò. Tuy nhiên, nhìn lại việc dạy – học làm văn nói chung, việc dạy – học văn miêu tả nói riêng ở khối 5, tôi thấy một số tồn tại sau: - Giáo viên thường sử dụng phương pháp : thuyết trình, vấn đáp, thảo luận mà ít chú trọng tới các phương pháp khác như dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hoặc thảo luận, khám phá Điều này làm tiết học trở nên nặng nề, thiếu hấp dẫn với học sinh. - Trong quá trình dạy học, có những giáo viên đã làm cho học sinh phụ thuộc vào văn mẫu. Chính vì vậy không rèn được kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để diễn tả hình ảnh, cảm xúc đồng thời làm thui chột khả năng sáng tạo của các em. 8/ 44
  9. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” 2.2 Thực trạng về viết văn miêu tả của học sinh lớp 5 Qua khảo sát thực tế, tôi thấy nhiều em chưa hiểu thế nào là văn miêu tả nên trong khi hành văn còn nhầm lẫn sang văn kể, hay liệt kê đặc điểm của đối tượng miêu tả một cách sơ sài; chưa biết sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh và chọn lọc các chi tiết miêu tả đặc sắc để đưa vào bài văn. Do vốn sống, điều kiện tiếp xúc với đối tượng miêu tả hạn chế, nhiều em thường bắt chước các câu, đoạn văn mẫu nên bài làm của nhiều học sinh có những câu văn, đoạn văn giống nhau. Thậm chí có những bài văn sắp xếp ý một cách lôn xộn; câu văn không chau chuốt, mà lủng củng, không có hình ảnh. Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy cần xây dựng nội dung kiến thức và mức độ yêu cầu về kỹ năng viết văn miêu tả phù hợp với từng đối tượng học sinh và luôn tuân thủ nguyên tắc dạy học: từ lý thuyết đến thực hành, từ dễ đến khó, từ cái chưa biết đến biết rồi, đến thành thạo Đây là vấn đề cốt lõi tôi luôn chú trọng trong từng biện pháp mà tôi đưa ra. Tiểu kết chương 2 Với thực tế trên, tôi nhận thấy nhiều học sinh miêu tả hời hợt, chung chung; câu văn sáo rỗng không có một sắc thái riêng biệt của đối tượng được miêu tả. Với cách làm ấy các em không cần biết đến đối tượng miêu tả, không quan sát và không có cảm xúc gì về đối tượng được miêu tả. Một bài văn miêu tả như vậy đọc lên thấy nhợt nhạt, mờ mờ. Nguyên nhân chủ yếu vì các em không biết cách quan sát hoặc không biết cách hồi tưởng lại những hình ảnh quan sát của mình, vì vậy bài văn không hấp dẫn người đọc. Bài văn nào cũng là sự thể hiện các trạng thái tình cảm của học sinh. Chỉ có những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, hồn nhiên mới tạo ra những đoạn văn, bài văn đáng yêu. Muốn có bài làm văn miêu tả hay, các em cần bồi dưỡng tâm hồn giàu cảm xúc với vốn từ, vốn kiến thức văn học phong phú. 9/ 44
  10. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 3.1 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 3.1.1 Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả để tìm ý cho bài văn Việc đầu tiên học sinh cần làm được khi viết một bài văn miêu tả đó là phải quan sát thực tế đối tượng miêu tả. Quan sát đối tượng miêu tả là tìm ra đặc điểm riêng biệt của đối tượng để đưa vào bài viết của mình một cách chân thực và sinh động; là sử dụng các giác quan để tìm ra đặc điểm riêng biệt của từng đồ vật, con vật, cây cối,cảnh vật và bỏ qua những đặc điểm chung của sự vật. Quan sát để miêu tả còn thể hiện tính sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh như nhà văn Phạm Hổ đã nhận định: “Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy ngay trong quan sát để miêu tả,người viết phải tìm ra cái mới cái riêng”. Văn miêu tả ở lớp 5 chủ yếu là tiếp nối của chương trình lớp 4 nhưng lại không có giờ quan sát riêng nên trong một số giờ Hướng dẫn học tôi đã chủ động hướng dẫn cho học sinh phương pháp quan sát. Khi các em quan sát được đặc điểm của các đối tượng miêu tả tức là các em đã tìm được nguyên liệu cho bài văn. Vì vậy, tôi chú trọng giúp các em: 3.1.2 Học tập cách quan sát của các nhà văn Các nhà văn thường phải quan sát tỉ mỉ, chi tiết rất nhiều trong cuộc sống và chủ động trong quá trình quan sát để tìm kiếm, chọn lọc từ hằng hà sa số những sự vật, sự việc tiêu biểu điển hình mới có thể miêu tả đúng, hay về đối tượng được quan sát. Khi quan sát, họ không chỉ dùng thị giác mà dùng cả các giác quan còn lại như Nancy Farmer có viết: “ Hãy nhìn xung quanh Cảm nhận làn gió,ngửi khí trời. Lắng nghe tiếng chim và ngắm nhìn bầu trời. Hãy cho tôi biết những gì đang diễn ra ngoài kia.” Tôi hiểu rằng: Nếu học sinh biết học tập cách quan sát của các nhà văn, các em sẽ trau dồi được kĩ năng quan sát của mình. Vì vậy, qua những bài văn “ Cây gạo ngoài bến sông” , “ Chiếc áo của Ba”, (Tiếng Việt 5),tôi giúp học sinh thấy được kỹ năng quan sát tài tình và cách sử dụng từ ngữ để ghi lại những đặc điểm của sự vật của các nhà văn. Các em nhận biết được cách quan sát sự vật, tìm ra trình tự quan sát, lựa chọn chi tiết để miêu tả: cây gạo, hoa gạo, màu sắc của hoa hay những đường may trên áo, hàng khuy đơm mà các tác giả đã sử 10/ 44
  11. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” dụng. Từ đó, học sinh ý thức được sự cần thiết, tác dụng và tầm quan trọng của việc quan sát trước khi viết bài văn miêu tả. Ví dụ: Khi dạy kiểu bài tả người, tôi cho học sinh tìm hiểu kĩ cách quan sát bà của nhà văn Mác-xim Go-rki qua bài “Bà tôi” (Tiếng Việt 5 - tập 1) - Trọng tâm: Quan sát hình dáng, tính tình của người bà (cử chỉ, hành động chỉ là nền) - Nét đặc sắc nổi bật của người bà mà tác giả đã quan sát và thấy được: + Mái tóc: Đen, dày kỳ lạ, phủ kín cả hai vai xõa xuống ngực, xuống đầu gối (nét riêng của bà ít thấy ở người già). + Khi bà chải tóc: Một tay khẽ nâng, đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày (cử chỉ của người bà chậm chạp,khó khăn nhưng biểu lộ tính cẩn thận của bà). + Giọng nói: Đặc biệt trầm bổng, cảm thấy như tiếng chuông đồng (nét riêng dặc biệt của bà). + Khi mỉm cười: Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh dịu hiền khó tả (vừa có nét chung của, vùa có nét hiền từ riêng của bà). + Đôi má: Da ngăm ngăm có nhiều nếp nhăn (tuổi già) nhưng vẫn gợi nét đẹp riêng (hình như vẫn còn tươi trẻ). + Tấm lưng tuy hơi còng nhưng bà đi lại vẫn nhanh nhẹn Tác giả đã mang cả tình yêu thương sâu sắc của mình vào trong quá trình quan sát về người bà đáng kính và miêu tả bà như một bà tiên có những nét riêng biệt bởi: Lời nói, nụ cười dịu dàng như đóa hoa đầy nhựa sống của bà đã khắc sâu trong trí nhớ của tác giả khó có gì so sánh nổi. Bên cạnh đó, để quan sát tốt đối tượng miêu tả, tôi đã hướng dẫn học sinh biết cách lựa chọn trình tự quan sát. 3.1.3 Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát đối tượng miêu tả a) Lựa chọn trình tự và sử dụng các giác quan khi quan sát: Muốn sắp xếp ý để miêu tả một đối tượng có logic thì việc lựa chọn trình tự quan sát là rất quan trọng. Tùy từng đối tượng miêu tả mà chọn trình tự quan sát cho phù hợp. Tôi hướng dẫn học sinh quan sát theo các trình tự: - Trình tự không gian: Quan sát toàn bộ đến quan sát bộ phận; quan sát từ trên xuống dưới,từ ngoài vào trong (hoặc ngược lại). - Trình tự thời gian: Quan sát từ sang đến tối; từ lúc bắt đầu, đến khi kết thúc 11/ 44
  12. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” - Trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc nhanh hơn thì quan sát trước (hứng thú hay khó chịu, yêu hay ghét ) - Kết hợp các trình tự quan sát để phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo trong quá trình quan sát. Để quan sát được đối tượng miêu tả một cách toàn diện, cần hướng dẫn học sinh sử dụng nhiều giác quan khi quan sát như: - Quan sát bằng mắt (thị giác) để nhận ra màu sắc, hình thể sự vật. - Quan sát bằng tai (thính giác) để nhận ra âm thanh, nhịp điệu gợi cảm xúc. - Quan sát bằng mũi (khứu giác) để nhận ra những mùi vị tác động đến cảm xúc, tình cảm. - Quan sát bằng vị giác, xúc giác; bằng cảm nhận Muốn học sinh trở thành người chủ động lựa chọn trình tự quan sát hay sử dụng giác quan nào để quan sát, người giáo viên phải giúp các em xác định được yêu cầu quan sát của bài văn, phải tìm những nét riêng tiêu biểu của đối tượng quan sát; không cần dàn đủ sự việc mà phải tìm ra trọng tâm quan sát thường là nét chính nêu bật nội dung của đoạn văn, bài văn. Có như vậy bài văn mới tránh khỏi sự dàn trải, nhạt nhẽo, lan man, xa đề. Sau khi học sinh biết lựa chọn trình tự và giác quan để quan sát, giáo viên cần: b) Tổ chức cho học sinh quan sát Tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả là một công việc thuộc về nguyên tắc khi dạy học văn miêu tả.Trên cơ sở sự thu nhập trực tiếp các nhận xét, ấn tượng cảm xúc của mình, học sinh bắt tay vào làm bài. Khi quan sát học sinh huy động vốn sống, khả năng về văn miêu tả được hình thành một cách tự giác chủ yếu qua con đường thực hành. Tuỳ theo đề bài, giáo viên tổ chức cho các em quan sát ngay tại địa điểm có đối tượng cần tả. Nếu không thể tổ chức quan sát được thì giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng trước khi đến lớp và ghi chép lại những điều quan sát được. Tôi đặt ra yêu cầu : - Học sinh phải tự làm việc, tự quan sát và ghi chép là chính. - Giáo viên có thể nêu câu hỏi chung cho cả lớp, có những câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời miệng hoặc giáo viên chỉ cần gợi ý với một học sinh để em đó thực hiện. - Trước khi quan sát, học sinh phải xây dựng kế hoạch cho việc quan sát, đó chính là việc trả lời các câu hỏi như: 12/ 44
  13. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” + Thể loại của bài văn là gì ? + Kiểu bài văn là gì ? + Trọng tâm miêu tả là cảnh (vật, con vật, con người ) nào ? + Quan sát cảnh (vật, con vật, con người ) đó vào lúc nào ? + Quan sát theo thứ tự nào ? + Quan sát bằng những giác quan nào ? + Khi quan sát nhìn thấy những hình ảnh gì, nghe thấy âm thanh gì, có cảm xúc như thế nào ? + Có nhận xét gì qua những quan sát đó ? - Giáo viên cần giành thời gian tối đa cho hoạt động quan sát của học sinh. Để có vị trí thích hợp khi quan sát, các em có thể ngồi yên một chỗ, hoặc dịch chuyển vị trí, các em có thể thảo luận nhóm để tìm ý. Giáo viên có thể hướng dẫn, gợi ý các em để các em phát hiện ra những nét đặc sắc của bầu trời, cây cối, cảnh vật Ví dụ: Hướng dẫn học sinh quan sát để tả một cây cổ thụ Tôi hỏi học sinh: Con định tả cây cổ thụ nào? Vì sao con lại tả cây đó? Với đề bài này, hầu hết học sinh lớp tôi chọn tả cây đa vì cây rất gần gũi, quen thuộc và có nhiều kỉ niệm với các em.Tôi cùng học sinh: + Xác định đối tượng mẫu để quan sát : Cây đa đầu làng. + Tôi đưa học sinh đến bên cây đa để quan sát,và yêu cầu: Học sinh tự chọn vị trí quan sát. Sờ tay vào lớp vỏ để cảm nhận độ xù xì của vỏ cây. Vòng tay nhau ôm lấy thân cây để thấy độ rộng của thân cây. Ngước nhìn để ước lượng chiều cao; ngắm nhìn tán cây, những chiếc lá rời cành chao nghiêng theo chiều gió Ngửi mùi hăng của vỏ cây, nghe gió thổi trong vòm lá. Nhớ lại những kỉ niệm lúc đi học về cùng các bạn chơi đùa dưới bóng mát của cây * Quan sát đến đâu thì ghi chép lại đến đấy, sau đó báo cáo quá trình quan sát và bổ sung thêm các chi tiết để sử dụng trong phần tìm ý lập dàn bài và hoàn chỉnh bài viết. - Quan trọng hơn cả là giáo viên cần tạo hứng thú và cảm xúc cho học sinh khi quan sát vì khi đó các em mới bộc lộ được cảm xúc của bản thân 13/ 44
  14. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” trước đối tượng quan sát. Có cảm xúc, hứng thú học sinh mới dễ dàng tìm từ, chọn ý giúp cho việc diễn tả sinh động và hấp dẫn. Nhờ quan sát tốt, em Phương Linh đã miêu tả cảnh dòng sông trong đêm trăng đầy cảm xúc và thơ mộng: “ .Trăng hiện lên sáng ngời, tròn vành vạnh. Ánh trăng chiếu xuống, lơ lửng trên những ngọn cây, loang lổ trên những ngôi nhà cao thấp mọc san sát nhau và soi bóng xuống dòng sông yêu dấu. Nhận được ánh sáng kì diệu của trăng, mặt sông lung linh như được dát vàng. Những anh chị gió mát lộng tinh nghịch chạy ngang qua làm mặt nước laoxao, lấp loáng với ánh sáng dìu dịu của trăng. Tôi nhớ mãi hình ảnh thơ mộng hữu tình ấy của dòng sông quê hương – “dòng sông bạc” lấp lánh dịu hiền như người mẹ đang vỗ về, ôm ấp làng tôi vào giấc ngủ êm đềm.” 3.1.4 Làm giàu vốn từ, tích lũy vốn kiến thức văn học cho học sinh Thế giới quanh ta rất phong phú, đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “vẽ” được một cảnh, một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống. Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em có được nhiều từ gợi tả để có thể dùng trong miêu tả. a) Hướng dẫn học sinh tìm và tích lũy từ ngữ miêu tả. Muốn viết được một bài văn thì yếu tố quan trọng là sử dụng từ ngữ đúng. Học sinh phải sử dụng từ sao cho sát nghĩa và mang tính gợi tả, gợi cảm nhằm viết được những câu văn hay.Vì vậy khi dạy văn miêu tả cho học sinh việc hướng dẫn học sinh sử dụng từ đúng và hay là mục tiêu tôi luôn coi trọng. Tôi chú ý tăng cường rèn luyện cho các em biết cách tìm và lựa chọn từ ngữ thông qua các dạng bài tập được tiến hành trong các giờ Hướng dẫn học. Tôi đưa ra yêu cầu của bài để học sinh tự suy nghĩ nhằm phát huy tính tích cực chủ động của mỗi cá nhân. Sau đó tôi tổng hợp vốn từ của tất cả học sinh trong lớp, bài của các em lần lượt được gắn lên bảng. Trên cơ sở bài của mình và của bạn các em được học hỏi và phát huy tính sáng tạo trong việc tìm từ ngữ khi miêu tả. Qua đó các em sẽ chọn lọc, tổng hợp được một lượng từ tương đối lớn để sử dụng khi viết bài văn của mình cho phù hợp. Ví dụ1: Hãy tìm từ ngữ để miêu tả các đặc điểm sau của một cây cổ thụ: -Rễ cây: - Thân cây: - Cành lá: - Hoa, quả: 14/ 44
  15. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” - Hoạt động của chim chóc, ong bướm: - Hoạt động của con người: - Một số từ ngữ tìm được của học sinh: + Rễ cây: gồ ghề, loằn ngoằn, gồ lên, như con rắn, to như bắp đùi, rễ to, rễ nhỏ, như cái ghế ngồi, như con trăn, + Thân cây: sần sùi, bạc phếch, ôm không xuể, thân to, nhiều mấu, lồi lõm, mốc meo, + Cành lá: sum suê, um tùm, rậm rạp, khẳng khiu, gầy guộc, xanh mướt, xanh mát, xanh ngắt, ngả màu vàng, lá vàng, lá già, + Hoa, quả: ngọt, màu tím thẫm, chua, chát, như viên bi, hoa tím giống hoa sim, như quả xoan, + Hoạt động của con người: nghỉ chân, vui đùa, gặp gỡ, điểm hẹn, đuổi bắt, chia sẻ, Ví dụ 2: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ gợi tả - Mái tóc: vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, hoe vàng, cháy nắng, óng ả, rễ tre, xoăn tít . - Khuôn mặt: bầu bĩnh, vuông chữ điền, trái xoan, khắc khổ - Nước da: trắng trẻo, trắng hồng, ngăm ngăm, bánh mật, đen sạm - Dáng người: nhỏ nhắn, gầy gò, đẫy đà, to khỏe, cao cao - Nụ cười: khanh khách, chúm chím, ha hả, toe toét Ngoài việc giúp học sinh tích lũy vốn từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế, quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách - truyện, tôi còn giúp học sinh tích lũy vốn từ thông qua việc học tập các phân môn Tiếng Việt hoặc những môn học khác môn học khác. Ví dụ 3: Dạy Luyện từ và câu bài “Từ đồng nghĩa”, giáo viên gợi ý cho học sinh tìm các từ gợi tả (là từ láy) đồng nghĩa như : Bao la, mênh mông, bát ngát, nho nhỏ, đủng đỉnh, lung linh, mượt mà, đẫy đà, cứng cáp, thướt tha, mơn mởn, cuồn cuộn, nhanh nhẹn, nũng nịu Các bài tập trên phù hợp với mọi đối tượng học sinh, tháo gỡ những lúng túng cho các em có vốn từ chưa phong phú. Song song với việc giúp học sinh tìm từ, tôi tiếp tục hướng dẫn các em biết cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. b) Hướng dẫn học sinh phát hiện từ ngữ gợi tả, gợi cảm: 15/ 44
  16. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Muốn bài văn miêu tả được hay, sinh động và làm người đọc dễ xúc cảm thì việc sử dựng từ ngữ sao cho gợi tả, gợi cảm là rất cần thiết và quan trọng. Bài văn miêu tả có từ ngữ hay, gợi tả, gợi cảm chính là tạo được “hồn“ cho bài văn. Từ ngữ miêu tả sát thực giàu biểu cảm sẽ giúp các em miêu tả sự vật chân thực, sống động và dễ gây cảm xúc cho người đọc. Tôi thường sử dụng dạng bài tập yêu cầu học sinh phát hiện từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong các đoạn văn của một số nhà văn hoặc của học sinh năm trước. Ví dụ: Khi dạy bài Ôn tập về tả cây cối (Tiếng Việt 5 – tập 2). Trong tiết Hướng dẫn học ngày hôm trước, tôi sử dụng bài tập sau: Đọc bài văn sau ( thảo luận nhóm đôi) và ghi lại những từ ngữ trong bài em cho là có giá trị gợi tả, gợi cảm: Bài: Mùa bàng chín Thu chạm vào buồng lá, rũa dần màu xanh. Nhũng chiếc lá bàng cứ đỏ dần lên theo nhịp bước heo may. Thấp thoáng trong vòm lá những chùm hoa quả chín vàng, căng mọng, mùi thơm ngòn ngọt, ngai ngái kích thích nơi đầu lưỡi khiến ai đã một lần nếm thử không thể nào quên. Mùa xuân, những búp bàng cựa mình chui ra khỏi nhánh cây khô gầy,khẳng khiu sau cả mùa đông dài ấp ủ dòng nhựa nóng. Cái màu xanh mượt mà, cái sức sống quyết liệt đã mở một điều gì đó còn rất mơ hồ trong tôi. (Tiếng Việt nâng cao, trang 166) -Học sinh đã thảo luận rất sôi nổi và ghi lại được những từ gợi tả, gợi cảm như: chạm, buồng lá, nhịp bước heo may, căng mọng, ngòn ngọt, ngai ngái, cựa mình, dòng nhựa nóng, mượt mà, quyết liệt, Bài: Cây gạo ngoài bến sông (Tiếng Việt 5 – Tập 2) - Những từ ngữ gợi tả, gợi cảm học sinh đã ghi lại: đỏ ngút trời, xù xì, gai góc, mốc meo, xanh mởn, non tươi, dập dờn, đám lửa nhỏ, hừng hực cháy, lạ kỳ, Qua các bài tập trên, các em đã phát hiện và tích lũy được một số lượng từ tương đối lớn - làm giàu vốn kiến thức văn học - để ghi vào sổ tay Tiếng Việt của mình. Từ đó khơi gợi ở các em óc quan sát, trí tưởng tượng và khả năng sử dụng từ ngữ khi miêu tả; điều đó sẽ giúp các em có lòng yêu thích và viết được những bài văn miêu tả hay, giàu cảm xúc. c) Giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp trong một đoạn văn, đoạn thơ 16/ 44
  17. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Để tích lũy vốn kiến thức văn học cho học sinh, tôi còn hướng dẫn các em tìm hiểu để cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một đoạn văn ( tiến hành qua nhiều tiết học). Cảm nhận được cái hay, cái đẹp, các em sẽ hình thành những cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho việc học tập làm văn tốt hơn, nhất là văn miêu tả. Để hướng dẫn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn văn, tôi hướng dẫn học sinh hình thành thói quen suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu hỏi xoay quanh nội dung đoạn văn,các em thường đặt ra các câu hỏi như: + Đoạn văn miêu tả đặc điểm gì của cảnh vật (đồ vật, con vật, nhân vật )? + Đoạn văn có những từ láy nào gợi tả? + Đoạn văn có những hình ảnh so sánh nào? + Nêu suy nghĩ của bản thân sau khi đọc đoạn văn? Với thói quen suy nghĩ, tự đặt câu hỏi và ghi lại câu trả như trên, nhiều học sinh lớp tôi đã có năng lực cảm thụ văn học rất tốt. Đây chính là tiền đề để các em viết được bài văn miêu tả hay, giàu cảm xúc: 3.1.5 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và viết câu văn gợi tả gợi cảm a) Hướng dẫn học sinh lập dàn ý Như chúng ta đã biết, lập dàn ý là xây dựng phần sườn cho bài văn trước khi viết thành một bài văn hoàn chỉnh với nội dung sinh động. Tuy học sinh đã biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả ở lớp 4 nhưng việc lập dàn ý cho bài văn miêu tả ở lớp 5 lại không thể bỏ qua. Việc làm này rất quan trọng vì nó giúp bài văn chặt chẽ về bố cục; các câu văn, đoạn văn có sự liên kết theo một trình tự hợp lý, khoa học. Đối với mỗi kiểu bài của văn miêu tả, tôi luôn gợi ý cho học sinh để từ đó các em có thể xây dựng được dàn bài chi tiết. Ví dụ 1: Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng( buổi trưa, buổi chiều) trong vườn cây, (trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). - Tôi gợi ý và hướng dẫn học sinh như sau: Bước 1: Xác định yêu cầu của bài Bước 2: Phân tích đề, lựa chọn đối tượng để tả. + Bài văn thuộc thể loại gì ? + Kiểu bài văn ? 17/ 44
  18. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” + Đối tượng của bài ? + Trọng tâm của bài ? + Muốn làm tốt bài cần quan tâm những gì ? Bước 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý từ những điều quan sát được theo bố cục ba phần: - Mở bài: Em tả cảnh gì? Ở đâu? Vào thời gian nào? Lý do em chọn cảnh vật để tả là gì? - Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật. + Tả theo thời gian + Tả theo trình tự từng bộ phận - Kết bài: Nêu cảm nghĩ và nhận xét của em về cảnh vật. (Giáo viên nhắc học sinh tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật, phong cảnh thiên nhiên. Hoạt động của con người, chim muông làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động). Bước 4: Làm mẫu bài tập *Buổi sáng trong công viên. - Mở bài: Giới thiệu khái quát: Sáng chủ nhật em được mẹ cho đi chơi công viên, cảnh tượng đây thật hấp dẫn. - Thân bài: Tả bộ phận của cảnh vật + Ngay từ phía cổng vào đã tấp nập người. + Làn gió nhè nhẹ mơn man mái tóc em. + Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. + Những hạt sương đêm còn đọng trên cành cây, kẽ lá. + Chim chóc nô đùa hót líu lo. + Những chiếc thuyền đạp nước lặng im như đàn thiên nga đang nằm ngủ. + Các cụ già đi tập thể dục đã về. + Tiếng nhạc vang lên từ các khu vui chơi. + Tiếng trẻ em nô đùa chạy theo người lớn. - Kết bài: Em rất thích đi công viên vào buổi sáng, không khí ở đây rất mát và trong lành. * Buổi chiều trên cánh đồng. 18/ 44
  19. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” - Mở bài: Con đường đi học của em uốn quanh làng, men theo đồng lúa.Mỗi chiều đi học về em thả hồn mình trước cánh đồng lúa mênh mông. - Thân bài: Tả theo trình tự thời gian + Ông mặt trời lững thững đạp xe qua ngọn tre. + Những tia nắng vàng nhạt dần. + Cánh đồng là một màu vàng. +Những đợt sóng lúa nhấp nhô theo làn gió. + Dọc hai bên bờ sông là hàng bạch đàn cao vút, soi bóng xuống mặt nước trong veo. + Những chú chim chiền chiện lúc bay lúc xà xuống ruộng lúa. + Chim cu gáy bay về từng đàn. +Trên bờ ruộng mấy bác nông dân đang trò chuyện, tay nâng bông lúa vàng trĩu hạt. Gương mặt ai cũng tràn trề niềm vui, chờ đợi một vụ bội thu. + Xa xa, mấy bạn nhỏ đang trên đường đi học về. - Kết bài: Trời nhá nhem tối, em về nhà trong tâm trạng vui vui. Em ước sao khoảnh khắc hoàng hôn còn ở mãi trên cánh đồng để ai cũng nhìn thấy một màu vàng của no ấm. Từ những gợi ý về cách lập dàn ý đã nêu trên, đối với tất cả các bài văn miêu tả trong chương trình, học sinh lớp tôi đã lập được dàn ý tùy thộc vào khả năng văn học của từng em. Ví dụ 2: Lập dàn ý tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa rất sâu sắc đối với em (chuẩn bị trong tiết Hướng dẫn học). Dàn ý của em Mạnh Cường (chỉ là các gạch đầu dòng ngắn gọn) - Mở bài: Đầu năm học mẹ mua cho em một chiếc hộp bút. - Thân bài: + Hộp bút có màu xanh. + Vỏ ngoài có hình logo siêu nhân. + Chiều cao 3cm, chiều dài chừng 25cm, chiều rộng 9cm. + Phía trên có một gọt chì. + Cạnh đó có một lịch xoay. + Phía dưới là một ngăn đựng tẩy. + Mặt sau có một nhãn vở. 19/ 44
  20. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” + Trong ngăn đựng bút có dán hình PICACHU. + Ngăn trên em đựng bút mực, ngăn dưới dựng bút chì. + Một ngăn nhỏ ở góc trái em đựng tẩy và gọt chì. -Kết bài: Em rất yêu quý hộp bút, luôn giữ gìn cẩn thận. Dàn ý chi tiết viết thành câu của em Khánh Linh. -Mở bài: Để thưởng cho thành tích học tập của em, Mẹ đã thưởng cho em một chiếc bút nét hoa rất đẹp - Thân bài: + Chiếc bút dài khoảng 18cm,thân tròn như chiếc đũa. + Nắp bút có màu trắng bạc,phần thân bút có màu đen. + Ở phía dưới đáy bút được phun sơn màu vàng. + Phần nắp bút có một tấm ảnh hình con Kitty rất đáng yêu. + Chiếc ngòi nhỏ nhắn như mỏ con gà với nét thanh, đậm rất rõ ràng. + Bên trong vỏ bút là cái “Ruột gà“ dùng để bơm và đựng mực. + Chiếc bút giúp em viết đẹp hơn và ghi chép được nhiều kiến thức bổ ích. -Kết bài: + Chiếc bút là người bạn thân thiết, là kỉ niệm của Mẹ em. + Em sẽ giữ gìn chiếc bút như một vật báu. - Nhiều em đã xây dựng được dàn ý cho bài văn miêu tả của mình rất chi tiết ( phần phụ lục) Để viết được bài văn miêu tả hay, các em đã tạo cho mình thói quen lập dàn ý cho bài văn sau đó dựa vào dàn ý để phát triển ý sao cho sinh động. Vì vậy, bài văn của học sinh không còn tình trạng lộn xộn về ý, thiếu ý hay miêu tả sơ sài, hời hợt đặc điểm của các đối tượng được tả. Trên cơ sở dàn ý đã lập, nhiều học sinh lớp tôi đã chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn chân thật, sinh động và giàu cảm xúc. - Đoạn văn của em Thu Huyền trong bài văn Tả một đồ vật mà em yêu quý: “Mở nắp ra, hiện lên trước mắt tôi là một chiếc ngòi bút nhỏ sáng loáng hình thon như lá tre. Ngòi bút cắm chặt vào quản rỗng có cái chèn như nụ hoa. Tôi xoáy thân bút ra theo chiều kim đồng hồ để bơm mực. À, ruột bút đây rồi!Nó làm bằng cao su mềm, bên trong có cái ống nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Sau nhiều ngày nhịn đói, tôi 20/ 44
  21. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” cho bút uống mực một bữa no nê thoả thích. Tôi đã dùng bút của Linh vài lần rồi nhưng khi cầm chiếc bút lần đầu tiên, tôi có một cảm giác rất lạ, ấm áp làm sao ấy! Thấy tôi ngập ngừng, mẹ đứng bên cạnh động viên: “Con hãy cố gắng lên, luyện viết chăm chỉ để chữ viết ngày càng đẹp hơn” Tôi viết từng dòng chữ ngay ngắn, thắng hàng hiện lên trên trang giấy trắng tinh, lúc đầu nét chữ còn xương xương. Nhưng chỉ mấy dòng sau mực đã ra đều, ngòi bút viết trơn và dễ dàng hơn rất nhiều. Nét chữ mềm mại, nét thanh nét đậm rõ ràng. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui khi nhìn tôi viết.” b) Hướng dẫn học sinh kỹ năng viết câu văn sinh động, gợi tả Muốn viết được một bài văn miêu tả sinh động ngoài vốn từ ngữ tích lũy và những chi tiết mà học sinh quan sát được thì việc giúp các em có kĩ năng viết câu văn sinh động, gợi tả là rất cần thiết. Để làm được điều đó, học sinh cần có nghệ thuật sử dụng từ ngữ và vận dụng các biện pháp tu từ trong Tiếng Việt. Trước hết tôi giúp học sinh nắm chắc các khái niệm về một số biện pháp tu từ thường gặp đối với học sinh tiểu học như so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ để các em có vốn kiến thức vận dụng trong bài viết của mình. Từ đó tôi đã sử dụng các dạng bài tập nhận biết, các bài luyện tập theo mức độ từ dễ đến khó, phù hợp với đối tượng học sinh để các em dễ dạng vận dụng vào văn miêu tả. Ví dụ 1: Hãy thêm vế câu có sử dụng hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ trống để mỗi dòng sau đây trở thành câu văn có ý mới mẻ sinh động. - Đầu mỗi chùm hoa cúc là một chùm nụ với hàng chục nụ con giống như . . . - Bé chập chững bước đi mấy bước rồi sà vào lòng mẹ như - Ánh mắt dịu hiền của mẹ là . . . - Một dải mây mỏng, mềm mại như . . . - Trên nền trời xanh biếc có vài đám mây trắng đủng đỉnh bay . . . + Nhiều em đã viết được những vế câu so sánh thật đặc sắc: Câu viết của em Xuân Trang: Ánh mắt dịu hiền của mẹ như ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời con. 21/ 44
  22. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Em Vân Anh viết: Ánh mắt dịu hiền của mẹ là ngôi sao dẫn đường cho con băng lên phía trước. Em Dương Linh lại viết: Ánh mắt dịu hiền của mẹ là nguồn sinh lực vô tận theo con mỗi bước đường đời. Hay dạng bài. Ví dụ 2: Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động gợi tả bằng cách sử dụng biện pháp so sánh. - Bé có đôi mắt đen tròn, hai má đỏ ửng. - Nhị hoa loa kèn có màu vàng tươi. - Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ. - Những ruộng hoa nhiều màu sắc đẹp. + Nhiều em viết được những câu văn rất giàu hình ảnh và sinh động: Em Thùy Vân viết: Nhị hoa loa kèn có màu vàng tươi như màu của những tia nắng tinh nghịch luôn thu hút lũ ong bướm đến vui đùa. Em Nguyễn Khánh Linh viết: Những ruộng hoa nhiều màu sắc: cam, vàng, đỏ như những mảng màu chấm phá trên bức thảm xanh của cánh đồng. Đối với các em việc viết câu văn có hình ảnh so sánh không còn là việc khó nữa, các em rất hứng thú với dạng bài tập này. Ví dụ 3: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm dấu hiệu của con người, điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa. - Hoa hướng dương . . . - Chiếc đồng hồ báo thức . . . - Ông mặt trời . . . - Quyển sách Tiếng Việt . . . - Chiếc bút nét hoa . . . + Các em đã biết viết những câu có hình ảnh nhân hóa như : Em Kim Ngân đã vận dụng khi tả một ngày mới bắt đầu ở quê em: “Ông mặt trời đạp xe lên núi để tia nắng ghé thăm mọi người.” Em Yến Nhi viết khi tả chiếc đồng hồ báo thức: “Cứ đến giờ hẹn đồng hồ lại ngân nga khúc nhạc như báo với em: Cô chủ ơi, đến giờ dậy rồi, dậy đi học kẻo muộn!”. Ví dụ 4: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt những câu dưới đây cho sinh động, gợi tả: 22/ 44
  23. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” - Những hàng lúa xanh mởn. - Tiếng chim hót ríu rít. - Cánh đồng buổi sáng thật đẹp. - Mặt trời mọc lên sau dãy núi. Em Nguyễn Thùy Linh đã làm bài ở mức độ tốt hơn các bạn, em đã biết liên kết các câu văn trên thành một đoạn văn sinh động tả cảnh cánh đồng quê em vào mùa buổi sáng sớm:“Bình minh đã thức giấc, ông mặt trời hãy còn ngái ngủ nhô lên sau dãy núi, vung tay reo những tia nắng ban mai xuống cánh đồng. Không khí buổi sáng thật trong lành, mát mẻ. Cánh đồng như mặc được tấm áo hoa mới; sắc đỏ vàng của hoa màu, sắc xanh của lúa đang thì con gái. Những hàng lúa xanh mơn mởn rì rào trong gió như cảm ơn thời tiết mưa thuận gió hòa”. Đối với học sinh lớp 5, các dạng bài tập như trên được thực hành thường xuyên thì kĩ năng miêu tả sinh động và sáng tạo sẽ trở thành việc không khó đối với các em. Còn các bài tập đòi hỏi mức độ cao hơn tôi chỉ mở rộng đối với các học sinh có kĩ năng viết văn tốt để các em nâng cao khả năng cho bài cảm thụ văn học. Ví dụ 5: Hãy viết một đoạn văn từ 6 – 8 câu tả một loài hoa mà em thích có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, sử dụng các từ láy, từ ghép (dành cho đối tượng học sinh có năng lực viết văn tốt). - Đoạn văn của emYên Châu: Hoa dong nở quanh năm. Lúc mới ra nụ, hoa cũng thẹn thùng nấp giữa lớp vỏ bọc dày. Sắp nở, ta mới thấy từng nụ hoa đỏ như những ngọn lửa nhú ra. Khi nở, hoa đỏ chon chót xòe ra ba cánh thon thon. Hai cánh trên xòe thành hình chữ V, cánh dưới cụp xuống. Ở giữa, một nàng nhụy vàng nhạt cao hơn cánh hoa, sóng sánh mật ngọt vươn dài ra đón ánh nắng mặt trời.Chiều chiều, mỗi khi đi học về, chúng tôi thường rủ nhau ra những bụi dong trên bãi cỏ trống vặt những khóm hoa dong để hút những giọt mật ngọt lịm. Thật thú vị biết bao! Bài văn của các em có cuốn hút người đọc hay không còn phụ thuộc vào sự nhạy cảm của mỗi tâm hồn. Tuy nhiên, bài văn phải có bố cục chặt chẽ, rõ ràng nên giáo viên cần: 3.1.6 Khuyến khích học sinh sáng tạo trong cách mở bài và kết bài. Trẻ em rất nhiều khả năng sáng tạo vì trí tưởng tượng của các em hồn nhiên ngây thơ. Khả năng sáng tạo của trẻ là khả năng lĩnh hội tri thức của loài người đã tích lũy. Khi nắm được tri thức thì sáng tạo bắt đầu. Đó là cả 23/ 44
  24. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” một quá trình vận hành thao tác tư duy để tạo ra sản phẩm có tính mới mẻ đối với các em. Chính vì lý do đó mà trong mỗi giờ dạy văn tôi thường khéo léo đánh thức tiềm năng trí tuệ của các em. Sự sáng tạo trong mỗi bài văn chính là thể hiện những nét riêng tạo nên bản sắc riêng biệt của mỗi cá nhân khiến người đọc thích thú. Đối với mỗi đề bài tôi luôn khuyến khích các em mở bài theo lối gián tiếp, vì đây là cách mở bài hấp dẫn sinh động, nhất là đối tượng học sinh có năng lực viết văn tốt. Phần mở bài của các em như một lời thân ái mời chào người đọc. Đối với những người khách đến thăm “vườn văn” của mình, lời mời chào ấy phải hấp dẫn, gợi mở, gây cảm xúc ban đầu nhẹ nhành, gợi ra được ý muốn diễn đạt ở toàn bài. Ví dụ 1: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. Em Thảo Chi đã mở bài sinh động, gây ấn tượng ngay từ ban đầu: Bình minh đã thức giấc, một ngày mới bắt đầu. Những tia nắng tinh nghịch xuyên qua khe cửa nhảy nhót trên tường như chào đón em. Trong không gian bừng lên tiếng hót véo von của muôn loài chim chóc, những âm thanh buổi sáng ùa vào. Một ngày mới ở quê em thật thú vị biết bao! Phần kết bài hay, sinh động cũng rất quan trọng, tôi khuyến khích các em để có bài văn hay nên viết kết bài theo lối mở rộng. Khi đọc xong kết bài, người đọc như thấy khép lại trước mắt những hình ảnh đẹp, đọng lại những cảm xúc tràn trề mà các em thể hiện trong đoạn văn của mình, nó kết lại những ý lớn trong phần thân bài. Nó như lời tiễn đưa với những quý khách vừa đến thăm vườn văn của mình một cách lịch sự song đầy lưu luyến. Có nhiều cách kết bài khác nhau nhưng tất cả đều phải xuất phát từ nội dung chính, các em nêu cảm xúc hoặc thâu tóm lại đề bài thì cũng có nhiều cách nhưng chọn cách nào cho hay. Ví dụ 2: Tả một người mà em yêu quí. Mỗi em có một cách kết bài, tôi hướng cho các em cách nào hay hơn. Chính vì vậy có rất nhiều kết bài khác nhau khi tả mẹ mình: - Mẹ của tôi như thế đấy. - Sau này, khi đã khôn lớn những kỉ niệm về mẹ, về tình yêu thương mẹ đã dành cho tôi luôn in đậm trong trái tim tôi. - Bao nhiêu tình cảm yêu thương chăm chút mẹ đã dành cho tôi, hy sinh cho tôi, mẹ ơi con yêu mẹ nhường nào! Con mong khôn lớn để báo hiếu mẹ, để mẹ được sống cuộc sống hạnh phúc an nhàn lúc về già. 24/ 44
  25. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Trên cơ sở đó các em có nhận xét để nhận ra đâu là cách viết hay hơn giàu cảm xúc hơn, dễ gây ấn thượng cho người đọc hơn. Ví dụ 3: Tả một loài hoa mà em yêu thích. - Em Phương Anh đã kết bài như sau: Với em, hướng dương luôn là biểu tượng đẹp của khát vọng hướng tới ánh sáng chân lý và niềm tin của cuộc đời như chính tên gọi của loài hoa. Em yêu hoa có lẽ vì ý nghĩa của tên gọi ấy: hoa hướng dương. - Kết bài của em Quốc An: Mỗi khi nhìn vào hoa sen em đều tìm thấy bên trong mỗi bông hoa chứa dựng một sự trong sáng, yên bình và thuần khiết giống như đất và con người Việt Nam. Mặt khác tôi cũng lưu ý các em kết bài phải thật cô đọng, không lan man, cũng tránh hành văn một cách công thức và khuôn sáo thì sẽ mất đi ấn tượng cảm xúc của người đọc. 3.1.7 Khơi gợi cảm xúc trong bài văn của học sinh Bài văn là sản phẩm tổng hợp của học sinh về khả năng vận dụng kiến thức ngôn ngữ của các thể loại văn học song không chỉ có thế mà muốn có một bài văn hay câu văn giàu hình ảnh cần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc cho các em. Chỉ có tình cảm trong sáng đẹp đẽ hồn nhiên mới tạo ra được những đoạn văn, bài văn giàu cảm xúc làm xúc động người đọc.Vì thế, mỗi đề làm văn tôi thường khéo léo khơi gợi cho các em những tình cảm, xúc cảm, dạy các em biết yêu quí sự vật miêu tả bằng các câu hỏi nhẹ nhàng. Làm văn trước hết các em phải bộc lộ tình cảm yêu ghét của mình với đối tượng miêu tả (quyển sách Tiếng Việt, cái đồng hồ, chiếc cặp sách, căn nhà, dòng sông, cánh đồng, người thân . ) Ví dụ: Đề bài: “Tả cái cặp sách của em”, để trả lời các câu hỏi bày tỏ tình cảm của mình như: - Chiếc cặp gắn bó mật thiết với em ra sao? - Em yêu quí giữ gìn nó như thế nào? Em Yến Nhi viết: Chiếc cặp đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết ngày ngày cùng em mưa nắng tới trường. Em Đức Nam miêu tả: Mỗi ngày tới lớp cặp nằm im dưới ngăn bàn cùng em nghe cô giáo giảng bài, nó luôn thầm động viên em mỗi khi gặp bài khó: Hãy cố lên anh bạn nhỏ! 25/ 44
  26. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Em Trà My lại viết: Cặp ơi, tớ với cậu là bạn thân nhé, tớ sẽ rửa mặt cho cậu hằng ngày, để cậu luôn sạch sẽ, thơm tho. Tương tự như vậy, đối với các đề bài Tập làm văn khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, làm bài viết, tôi thường giúp các em bộc lộ cảm xúc của mình đối với đối tượng mà các em chọn tả. Dạy các em biết yêu quý, trân trọng từng quyển sách, cái bút - những đồ vật gần gũi hữu ích với em hàng ngày- có những tình cảm hào hiệp giúp đỡ bạn bè sẽ tạo nên một mạch ngầm làm cho bài văn của các em giàu cảm xúc, sinh động “có hồn”, lôi cuốn hấp dẫn người đọc.Để có những bài văn hay người giáo viên phải biết khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh. Muốn làmđược điều đó, người giáo viên phải: 3.1.8 Coi trọng việc chấm, chữa bài cho học sinh Việc chấm, chữa bài cho học sinh là rất quan trọng vì thông qua đó các em nhận ra những đoạn văn hay, những câu văn chưa đạt trong bài viết của mình. Trên cơ sở đó, các em tự sửa lại bài làm của mình cho đúng, hay hơn. Trong khi chữa bài, giáo viên cần tránh việc chê bai học sinh nhưng cũng không nên lạm dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá nhiều, khen không đúng lúc. 3.1.9 Tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn “Giáo viên là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo” (Phạm Văn Đồng) Đúng vậy, người giáo viên không thể bồi dưỡng cho học sinh những gì mà mình chưa có nên việc tự nghiên cứu, học hỏi để nâng cao sự hiểu biết về nghệ thuật miêu tả là rất cần thiết. Chúng ta không thể trông chờ học sinh mình có kỹ năng làm văn nói (viết) tốt khi bản thân giáo viên chúng ta có kỹ năng nói, viết chưa tốt. Muốn khai thác hiệu quả những kiến thức kỹ năng làm văn miêu tả nhằm giúp học sinh sản sinh ra những bài văn đầy sáng tạo thì giáo viên cần phải có kỹ năng tổ chức tốt các giờ dạy Tập làm văn. Vì những lý do trên, tôi luôn có ý thức tự bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện những năng lực sau: a) Tự học hỏi để nâng cao chuyên môn trong nghệ thuật miêu tả Để giúp học sinh bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng viết văn. Trước hết, tôi phải nâng cao sự hiểu biết về nghệ thuật miêu tả cho bản thân bằng cách tự học hỏi, nghiên cứu các tài liệu, sách báo Nhà văn Bùi Hiển viết: “Tiêu chuẩn nghệ thuật đời nào cũng giống nhau- nói ít mà gợi được nhiều là tiêu chuẩn cao nhất.” 26/ 44
  27. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Trong miêu tả cũng vậy thôi. Đừng tả dài dòng mà tìm hiểu và quan sát thật kỹ nắm bắt cho được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái mà tả. Rồi bằng ngôn ngữ vẽ nó hiện nên trước mắt người đọc, gợi cho người ta cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình. Từ đó tôi rút ra được bài học cho mình: - Chất lượng của bài miêu tả là “nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng cần phải (dẫn) đến “cảm giác mãnh liệt nhất” dẫn đến những hình ảnh sinh động “hiện lên trước mắt người đọc”, khiến họ “nhìn rất rõ và rất có ấn tượng”. Đương nhiên cảm xúc mãnh liệt đó, hình ảnh sắc nét đó phải thể hiện được lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp của thời đại, phải hướng tời cái chân - thiện – mỹ, nâng cao tâm hồn và nhân cách con người. - Yếu tố tạo nên chất lượng trên là cái chi tiết “có góc cạnh, sinh động” thể hiện được “ cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái” - Cái chi tiết này có được do chất lượng của sự quan sát và cách chọn lọc chúng. Khi quan sát phải nhạy bén, phải công phu. Nó là sự phát hiện bằng các giác quan thị giác, thính giác, khướu giác, xúc giác, bằng tâm hồn và cảm xúc của người viết, bằng tình yêu thiên nhiên, cảnh vật. Người quan sát phải tìm ra những gì “chân thật nhưng ít được chú ý”, những gì giúp người đọc nhìn rất rõ và rất có ấn tượng, các chi tiết có tính chất tạo hình. - Cuối cùng, đó là sự diễn đạt, phô diễn các chi tiết đã có. Có thể là “ sự diễn đạt các chi tiết có góc cạnh và sinh động có thể” dùng ngôn ngữ, vẽ nó hiện lên trước mắt người đọc gợi cho ta cùng cảm động cùng suy nghĩ với mình. Ví dụ: - Quan sát một người lao động vùng biển, Tô Hoài ghi lại các chi tiết gây ấn tượng sâu sắc: “ Hình thức một người tiêu biểu lao động như cụ Sóng có nhiều nét đặc sắc: da đỏ lịm, tóc bạc cứng dựng đứng. Ngực cao ngang đầu, vai và lưng u múi, gồ ghề, lồi lõm. Hai chân là hai chiếc vồ đứng, hai cái cột đình. Nhưng nét cằm, nét má, nét môi vạc xuống, nhác trông khoằm khoằm, làn sống hai con mắt rất tinh. Cái nhìn nhọn hoắt Trong phần ghi chép trên, Tô Hoài chú ý tới màu “đỏ lịm” của da, cái dáng “cứng, dựng đứng” của bộ tóc bạc, cái độ “cao ngang cằm” của ngực, những “u múi, gồ ghề, lồi lòm” ở vai và lưng. Đặc biệt tác giả phát hiện ra các chi tiết rất lạ tương phẩn với nhau và với tuổi tác: cằm, má, môi có những 27/ 44
  28. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” nét “vạc xuống” dấu hiệu của tuổi già nhưng con mắt như “làn sóng” , “rất tinh” và cái nhìn “nhọn hoắt”. Tô Hoài đã tìm ra những nét có góc cạnh, ít ai chú ý nhưng lại thể hiện chân thật hình ảnh người dân chài cao tuổi. Nó độc đáo và gây ấn tượng cho người đọc, tạo cảm xúc mạnh. Việc tự nghiên cứu học hỏi đã giúp tôi tích lũy được những kinh nghiệm viết văn miêu tả, tôi luôn vận dụng những bài học kinh nghiệm này vào dạy các tiết Tập làm một cách linh hoạt để tiết học đạt kết quả tốt nhất. b) Rèn năng lực nói, viết văn miêu tả của giáo viên Đích cuối cùng của việc dạy Tập làm văn miêu tả là giúp học sinh sản sinh được bài văn tả một cảnh vật, con người gần gũi, gắn bó với các em dưới dạng hình thức nói và viết, diễn tả chính xác và đầy đủ những gì cần nói, viết ra. Trong tiết Tập làm văn, giọng nói của thầy cô rất quan trọng. Để rèn cho học sinh kỹ năng làm văn thì không thể không nhắc đến giọng nói của thầy. Thầy cô nói truyền cảm thì ngay từ đầu đã thu hút học sinh vào bài giảng đồng thời giọng nói của thầy còn gây hứng thú học tập cùng trí tưởng tượng của các em. Thầy nói tốt không chỉ tác động lên lý trí mà còn tác động lên cảm xúc của học sinh. Năng lực nói của thầy đã góp phần truyền thụ nội dung kiến thức và phát triển kỹ năng làm văn nói cho học sinh. Học sinh thấy thầy nói hay thì cũng muốn có được kĩ năng nói như thầy nên chịu khó luyện tập. Từ những suy nghĩ trên, mỗi bài dạy Tập làm văn miêu tả, tôi đều chuẩn bị thật chu đáo, từ việc nghiên cứu mục đích, yêu cầu của giờ dạy cho đến việc giúp học sinh phân tích đề cụ thể, quan sát và tìm ý, lập dàn bài chi tiết, rèn kĩ năng nói. Tôi luôn chú ý và lựa chọn cách lên giọng, xuống giọng, ngắt, nghỉ kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện trong bài giảng của mình. Mặt khác tôi cũng tập viết bài văn đó một cách kiên trì : từ việc dùng từ, viết câu, viết đoạn để viết cả bài văn. Việc tập luyện trên chính là quá trình tự bồi dưỡng năng lực nói, viết văn miêu tả của tôi. Nó đã giúp tôi tháo gỡ những vướng mắc cho học sinh trong từng tiết học và rèn cho học sinh lớp tôi nói, viết văn miêu tả đạt kết quả cao. c) Cách tổ chức giờ dạy Tập làm văn miêu tả 28/ 44
  29. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Để các tiết học đạt kết quả tốt tôi luôn đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng giáo án điện tử trong các tiết như Luyện tập tả cảnh, Cấu tạo của bài văn tả người, * Đối lớp 5, việc rèn kĩ năng Tập làm văn miêu cho học sinh thông qua các bước sau đây: - Tìm hiểu cấu tạo bài văn. - Xác định đối tượng miêu tả + Quan sát chọn lọc chi tiết + Lập dàn ý + Viết đoạn văn - Làm văn viết - Trả bài (đánh giá, rút kinh nghiệm). Ví dụ: Đối với kiểu bài Tả người. Trước tiên học sinh phải nắm được: Cấu tạo của một bài văn tả người . Sau đó thông qua các tiết Luyện tập tả người sẽ giúp học sinh biết “quan sát và chọn lọc chi tiết” khi miêu tả để tìm được những chi tiết đặc sắc, miêu tả được những đặc điểm nổi bật về ngoại hình cũng như hoạt động của nhân vật Trong các tiết Luyện tập tả người, học sinh được tìm hiểu cách tả ngoại hình, hoạt động của nhân vật thông qua một bài văn, một đoạn văn cụ thể. Sau đó thực hành viết dàn ý một bài văn, viết một đoạn văn tả ngoại hình (họat động) của nhân vật. Như vậy mạch kiến thức đi từ lý thuyết đến thực hành. Thông qua nhiều tiết luyện tập tả người, học sinh mới bắt tay vào làm một bài văn viết. Từ những kinh nghiệm của chính mình, tôi thấy rằng sự chuẩn bị của trò tốt, của cô tốt nhưng cách tổ chức các giờ học Tập làm văn không tốt thì khó có thể đạt mục đích của giờ dạy. Chính vì vậy tôi luôn chú ý đến cách tổ chức giờ học như thế nào để có kết quả cao. Để tổ chức một giờ dạy Tập làm văn, tôi thường làm một số công việc sau: - Dựa vào mục đích yêu cầu của bài dạy, tôi định hướng mục tiêu kiến thức và mức độ rèn luyện kỹ năng Tập làm văn phù hợp với đối tượng học sinh. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị làm bài văn miêu tả. Công việc chủ yếu của quá trình chuẩn bị làm văn miêu tả của học sinh là tìm cách gặp gỡ, tiếp xúc để quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. Với các 29/ 44
  30. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” đối tượng miêu tả mà học sinh đã quen biết hoặc quen thuộc tức là đã tiếp xúc trong quá khứ nếu nay không có điều kiện gặp gỡ lại thì giáo viên cần khêu gợi các em nhớ lại những ấn tượng những cảm xúc, những nhận xét các em đã quan sát trước đây. Còn đối với các đối tượng mới lạ, ít tiếp xúc thì việc quan sát trực tiếp không thể bỏ qua. Việc quan sát này có thể được tiến hành ngay ở trên lớp trong tiết lập dàn ý cũng có thể tiến hành ở ngoài lớp. - Tôi luôn hướng dẫn các em quan sát theo hệ thống câu hỏi thích hợp, rèn luyện thói quen ghi chép, nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của bản thân. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em sắp xếp các ý, diễn đạt câu, đoạn văn và tập nói trước giờ luyện tập và giờ làm văn viết. - Tổ chức giờ Tập làm văn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng giáo án điện tử đạt hiệu quả. Giáo viên là người tổ chức, người hướng dẫn học sinh hoạt động, chú ý tới từng cá nhân học sinh, tôn trọng ý kiến các em, không chê bai vội vàng làm các em tự ty Với lượng kiến thức vừa phải, học sinh chuẩn bị bài chu đáo, trong giờ học, các em tích cực vận động sáng tạo, giờ học với các em sẽ rất nhẹ nhàng, đảm bảo đạt mục đích yêu cầu giờ dạy với hiệu quả cao. Như vậy, năng lực chuyên môn của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giờ dạy Tập làm văn. Việc từ bồi dưỡng chuyên môn đã góp phần nâng cao kết quả việc bồi dưỡng kiến thức và rèn kỹ năng làm văn nói chung, văn miêu tả nói riêng cho các em học sinh lớp 5. 30/ 44
  31. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” 3.2 Thử nghiệm khoa học và kết quả 3.21. Mục đích thử nghiệm: Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 3.2.2. Đối tượng thử nghiệm: Để đảm bảo tính khách quan của quá trình thực nghiệm, tôi lựa chọn 2 lớp của khốii 5 tương đương nhau về trình độ để làm đối tượng thực nghiệm. Trong đó, lớp 5C là lớp thực nghiệm, lớp 5B là lớp đối chứng. Với lớp 5B, giáo viên vẫn áp dụng các biện pháp cũ như bình thường, còn với lớp 5C, tôi áp dụng các biện pháp đã đề xuất như trên trong quá trình dạy văn miêu tả từ đầu học kì I đến nay. Sau quá trình thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra để so sánh kết quả và rút ra kết luận. 3.2.3 Kết quả thử nghiệm Để kiểm tra kết quả thực nghiệm, tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá như sau: - Mức 1: + Bài văn có bố cục chặt chẽ, đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, liên kết câu tốt, dùng từ đúng. + Trong bài viết sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ gây cảm xúc cho người đọc. + Bài viết được trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. - Mức 2: + Bài văn có bố cục chặt chẽ, đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, liên kết câu tốt, dùng từ đúng. + Biết dùng từ ngữ có hình ảnh. + Bài viết được trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, mắc từ 1 – 2 lỗi chính tả. 31/ 44
  32. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” - Mức 3: + Bài văn có bố cục chặt chẽ, đúng yêu cầu của đề bài nhưng viết chưa có trọng tâm. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nhưng thiếu hình ảnh; có câu còn lan man mang tính liệt kê. + Chữ viết rõ ràng nhưng chưa cẩn thận trong trình bày; mắc từ 2 – 3 lỗi chính tả. - Mức 4: + Bài văn đúng yêu cầu của đề nhưng không rõ bố cục, không trọng tâm, nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng. + Trong bài có câu thiếu thành phần ngữ pháp, dùng từ chưa sát thực. + Trình bày bài viết ẩu, mắc nhiều lỗi chính tả. Dựa vào các tiêu chí trên, dưới đây là bảng thống kê các kết quả kiểm tra đầu vào, đầu ra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Bảng 1: Kết quả kiểm tra môn Tập làm văn của học sinh trước khi thực nghiệm Kết quả Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Lớp Lớp thực nghiệm 5C 9HS (19%) 21HS (43,6%) 14HS ( 29,2%) 4HS (8,3%) Lớp đối chứng 5B 10HS (20,3%) 22HS (46,3%) 13HS (27,1%) 3HS (6,3%) 32/ 44
  33. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Bảng 2. Kết quả kiểm tra môn Tập làm văn của học sinh sau khi thực nghiệm: Kết quả Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Lớp Lớp thực 17HS (35,4%) 23HS (48%) 8HS (16,6%) 0HS (0%) nghiệm 5C Lớp đối chứng 12HS (25%) 21HS (41,6%) 15HS (31,3%) 1HS (2,1% ) 5B Bảng 3. Kết quả kiểm tra môn Tập làm văn của học sinh lớp 5C trước và sau khi thực nghiệm: Kết quả Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Lớp 5C Trước thực nghiệm 9HS (19%) 21HS (43,6%) 14HS ( 29,2%) 4HS (8,3%) Sau thực 17HS (35,4%) 23HS (48%) 8HS (16,6%) 0HS (0%) nghiệm Nhận xét: Sau một thời gian sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5, tôi nhận thấy HS có một số tiến bộ sau: + Học sinh có phần yêu thích môn Tập làm văn hơn trước, các em đã tự tin hơn trong giờ hoc – cảm giác sợ học không còn nữa. + Học sinh nắm chắc bố cục các kiểu bài văn miêu tả, bài văn có trọng tâm. + Khi miêu tả, các em đã biết sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm cũng như sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa, lồng cảm xúc chân thật vào câu văn; biết lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng được miêu tả từ đó có những bài văn hay, giàu cảm xúc. Tiểu kết chương 3 33/ 44
  34. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Kết quả nghiên cứu bước đầu đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 nói riêng và trong quá trình dạy văn miêu tả cho học sinh trường Tiểu học nói chung. Vì vậy: Việc sử dụng các biện pháp rèn kĩ năng giúp học sinh lớp 5 viết bài văn miêu hay, sinh động đã góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. 34/ 44
  35. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau một thời gian áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 5C, đề tài đã thu được một số kết quả nhất định. Học sinh có những chuyển biến rõ rệt trong việc học kiểu bài miêu tả của chương trình Tập làm văn lớp 5. Đồng thời, bản thân tôi cũng rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: 1. Trước hết, người giáo viên phải luôn có lòng yêu nghề, yêu người, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và mạnh dạn áp dụng những điểm mới vào trong thực tiễn giảng dạy. 2. Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ, năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. 3. Giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn để nắm bắt những thông tin về nội dung, phương pháp của chương trình môn Tiếng Việt. Từ đó, giáo viên mới có thể lập kế hoạch giảng dạy một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau. 4. Dạy Tập làm văn theo quan điểm tích hợp kiến thức, kĩ năng giữa bài trước với bài sau, giữa các phân môn Tiếng Việt với nhau, giữa lớp dưới với lớp trên. 5. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nhằm khuyến khích học sinh bộc lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập: + Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Trên cơ sở các văn bản mẫu, học sinh khai thác, nhận biết kết cấu bài văn, trình tự miêu tả. + Phương pháp trực quan: Học sinh phải được quan sát đối tượng miêu tả. Các em có thể quan sát đối tượng tả trên thực tế ở lớp hoặc ở nhà, quan sát qua phim ảnh. Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho học sinh quan sát những đối tượng miêu tả không có ở địa phương để mở rộng hiểu biết cho các em. + Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Dựa vào văn bản mẫu, học sinh tạo lập các văn bản mới theo nét riêng của các em. 35/ 44
  36. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” + Phương pháp thực hành giao tiếp: Tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh được trình bày sản phẩm của mình, được tranh luận để tìm ra cái mới. Dạy văn là dạy người, dạy cho học sinh yêu quý những cảnh vật xung quanh mình từ những cảnh vật nhỏ bé nhất. Đúng như nhà văn Tô Hoài đã viết: “Mỗi câu văn miêu tả không phải là bức tranh đơn độc treo để ngắm, mà là bức tranh gắn bó với đời sống con người và xã hội – tức là nhân vật và bối cảnh. Phải phát hiện cho được những dây mơ rễ má liên quan đến con người, bất cứ dù nhỏ bé hay tưởng như xa lạ”. Dạy văn miêu tả là dạy “cách cảm, cách nghĩ” chân thành giàu tình cảm yêu thương, quý trọng những vẻ đẹp của đối tượng miêu tả sẽ làm cho bài văn miêu tả có hồn, đem đến cho người đọc “cảm xúc thẩm mỹ” là yếu tố cần thiết cho một bài văn hay. Đây là cơ sở, nền móng cho những mầm non văn học trỗi dậy và vươn lên xanh tốt. 2. Khuyến nghị Để việc bồi dưỡng kiến thức, rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 có hiệu quả, tôi nghĩ rằng cần phải có sự quan tâm đúng mức của nhà trường, gia đình, xã hội. 2.1 Đối với Phòng giáo dục huyện Đông Anh - Phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm đạtloại A cấp Huyện để giáo viên học hỏi được kinh nghiệm của đồng nghiệp. 2.2 Đối với trường Tiểu học - Trang bị thêm nhiều tài liệu giảng dạy các môn học, đặc biệt là môn Tập làm văn để giáo viên có thể tham khảo, tích lũy kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy. 36/ 44
  37. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên) Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1; 2, NXB Giáo dục, năm 2008 2. Nguyễn Minh Thuyết ( chủ biên) Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1; 2, NXB Giáo dục, năm 2006. 3. Lê A, Lê phương Nga – Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục năm 1996. 4. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí - Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học NXB Đại học quốc gia. 5. Hoàng Hòa Bình - Dạy văn cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục. 6. Trần Mạnh Hưởng - Chuyên đề dạy Tập làm văn lớp 4 - 5, NXB Giáo dục. 7. Trần Mạnh Hưởng - Luyện Tập làm văn 5, NXB Giáo dục. 8. Trần Mạnh Hưởng – Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học – NXB Giáo dục 37/ 44
  38. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” PHỤ LỤC Dàn ý Tả một người lao động của em Minh Sơn Mở bài: Hôm trước, trên đường đi học, em gặp bác nông dân đang đẩy xe thồ lúa. Thân bài: + Dáng bác to khỏe, mặc quần xắn cao với chiếc áo nâu cũ kĩ đã bạc màu. + Khuôn mặt bác to, chất phác cùng với nước da ngăm đen thể hiện rõ vóc dáng của một con người quanh năm vất vả, chân lấm tay bùn. + Bác lao mình về phía trước, đôi chân chắc khỏe choãi rộng đằng sau, tay cầm càng xe lúa, rồi bác cố gắng bước những bước đi khó khăn, nặng nhọc. + Giữa trưa hè nóng bức, trán bác lấm tấm mồ hôi, quần áo bám đầy bụi đường. + Trên vai có một sợi dây thừng giúp bác có lực kéo khỏe hơn. + Những bó lúa nặng, hạt lúa tròn mẩy chất đầy xe đang được bác kéo về sân phơi. + Em liền vội vàng chạy lại giúp bác đưa thành quả lao động về nhà. + Bác ấy đúng là một người nông dân siêng năng, chăm chỉ để phục vụ cho đời sống sản xuất và góp phần nào tạo dựng cuộc sống của chúng ta thêm ấm no, hạnh phúc. Kết bài: Nhìn bác, em thấy thêm yêu những người nông dân cần cù, vất vả, càng quý trọng những hạt gạo thơm ngon mà họ đã phải trải qua bao khó khăn để làm ra! 38/ 44
  39. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” MỘT SỐ ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN HAY CỦA HỌC SINH Đoạn văn miêu tả cây đào của em Kim Ngân Mới ngày nào, cây đào chỉ cao đến bụng em. Thế mà giờ đây, nó đã hiên ngang chống chọi với cơn gió mùa đông lạnh giá. Thân cây sần sùi , khoác chiếc áo nâu giản dị. Cành nghiêng hẳn về một bên như đang uốn lượn, càng ra xa cành càng nhỏ dần, nhỏ dần lại cho đến khi chỉ còn là một đoạn nhọn hoắt. Lúc này,trông những cánh tay ấy sần sùi hơn thân cây nhiều vì ở đó, như một đại gia đình, ngàn búp hoa hồng hồng chĩa thẳng lên trời. Nhiều lúc, ngồi dưới gốc cây, em bỗng cảm thấy ngạc nhiên và tự hỏi: Tại sao giữa mùa đông giá rét thế này, khi tất cả các loài cây khác đã trụi hết lá mà cây đào ấy vẫn tràn trề sức sống lạ lùng đến như vậy? Thỉnh thoảng, trong tiếng rì rào của gió, em nghe thấy cây đang thầm thì và thách thức: Cứ thổi nữa đi! Thổi thật mạnh vào nhưng cậu sẽ không bao giờ đánh gục được tôi đâu!” Đoạn văn Tả cảnh mùa xuân của em Huyền Trang Mùa xuân đã đến! Tức thì, hàng ngàn cây cối đua nhau nảy lộc, hàng trăm loài hoa đua nhau khoe sắc để đón chào xuân sang. Phía xa kia, ông mặt trời nhô lên, mỉm cười đưa tay vẩy những tia nắng kì diệu xuống vạn vật. Từng dải mây trắng mỏng, mịn màng đang nhẹ nhàng trôi. Có lẽ chúng đang chuẩn bị làm những cơn mưa phùn mát để tắm cho những loài cây xanh tốt! Các chị gió xuân hây hẩy, nồng nàn đang vui đùa, khẽ lay động những nhành hoa nhỏ, mong manh. Trong nhà, ai ai cũng vui vẻ, háo hức sắm sửa, trang trí nhà cửa để chào đón cái Tết hạnh phúc hàng năm. Những phiên chợ xuân nhộn nhịp, đông vui bày hàng thật bắt mắt! Cảnh sắc mùa xuân đã tràn về, nó dường như đang xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông. Mùa xuân thật đẹp! 39/ 44
  40. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” Bài văn Tả một người lao động đang làm việc (công nhân, nông dân, bác sĩ, y tá, cô giáo, thầy giáo, ) của em Nguyễn Thùy Vân Nhà ông nội em có một mảnh vườn nhỏ. Trong vườn, ông trồng rất nhiều cây. Hàng ngày vào buổi sáng, ông thường dậy sớm để tưới cây. Chủ nhật tuần trước, em lên nhà ông chơi thì thấy ông đang trồng một cây đu đủ. Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi rồi nhưng nhìn ông vẫn còn đẹp lão lắm. Ông có dáng người thanh mảnh, nước da hồng hào. Ông thường mặc bộ quần áo nâu trông rất giản dị. Ông cầm cuốc ra vườn và bắt tay ngay vào việc. Đầu tiên, ông đào một cái hố để trồng cây. Dáng người ông hơi khom xuống. Ông cuốc từng miếng đất lên rồi ông lại quay ngược cuốc và đập tai cuốc xuống thật mạnh làm miếng đất to thế cũng phải nát vụn ra. Chỉ một lúc sau, cái hố ông đào đã hiện ra rõ rệt. Chẳng cần compa mà miệng hố do ông đào cứ tròn vành vạnh như miệng cái chậu thau con nhà em. Ông nhẹ nhàng cầm cái bay ra đánh một cây đu đủ con mà ông đã ươm ở góc vườn. Ông đưa cái bay thật khéo léo giúp cây không bị dập nát và dễ không bị đứt. Ông nhẹ nhàng đặt cây đu đủ vào giữa hố. Nhìn thấy ông chỉnh sửa lại để tàu lá to quay về hướng mặt trời. Thấy lạ em liền hỏi ông: - Ông ơi sao ông lại phải làm như vậy? Ông nhìn em cười với ánh mắt trìu mến, ông bảo: - Phải làm như thế thì cây mới quang hợp tốt để lớn nhanh và chóng cho cháu ông ăn quả chứ. Nghe ông nói vậy, em mới nhớ ra là mình đã được học về vai trò của ánh sáng mặt trời. Em càng thán phục trước sự hiểu biết về kỹ thuật trồng cây của ông. Một tay ông giữ cây, tay kia ông gạt đất xuống hố. Thấy hòn đất nào to, ông bóp mạnh thành những viên đất nhỏ. Cây đu đủ đã được ông trồng ngay ngắn. Mặt trời bắt đầu lên cao, ánh nắng gay gắt. Lưng áo ông ướt đẫm, mồ hôi chảy dòng dòng từ mặt xuống cổ ông. Thấy vậy, em chạy vội vào nhà lấy cái nón và lễ phép đưa hai tay cho ông. Ông vui vẻ nói: “ Cảm ơn cháu nhé! Cháu ông ngoan quá!”. Sau đó, ông lấy cái que cắm ở bên cạnh gốc cây và lấy sợi dây nhỏ buộc que vào thân cây để mỗi khi gió to cây không bị đổ. Ông lấy bình ô roa ra tưới cây. Khi trồng xong ông còn đứng ngắm cây đu đủ, ông gật gù có vẻ rất tâm đắc. Em vội chạy vào nhà pha cho ông cốc nước chanh và cầm cái quạt chạy ra mời ông uống nước. Hai ông cháu ngồi nghỉ dưới gốc cây bưởi cạnh đó, em quạt cho ông đỡ mệt. Vừa uống nước, ông vừa dặn em: “Cháu phải 40/ 44
  41. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” biết bảo vệ và chăm sóc cây vì cây có nhiều lợi ích: cây không những cho ta hoa thơm, quả ngọt mà cây còn mang lại bóng mát và không khí trong lành.” Được ngắm ông trồng cây, em càng kính yêu ông hơn. Em sẽ thực hiện tốt những lời ông dạy bảo và cố gắng học giỏi để ông vui lòng. Bài văn: Tả một loài hoa mà em thích của em Nguyễn Khánh Linh Ai cũng biết, phượng vừa không chỉ là một loài cây bóng mát mà còn là một loài hoa. Hoa phượng đã để lại biết bao kỉ niệm đẹp về tuổi thơ trong tim người học trò chúng em. Hoa phượng đơm bông là lúc mùa hè tới. Nhìn bông phượng, em càng thêm yêu và gắn bó với mái trường này. Tiếng ve đã kêu ran khắp các vòm lá như báo hiệu: “ Mùa hè tới rồi! ” Trên cây phượng già ở trước cổng trường, hoa phượng đã bắt đầu nở đỏ rực. Những bông phượng nổi bật giữa tán lá xanh như những chiếc đền lồng rực rỡ. Hoa phượng nở thành chùm, trông như hàng ngàn con bướm thắm đậu khít nhau Những chùm lửa rực rỡ ấy luôn mời gọi ong bướm, chim chóc đến chơi làm sân trường em rộn rã hẳn lên. Mỗi khi cô gió hay anh chị chim ghé thăm là có ngay một vài cánh phượng lìa cành. Mới qua mấy ngày, hoa phượng đã nở đỏ rực khắp các cành cây. Càng già, hoa phượng càng đỏ. Những bông phượng như đã tô điểm cho tán lá xanh làm chúng nổi bật hẳn lên. Thời gian trôi nhanh, hoa phượng đều đã tàn. Lúc đó, chúng em thường nhặt lấy cánh hoa ép vào trang vở để lưu giữ lại những kỉ niệm đẹp. Loài hoa học trò ấy đã để lại những kí ức đẹp nhất trong tuổi thơ của em. Ngắm nhìn hoa phượng, lòng em không khỏi bồi hồi, xúc động khi sắp phải chia tay với thầy cô, bạn bè dưới mái trường Tiểu học thân yêu! Dù mai này có lớn khôn nhưng em sẽ vẫn nhớ mãi về màu rực đỏ của hoa phượng cùng với biết bao kỉ niệm đẹp nơi đây. Bài văn Tả một loài hoa mà em yêu thích của em Yến Nhi Khi mùa xuân mát mẻ đến, các loài cây đua nhau đâm chồi, nảy lộc và khoe sắc thắm. Trong vườn nhà em, dưới nắng xuân vàng nhạt và tiết trời hơi lành lạnh, những bông hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ. Nào là vài cô hoa cúc 41/ 44
  42. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” vàng tươi nép vào đám lá xanh mướt, vài chị hoa phong lan với sắc tím thủy chung Nhưng em lại thích nhất là hoa hồng - chúa tể của các loài hoa. Cây hoa hồng mới duyên dáng làm sao! Những chiếc rễ nhỏ cắm sâu vào mặt đất cần mẫn hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây cao chừng năm mươi xăng- ti- mét, vỏ cây màu xanh đậm, to bằng ngón tay út. Quanh thân cây được bao bọc bởi một lớp gai sắc nhọn như những chàng vệ sĩ dũng cảm quyết tâm bảo vệ cô công chúa hoa hồng lộng lẫy khỏi nguy hiểm. Đặc biệt, không giống với các loài cây khác, lá hoa hồng có những viền răng cưa nhỏ. Khi mới nhú, lá có màu đỏ tía, theo thời gian nó sẽ chuyển sang màu xanh. Nổi bật trên cây hồng, không thể không kể đến nụ hoa, chúng luôn e lệ và duyên dáng, kiêu hãnh dưới ánh nắng mặt trời. Đỏ thắm nhất là khi những cánh hoa to, tròn nở bung ra. Những cánh hoa xếp khít vào nhau,tạo thành nhiều lớp mềm và mịn như nhung. Ẩn sâu dưới lớp cánh hoa mềm mại đó là nhị hoa vàng tươi mời gọi các chị ong, bướm đến hút mật. Vào sáng sớm cũng là lúc sắc hoa đẹp, trên cánh hoa còn đọng những giọt sương long lanh như những viên pha lê lấp lánh. Cảm ơn chị gió đã ghé chơi, giúp em tận hưởng được mùi hương thơm thoảng của hoa. Em đang say sưa ngắm hoa, bỗng giật mình bởi tiếng mẹ gọi. Tạm biệt nhé, người bạn nhỏ đáng yêu! Nàng công chúa kiều diễm ấy thường xum vầy trên bàn uống nước, ở phòng khách hay phòng riêng của mỗi thành viên trong gia đình em vì nàng là sự lựa chọn số một của cả nhà em . Em rất thích cây hồng và vườn hoa. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây hồng và vườn hoa thật tốt để hoa mãi hãnh diện khoe sắc, tỏa hương. Bài văn Tả một cảnh đẹp ở địa phương của em Dương Linh Tuổi thơ của em có biết bao kỷ niệm gắn với những cảnh đẹp quê hương. Đây con sông đầy ắp tiếng cười của lũ trẻ, những con đường tấp nập người đi, nhưng em yêu hơn cả là cánh đồng lúa chín trong buổi bình minh. Trời còn sớm nhưng em đã thức dậy đi ra cánh đồng. Lúc đó, khí trời còn se lạnh. Gió thoảng qua khẽ lay động những bông lúa nhỏ. Khi vừng hồng vừa hiện ra rực rỡ giữa làn mây trắng, ông mặt trời đã toả những tia nắng diệu kỳ xuống vạn vật. Cánh đồng như bừng tỉnh dậy trong giấc ngủ say. Những bông lúa ánh lên một màu vàng óng. Bầu trời cao, xanh thẳm. Từng đàn sẻ chao liệng tìm mồi. Cánh đồng rộng mênh mông như một tấm 42/ 44
  43. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” thảm vàng óng ả. Mỗi người một việc, chẳng mấy chốc cánh đồng thêm nhộn nhịp. Các bác nông dân tay cầm liềm cắt những khóm lúa nặng trĩu, lá lúa còn đọng những giọt sương sớm long lanh như những viên ngọc nhỏ. Lúa tốt lắm, khóm nào cũng to, mập mạp. Hạt lúa tròn, nhỏ như những hạt chanh gây cảm giác ram ráp. Lá lúa đứng thẳng như những lưỡi kiếm lốm đốm vài điểm xanh. Bông lúa cong trĩu xuống chứa đựng bao công sức của người nông dân, lúa như thì thầm với em: “ Các bác nông dân đến để gặt chúng tôi về nhà đấy”. Lúc này mặt trời đã lên cao, từng xe lúa đầy ắp nối đuôi nhau về nhà. Vào lúc bình minh, cánh đồng lúa chín thật đẹp. Mỗi khi bưng bát cơm ngon trên tay em hiểu bác nông dân đã phải vất vả như thế nào? Người ta thường nói: “ Một hạt cơm vàng, chín giọt mồ hôi” là thế. Em yêu quê hương và càng yêu những người đã làm ra hạt gạo để em có được ngày hôm nay. 43/ 44
  44. “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5” 44/ 44