Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội lớp 3

doc 30 trang thienle22 3671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội lớp 3

  1. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1. Vai trò và vị trí của môn Tự nhiên xã hội ở tiểu học 1 2. Vai trò và vị trí của Phương pháp trò chơi 1 3. Vai trò, vị trí của CNTT 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 B. NỘI DUNG 4 I. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG TIẾT TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ở LỚP 3 4 1. Cơ sở lý luận 4 2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1. Thuận lợi 5 2.2. Khó khăn 5 II. THỰC TRẠNG 5 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CŨNG NHƯ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG TIẾT TỰ NHIÊN - XÃ HỘI LỚP 3 6 Biện pháp 1. Nghiên cứu bố cục, nội dung SGK cũng như SGV môn Tự nhiên - xã hội Lớp 3 6 Biện pháp 2. Ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong tiết Tự nhiên - xã hội lớp 3 7 Biện pháp 3. Ứng dụng CNTT một cách hợp lý, hiệu quả thông qua giáo án điện tử vào tiết dạy Tự nhiên - Xã hội lớp 3 10 Biện pháp 4. Ứng dụng phương pháp trò chơi một cách có hiệu quả trong tiết Tự nhiên - Xã hội Lớp 3 14 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 17 1. Về phía giáo viên 17 2. Về phía học sinh 17 * BÀI HỌC RÚT RA 18 C. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 19 I. KẾT LUẬN CHUNG 19 II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA
  2. A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Vai trò và vị trí của môn Tự nhiên xã hội ở tiểu học Trong quá trình thay đổi sách giáo khoa từ 165 tuần sang 175 tuần môn Sức khoẻ đã được tích hợp lại với Tự nhiên - xã hội. Điều đó có nghĩa là môn Tự nhiên - xã hội đã tích hợp với nội dung khoa học về sức khoẻ con người, coi con người, tự nhiên và xã hội là một thể thống nhất. Qua môn Tự nhiên - xã hội trẻ được trang bị những hiểu biết cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, có những kiến thức dợn giản về một số sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Môn Tự nhiên - xã hội cũng cung cấp cho trẻ một số kĩ năng ban đầu về chăm sóc sức khoẻ bản thân và phòng tránh một số bệnh tật tai nạn. Môn Tự nhiên - xã hội còn giúp học sinh có những kĩ năng quan sát, nhận xét, diễn đạt những hiểu biết của mình về hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - xã hội. Môn Tự nhiên - xã hội ở tiểu học còn giúp trẻ hình thành một số hành vi tốt như tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, biết giữ an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đặc biệt môn Tự nhiên - xã hội còn giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương. Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Giáo dục Tiểu học đang tạo ra những chuyển dịch định hướng có giá trị. Cùng với 5 môn học khác, Tự nhiên - Xã hội là một môn học có nhiều sự đổi mới. Nó là tích hợp của 2 môn học cũ Sức khoẻ và Tự nhiên xã hội. Môn Tự nhiên - Xã hội ở bậc Tiểu học được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ lớp 1 đến lớp 3, giai đoạn 2 từ lớp 4 đến lớp 5 - nó có một vai trò cực kì quan trọng đó là: Tìm hiểu khám phá thế giới Tự nhiên - Xã hội xung quanh chúng ta và cách chăm sóc sức khoẻ cho mình, cho cộng đồng. Mỗi môn học có một sắc thái riêng. Môn Tự nhiên - Xã hội cũng vậy. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên - Xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 3 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên - Xã hội ở lớp 3 được tiến hành ra sao? 2. Vai trò và vị trí của Phương pháp trò chơi Đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết 1/20
  3. phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "học mà chơi, chơi mà học" thì chúng sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt tới điểm đỉnh. Đây cũng là đặc thù của phương pháp dạy học đặc biệt: Phương pháp trò chơi. Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh. 3. Vai trò, vị trí của CNTT Thực tiễn trong quá trình dạy và học cho thấy, với những tiết học được sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, học sinh được học trên màn hình với hình ảnh sinh động, tất cả các học sinh đều hồ hởi, mọi khuôn mặt bừng sáng, mọi ánh mắt long lanh, không khí học tập như chuyển sang một gam mới đầy hứng thú. Rõ ràng rằng, nhờ GAĐT mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Đồng thời đã giảm nhẹ việc giảng giải, trình bày của giáo viên. Thay vào đó giáo viên giành thời gian hướng dẫn hỗ trợ quá trình học tập của học sinh. Học sinh thay đổi hoạt động học tập, làm giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. Như vậy, thực tế đã chứng minh rằng: Việc ứng dụng công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất, hiệu quả nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học. Tuy nhiên làm thế nào để ứng dụng CNTT có hiệu quả trong tất cả các tiết dạy, đó cũng là vấn đề gặp nhiều khó khăn khi giáo viên có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở: Làm sao để giờ học Tự nhiên - Xã hội - 3 đạt hiệu quả cao nhất? Xuất phát từ lí do trên tôi đã tìm tòi và nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội lớp 3". II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm: ứng dụng CNTT và sử dụng trò chơi trong các tiết Tự nhiên - xã hội lớp 3 sao cho tiết học đạt hiệu quả nhất. Từ đó khơi dậy cho học sinh sự hứng thú, niềm say mê, mong muốn được khám phá các hiện tượng tự nhiên và thêm yêu cuộc sống quanh mình. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn Tự nhiên xã hội lớp 3 cho học sinh. 2/20
  4. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các tiết dạy Tự nhiên xã hội cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1- Phương pháp nghiên cứu: Đọc tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo. Đọc các tài liệu: - Thế giới trong ta. - Tập san Giáo dục và Thời đại. - Trò chơi trong Tự nhiên - Xã hội lớp 3. - Tâm lí tuổi học sinh Tiểu học. - Sách giáo viên và sách Tự nhiên - Xã hội lớp 3 . 2. Phương pháp điều tra thực nghiệm. 3. Phương pháp đối chiếu so sánh. 4. Phương pháp chỉ đạo. 5. Phương pháp rút kinh nghiệm. 6. Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ, thăm lớp. 7. Phương pháp đàm thoại: trao đổi với giáo viên đứng lớp khối 3 về những khó khăn, thuận lợi, tham khảo sáng kiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp. 3/20
  5. B. NỘI DUNG I. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG TIẾT TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ở LỚP 3 1. Cơ sở lý luận Trong quá trình dạy học nếu chỉ có thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép, thầy nói - trò nhắc lại đọc theo, nói theo; hay thầy tích cực giảng giải mọi điều làm mọi điều, trò chỉ ngoan ngoãn nghe thầy giảng thì sẽ không thể nào có được một thế hệ trẻ thông minh, năng động đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống xã hội hiện đại. Trong quá trình nhận thức, đặc điểm tri giác của học sinh tiểu học còn mang tính chất đại thể và không chủ động. Trí nhớ các em chưa được bền vững dễ bị phá vỡ. Vì thế các thao tác cũng như kiến thức nếu không được lặp đi lặp lại hoặc không được kết hợp nhiều giác quan để ghi nhớ thì hầu như các em chỉ học vẹt mà không hiểu được bản chất vấn đề. Ở lứa tuổi tiểu học nhất là các lớp đầu như lớp 1, lớp 2 và lớp 3 khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế. Tư duy của trẻ vẫn thiên về trực quan sinh động, cho nên nếu trong tiết học không ứng dụng CNTT mà chỉ giảng bằng lời cho các em không thôi thì kết quả thu được sẽ không cao, các em sẽ không có điểm tựa trong quá trình tư duy điều đó sẽ dễ dẫn đến chóng quên và không nhớ bài lâu. Vì thế, trong quá trình dạy học người giáo viên phải vận dụng cả hai con đường một cách hợp lý nhằm thu được kết quả tối ưu. Vậy nên việc ứng dụng CNTT là cần thiết đối với quá trình dạy học. Bên cạnh việc ứng dụng CNTT, để phương pháp trò chơi thực sự có hiệu quả trong giờ học Tự nhiên - Xã hội, giáo viên cần lựa chọn trò chơi hay và hiệu quả nhất cho mỗi bài dạy. Trong một tiết giáo viên chỉ nên tổ chức một trò chơi. Đặc biệt đối với trò chơi khám phá kiến thức giáo viên cần tổ chức cho tối thiểu 3 học sinh được tham gia. Cần phối hợp linh hoạt liên hoàn giữa phương pháp 4 truyền thống hiện đại và trò chơi để tiết học sôi nổi sinh động và sâu sắc. Trong quá trình chỉ đạo giáo viên vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy môn Tự nhiên - Xã hội tôi nhận thấy đây là phương pháp đặc biệt quan trọng bởi nó phù hợp với tâm lí của học sinh. Nó là con đường giúp các em đến với tri thức ngắn nhất. Vì "chơi mà học - học mà chơi" là một hoạt động mang tính tự nguyện không gò ép tạo cho các em được sống là chính mình được tìm tòi, được khám phá Và đây chính là một nét mới - một nét độc đáo trong quá trình dạy học của mỗi giáo viên. 4/20
  6. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi: + Về kiến thức: Môn Tự nhiên - xã hội ở lớp 3 là sự tiếp nối có chủ đích của kiến thức lớp 1, 2 theo vòng tròn đồng tâm nên các mạch kiến thức đều không phải là điều quá mới mẻ đối với trẻ. + Về kĩ năng: Học sinh đã bước đầu có những kĩ năng cần thiết như quan sát vật mẫu, biết cách sưu tầm vật mẫu , đã được học ở các lớp trước. Cũng như có kĩ năng học nhóm, thảo luận, nêu vấn đề, trình bày ý kiến + Về đồ dùng dạy học: Các bài của môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 phần tự nhiên tương đối gần gũi với cuộc sống nên các hình ảnh, đoạn video minh họa dễ kiếm và phong phú. + Thông tin trên mạng vô cùng phong phú và đa dạng. + Hệ thống máy móc phục vụ cho việc giảng dạy được trang bị đầy đủ. 2.2. Khó khăn: Tuy vậy đối chiếu với thực tế vẫn còn tồn tại một số khó khăn sau: Hiện nay, hầu hết các giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chỉ để minh hoạ cho kiến thức đã học mà chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong khai thác kiến thức mới. Vì thế giáo viên chủ yếu thường dùng tranh, ảnh có sẵn trong sách giáo khoa. Thực tế cho thấy việc sử dụng ứng dụng CNTT trong phân môn Tự nhiên - xã hội còn nhiều hạn chế bởi nguyên nhân là còn nhiều giáo viên chưa thực sự biết sử dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như vận dụng CNTT vào quá trình giảng dạy của mình, có những trường, lớp không có đủ trang thiết bị như máy chiếu, projecter và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Vì thế vấn đề tìm ra cách sử dụng và áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả để thu được kết quả tốt nhất là rất cần thiết. II. THỰC TRẠNG Môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 là một trong ba phần kiến thức trọng tâm về tự nhiên và xã hội mà trẻ tiếp thu khi tham gia vào quá trình học giai đoạn ở Tiểu học. Đây còn là nền móng cho quá trình tiếp thu các kiến thức các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5 sau này. Môn Tự nhiên - xã hội là môn học gắn liền với cuộc sống xung quanh nên để tiết học có hiệu quả thì giáo viên thường sử dụng nhiều đồ dùng trong cùng một tiết dạy. Đây cũng là một hướng đi đúng đắn nhằm thực hiện tốt chủ trương đưa đồ dùng đến trường, đến lớp của ngành. Tuy vậy, việc sử dụng ứng dụng CNTT trong tiết học như thế nào cho hiệu quả đang là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên đứng lớp. Giáo viên: biết sử dụng máy vi tính và có thể thiết kế, chỉnh sửa giáo án trên Powerpoint và Violet. GV tích cực đổi mới, không ngừng học tập phương 5/20
  7. pháp hiệu quả, tự rèn luyện nâng cao trình độ tin học, sử dụng các trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt GV luôn chuẩn bị kĩ bài giảng trước khi đến lớp. Tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa được hoàn thiện: Trường có máy projecter, máy tính nhưng chưa có phòng chức năng riêng nên việc sử dụng các phương tiện dạy học còn hạn chế. Khi giáo viên muốn sử dụng thì phải thử và lắp đặt tại lớp học của mình Việc thiết kế 1 bài giáo án trên Powerpoint hay Violet cũng mất rất nhiều thời gian (ít nhất là 2 giờ) nên việc đưa giáo án điện tử vào giảng dạy các tiết học nói chung cũng như tiết học TNXH nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập. Học sinh cũng học tập ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên các em đều ham thích một giờ học với nhiều âm thanh, hình ảnh minh hoạ, được làm chủ những kiến thức của bài học. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CŨNG NHƯ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG TIẾT TỰ NHIÊN - XÃ HỘI LỚP 3 Biện pháp 1. Nghiên cứu bố cục, nội dung SGK cũng như SGV môn Tự nhiên - xã hội Lớp 3. 1. Sách giáo khoa môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 1.1. Cấu trúc nội dung: Sách giáo khoa (SGK) Tự nhiên - xã hội 3 có 3 chủ đề gồm 70 bài ứng với 70 tiết của 35 tuần học. Trong đó có 63 bài mới và 7 bài ôn tập, được phân phối như sau: - Con người và sức khoẻ: 16 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra. - Xã hội: 18 bài mới và 3 bài ôn tập, kiểm tra. - Tự nhiên: 29 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra. Cũng như các sách Tự nhiên - xã hội 1 và 2, nội dung kiến thức trong toàn bộ sách Tự nhiên - xã hội 3 được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học; từ cuộc sống xã hội xung quanh, những cây cối, con vật thường gặp đến thiên nhiên rộng lớn, Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng. Nội dung mỗi chủ đề đều được tích hợp giáo dục sức khoẻ một cách hợp lí; đi từ sức khoẻ cá nhân trong chủ đề Con người và sức khoẻ đến sức khoẻ cộng đồng trong chủ đề Xã hội và sức khoẻ liên quan đến môi trường trong chủ đề Tự nhiên. 1.2. Cách trình bày: a) Cách trình bày chung của cuốn sách: Có sự kết hợp chặt chẽ và cân đối giữa tỉ lệ kênh chữ và kênh hình trong toàn cuộn sách. So với các cuốn sách SGK Tự nhiên - xã hội 1 và 2, tỉ lệ kênh chữ trong cuốn SGK Tự nhiên - xã hội 3 nhiều hơn hẳn. Kênh chữ ngoài một hệ thống 6/20
  8. câu hỏi và những “lệnh” yêu cầu học sinh làm việc còn có phần cung cấp thông tin cho học sinh. Những hình ảnh trong SGK đóng vai trò kép, vừa cung cấp thông tin, vừa chỉ dẫn hoạt động học tập, trong đó bao gồm cả những ký hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập cho học sinh và cách tổ chức dạy học cho giáo viên. Có 6 loại kí hiệu: - “ Kính lúp” : Yêu cầu học sinh trước hết phải quan sát các tranh ảnh trong SGK rồi mới trả lời câu hỏi. - “Dấu chấm hỏi”: Yêu cầu học sinh ngoài việc quan sát các hình ảnh trong SGK còn phải liên hệ thực lễ hoặc sử dụng vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. - “Cái kéo và quả đấm”: Yêu cầu học sinh thực hiện các trò chơi học tập. - “Bút chì”: Yêu cầu học sinh làm thực hành hoặc thí nghiệm. - “Ống nhòm”: Yêu cầu học sinh làm thực hành hoặc thí nghiệm. - “Bóng đèn toả sáng”: Cung cấp cho học sinh những thông tin chủ chốt mà các em cần biết nhưng không yêu cầu phải học thuộc lòng. b) Cách trình bày từng chủ đề: Mỗi chủ đề, ở trang đầu có tên chủ đề và hình ảnh khái quát tượng trưng cho chủ đề đó. Điều này góp phần làm rõ bố cục của cuốn sách. Ngoài ra mỗi chủ đề còn có màu sắc và hình ảnh trang trí riêng. Các bài học thuộc chủ đề Con người và sức khoẻ có màu hồng và gương mặt một cậu bé; chủ đề Xã hội có màu xanh lá cây và gương mặt một cô bé; chủ đề Tự nhiên có màu xanh da trời và Mặt trời đang toả sáng. c) Cách trình bày từng bài: Mỗi bài được trình bày gọn trong hai trang mở liền nhau, giúp học sinh dễ dàng theo dõi và có cái nhìn hệ thống toàn bài học. Tiến trình mỗi bài học được sắp xếp theo một hệ thống hợp lí: - Tên bài thường nêu lên vấn đề cần giải quyết. - Các hoạt động đê tìm tòi, phát hiện ra tri thức mới thường kèm theo thứ tự: Khám phá→ Nhận biết → Vận dụng 2. Sách giáo viên môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 - Sách giáo viên môn Tự nhiên - xã hội lớp 3 được cấu trúc thành 2 phần: + Phần một: Hướng dẫn chung + Phần hai: Hướng dẫn cụ thể Biện pháp 2. Ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong tiết Tự nhiên - xã hội lớp 3. Những yêu cầu khi Ứng dụng CNTT vào dạy học ở Tiểu học Có thể tiến hành theo các hướng: 7/20
  9. 1. Truy cập và lấy thông tin trên mạng Internet 2. Sử dụng máy tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện (Multimedia) 3. Sử dụng các phần mềm dạy học 4. Sử dụng các phần mềm công cụ thông dụng trên máy 5. Thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT Cụ thể từng phần như sau: a. Truy cập và lấy thông tin trên mạng Internet - Lựa chọn các ảnh tĩnh, ảnh động Flash, đoạn phim, nhạc để tạo thành các Movie clip phục vụ giảng dạy. - Gửi và nhận thư điện tử trao đổi thông tin. b. Sử dụng máy tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện (Multimedia) Máy tính có thể kết nối và điều khiển một hệ thống đa phượng tiện gồm các thiết bị thông thường như đầu máy ghi âm, video, ti vi, phục vụ nghe nhìn, tương tác với máy của học sinh. - Việc sử dụng máy tính với hệ thống đa phương tiện cho phép sử dụng nhiều dạng truyền thông tin như văn bản, đồ họa, âm thanh phim ảnh Chính vì vậy nó bảo đảm tính chân thực của đối tượng nghiên cứu làm tăng thêm niềm tin vào tri thức, kích thích hứng thú tạo động cơ trong học tập trong quá trình dạy học, góp phần phát triển tính độc lập, tự giác, sáng tạo và phát triển tư duy logic và tư duy hình tượng, tối ưu hóa quá trình nhận thức và điều chỉnh quá trình nhận thức trong dạy học. c. Sử dụng các phần mềm dạy học Phần mềm dạy học, trong đó có các PMDH mở, chúng có những tính chất như các phần mềm công cụ để hỗ trợ thiết kế bài giảng. Do tính chất mở của nhiều PMDH đó mà ta có thể tự thiết kế và sử dụng nội dung thích hợp với trình độ, đặc điểm của từng đối tượng học sinh góp phần tạo sự phân hóa cao trong quá trình dạy học. Trong dạy học ở TH còn hay sử dụng các PMDH: Violet, LOGO, “Săn kiến thức”, “Ghép hình”, các PMDH của school@.net Giúp thiết kế các bài giảng. d. Sử dụng các phần mềm công cụ thông dụng trên máy Phần mềm winword (giúp soạn thảo các loại văn bản cao cấp); Paint Brush (cho phép tạo lập, in ấn lưu trữ các bức tranh); Power Point (giúp tạo ra các bài giảng, các phiên trình bày sinh động, các bản báo cáo hay thuyết trình thú vị); Adobe Photo Shop (để biên tập ảnh); Adobe Premiexe, Screen Cam, Movie maker (giúp biên tập các đoạn phim) trong soạn giảng rất hữu hiệu. Paint Brush: (Thuộc nhóm Accessories, cho phép tạo lập, lưu trữ, in ấn các bức tranh) 8/20
  10. - Khởi động vào màn hình giao tiếp - Tạo mới một bức tranh: chọn mầu nền, màu vẽ, nét vẽ, chọn công cụ vẽ, vẽ hay hiệu chỉnh bức vẽ (cắt, dán, di chuyển, tẩy xóa ) - Các thao tác với tệp: vẽ bản mới, mở một bản vẽ đã có trên đĩa, ghi, in, kết thúc ) Adobe Photoshop (Thuận tiện trong việc chỉnh sửa, lưu trữ, in ấn các tranh ảnh có sẵn) - Khởi động vào màn hình giao tiếp - Tạo mới một bức tranh: chọn mầu nền, màu vẽ, nét vẽ, chọn công cụ vẽ, vẽ hay hiệu chỉnh bức vẽ (cắt, dán, di chuyển, tẩy xóa ) - Các thao tác với tệp: vẽ bản mới, mở một bản vẽ đã có trên đĩa, ghi, in, kết thúc ) - Các công cụ thường làm: đưa vào ảnh mới, sửa chữa (cắt dời hình, ghép ảnh, tô màu, chỉnh kích cỡ ) ghi tên file (jpg, psd, ) MicroSoft PowerPoint: - Là công cụ tạo bài trình chiếu giúp học sinh quan sát và dễ dàng nhận biết, tiếp thu bài học nhanh hơn, hiểu được những điều mà giáo viên truyền đạt. (Giúp thiết kế các trình chiếu) - Khởi động Power Point - Mô hình bài giảng (thuyết trình) trên Power Point - Các đối tượng chính: văn bản, đồ họa, tranh nghệ thuật - Các công cụ tạo hiệu ứng: liên kết, trình bày, hoạt hình - Các đối tượng có liên quan trực tiếp đến các hiệu ứng của Multimedia - Các bước thiết kế một chương trình trình chiếu: + Chuẩn bị nội dung trên các slide + Tạo các bước hiệu ứng với những mô phỏng hoặc ý đồ sư phạm của bài giảng + Thiết kế các nút lệnh điều khiển + Cài đặt cấu hình của slide chuẩn bị trình chiếu Phần mềm Violet: - VIOLET là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các phần mềm khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác rất phù hợp với học sinh cấp phổ thông các cấp. - Bài tập trắc nghiệm, ghép đôi, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ, điền khuyết, vẽ đồ thị hàm số bất kỳ v.v • Nhiều giao diện khác nhau Hỗ trợ thiết kế các bài giảng (cung cấp sẵn nhiều mẫu thiết kế: bài tập trắc nghiệm, ô chữ, đồ thị, kéo thả chữ) Các bước tiến hành thiết kế một giáo án trong violet: 9/20
  11. Bước 1: Làm bìa - Nội dung > Chọn trang bìa > > Chọn loại màn hình hiển thị > Next (soạn nội dung bìa) > “Đồng ý” Bước 2: Chọn giao diện - Nội dung > chọn giao diện (F8) Bước 3: Vào nội dung - Nội dung > thêm đề mục (F5) > nhập chủ đề > nhập mục > Tiêu đề màn hình > Loại màn hình > ST Bước 4: Lưu bài giảng - Bài giảng > Lưu vào > gõ tên File Bước 5: Đóng gói - Bài giảng > Đóng gói (F4) > *.EXE (hoặc *.HTML) e. Thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT Quy trình: 1. Xác định nội dung bài giảng 2. Lựa chọn thông tin, phần mềm công cụ, phương tiện dạy học đưa vào giảng dạy 3. Xây dựng kịch bản dạy học giúp cho việc thiết kế bài giảng trên máy tính vào giáo viên tiến hành tiết học 4. Thể hiện bài giảng trên máy tính 5. Điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với nội dung và thời lượng Biện pháp 3. Ứng dụng CNTT một cách hợp lý, hiệu quả thông qua giáo án điện tử vào tiết dạy Tự nhiên - Xã hội lớp 3. * Quy trình và nguyên tắc khi thực hiện giáo án điện tử Để việc ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH một cách có hiệu quả thì chúng ta phải biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn. Hiện tại, các trường đã áp dụng GAĐT trong các giờ dạy. Nhưng vấn đề là áp dụng như thế nào cho đúng quy trình đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng giờ dạy - học. Đó là điều mà giáo viên chúng ta đều suy nghĩ tới. Để việc chuyển từ bài giảng truyền thống sang các slide trình diễn, chúng ta cần nhớ: slide là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng. Tuỳ theo từng môn học, chúng ta có thể bổ sung các công thức, hình ảnh minh họa một cách hợp lý Đây là bước mà giáo viên cần vận dụng khả năng, kiến thức về tin học của mình để xây dựng bài giảng. Nếu slide cần hình ảnh minh họa, giáo viên nên tìm kiếm hình ảnh để chèn vào. Hay slide kia đang trình bày một kết quả của thí nghiệm vào để tăng tính thực tế. Việc đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu 10/20
  12. ý đến số lượng chữ, mầu sắc, kích thước trên các slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày dưới dạng keyword một cách rõ ràng và dễ hiểu. Vậy thì đối với GAĐT chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa keyword, hình ảnh thì làm thế nào mà GV có thể quan sát hết các vấn đề cần được giảng? Phải chăng GV thích nói nội dung nào trước đều được? Những nội dung cảm thấy thích thì tập trung nhiều thời gian vào và giảm thời gian cho các nội dung còn lại? Liệu một giáo viên có thể nhớ hết nội dung mình đã chuẩn bị trước buổi dạy? Chỉ cần chúng ta xây dựng đề cương giảng dạy thì vấn đề trên sẽ được giải quyết ngay lập tức. Đề cương này sẽ ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với các tiết học nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mỗi tiết học là gì? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau? Vấn đề nào cần được trọng tâm và nhấn mạnh? Ngoài những nội dung trên, hình ảnh minh hoạ được đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là các hoạt ảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh ) được thiết lập có thứ tự. Có thể dòng chữ này xuất hiện trước dòng chữ kia hay khi dòng chữ này xuất hiện từ dưới lên, khi từ trên xuống chẳng hạn trong giờ học toán khi tổ chức trò chơi, giáo viên cho học sinh đoán kết quả trước, sau đó mới hiển thị kết quả trên màn hình, như thế mới tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi trên bảng, đồng thời tăng khả năng tư duy của học sinh, khi giáo viên sử dụng một cách triệt công cụ hyperlinhk và các hiệu ứng add effect thì sẽ có ngay nội dung màn hình trên bảng trình bày các câu hỏi theo kiểu chương trình đường lên đỉnh olympia - học sinh sẽ thấy được chủ động tham gia trò chơi và rất hứng thú với nội dung bài học Ngoài ra, với hình thức này sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội lên bảng, lượng thông tin đến với các em nhanh hơn, nhiều hơn và sâu sắc hơn. Bài giảng sau khi thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua máy chiếu. Giáo viên chỉ cần để ý một lần đầu, các lần sau có thể tự lắp máy được ngay phục vụ cho chính bài giảng mình. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với CPU của máy tính là điều chỉnh độ lớn, độ nét trên màn hình giáo viên chắn hẳn sẽ có một bài giảng chất lượng. Tôi ứng dụng CNTT vào giảng dạy TNXH ở một số mảng như sau: 1. Ứng dụng minh họa. - Theo kinh nghiệm học tập của các nước ở Châu Âu, trẻ chỉ phải học hai 11/20
  13. môn học: Tiếng Mẹ đẻ và Toán. Nhưng thời lượng ngoại khoá là 60%. Tại các buổi ngoại khoá, trẻ học cách tìm hiểu về cuộc sống các loài hoa, các con vật. Vẽ hình và mô tả sự hiểu biết đó. Ở Thái Lan: chương trình phân theo 3 chủ đề: Kinh nghiệm sống: Sinh học, Vật lý, Hoá học, Địa lý, Lịch sử. Phát triển tính cách: Đạo đức, Âm nhạc, Thể dục. Định hướng lao động: Nữ công, Kỹ thuật nông nghiệp, Mỹ thuật. Tại Malayxia, các môn học cuộc sống được phân theo 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: hiểu biết môi trường TN - XH gần gũi, bao quanh thông qua môn tiếng Malai. Giai đoạn 2: Tích hợp các kiến thức môn Sinh học, Vật lý, Hoá học, Địa lý, Lịch sử, Đạo đức, Sức khoẻ thành môn Con người và Môi trường. Để làm được việc này, trong quá trình soạn giáo án điện tử giáo viên ngoài việc nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo để đảm bảo nội dung và kiến thức trong bài dạy, GV cần tìm hiểu những phần mềm liên quan đến việc thiết kế. Sách giáo khoa TNXH 3 có 3 chủ đề gồm 70 bài ứng với 70 tiết của 35 tuần thực học. Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập, được phân phối như sau: + Con người và sức khỏe: HS được nhận biết một số cơ quan trên sơ đồ, cách giữ vệ sinh và phòng bệnh cho những cơ quan này. + Xã hội: Thể hiện mối quan hệ gia đình, nhà trường, vốn hiểu biết và ý thức về tỉnh, thành phố nơi đang sống. + Tự nhiên: Nói về Thực vật và động vật - Mặt trời và trái đất. Trong năm học này, tôi đã không ngừng học tập và phấn đấu để nâng cao chất lượng dạy và học. Nội dung bài dạy được thiết kế trên nền Powerpoint sinh động và đẹp mắt, hình ảnh minh họa phù hợp, phong phú kết hợp với những âm thanh, bài hát. Giờ học của tôi đã thực sự trở lên hiệu quả hơn rất nhiều. 2. Ứng dụng vào phần bài tập. Theo M.A.Đanilov “Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự, nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng hoàn thành vào những bài tập lí thuyết hay thực hành”. Bài tập nhằm ôn tập những kiến thức đó học, củng cố kiến thức cơ bản của bài giảng. Một đơn vị kiến thức mới, học sinh chỉ có thể ghi nhớ khi được luyện tập nhiều lần. Một điểm mạnh đáng kể của Violet so với các phần mềm thiết kế bài giảng khác là khả năng tạo ra các bài tập rất phong phú, sinh động và đặc biệt là rất đơn giản. Ví dụ trong Powerpoint ta phải mất cả buổi mới có thể tạo ra 1 bài tập trắc nghiệm hoặc bài tập đối với Violet chỉ cần vài phút là đã làm xong. Những bài tập này cũng đặc biệt rất thích hợp trong việc củng cố kiến 12/20
  14. thức trong môn học TNXH. Chính vì vậy tôi thường sử dụng phần mềm Violet để thiết kế phần bài tập cho bài giảng TNXH của mình. * Một số ví dụ Bài tập trắc nghiệm được tạo bằng Violet a) dạng nhiều lựa chọn trong đó có một đáp án đúng: HS sẽ có cơ hội giao tiếp trực tiếp với máy tính để chọn ra đáp án đúng và kiểm tra kết quả. Thay vì việc GV và HS nhận xét thì các em sẽ nhìn thấy kết quả bài làm của mình ngay trên máy. Máy tính sẽ có những lời động viên khuyến khích hoặc nhắc nhở. Dạng 2 Bài tập kéo thả chữ: Với giao diện này sẽ có trường hợp HS trả lời đúng ngay. Nhưng nếu trường hợp HS trả lời sai thì HS khác có thể lên bảng thao tác lai để chọn ra đáp án đúng. Như vậy sẽ thu hút HS hướng lên màn hình theo dõi kết quả bài làm 13/20
  15. của bạn và cung không quên suy nghĩ đáp án cho riêng mình vì các bạn vẫn còn lượt trả lời. 3. Ứng dụng vào phần trò chơi. Bài tập dạng ô chữ cũng được thiết kế trên nền của Violet rất nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên về giao diện thì Powerpoint lại chiếm ưu thế hơn ở tính thẩm mỹ và độ tương tác. Do đó tôi thường thiết kế bài tập ô chữ trên nền Powerpoint. Đây là một dạng bài tập thú vị. Nó không những tổng hợp được những kiến thức trong giờ học mà còn gây hứng thú cho HS rất nhiều. Tôi không ngần ngại trong việc biến đổi dạng bài tập này sang hình thức của một trò chơi ô chữ để giờ học thêm sôi nổi, hào hứng. Đây là một trong những là một trò chơi lý thú mà còn đưa ra được cho các em những kiến thức tổng hợp mà tôi thường xuyên áp dụng trong giờ học TNXH Nhờ GAĐT mà giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy truyền thống. Đồng thời đã giảm nhẹ việc giảng giải, trình bày của giáo viên. Thay vào đó giáo viên dành thời gian hướng dẫn hỗ trợ quá trình học tập của học sinh. Học sinh thay đổi hoạt động học tập, làm giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. Biện pháp 4. Ứng dụng phương pháp trò chơi một cách có hiệu quả trong tiết Tự nhiên - Xã hội Lớp 3. 1. Những yêu cầu khi vận dụng dạy phương pháp trò chơi vào dạy môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 3 * Để phương pháp trò chơi thực sự có hiệu quả trong giờ học Tự nhiên - Xã hội. Giáo viên cần lựa chọn trò chơi hay và hiệu quả nhất cho mỗi bài dạy. Trong một tiết giáo viên chỉ nên tổ chức một trò chơi. Đặc biệt đối với trò chơi khám phá kiến thức giáo viên cần tổ chức cho tối thiểu 3 học sinh được tham 4 gia. Cần phối hợp linh hoạt liên hoàn giữa phương pháp truyền thống hiện đại và trò chơi để tiết học sôi nổi sinh động và sâu sắc. Trong quá trình chỉ đạo giáo viên vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy môn Tự nhiên - Xã hội tôi nhận thấy đây là phương pháp đặc biệt quan trọng bởi nó phù hợp với tâm lí của học sinh. Nó là con đường giúp các em đến với tri thức ngắn nhất. Vì "chơi mà học - học mà chơi" là một hoạt động mang tính tự nguyện không gò ép tạo cho các em được sống là chính mình được tìm tòi, được khám phá Và đây chính là một nét mới - một nét độc đáo trong quá trình dạy học của mỗi giáo viên. 2. Về nhận thức: Giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy môn Tự nhiên - Xã hội nói riêng. 14/20
  16. Phải hiểu rõ mục tiêu của từng bài, từng phần, từng mảng kiến thức và toàn bộ chương trình môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 3. 3. Về nội dung a. Nhóm 1: Các trò chơi nhằm mục đích khai thác nội dung kiến thức của bài học. * Khi vận dụng phương pháp trò chơi vào khai thác nội dung kiến thức bài học giáo viên cần lưu ý. - Chọn trò chơi phải phù hợp với học sinh, nội dung bài và điều kiện thực tế có thể cho phép. - Ít nhất 3/4 số học sinh được tham gia. - Cần tránh hiện tượng chỉ một số học sinh khá giỏi được tham gia * Sau đây là một số trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh khai thác nội dung kiến thức bài học. * Trò chơi: Tôi cần đến đâu? * Mục tiêu: - Nhận biết và chỉ được các cơ quan hành chính cấp tỉnh. - Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh - Ứng xử nhanh. * Cách chơi: - Giáo viên nêu yêu cầu chơi: "Tôi cần đến đâu". Đây là trò chơi yêu cầu các em quan sát kĩ bức tranh cô đã phóng to trên bảng và lắng nghe câu hỏi của cô giáo hoặc của bạn. Nhiệm vụ của các em là nói được tên nơi mà cô hoặc bạn cần đến sau đó lên chỉ nơi đó ở bức tranh trên bảng lớp. - Luật chơi: + Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A, B + Giáo viên nêu câu hỏi chỉ định 1 học sinh bất kì ở nhóm A chỉ đường. Học sinh chỉ được thì được phép yêu cầu một học sinh khác ở nhóm B chỉ đường đến nơi khác cứ thế cho đến hết các địa điểm có trong tranh Nếu học sinh được chỉ định không nói được nơi đến hoặc chỗ đến sai em đó sẽ nói "chuyển" để học sinh cùng nhóm với mình bên cạnh tiếp sức. Cứ mỗi lần nhóm nào có một học sinh nói từ "chuyển" thì ở nhóm đó sẽ bị một điểm phạt. Nhóm nào nhiều điểm phạt hơn là nhóm thua cuộc. + Các câu hỏi tham khảo để yêu cầu học sinh chỉ đường là: . Tôi đau bụng quá tôi cần đi tới đâu? . Tôi muốn thăm một bạn học sinh học lớp 3. . Tôi muốn gọi điện cho bố tôi. . Tôi muốn hỏi đường đến một khu vực nào đó trong thị xã 15/20
  17. + Kết thúc cuộc chơi giáo viên hỏi: Chúng ta đã đi đến những địa chỉ nào? * Trò chơi này sử dụng cho bài 27 - 28: Các cơ quan hành chính của Tỉnh. b. Nhóm 2: Các trò chơi mang tính chất củng cố nội dung bài hoặc khởi động tạo sự liên hệ nhẹ nhàng giữa bài cũ vào bài. - Khi dạy xong một bài Tự nhiên - Xã hội để giúp các em khắc sâu về nội dung kiến thức bài học song không mang tính chất tự luận, giảng giải hay nhắc lại. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Trò chơi này sẽ có tác dụng giúp cho các em hiểu sâu, nhớ lâu, khó quên bài. * Trò chơi: Hoa nào đẹp. * Mục tiêu: - Củng cố tên các bộ phận của các cơ quan trong cơ thể người hoặc các Châu lục và Đại dương của Trái đất. Sự khác biệt giữa làng quê, đô thị - Rèn kĩ năng xếp hình và khả năng nhanh nhạy óc phản xạ tốt. * Chuẩn bị: - Nhiều miếng bìa cắt hình cánh hoa trên mỗi cánh có ghi tên hoặc hình vẽ các cơ quan khác nhau trong cơ thể người như: Mũi, Phế quản, Phổi (hay các Châu lục và Đại dương, các hoạt động, công trình kiến thiết của làng quê, đô thị ). - Chuẩn bị 4 bìa hình tròn làm nhị hoa trong đó ghi: Cơ quan hô hấp, cơ quan tuần hoàn, cơ quan bài tiết nước tiểu, cơ quan thần kinh (hoặc 2 miếng bìa ghi các Châu lục, các Đại dương, 2 miếng bìa ghi làng quê, đô thị ) - Nam châm băng dính dán sẵn vào các tấm bìa * Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 2 nhóm tuỳ theo số lượng bộ nhị và cánh hoa chuẩn bị được). - Giáo viên nêu yêu cầu: Hoa nào đẹp là trò chơi yêu cầu các đội phải tìm các cánh hoa sao cho phù hợp với nhị hoa rồi ghép lại thành bông hoa đẹp. - Luật chơi: Sau khi giáo viên hô bắt đầu thì tất cả học sinh thứ 1 của mỗi nhóm chạy lên lựa chọn nhị hoa cho nhóm mình. Tiếp đó học sinh chạy về cuối hàng của nhóm để học sinh thứ 2 chọn cánh Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi cánh hoa cuối cùng được gắn. Đội nào gắn đẹp, nhanh đúng là đội thắng cuộc. * Trò chơi được áp dụng cho các bài: Bài 17-18: Ôn tập và kiểm tra: Con người và sức khoẻ Bài 20: Họ nội, họ ngoại. Bài 66: Bề mặt Trái Đất. Bài 69 -70: Ôn tập và kiểm tra kì II - Tự nhiên. Ví dụ ở bài 66: Bề mặt Trái Đất * Chuẩn bị: 16/20
  18. - 2 bộ cánh hoa ghi tên các Châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại dương. - 2 bộ cánh hoa ghi tên các Đại dương là: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. - 2 bộ nhị hoa gồm: 2 nhị các Châu lục, 2 nhị các Đại dương. * Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm - Giáo viên phổ biến luật chơi và nêu yêu cầu chơi. - Học sinh gắn cánh hoa vào nhị hoa. - Giáo viên bình chọn nhóm thắng cuộc. Kết thúc trò chơi học sinh được củng cố khắc sâu về các Châu lục và Đại dương và câu thành ngữ: Năm châu bốn biển. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Tuy thời gian nghiên cứu tài liệu và áp dụng vào thực tế dạy chưa được nhiều song tôi cũng đã bước đầu thu dược một số kết quả qua việc thực hiện đề tài “Ứng dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội lớp 3” như sau : 1. Về phía giáo viên: - Tôi đã cảm thấy mình tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp với việc phát triển trí lực cho học sinh trong giờ Tự nhiên - xã hội. Các tiết dạy Tự nhiên - xã hội của tôi không hề khô khan, nhàm chán, nặng nề mà rất nhẹ nhàng cuốn hút học sinh. - Bản thân mình cũng thấy say mê hứng thú khi dạy cho học sinh cách học bằng các đồ dùng dạy học cũng như bằng giáo án điện tử. 2. Về phía học sinh: Đến bây giờ các em đã rất quen với việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết Tự nhiên - xã hội. Các em đều đã có thói quen xem trước bài và chuẩn bị tranh ảnh hay vật mẫu theo yêu cầu của tiết học hay giáo viên. Chính những việc làm đó đã tạo tâm thế và gây hứng thú cho các em trước khi bước vào tiết học. Cùng với việc hứng thú say mê trong tiết học thì sự tiếp thu bài cũng được nâng cao, điều đó thể hiện qua bảng tổng kết sau đây: Kết quả đầu năm học Kết quả học kỳ I Hoàn Chưa hoàn Hoàn Hoàn Chưa hoàn Sĩ số Hoàn thành tốt thành thành thành tốt thành thành SL % SL % SL % SL % SL % SL % 47 8 17,1 38 80,9 1 2 39 82,9 8 17,1 0 0 Như vậy nhìn vào bảng tổng kết trên ta thấy rõ được sự tiến bộ của học sinh, có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực không ngừng của cả thầy và trò. 17/20
  19. * BÀI HỌC RÚT RA Xuất phát từ cơ sở lý luận cũng như thực tế giảng dạy, tôi thấy các biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học hay ứng dụng CNTT cũng như việc ứng dụng phương pháp Trò chơi vào giảng dạy của mình đã phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Các em không chỉ nắm vững những kiến thức mà còn có những kĩ năng cần thiết áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt khi sử dụng các biện pháp đã kể ở trên học sinh hoàn toàn chù động và sáng tạo tự tìm lấy kiến thức của bài mới dưới sự dẫn dắt chỉ bảo của giáo viên. Đó cũng là một hướng đi đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu, cũng như mục tiêu của chương trình SGK mới. Qua quá trình giảng dạy tôi thấy muốn sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả trong các tiết Tự nhiên - xã hội người giáo viên cần làm tốt các công việc sau: 1- Nắm vững được mục đích, yêu cầu , những điểm trọng tâm của tiết dạy. 2- Hiểu được tâm lí học sinh đế gây hứng thú bộ môn. 3- Chuẩn bị trước giờ dạy: - Soạn kĩ bài. Chuẩn bị đồ dùng dạy học thật chu đáo, chuẩn bị trước các tình huống và cách giải quyết tình huống. 4- Tuân thủ tốt các nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học: + Sử dụng đúng mục đích. + Sử dụng đúng lúc. + Sử dụng đúng chỗ. + Sử dụng đúng mức độ và cường độ. + Kết hợp sử dụng thiết bị dạy học với vlêc tận dụng khai thác, sử dụng cơ sở vật chất ngoài xã hội. - Giáo viên hiểu tri thức sẽ là của học sinh nếu học sinh được tham gia vào các hoạt động và bằng hoạt động. Do vậy, mọi hoạt động liên quan tới đồ dùng dạy học phải phái huy dược tối đa tính tích cực của nó. - Trong cùng một tiết dạy, giáo viên cần phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, bên cạnh phương pháp trực quan cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác cũng như đan xen nhiều hình thức học tập khác nhau để tiết học được nhẹ nhàng sinh đông, cuốn hút trẻ. 5. Các hoạt động của giáo viên trên lớp đều có ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh. Chính vì thế, bản thân người giáo viên khi sử dụng đồ dùng dạy học cần phải chính xác, tỉ mỉ và nghiêm túc. 6. Giáo viên cần phải tôn trọng ý kiến riêng của trẻ. Trong giờ dạy không nên áp đặt trẻ phải tuân theo những khuôn mẫu có sẵn mà hãy để trẻ tự phát huy tính sáng tạo chủ động cua mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Muốn vậy người giáo viên phải tự mình trau dồi tri thức để những giờ học sau cuốn hút hơn giờ học trước. 18/20
  20. C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN CHUNG Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Tự nhiên - xã hội ở Tiểu học nói chung và khối lớp 3 nói riêng, tôi thấy Trò chơi chiếm một vị trí đáng kể trong cuộc sống của trẻ Tiểu học. Nhu cầu chơi của các em rất lớn. Trò chơi được coi như chuẩn bị cho lao động, như là biểu hiện của tính sáng tạo, như là để tôi luyện sức lực và năng lực, sau cùng là để giải trí. Qua trò chơi giáo dục cho các em tính hoạt bát, nhanh nhẹn, tinh thần tập thể đoàn kết thân ái. Cung cấp kiến thức và phát triển ở học sinh những năng lực hoạt động trí tuệ, nhất là năng lực tư duy sáng tạo, là nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy học nói chung và môn Tự nhiên Xã hội nói riêng. Trò chơi học tập với những đặc điểm độc đáo của nó là một phương tiện hữu hiệu giúp trẻ học nhanh nhất. Trò chơi học tập sẽ mang lại cho em niềm say mê, hứng thú với môn học và qua đó lượng kiến thức đưa vào cho các em rất nhanh, bền vững. Thêm vào đó, việc tích cực ứng dụng CNTT cũng như áp dụng linh hoạt phương pháp Trò chơi trong tiết Tự nhiên - xã hội là rất cần thiết. Bởi lẽ, đây chính là những điểm tựa cần thiết cho quá trình hình thành tư duy của trẻ. Nó còn chính là chìa khóa màu nhiệm giúp trẻ mở được những cánh cửa mới đối với thế giới xung quanh mình. Nó cũng là bậc thang để dẫn trẻ tới con đường khám phá tri thức khoa học của nhân loại. Đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tự nhiên xã hội lớp 3" là kết quả của quá trình tìm tòi, nghiên cứu học hỏi. Mặc dù đã rất cố gắng song sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi luôn mong nhận được sự đóng góp quý báu của lãnh đạo cấp trên cũng như đồng nghiệp để đề tài của tôi có tính khả thi, giúp cho tôi vững vàng hơn trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm của mình. II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Như đề cập ở phần đầu, đồ dùng dạy học trong tiết Tự nhiên - xã hội vẫn mang nặng tính truyền thống là dừng lại ở tranh hoặc ảnh. Hiện nay ở các trường tiểu học trong thành phố đều đã trang bị ti vi và đầu video cũng như máy chiếu, máy vi tính nên giáo viên chúng tôi mong muốn sẽ có những băng hình giáo khoa về các chủ đề như con người, tự nhiên, xã hội hoặc kho tư liệu dạy học chung để chúng tôi, những người giáo viên có thể dễ dàng tìm kiếm tư liệu, khai thác nguồn tư liệu đó phục vụ cho quá trình dạy và học để từ đó các tiết học sẽ trở nên sinh động bổ ích. XÁC NHẬN CỦA Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người thực hiện Trịnh Quốc Hoàng 19/20
  21. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Giáo dục học tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm - H.2000. 2. 136 trò chơi sinh hoạt - Nhà xuất bản Thể dục thể thao - H.2000. 3. Sách giáo viên TNXH3 - Nhà xuất bản Giáo dục - H.2004. 4. Tài liệu lớp chuyên đề: Giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp nhi đồng khối 3 - Trường Lê Duẩn - H.2006. 5. Nguyễn Thượng Giao “Giáo trình phương pháp giảng dạy môn Tự nhiên-Xã hội”-NXB Giáo dục,2004 6. Bùi phương Nga, Lê Thu Dinh ”Sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy Tự nhiên-Xã hội”lớp 1, lớp 2, lớp 3-NXB Giáo dục,2000. 7. Giáo Trình Tin Học Văn Phòng -Tác giả: Nguyễn Thanh Hải. 8. Giáo Trình Cầm Tay Chỉ Việc - Tập Đánh Máy Và Trang Trí Văn Bản - Tạo Thiệp Chúc Mừng Ấn Tượng - Tác Giả: Trương Thanh Hải - Nguyễn Tấn Minh 9. Tự Học Microsoft Word 2007 - Tác Giả: Nguyễn Nam Thuận - Năm xuất bản: 2007 10. Giáo Trình Lý Thuyết Và Thực Hành Tin Học Văn Phòng - Tập 4: PowerPoint XP, Quyển 2 (Dùng Kèm CD) - Tác Giả: Hoàng Đức Hải. Nguyễn Đình Tê. 11. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy - Một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn Toán - Tạp chí Giáo dục, kỳ 2 - tháng 9/2009. 12. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thuỷ, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, Số chuyên đề TBDH năm 2009. 13. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc - NXB Lao động - Xã hội. 20/20
  22. MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA CÓ ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 3 BÀI: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT 1 2 Quan sát sự chuyển động quanh mình của Trái Đất Cực Bắc Tây Cực Bắc Đông Cực Nam Tây Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh Đông mình nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ? Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh mình Cực Nam nó theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, quay từ Tây sang Đông 3 4 Đặt quả địa cầu trước mặt sao cho trục của nó hướng cực Bắc về phía bạn. Đánh dấu một điểm trên quả địa cầu. Từ từ quay quả địa cầu ngược chiều kim đồng hồ cho đến lúc điểm đánh dấu trở về chỗ cũ. 5 6 Em hãy nhận xét sự chuyển động của Trái Đất. Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó vừa quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. 7 8 21/20
  23. BÀI: MẶT TRỜI Mặt trời- TNXH lớp 3 Tuần28 Người soạn: TRÞNH QUèC HoµNG 1 2 3 4 MÆt MÆt trêi mäc trêi lÆn 5 6 22/20
  24. Nhãm . Gia ®×nh em Ng­êi kh¸c . . Pin MÆt trêi( Khu c¤ng nghÖ cao Hoµ L¹c- ViÖt Nam) 7 8 B×nh nãng l¹nh ch¹y b»ng n¨ng l­îng MÆt trêi. §Ìn cao ¸p ch¹y b»ng n¨ng l­îng MÆt trêi. 9 10 Toµ nhµ dïng n¨ng l­îng MÆt trêi lín nhÊt thÕ giíi. M¸y bay ch¹y b»ng n¨ngl­îng MÆt trêi ®ang chuÈn bÞ cÊt c¸nh. 11 12 23/20
  25. Nhµ m¸y ®iÖn h×nh th¸p ch¹y b»ng n¨ng l­îng MÆt trêi ®Çu tiªn §iÖn tho¹i di ®éng sö dông n¨ng l­îng mÆt trêi. trªn thÕ giíi. 13 14 15 24/20
  26. BÀI: TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH Em hãy chỉ trên hình vẽ sau hướng chuyển động Môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 của Trái Đất quanh Mặt Trời Bài 69: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời Tây Đông 1 2 Các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Sơ đồ Hệ Mặt Trời  Khi quan sát trên bầu trời ta thấy những gì? Sao Diêm Vương -Ban ngày nhìn thấy mây,Mặt Trăng và MặtTrời -Ban đêm thấy Mặt Trăng và các ngôi sao Sao Thiên Vương Sao Hải Vương Sao Thổ Sao Hỏa Trong Vũ trụ không những chỉ có Mặt Sao Thủy Sao Kim Trăng, Mặt Trời, Trái Đất mà còn có rất Sao Mộc nhiều hành tinh khác. Bài học hôm nay Trái Đất chúng ta chỉ tìm hiểu các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. 3 4 Hình Đây là sơ đồ vẽ các hành tinh trong hệ Mặt Trời. dáng và Trái Đất kích thước THroệngMhặệtMTặrtờTircờói c9ó hmàấnyhhtàinnhh.tinh ? của Mặt MẶT TRỜI Trời và TRỜI các hành tinh Mặt Trời trong hệ Mặt Trời Trái Đất 5 6 25/20
  27. Sao Diêm Vương Chúng Đây là bức ảnh chụp Hệ Mặt Trời. ta cùng SAO HẢI VƯƠNG khám Sao Hải Vương SAO SAO THIÊN VƯƠNG phá ! DIÊM SAO HỎA VƯƠNG Em hãy gọi tên các hành SAO THỔ Sao Thiên Vương MẶT TRỜI SAO KIM tinh trong hệ Mặt Trời ? TRÁI ĐẤT SAO MỘC SAO THỦY Sao Thổ Sao Mộc MẶT TRỜI Sao Hỏa ThKứ ítựcchácthàưnhớtinch tcroủngahệMMặttTTrờri ời như thế nào so với các Sao Thủy hành tinh khác ? Trái Đất Sao Kim Vị trí thứ tự các hành tinh trong hệ Mặt Trời 7 8 Sao Diêm Vương Hệ Mặt Trời nhìn từ xa Trái Đất và các hành tinh quay như thế nào so với Mặt Trời ? Sao Hải Vương Em có nhận xét gì ? Trái Đất và các hành tinh này đều quay chung quanh Mặt Trời. Sao Thiên Vương Sao Thổ Sao Mộc MẶT TRỜI Sao Hỏa Sao Thủy Trái Đất Sao Kim 9 10 GHI NHỚ: Vậy tại sao nói: Trái Đất là một hành tinh trong hệ GHI NHỚ: Mặt Trời ?  Trái Đất và các hành tinh khác luôn quay xung  Vì Trái Đất luôn quay chung quanh Mặt Trời. quanh Mặt Trời.  Trái Đất là một hành tinh của hệ Mặt Trời.  Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh ( Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương Kim ). 9 hành tinh này luôn quay xung quanh Mặt Trời. 11 12 26/20
  28. TrênQTuraánisĐátấttr,a snựh svốàntgrảclóờởi cnâhuữhnỏgi:nơi nào ? GHI NHỚ: CỰC BẮC BIỂN 1  Trái Đất và các hành tinh khác luôn quay xung 1 2 quanh Mặt Trời. ĐẤT 3  Trái Đất là một hành tinh của hệ Mặt Trời. LIỀN 4  Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh ( Sao Thủy, Sao Kim, 5 Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương Kim ). 9 hành tinh này luôn quay xung quanh Mặt Trời. ĐỒI NÚI CỰC NAM 13 14 Trên Trái Đất, sự sống có khắp ở mọi nơi. Sự sống sôi động ở Nam cực.  Ở biển cả, sông, suối  Ở trên đất liền  Ở vùng rừng núi 15 16 Sù sèng trªn Tr¸i §Êt rÊt phong phó vµ ®a d¹ng . VËy chóng ta ph¶i lµm g× ®Ó b¶o vÖ sù sèng trªn Tr¸i §Êt ? Thảo luận theo nhóm 4, thời gian 2 phút Môi trường xanh-sạch-đẹp. Chúng ta phải làm gì để bảo  vệ sự sống trên Trái Đất ? Hết thời gian thảo luận 17 18 27/20
  29. Hiện tượng xói mòn và sạt lở đất. Môi trường bị ô nhiễm. 19 20 Tuyên truyền để cho mọi người Lao động bảo vệ môi trường cùng tham gia bảo vệ môi trường. 21 22 GHI NHỚ: Củng cố và dặn dò  Trên Trái Đất, sự sống có khắp ở mọi nơi. Trong hệ Mặt Trời có  Mỗi người trong chúng ta ai ai cũng phải có bao nhiêu hành tinh ? trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự sống trên Hành tinh là Trái Đất vì đó cũng là bảo vệ chính sự sống này có tên là gì ? của chúng ta. đó tinh ành o ? c hà ế nà Cá ư th y nh qua 23 24 Sao Diªm V­¬ng Tiết học đến đây kết thúc Sao H¶i V­¬ng  Các em về nhà học thuộc bài. Sao Thiªn V­¬ng  Bài tập buổi chiều: bài tập 1 và bài tập 2 trang 86 vở bài tập tự nhiên và xã hội. Sao Thæ Sao Méc MÆt Trêi Sao Ho¶ Sao Thuû Tr¸i §Êt Sao Kim 25 26 28/20