Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới

pdf 41 trang thienle22 7020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc_gio_sin.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống tổ chức của các trường THCS, đơn vị cơ bản được thành lập để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học. Để quản lí lớp học, nhà trường cử ra một trong những giáo viên đang giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) được hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm lớp học để thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy khi nói đến GVCN là đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng của người làm công tác chủ nhiệm lớp, còn nói đến công tác chủ nhiệm lớp là đề cập đến những nhiệm vụ, nội dung công việc mà người GVCN phải làm, cần làm và nên làm. Đối với giáo dục học sinh THCS, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, GVCN trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, GVCN còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, Có thể nói vai trò xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn. Công tác chủ nhiệm nói chung hay cụ thể hơn là các giờ sinh hoạt lớp nói riêng đóng một phần quan trọng trong quá trình giáo dục các em. Để có các giờ sinh hoạt lớp hiệu quả thì người giáo viên chủ nhiệm cần linh động, sáng tạo và chọn lọc những giải pháp, biện pháp sao cho đạt mục đích yêu cầu giáo dục. Ngoài ra giáo viên cũng phải giải thích cho học sinh hiểu tầm quan trọng của giờ sinh hoạt lớp. Từ đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn và ý nghĩa hơn của giờ sinh hoạt lớp. 1
  2. Xác định rõ vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trong những năm qua, Trường THCS Thái Thịnh nói riêng và các nhà trường nói chung trong quận Đống Đa nói chung đã quan tâm nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm đặc biệt là giờ sinh hoạt lớp. Tuy nhiên để có một giải pháp tối ưu cho các giờ sinh hoạt lớp cũng như hiệu quả của hoạt động chủ nhiệm lại là vấn đề chúng ta cần trao đổi. Là một giáo viên đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, với chút ít kinh nghiệm tích luỹ được qua thực tế công việc, tôi xin được trao đổi cùng các đồng nghiệp “Kinh nghiệm trong việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo hướng đổi mới” với mong muốn nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay. II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1. Mục tiêu Từ nghiên cứu thực trạng của các giờ sinh hoạt lớp ở trường THCS để tìm ra các biện pháp nhằm cải tiến phương pháp sinh hoạt lớp phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh. 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng giờ sinh hoạt lớp hiệu quả. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của giờ sinh hoạt lớp ở trường THCS. Từ đó so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng những giải pháp, biện pháp sinh hoạt lớp mới. Rút ra một số bài học bổ ích sau nghiên cứu. III. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ áp dụng những giải pháp và biện pháp sinh hoạt lớp ở lớp 6H năm học 2014-2015 và 7H năm học 2015-2016 trường THCS Thái Thịnh. IV. Phương pháp nghiên cứu - Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu có liên quan - Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề 2
  3. - Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến - Phương pháp quan sát sư phạm B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Về phía nhà trường, chính lãnh đạo ngành giáo dục cũng phải thừa nhận một điều, giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay gần như còn một khoảng trống. Nhà trường chủ yếu trao đổi về tri thức mà ít chú ý đến việc dạy học sinh làm người. Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh. Hơn nữa, các trường chỉ đưa ra các nội quy, lấy nội quy soi vào học sinh. Mỗi khi các em phạm lỗi, thầy cô thường dùng hình thức kiểm điểm, phê bình hoặc nặng hơn là phạt, chứ không chú ý hướng cho các em cách tiến đến cái đúng. Bước vào năm học mới, một vấn đề được lãnh đạo từ Bộ GD&ĐT, đến Sở và hiệu trưởng các trường đều nhấn mạnh là dành sự quan tâm đặc biệt đến giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Hơn nữa, khác với bậc tiểu học giáo viên chủ nhiệm có mặt hầu hết trong các buổi học của các em vì thế nhiều thời gian bên các em nhưng lên bậc THCS các em được tiếp xúc với nhiều thầy cô khác nhau, giáo viên chủ nhiệm chỉ có mặt vào giờ sinh hoạt mười lăm phút đầu các buổi học hoặc buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. Chính vì thế tiết sinh hoạt chủ nhiệm tuy chiếm thời gian không nhiều nhưng bồi đắp cho học sinh những kỹ năng cần thiết để tham gia vào các hoạt động tập thể. Nâng cao được ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn thì các em mới dễ dàng tham gia vào các hoạt động một cách có hiệu quả. Tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bạn bè cũng từ đó được hình thành và phát triển. Quan trọng hơn các em có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người, kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình. Biết sống hòa nhã sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích cực tham gia vào các công việc chung, ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, gia 3
  4. đình; có ý thức chấp hành tốt quy định pháp luật và các chuẩn mực đạo đức khi vui chơi và học tập. Không trực tiếp nhưng tiết sinh hoạt lớp còn góp phần củng cố kiến thức đã học, đồng thời mở rộng thêm tri thức bên ngoài xã hội mà bài học trên lớp chưa có điều kiện mở rộng. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp là giáo viên đã xây dựng đươc một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh góp phần vào việc đổi mới phương pháp học, nâng cao chất lượng học tập. Người ta thường nói. Thông thường, công tác chủ nhiệm lớp là các hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình thức: lồng ghép trong quá trình sinh hoạt lớp, lồng ghép qua môi trường giáo dục, qua các hoạt động ngoại khóa Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến tiết sinh hoạt lớp vì nó giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển giao các nhiệm vụ, phong trào thi đua của nhà trường đến từng học sinh một cách kịp thời. Bên cạnh đó, tiết sinh hoạt lớp còn là nơi để thầy trò hiểu nhau hơn, qua đó giáo viên có phương pháp giáo dục học sinh đúng hướng bằng tiếng nói chung. Những việc làm này hy vọng sẽ tạo được một dấu ấn, để giúp hình thành nên một thế hệ học sinh có nhân cách tốt. II. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp 1. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS hiện nay Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại không ít những thuận lợi cho công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường ngày một khang trang, đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học. Mô hình ít con, kinh tế ngày càng được cải thiện đã tạo thuận lợi cho trẻ em được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho giáo viên và phụ huynh trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên 4
  5. trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là game online. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công nghệ kinh doanh chỉ chú ý đến lợi nhuận. Hầu hết các điểm truy cập Internet đều trang bị những trò chơi bạo lực thu hút học sinh. Vì thế, hiện tượng trốn tiết, giấu tiền học phí để chơi game là điều không tránh khỏi. Không những thế, hậu quả do những tác động của những trò chơi nguy hiểm này dẫn đến các hành vi bạo lực khôn lường. Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa không nghĩ đến hậu quả. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong 3 buổi họp phụ huynh trong một năm học. còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Trẻ thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm của gia đình, dễ bị kẻ xấu lôi cuốn sa ngã. Một số em do được chiều chuộng và chăm sóc quá chu đáo nên nảy sinh tính ích kỉ, ương bướng, khó bảo. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN 5
  6. thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho GVCN còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn quá ít, trong khi xã hội ngày càng phát triển. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình , trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều. Đó là khó khăn về mặt khách quan gây cản trở cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung. 2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Thái Thịnh Thuận lợi, khó khăn - Trường nằm ở trung tâm nên thuận lợi cho học sinh đi lại. Được sự quan tâm của ban lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương và ban giám hiệu trường THCS Thái Thịnh luôn tạo điều kiện tốt nhất để cho học sinh được phát triển toàn diện cả 6
  7. về trí tuệ lẫn về thể chất. Trường có một đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn và luôn tâm huyết với nghề. - Bản thân tôi đã qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, nhiều năm chủ nhiệm lớp nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm - Học sinh lớp 7H ngoan, chăm học có kết quả học lực và hạnh kiểm tương đối tốt: Học lực giỏi: 29 HS ; Học lực khá: 17 HS ; Học lực TB: 8 HS. Học lực yếu: 4HS ; Học lực kém: 1 HS Hạnh kiểm tốt: 53 HS; Hạnh kiểm khá: 6HS. Một số HS trong lớp đã có kinh nghiệm làm cán bộ lớp như lớp trưởng, Bí thư chi đoàn cán sự bộ môn, lớp phó Một số HS có bố mẹ là cán bộ, giáo viên, công chức, có điều kiện để học tập tốt . - Do địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung nên gây khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong việc tiếp cận và thăm gia đình học sinh. Trường THCS Thái Thịnh trong những năm gần đây lãnh đạo trường đã quan tâm nhiều hơn đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, công tác của GVCN lớp. Hằng năm Hiệu trưởng có sự chọn lựa phân công GVCN hợp lý ở các khối. Đầu năm học tổ chức hội nghị GVCN trao đổi một số chuyên đề như “ Bạo lực học đường “, “ giáo dục học sinh khuyết tật “ Tuy nhiên một số GVCN còn lúng túng trong việc tổ chức các tiết sinh hoạt lớp, chủ yếu thực hiện công việc theo dõi học sinh hằng tuần, nhắc nhở học sinh vi phạm nội quy, thậm chí có nhiều tiết sinh hoạt lớp GVCN dành luôn một tiết để la mắng học sinh, làm cho học sinh cảm thấy tiết sinh hoạt lớp nặng nề, áp lực. Ai cũng ngao ngán bởi những hành vi "kiểm điểm" của các thầy cô. Nào là tình hình lớp không ổn định, vi phạm nội quy, không học bài. Mặc dù thầy cô có ý tốt muốn nhắc nhở học sinh của mình, đó cũng là một cách quan tâm nhưng thầy cô cứ lặp đi lặp lại điều này trong hầu hết các buổi sinh hoạt khiến cho học sinh cảm thấy khá căng thẳng thậm chí giống như là tra tấn cực 7
  8. hình. Vì thế giờ sinh hoạt lớp được tổ chức một cách rời rạc, đơn điệu, thiếu thực tế, không sinh động tạo tâm lí chán nản cho học sinh. III. Thành công, hạn chế Khi đề tài này được tiến hành các học sinh rất hứng thú với các biện pháp được áp dụng. Các em mong đợi đến ngày cuối tuần để các em được tham gia vào giờ sinh hoạt. Các em náo nức cho công tác chuẩn bị khi nghe tuần này mình sẽ tham dự các cuộc chơi. Tuy nhiên do điều kiện thư viện của trường không đáp ứng đủ tài liệu và nguồn tài liệu chưa phong phú vì thế các em chủ yếu lấy nội dung trong sách giáo khoa để làm câu hỏi cho các cuộc thi. IV. Mặt mạnh, mặt yếu - Mặt mạnh: Đề tài này có thể áp dụng ở nhiều lớp, nhiều trường THCS và ở mọi đối tượng học sinh. - Mặt yếu: Phần lớn giáo viên và học sinh chưa coi trọng giờ sinh hoạt lớp vì vậy dẫn đến các giờ sinh hoạt lớp chưa đạt hiệu quả cao. V. Các nguyên nhân, yếu tố tác động Vì sao học sinh không thích các tiết sinh hoạt lớp? Phần lớn giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt lớp bằng “bài ca muôn thuở ». Học sinh không được cùng nhau tổ chức, tham gia. Nội dung khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh. Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với học sinh. Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em. Thực tế hiện nay trong các buổi sinh hoạt lớp, các thầy cô thường chê học sinh nhiều hơn là khen ngợi (60 - 70% là “chê” học sinh). Biết khen - chê đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập .Về nguyên tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen. Khi khen chê HS cần lưu ý một số vấn đề sau: - Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất 8
  9. - Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen - Cần khen ngay hành vi tích cực mới khi nó vừa xuất hiện nhất là với những em hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát . Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành phẩm chất nhân cách. Khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu VI. Biện pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp có hiệu quả 1. Mục tiêu của biện pháp Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những giải pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúpcác em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm phải xác định được mục tiêu của giờ sinh hoạt lớp và tìm hiểu những nguyên nhân chính làm cho học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp. 2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp a. Biện pháp thứ nhất: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh Cách phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh nhằm tiết kiệm thời gian của giờ sinh hoạt vừa giúp cho các em có trách nhiệm hơn với lóp. Lớp tôi chủ nhiệm có 59 học sinh, được tổ chức thành 8 tổ. Ban cán sự lớp gồm 1 lớp trưởng, 1 lớp phó phụ trách học tập, 1 lớp phó phụ trách lao động, 8 tổ trưởng. Nhiệm vụ của Lớp trưởng: là quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần. Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. 9
  10. Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. Theo dõi điểm của các bạn qua phiếu điểm, ký và trả phiếu điểm vào thứ 7 và thu vào thứ 2 hàng tuần. Mỗi học sinh đều có thể tham gia làm cán sự lớp từ lớp trưởng đến thành viên của lớp, trong thời gian 1,5 đến 2 tháng, sau đó lại đổi nhiệm vụ ở các vị trí khác. Trong quá trình thực hiện các học sinh nhận nhiệm vụ làm cán sự lớp luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, các em phấn khởi hơn, hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với công việc vì luôn nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện vai trò của bản thân trong các hoạt động của lớp. Cuối tuần giáo viên chủ nhiệm cùng Ban cán sự lớp đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời.Với mỗi vị trí như thế sẽ làm cho giờ sinh hoạt lớp phong phú hơn. Sau một thời gian thực hiện tôi nhận thấy lớp đã có những chuyển biến tích cực. Mỗi học sinh nhận nhiệm vụ có một cách riêng để điều hành lớp, tổ. Các em biết chia sẻ, học tập lẫn nhau, tinh thần tập thể, đoàn kết, thân thiện được nâng cao. Một số học sinh nhút nhát, chưa bao giờ làm cán sự lớp cũng có cảm giác lo lắng, khó khăn, bước đầu giáo viên chủ nhiệm phân công các em làm bàn trưởng hoặc các nhiệm vụ đơn giản hơn để các em tự tin và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở mức cao hơn. Cách làm này đã rút ngắn thời gian báo cáo tình hình của lớp dành thời gian cho các hoạt động vui chơi khác. b. Biện pháp thứ hai: Tổ chức các trò chơi tập thể Thường xuyên tổ chức các trò chơi tập thể. Mỗi tổ sẽ chịu trách nhiệm tổ chức sinh hoạt lớp một tuần.Kế hoạch sinh hoạt lớp sẽ được giáo viên chủ nhiệm thông qua và thực hiện.Khi các em tự tổ chức các em sẽ cảm thấy vai trò của mình quan 10
  11. trọng hơn. Các em có khả năng sáng tạo theo cách các em mong muốn. Chính các em đã biến giờ sinh hoạt lớp đơn thuần và nhạt nhẽo thành thú vị, sôi động. Một số trò chơi như tổ chức thi “rung chuông vàng” giữa các tổ với nhau. Đường lên đỉnh Olympia. Nội dung câu hỏi do các em tự sưu tầm và có ý kiến tham khảo các thầy cô giáo bộ môn để cho câu hỏi sát với nội dung bài học mà chống nhàm chán.Các trò chơi vận động như đổ nước vào chai hoặc cướp cờ cũng được đan xen.Tham gia vào trò chơi giúp các em cảm thấy thoải mái vừa ôn lài kiến thức vừa trút bao căng thẳng mệt mỏi của một tuần học tập. Giúp các em có một tâm thế thoải mái cho những giờ học tuần sau. Một số trò chơi tập thể như: * Băng reo: Vỗ tay theo nhịp 1-2,1-2-3. - Quản trò hướng dẫn tập thể vỗ tay như sau: vỗ 2 nhịp, nhịp đầu vỗ 2 cái, ngừng một nhịp rồi vỗ tiếp 3 cái liền. - Lần vỗ đấu tập dợt, quản trò mới tập thể vừa vỗ vừa đếm số (1 2 – 1 2 3) Khi tiếng vỗ tay nhịp nhàng rối không cần đếm số tiếp. Muốn sinh động quản trò điều khiển vỗ từ chậm đến nhanh dần. * Băng reo: Vỗ tay theo nhịp 1-2-3,1-2-3-4-5 - Cách vỗ tay giống như cách vỗ tay trên nhưng khó hơn vì nhịp vỗ tay dài hơn nhịp đầu vỗ 3 cái liên tiếp, ngưng một nhịp vỗ tay tiếp 5 cái liền. - Cách vỗ tay theo nhịp có thể sáng tạo nhiều cách rất hay như; vỗ tay theo nhịp trống nghi thức * Băng reo: Vỗ tay theo cử động - Quản trò mời một người khác hay chính quản trò di chuyển bước chân trong vòng tròn Mỗi khi bước chân chạm xuống đất , tập thể vỗ một cái to. Cứ thế tuỳ theo bước chân nhanh chậm, tiếng vỗ tay sẽ rộn ràng theo bước chân. * Băng reo: Vỗ tay làm mưa nhân tạo: - Quản trò cầm một đồ vật (khăn quàng, nón ) để tập thể chú ý hướng điều 11
  12. khiền nhịp vỗ tay. Quản trò để vật dưới thấp, tập thể vỗ tay nhỏ (mưa nhỏ). Quản trò đưa tay cao khỏi đầu quay vòng tròn, vỗ tay to và nhanh (mưa to).Quản trò phất tay một cái qua một bên, tập thể vỗ to một tiếng, quản trò phát qua bên kia, vỗ tay một tiếng khác (mưa rào). Quản trò phối hợp 3 loại mưa (nhỏ, to, rào) thật nhịp nhàng và sinh động và chấm dứt một tiếng sấm bằng cách tập thể hô to (đùng). - Băng reo vỗ tay làm mưa có một hình thức khác, vỗ từng ngón tay từ ít đến nhiều ngón để làm mưa từ nho đến to. * Tìm số nhà Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng, khoảng 08 người tham dự. Rèn luyện: Sự quan sát, ghi nhớ các sự vật. Giáo dục: Dùng các giác quan để nhận ra các sự vật hiện tượng. Luật chơi: Cho những người dự chơi đứng quan sát 3 phút. Sau đó đi ra xa 3m rồi bịt mắt lại. Có còi hiệu mỗi người đi lần về chỗ để các hình, tìm lấy 1 hình, sờ kỹ rồi nói hình đó mang số mấy.Ai nói sai bị phạt. Mục đích: Gây bầu khí sôi động, linh hoạt trong khi chơi. Vật dụng: Lấy giấy cát tông cắt làm 6 hoặc 10 hình khác nhau. Mỗi hình có ghi 1 số: từ 1-10. Lưu ý: Có thể áp dụng để ôn lại kiến thức của các bài học. * Truyền tin Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng, khoảng 08 người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác. Giáo dục: Tương trợ nhau,phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động. Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến quản trò nhận bản tin, rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền lại bản tin đó bằng cử điệu mà không được nói, cũng như không được nhép miệng. Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng. 12
  13. Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó. Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin. Lưu ý: Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện. c. Biện pháp thứ ba: Tổ chức đối thoại nóng Cứ mỗi cuối tuần thứ tư của tháng, giáo viên chủ nhiệm lại tổ chức một cuộc “đối thoại nóng” với cán bộ lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên lớp, vừa tạo cơ hội để các cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng. Giống như một cuộc nói chuyện cởi mở, cuộc đối thoại thường bắt đầu bằng gợi ý “mềm” của cô chủ nhiệm: “Các con nói cho cô nghe lịch sự trong giao tiếp, thế nào là đúng, thế nào là không được”. Theo bản thân tôi, để các em tự nói cũng là cách để các em tự đòi hỏi bản thân mình phải làm được điều đó. Những buổi đối thoại kéo gần khoảng cách giữa cô và trò, thoạt nghe tưởng dễ. Nhưng trước khi làm điều này, người thầy phải tạo được sự gần gũi và niềm tin của học sinh. Sau đó, việc tạo không khí gợi mở, tự nhiên, để cuộc nói chuyện không trở nên khô cứng, hình thức cũng đòi hỏi không ít trí lực, sự khéo léo của người thầy cô giáo. d. Biện pháp thứ tư: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống Nếu như trước đây, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh, thì ngày nay, ngoài công tác chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm còn phải kiêm thêm nhiều công việc không tên khác từ việc học đến nề nếp, tâm tư tình cảm, giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế ngoài việc đầu tư vào môn dạy của mình sao cho vừa đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ có phương pháp giáo dục hợp lý, linh hoạt, hiểu biết tâm lý học sinh. Và điều không thể thiếu là phải có tâm huyết và tình yêu thương đối với học sinh. Căn cứ vào nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT, đồng thời thấy được tính thiết yếu của việc giáo dục này, tôi đã: 13
  14. - Tăng cường giáo dục kỹ năng sống thông qua các hình thức dạy học của mình, đồng thời lồng ghép vào các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh trong và ngoài nhà trường. - Xây dựng quy chế hành vi giao tiếp giữa "Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò" gần gũi thân thiện, rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội. - Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, diễn biến tâm sinh lí của học sinh, thông qua các hoạt động hưởng ứng phong trào " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" để rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử, rèn luyện sức khỏe, ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội . - Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong mọi hoạt động rèn luyện kỹ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho HS nhận thực được lợi ích của rèn luyện kỹ năng sống là có lợi về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ để cả tập thể cùng rèn luyện - Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện để học sinh rèn luyện, tự rèn luyện. Coi trọng tự rèn luyện, động viên khuyến khích học sinh kịp thời. Ví dụ như giáo dục cho các em không qua bi quan sau những vi phạm của mình mà phài lấy đó là một bại học để rút kinh nghiệm. - Cách rèn luyện kỹ năng cho học sinh được phát triển từ dễ đến khó. Như mục cùng góp ý trong giờ sinh hoạt, tôi yêu cầu “Em hãy nói vài ý kiến của mình về những vi phạm của các bạn trong tuần vừa qua ”. Ban đầu, các em còn nói năng lí nhí, mắt không dám nhìn thẳng, gương mặt căng thẳng, sợ hãi vì lần đầu tiên phải nói trước đám đông. Nhưng sau vài lần, các em không còn những cái nhìn ái ngại, dạn dĩ hơn, cảm thấy tự tin và câu nói chắc gọn, cộng thêm một môi trường 14
  15. giáo dục thân thiện hoà đồng, cho phép các em tiến đến gần và hoà nhập với nhau, sau đó là những điều khác như đóng góp ý kiến cho tập thể, ý tưởng độc đáo cho các hoạt động của lớp phong phú hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt kỹ năng làm việc đồng đội, các em được trang bị lý thuyết cụ thể, rồi thực hành để hiểu. Với kỹ năng làm việc đồng đội, các em được tập làm việc để biết cách hợp tác và chấp nhận lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. . Mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống, đây là điều rất cần thiết trong cuộc sống của các em sau này. - Ngoài ra, tôi có đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống của học sinh cho các bậc phụ huynh vào những lần họp phụ huynh; cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục con em phù hợp với đặc điểm từng độ tuổi, đặc biệt phát hiện sớm những biểu hiện rối loạn tâm thần ở học sinh, các bệnh tật học đường; cung cấp địa chỉ những dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng để giúp gia đình và xã hội tham gia chăm sóc giáo dục con em tốt hơn. e. Biện pháp thứ năm: Xây dựng nội dung sinh hoạt các buổi trong tuần Để cho các giờ sinh hoạt 15 phút thêm phong phú. Ban cán sự của các lớp sẽ thay phiên nhau để điều hành các buổi sinh hoạt nhằm tránh nhàm chán. Kế hoạch sinh hoạt 15 phút đầu giờ được phân công theo các buổi trong tuần tránh sinh hoạt đơn điệu. Cụ thể: Thứ 2: Đọc sách báo. Để cho phong phú các loại sách thì giữa các lớp sẽ thường xuyên đổi đầu báo cho nhau.Hoặc các thành viên trong lớp sẽ tìm kiếm và cung cấp bổ sung vào thư viện sách báo của lớp. Thứ 3: Sửa bài.Các cán sự bộ môn sẽ lên bảng hướng dẫn cách làm hoặc cách giải bài. Không chép bài lên bảng để các bạn khác chép vì làm thế một số học sinh ỷ lại không làm bài ở nhà mà lên lớp chép. 15
  16. Thứ 4: Sinh hoạt văn nghệ. Lớp phó văn thể sẽ tập cho lớp hát các bài hát mới. Đây là một trọng trách nặng nề vì thế lớp phó văn thể phải thường xuyên học các bài hát mới. Thứ 5: Đố vui. Các tổ sẽ cử từng thành viên lên đọc câu đố để các bạn giải. Thứ 6: Sinh hoạt tổ.Tổ trưởng tổ chức sinh hoạt theo tổ về các hoạt động trong tuần. Thứ 7: Lớp tự sinh hoạt. Các tổ trưởng nộp phiếu điểm cho ban cán sự lớp tổng hợp. g) Biện pháp thứ sáu: cho HS được trải nghiệm thực tế Đây là một hình thức hoạt động rất có ý nghĩa đối với HS. Trong các tiết sinh hoạt lớp người GVCN nếu vận dụng một cách hợp lí sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Chẳng hạn khi dạy chủ đề “uống nước nhớ nguồn” có thể mời các anh hùng, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở địa phương đến để giao lưu trò chuyện với HS giúp các em hiểu thêm về truyền thống lịch sử của dân tộc và thêm tự hào với thế hệ cha anh đi trước. Khi cho các em sinh hoạt theo chủ đề văn hóa dân gian có thể cho các em trải nghiệm thực tế những loại hình nghệ thuật dân gian như: nặn tò he, dán giấy bồi hoặc có thể cho các em trực tiếp đến một làng nghề ở địa phương để tìm hiểu thêm. VII. Điều kiện thực hiện biện pháp Để thực hiện được các biện pháp này các giáo viên chủ nhiệm cũng như thầy tổng phụ trách cần phối hợp với nhau để tiến hành đồng bộ. Cần có sự quản lí của giáo viên chủ nhiệm và tổ chức đội. Trước khi thực hiện cần xác định những yêu cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp. - Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp - Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh 16
  17. -Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu, sở thích của học sinh - Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại - Xác định hình thức, phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch. Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc. Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS thanh lịch ) Các biện pháp này có một mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể tách rời hoặc bỏ đi một biện pháp nào ở trên. Chỉ khi phối hợp các biện pháp trên với nhau thì mới đem lại kết quả cao. VIII. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề Vào đầu năm học 2015- 2016 tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra và có trò chuyện với một số giáo viên chủ nhiệm lớp7. Qua điều tra và trò chuyện tôi được biết phần lớn các em không mong chờ giờ sinh hoạt lớp ngay cả giáo viên chủ nhiệm cũng không biết sinh hoạt cái gì vì tuần nào cũng một bài diễn đi diễn lại cho hết giờ để về. Tôi đã tiến hành thăm dò 405 học sinh khối 7. - Kết quả điều tra: Rất thích Thích Bình thường Không thích 405 học sinh SL % SL % SL % SL % Trước khi áp dụng đề 45 11% 50 12% 223 55% 132 32 tài % Sau khi áp dụng 104 26% 250 62% 31 7,7 20 4,3 đề tài % % 17
  18. * Trước khi các biện pháp này đưa vào áp dụng thì kết quả của học kỳ I của lớp 7H XL Sĩ HK HL THI Lớp số ĐUA T K TB G K TB Y 7H 59 53 6 0 29 17 8 5 Xếp 90% 10% 49% 29% 14% 8 thứ 4 % toàn khối * Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp sinh hoạt thì kết quả thu được có phần khả quan hơn trước. Đây là kết quả thu được giữa học kì II năm học 2015-2016 của lớp 7H XẾP LOẠI Sĩ HK HL Lớp THI ĐUA số T K TB G K TB Y Xếp thứ hai 59 56 3 0 32 18 3 7H 6 toàn khối Nhìn vào kết quả điều tra cho thấy trước khi áp dụng các biện pháp mới vào giờ sinh hoạt thì kết quả hai mặt đặc biệt về học lực của các em lớp 7H chưa tốt, số học sinh khá giỏi chưa cao. Xếp loại thi đua có nhiều tuần xếp sau các lớp khác nhưng khi áp dụng đề tài này trong học kỳ II đã thấy có biến chuyển rõ rệt. Số học sinh giỏi, khá tăng lên đáng kể. Xếp loại thi đua luôn dẫn đầu toàn trường. Đặc biệt không còn học sinh có hạnh kiểm khá, trung bình. C. PHẦN KẾT LUẬN I. Kết luận 18
  19. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để quản lý học sinh cũng như đề xuất với Ban giám hiệu và giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường. Dù đã đạt được một số kết quả nhất định bước đầu. Tuy nhiên, do có nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan và vẫn còn một số mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo nhà trường và quý đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được áp dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! II. Kiến nghị đề xuất - Đối với giáo viên chủ nhiệm: Thường xuyên đi sâu đi sát đến từng học sinh của lớp mình, liên hệ thường xuyên với giáo viên bộ môn cũng như liên hệ với gia đình học sinh để kịp thời có cách giáo dục học sinh cho phù hợp.Từ đó có hướng sinh hoạt lớp cho cụ thể. - Đối với nhà trường: Tổ chức báo cáo chuyên đề liên quan đến đề tài tôi đã nghiên cứu để tiếp tục phát huy các giải pháp đã đề ra. Trên cơ sở đó tôi sẽ có điều kiện phát huy đề tài nghiên cứu, hoàn thiện thêm đề tài, mở rộng phạm vi áp dụng. Không biên chế lớp quá đông vì không gian hẹp sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động trên lớp. Đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học cung cấp thêm sách báo và các tài liệu tham khảo để cho giờ sinh hoạt thêm phong phú và đa dạng. Đặc biệt cấp kinh phí cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm tìm hiểu đặc điểm tập quán của địa phương đang sinh sống. - Đối với gia đình: Gia đình cũng không kém phần quan trọng trong quá trình “thu phục và cảm hóa” các em. Bởi gia đình cũng là một trường học thu nhỏ, là nơi các em tiếp tục “học ăn, học nói, học gói học mở” và hoàn thiện nhân cách sống nơi chính gia đình của các em.Chính vì thế mỗi bậc phụ huynh hãy là tấm gương cho con em mình noi theo. Hãy dành chút ít thời gian bên con cái cùng với nhà trường và xã hội giáo dục và nuôi dạy các em thành người có ích . 19
  20. Qua đề tài này, tôi mong muốn chia sẽ những kinh nghiệm của mình trong công tác chủ nhiệm lớp và hy vọng rằng những giải pháp trên sẽ giúp quý thầy cô thực hiện tốt hơn công tác giáo dục học sinh. Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2016 Người thực hiện Hoàng Diệu Thúy 20
  21. PHỤ LỤC 1 Phiếu điều tra Phiếu điều tra. Xin vui lòng đánh dấu (✓)vào sự lựa chọn của mình. 1. Em thích hay không thích giờ sinh hoạt lớp? Rất thích Thích Bình thường Không thích 2.Vì sao em (thích hoặc không thích) giờ sinh hoạt lớp? Xin cảm ơn các em đã cộng tác! 21
  22. PHỤ LỤC 2 Một số giáo án giờ sinh hoạt lớp đã thực hiện của GVCN đối với lớp 7H Sinh hoạt lớp Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn (Tiết 1) I. Mục tiêu cần đạt 1. Nhận thức - Nắm được tình hình của lớp, của tổ trong tuần 3 tháng 11. - HS tự đánh giá được các ưu khuyết điểm để có định hướng rèn luyện, phấn đấu trong tuần học tiếp theo. - Xây dựng được kế hoạch tuần tiếp theo và nắm được biện pháp thực hiện. - Hiểu thêm các tấm gương anh hùng thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - Nhận thức được những hành động có thể làm để thể hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn” từ đó biết vận dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. 2. Kĩ năng: - Hình thành các kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng giao tiếp với bạn và với lớp, kĩ năng tự tin trình bày trước tập thể. - Rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề. - Biết có hành động, việc làm cụ thể thiết thực để thể hiện đạo lí sống uống nước nhớ nguồn. 3. Thái độ: - Tôn trọng, chân thành trong nhận xét, đánh giá bạn bè tập thể. - Hào hứng, chủ động, tự tin tham gia tiết sinh hoạt lớp nói riêng và các hoạt động tập thể nói chung. 22
  23. - Giúp HS có tinh thần phê và tự phê cao. Có ý thức chấp hành tốt nội quy trường lớp. Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. - Thêm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, biết ơn những người anh hùng đã hi sinh để sống và học tập tốt. - Biết có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”. II. Nội dung và hình thức 1. Nội dung - Phần 1: Sơ kết thi đua tuần 3 tháng 11 - Phần 2: Kế hoạch tuần 4 tháng 11 - Phần 3: Sinh hoạt chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” 2. Hình thức - Trình bày, trao đổi về tình hình lớp. - Xây dựng kế hoạch hoạt động tuần tới. - Tổ chức hoạt động tìm hiểu về chủ đề sinh hoạt của tuần. III. Chuẩn bị của GV và HS 1. Về cơ sở vật chất: - Máy chiếu, máy tính - Phần thưởng - Âm thanh 2. Về nội dung: a) Giáo viên - Thông báo kế hoạch tổ chức sinh hoạt tuần 3 tháng 11. - Trao đổi, bàn bạc định hướng hoạt động với cán bộ lớp. 23
  24. - Phân công nhiệm vụ phù hợp với HS. - Hỗ trợ HS trong các hoạt động. b) Học sinh - Chuẩn bị nội dung sơ kết lớp của tuần 3 tháng 11 và xây dựng kế hoạch tuần 4 tháng 11 (lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng) - Tổ chức và xây dựng nội dung sinh hoạt chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”. - Tìm hiểu về một số tấm gương anh hùng đã hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. - Trang trí bảng: Tổ 1 - Trang trí lớp: tổ 2 - Chuẩn bị phần thưởng: Tổ 3 - Chuẩn bị câu hỏi và thiết kế chương trình: cán bộ lớp - Đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ, quét dọn thắp hương, chăm sóc phần mộ ở nghĩa trang liệt sĩ Hà Nội. IV. Tiến trình hoạt động Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt Hoạt động 1 Sơ kết tuần 3 tháng 11 (Mục đích: Giúp HS nhận thấy những ưu điểm và khuyết điểm trong tuần để khắc phục những mặt còn tồn tại trong tuần học tiếp theo). Thời gian dự kiến: 15 phút Hát tập thể bài “Thái Thịnh Ổn định tổ chức lớp, tạo ngôi trường mến yêu” không khí vui tươi, phấn khởi thu hút học sinh vào hoạt động mới. Giới thiệu nội dung tiết Lắng nghe 24
  25. sinh hoạt gồm 3 phần: + Sơ kết tuần 3 tháng 11 + Xây dựng kế hoạch tuần 4 tháng 11 + Sinh hoạt theo chủ đề Mời lớp trưởng lên tiến Lớp trưởng mời lớp phó - Báo cáo sơ kết: nội hành phần sơ kết tuần phụ trách từng mặt hoạt dung đầy đủ, trình bày động lên nhận xét về tình khoa học, có minh họa hình lớp trong tuần qua về - Người trình bày: Bình các mặt tĩnh, tự tin, rõ ràng. + Nề nếp Khen ngợi và phê bình + Học tập đúng chỗ, sắc điệu lời + Hoạt động khác nói phù hợp (Nội dung sơ kết được các ➔ HS biết được tình bạn lớp phó tổng hợp lại từ hình chung của cả báo cáo của các tổ trưởng lớp về mọi mặt và sự theo dõi của chính bản thân) Lớp trưởng tổng kết lại tình hình lớp trong tuần và xin ý kiến bổ sung của các bạn HS bày tỏ ý kiến Ý kiến thẳng thắn, chân thành xuất phát từ thực tế tình hình lớp - Nhận xét phần sơ Lớp trưởng xin ý kiến của GV cần nhận xét, ngắn gọn kết của HS. Khen GVCN. rõ ràng thuyết phục được những mặt tốt đã HS. Xử lý tình huống phải làm được. Nhắc hợp tình hợp lí. nhở những vấn đề còn tồn tại. 25
  26. - Giải quyết tình huống đã nảy sinh. Không khí lớp sôi động, Trao phần thưởng khơi dậy tinh thần hăng hái Đại diện tổ và cá nhân có cho tổ xuất sắc nhất thi đua về mọi mặt giữa HS thành tích lên nhận quà. trong lớp. Hoạt động 2 Xây dựng kế hoạch tuần 4 tháng 11 (Mục đích: nắm được kế hoạch tuần để tu dưỡng, rèn luyện) Thời gian dự kiến: 7 phút Lớp trưởng đưa ra kế hoạch HS xây dựng được kế đã xây dựng dựa trên cơ sở hoạch của tuần 4 tháng 11 những định hướng từ đầu về các mặt: Học tập, kỉ tháng và ban cán sự lớp đã luật, các hoạt động khác. bàn bạc thống nhất - Xin ý kiến của các bạn. Cả lớp bàn bạc, thống nhất thể hiện sự quyết tâm thực hiện. GVCN bổ sung - HS bàn bạc biện pháp thực hiện Hoạt động 3 Sinh hoạt với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” (Mục đích: giúp HS hiểu về đạo lí sống uống nước nhớ nguồn từ đó có những việc làm, hành động cụ thể trong cuộc sống hằng ngày thể hiện cho đạo lí sống cao đẹp đó). Thời gian dự kiến: 23 phút GV nêu lí do tổ chức sinh - HS lắng nghe, tiếp hoạt chủ đề “Uống nước nhận và ghi nhớ nhớ nguồn” những việc cần làm. 26
  27. Giới thiệu đạo lí sống uống nước nhớ nguồn biểu hiện khá phong phú và đa dạng nhưng trong thời gian của tiết sinh hoạt này chúng ta chỉ tập trung nói về những người anh hùng, liệt sĩ, thương binh đã hi sinh vì đất nước. Giới thiệu nội dung chương trình gồm 2 phần Phần 1: Tìm hiểu về một số tấm gương anh hùng đã hi sinh trong lịch sử Phần 2: Trải nghiệm một số việc làm thể hiện đạo lí sống uống nước nhớ nguồn. Phần 1: Tìm hiểu về một số tấm gương anh hùng đã hi sinh trong lịch sử (Thời gian 10 phút) Nội dung: Trò chơi “Mảnh HS hào hứng và tích cực ghép bí ẩn”, trả lời câu hỏi tham gia. để tìm hiểu một số tấm gương anh hùng đã hi sinh vì đất nước. Hình thức chơi: Lựa chọn 27
  28. miếng ghép và trả lời câu HS có thêm những hiểu hỏi. Nếu trả lời đúng sẽ biết về những tấm gương nhận được một phần quà. anh hùng đã hi sinh trong Sau khi có từ 2 miếng ghép lịch sử nhất là anh hùng ở trở lên đã được mở bạn nào tuổi thiếu niên. phát hiện điều bí mật sau 6 miếng ghép có thể giơ tay xin trả lời. GV nhận xét Kết thúc phần 1: ca khúc HS hiểu biết thêm về người anh hùng Võ Thị Sáu. “ Nhớ ơn chị Võ Thị Sáu” do bạn Hà Phương trình bày. Cả lớp thưởng thức Phần 2: Trải nghiệm một số việc làm thể hiện đạo lí sống uống nước nhớ nguồn (thời gian dự kiến: 13 phút) GV chiếu clip một số bạn - HS trực tiếp tham gia Hướng HS biết làm những HS trong lớp có những việc làm đó phát biểu việc tuy nhỏ nhưng thể việc làm thể hiện đạo lí suy nghĩ. hiện đạo lí sống uống nước “Uống nước nhớ nguồn” nhớ nguồn của dân tộc. - HS trong lớp phát (quét dọn, thắp hương biểu suy nghĩ khi nghĩa trang liệt sĩ, thắp được chứng kiến việc hương tượng đài Lý Tự Trọng) làm đó. GVCN nhận xét và - Lắng nghe chuyển sang phần thi xử lý tình huống. Mời HS lên điều khiển phần thi này. 28
  29. Nội dung: thi xử lý một số HS biết cách ứng xử đúng tình huống thường gặp trước một số tình huống có thể gặp trong cuộc sống từ đó hướng các em biết sống và cư xử tốt thể hiện được lòng biết ơn. Hình thức: Mỗi tổ là một đội chơi. Sau khi đọc xong tình huống. Đội nào có tín hiệu nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời. Các đội khác có thể bổ sung. GVCN nhận xét đánh giá Lắng nghe phần xử lí tình huống của HS. GVCN hỏi HS các em học Trả lời được điều gì qua chủ đề này và nhấn mạnh lí do sinh hoạt chủ đề. GVCN tổng kết hoạt động Lắng nghe và đánh giá tiết sinh hoạt. GVCN dặn dò nội dung HS nắm được những nội chuẩn bị cho tiết sinh hoạt dung cần làm để chuẩn bị tuần sau. tốt cho tiết sinh hoạt tuần tiếp theo. 29
  30. THIẾT KẾ Sinh hoạt lớp - Lớp 7H CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN ( Tiết 2) I. Mục tiêu của hoạt động: Giúp học sinh 1. Về kiến thức : - Hiểu ý nghĩa ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22-12 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. - Hiểu ý nghĩa và các mốc lịch sử của truyền thống QĐNDVN -Biết học tập và rèn luyện theo các phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ. -Tự hào về truyền thống anh hùng Quân Đội ta,luôn có ý thức thi đua học tập tốt,rèn luyện tốt -Biết giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ,gia đình có công với Cách Mạng và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. 2. Về kỹ năng : - Hình thành và rèn luyện các kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng điều khiển hoạt động tập thể; - Kỹ năng giao tiếp,ứng xử với bạn bè và với lớp,kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống . . . - Kỹ năng làm việc nhóm . . . 3. Về thái độ : - Yêu nước,yêu đồng bào,tự hào về dân tộc - Gắn bó với tập thể hơn từ đó phấn đấu học tập,rèn luyện tốt hơn; II. Nội dung hoạt động: - Sơ kết thi đua tuần, khen thưởng, khích lệ, động viên những học sinh có nhiều thành tích tu dưỡng đạo đức và học tập. Từ đó nêu gương điển hình để các bạn khác học tập và noi theo; 30
  31. - Thi tìm hiểu các kiến thức về truyền thống QĐNDVN - Thi tài năng : Hát , múa , và xử lý tình huống . . . . . III. Phương pháp và kĩ thuật dạy tích cực được sử dụng: - Phương pháp thảo luận theo nhóm ; - Kỹ thuật : Hỏi và trả lời, trò chơi giáo dục, văn nghệ ca hát. IV. Tài liệu và phương tiện: - Tài liệu: Các tư liệu sưu tầm về một số kiến thức liên quan đến truyền thống QĐNDVN; - Phương tiện: Bảng con, bút dạ, đàn, các thiết bị phục vụ cho chủ đề hoạt động V. Tiến trình hoạt động: Thời DCT Tiến trình hoạt động gian • Ổn định tổ chức lớp ; Cả lớp hát bài “Hành khúc Đội Thiếu 2 GVCN niên tiền phong Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Phong Nhã phút • Giới thiệu 2 MC lên điều khiển buổi SH . 1. Mở đầu chương trình 2 • Tuyên bố lý do : phút Trâm Chào mừng các thầy cô giáo, các bạn học sinh cùng đến buổi SH lớp của lớp 7H hôm nay ;Với chủ đề:Uống nước nhớ nguồn Đề nghị tất cả các bạn cho một tràng pháo tay. Kiên Các bạn ơi bây giờ chúng ta cùng nhau sinh hoạt lớp nhé. Trâm Sau đây buổi SH của chúng ta bắt đầu. Buổi SH của chúng ta gồm có 2 phần: Kiên Phần 1: Sơ kết thi đua tuần; Phần 2: Thi tìm hiểu về truyền thống QĐNDVN, văn nghệ, xử lý tình huống . 31
  32. Bây giờ chúng ta vào phần thứ nhất: Sơ kết thi đua tuần. Trâm Phần 1 : I Sơ kết thi đua tuần 10 Theo thứ tự tổ 1; 2; 3; 4 mời các bạn tổ trưởng lên sơ kết thi đua phút tổ mình theo gợi ý sau : - Chuyên cần - Số điểm tốt mà các bạn trong tổ đạt được; - Số hạnh kiểm tốt - Thi tìm hiểu “Điện Biên Phủ trên không” (Các tổ đưa ra số liệu cụ thể) -Nhận xét:Theo báo cáo của các bạn,tớ thấy: Kiên Ưu điểm: -Số điểm 9,10 nhiều hơn so với tuần trước -Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. -Chăm chú nghe giảng. -Giữ kỷ luật tốt -100% tham gia dự thi tìm hiểu”Điện Biên Phủ trên không”,Bạn Phương Anh đạt giải nhất; Khuyết điểm: -Còn có bạn chưa học bài và làm bài khi đến lớp: Dương Anh Quân, Thành. -Bạn Phạm Anh Quân chưa chú ý ghi chép bài,Bạn Khôi chưa chú ý nghe giảng. Biện pháp khắc phục: Trâm -Tự giác học bài và làm bài ở nhà. -Cán bộ lớp phải đôn đốc nhắc nhở,kiểm tra việc học bài và làm bài của các bạn; -Chú ý nghe giảng,ghi chép bài đầy đủ,không nói chuyện riêng 32
  33. trong lớp; II Phương hướng hoạt động tuần 17: 5 1.sắp xếp thời gian ôn tập học kỳ I theo đề cương đã cho của phút các môn học 2.Học tập gương anh Bộ Đội Cụ Hồ; 3.Thi tìm hiểu về truyền thống QĐNDVN; III.Biện pháp thực hiện: 1.Làm đề cương ôn tập theo hệ thống câu hỏi các môn học; 2.Tự giác học tập,nghiên cứu,tìm ra phương pháp học phù hợp 3.Học tập,rèn luyện bản thân theo gương anh Bộ Đội Cụ Hồ, 2. Kết nối : Trâm ơi trước khi sang phần 2, tam ca chúng mình hát bài “Em Kiên vẫn nhớ trường xưa”nhé. Xin mời các bạn hát cùng với chúng mình nhé Phần 2 : Thi tìm hiểu kiến thức mang tên”Ô cửa kiến thức” Phần thi bắt đầu Trả lời câu hỏi Trước khi sang phần trả lời câu hỏi mời các bạn chia thành bốn Trâm đội ngẫu nhiên khi có đoạn nhạc các bạn hãy hát và đồng thời chuyển sang nhóm của mình . Các bạn hãy lần lượt đếm 1234, 1234 theo hàng ngang, bắt đầu Kiên từ bạn Phương Anh. Những ai số 1 về nhóm 1, ai số 2 về nhóm 2, ai số 3 về nhóm 3, Trâm ai số 4 về nhóm 4, mời các bạn về nhóm của mình (nhạc bài”lớp chúng ta đoàn kết”, sáng tác của Phạm Tuyên) Thể lệ trò chơi như sau : Chúng tôi có 8 câu hỏi về truyền thống QĐNDVN.Thời gian 33
  34. Kiên cho mỗi câu hỏi là 10 giây Câu hỏi đầu tiên như sau: 8 Câu 1: Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày tháng phút Trâm năm nào? a. 2/9/1945 b.7/5/1954 c.16/8/1945 d.19/12/1946 Trả lời: b.7/5/1954 Câu 2: Bài hát “Màu áo chú Bộ Đội”do nhạc sĩ nào sáng tác? Kiên a. Hoàng Vân b.nguyễn Văn tý c.Đỗ Nhuận d.Hà Hải Trả lời: b.Nguyễn văn Tý Câu 3: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng QĐNDVN hiện nay là ai? Trâm a. Võ Nguyên Giáp b.Trần Văn Trà c.Nguyễn Huy Hiệu d.Phùng Quang Thanh Trả lời: d.Phùng Quang Thanh Câu 4: Chiến thắng“Điện Biên Phủ trên không”diễn ra vào Kiên năm nào? a.1972 b.1973 c.1974 d.1975 Trả lời: a.1972 Trâm Câu 5: Con đường vận tải chuyển lương thực và vũ khí từ Bắc vào Nam trên bộ là con đường huyền thoại nào? a. Đường 9 b.Đường Hồ Chí Minh c. Đường Tây Bắc d. Đường Trường Sơn Trả lời: b.Đường Hồ Chí Minh Kiên Câu 6: Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày tháng năm nào? a. 2/9/1945 b. 22/12/1944 c. 16/8/1945 d. 19/12/1946 34
  35. Trả lời: d.19/12/1946 Trâm Câu 7: Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai? a. Lê Lợi b.Lê Hoàn c.Nguyễn Trãi c.Quang Trung Trả lời: a.Lê Lợi Kiên Câu 8: “Sông nào ánh điện lung linh Bến xưa tiễn Bác dấn mình bôn ba?” a. Sông Hồng b.Sông Đáy c.Sông Sài Gòn d.Sông Cửu Long Trả lời: c.Sông Sài Gòn Trâm Như vậy chúng ta đã vừa hoàn thành xong 8 câu hỏi, tôi thấy cả 4 đội đều trả lời tốt 8 Kiên Sau đây chúng ta hãy sang một phần chơi rất hay đó là phần phút chơi “ô chữ”.Ô chữ có 8 hàng ngang tương ứng với 8 câu hỏi ,theo thứ tự từ nhóm 1 đến 4,các bạn có thể chọn ô chữ bất kỳ,mỗi ô chữ giải được các bạn được 5 điểm ,cuối cùng ta đoán từ hàng dọc và từ hàng dọc đườc 10 điểm .Phần chơi bắt đầu Trâm 1.QĐNDVN đã đánh thắng thực dân Pháp ở chiến dịch nào? Đ I Ệ N B I Ê N P H Ủ Kiên 2.Người nữ anh hùng hi sinh khi 16 tuổi là ai? V Õ T H Ị S Á U 3.Biệt hiệu của người thiếu niên dũng cảm Nông Văn Dền là gì? Trâm K I M Đ Ồ N G 4.Bài hát”Em là mầm non của Đảng”do nhạc sĩ nào sáng tác? Kiên M Ộ N G L Â N 35
  36. Trâm 5.Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ? P H A N Đ Ì N H G I Ó T Kiên 6.Anh Kim Đồng đã dùng con gì để đưa thư? B Ồ C Â U Trâm 7.Điện Biên Phủ trên không diễn ra ở đâu? H À N Ộ I Kiên 8.Đồ dùng của các anh Bộ Đội được gọi là gì? Q U Â N D Ụ N G Trâm 9.Một trong những đức tính quý báu của anh Bộ Đội Cụ Hồ là gì D Ũ N G C Ả M Kiên Ô chữ hàng dọc là :BỘ ĐỘI CỤ HỒ Trâm Sau đây mời các bạn thưởng thức một tiết mục văn nghệ với bài hát”Màu áo chú bộ đội”sáng táccủa nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý 5 Xử lý tình huống phút Trong phần xử lý tình huống các bạn hãy xem rồi cho ý kiến của mình ra bảng; Tình huống 1: Ở gần nhà bạn Trinh có một bà mẹ liệt sĩ cô đơn.Bà cần sự giúp đỡ.Theo các bạn chúng ta nên làm gì để giúp đỡ bà? - Thời gian bắt đầu; - Xin mời các bạn giơ bảng . Kiên Đáp án như sau: - Phân công các bạn đến giúp bà - Làm các công việc nhà 36
  37. Trâm - Động viên thăm hỏi bà những lúc bà ốm đau Tình huống 2: Trên đường đi học,bạn Hoa Ngân gặp chú thương binh đang đi sang đường.Chú đang lúng túng,không biết làm thế nào để sang đường.Bạn hãy cho ý kiến về việc làm của bạn Hoa Ngân sau khi xem xong tiểu phẩm sau đây. Đáp án như sau: -Giúp đỡ những người thương binh,khuyết tật - Không có thái độ kì thị với những người khuyết tật. -Luôn kính trọng và biết ơn các cô chú thương binh. 5 Trâm Vậndụng: Vậy là 3 phần chơi của chúng ta đã kết thúc, các bạn đã rút ra phút được những gì để tu dưỡng rèn luyện mình trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ? các bạn đã học được đức tính gì về anh Bộ Đội Cụ Hồ? Xin mời các bạn cho ý kiến của mình -Thời gian kết thúc,mời các bạn thể hiện bài của mình Đáp án: -Rèn luyện tính tự giác,kiên trì trong học tập -Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc phải từ đó có biện pháp để sửa chữa khuyết điểm -Tác phong nhanh nhẹn,dứt khoát Kiên -Có tinh thần đồng đội,giúp đỡ bạn Trâm ơi phần này cho điểm khó đấy nhỉ,hay là mình nhờ cô giáo chủ nhiệm cho điểm nhé.Chúng con mời cô lên nhận xét và cho điểm - Nhận xét và cho điểm Công bố kết quả và phát phần thưởng Bây giờ là phần công bố điểm của 3 phần thi vừa rồi. Cuộc 37
  38. thi hôm nay có : - Giải nhất thuộc về đội với số điểm là - Giải nhì thuộc về đội với số điểm là - Đồng giải ba thuộc về đội với số điểm là • Phát biểu của cô giáo chủ nhiệm 5 - Sau đây em xin mời cô giáo chủ nhiệm lên có vài lời phát biểu phút - Các con vừa tham gia 1 buổi SH rất vui và bổ ích. Cô mong GVCN rằng tất cả các con thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy,chăm chỉ học hành,trở thành con ngoan trò giỏi, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô học được những đức tính tốt của anh Bộ Đội cụ Hồ. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói:”Non sông Việt Nam ta có trở nên vẻ vang được hay không,đất nước Việt Nam có sánh vai được với các cường quốc năm châu được hay không,phần lớn là nhờ công học tập của các cháu.”Để thực hiện được mong muốn của Bác, các con không những phải có ý thức học tập tốt mà còn phải biết cách học như thế nào cho tốt, đồng thời phải giúp nhau trong học tập nữa.Tuần sau các bạn cán bộ lớp cùng cô sẽ tổ chức buổi SH theo chủ đề:“ Học tập tốt”. Các con biết đấy tuần tới các con bắt đầu thi học kỳ I, qua buổi SH, chúng ta sẽ bàn và thảo luận làm thế nào để ôn tập cho tốt - Sau đây cả lớp chúng ta cùng hát bài hát “Chúng em hành quân theo bước chân những người anh hùng”.Sáng tác nhạc sĩ Phạm Văn Hanh - Vậy là buổi sinh hoạt ngày hôm nay của chúng ta đến đây là kết thúc. Xin cám ơn BGK và các thày cô đến dự buổi SH của lớp chúng con ngày hôm nay. 38
  39. Bảng điểm của ba phần chơi : Tổ1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Ô cửa kiến thức Ô chữ Xử lý tình huống Vận dụng Tổng 39
  40. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỹ năng công tác giáo viên chủ nhiệm - Cẩm nang giáo viên. Nhà xuất bản lao động. 2. Sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm: an/sang-kien-kinh-nghiem-ve-cong-tac-chu-nhiem-truong-thcs-lac-hoa- 46181/ 3. Tham luận công tác chủ nhiệm: chuyen-mon/tham-luan-ve-cong-tac-chu-nhiem-lop-c5800-4887.aspx 4. Làm thế nào để công tác chủ nhiệm lớp được tốt: soctrang.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=151:cn& catid=42:cn&Itemid=49 5. Một số giải pháp nâng cao công tác chủ nhiệm: dua-khen-thuong/Mot-so-giai-phap-nang-cao-cong-tac-chu-nhiem-1268 6. Hướng dẫn thực hiện công tác chủ nhiệm: cl.edu.vn/index.php/vi/vanban/Van-ban-truong/Huong-dan-cong-tac-chu- nhiem/ 7. SKKN công tác chủ nhiệm THCS: /present/show/entry_id/8583443 8. Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm: lop-nham-nang-cao-chat-luong-day-va-hoc-o-truong-thcs-tan-hoi-trung-122/ 40
  41. MỤC LỤC A. Phần mở đầu: trang 1 I. Lý do chọn đề tài. : trang 1 II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. trang 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trang 2 IV. Phương pháp nghiên cứu. trang 3 B. Phần nội dung trang 3 I. Cơ sở lý luận. trang 3 II. Thực trạng. trang 5 1. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của trường THCS hiện nay trang 5 2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của trường THCS Thái Thịnh trang 7 III. Thành công - hạn chế. trang 8 IV. Mặt mạnh - mặt yếu. trang 8 V. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động. trang 8 VI. Biện pháp tổ chức sinh hoạt lớp trang 9 1. Mục tiêu của biện pháp. trang 9 2. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp. trang 9 VII. Điều kiện thực hiện biện pháp. trang 16 VIII.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học trang 17 C. Phần kết luận, kiến nghị: trang 19 I. Kết luận trang 19 II. Kiến nghị trang 19 Phụ lục 1 trang 20 Phụ lục 2 trang 21 Tài liệu tham khảo trang 40 41