Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 2 sửa sai và rèn kĩ năng đạt hiệu quả cao khi giải dạng toán "Tìm thành phần chưa biết" thông qua buổi dạy thứ hai

doc 7 trang thienle22 3050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 2 sửa sai và rèn kĩ năng đạt hiệu quả cao khi giải dạng toán "Tìm thành phần chưa biết" thông qua buổi dạy thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_2_sua_sai_va_ren_ki.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 2 sửa sai và rèn kĩ năng đạt hiệu quả cao khi giải dạng toán "Tìm thành phần chưa biết" thông qua buổi dạy thứ hai

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Giúp học sinh lớp 2 sửa sai và rèn kĩ năng đạt hiệu quả cao khi giải dạng toán "Tìm thành phần chưa biết" thông qua buổi dạy thứ hai. Người thực hiện : Đào Hồng Thuý. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2000 - 2001 I-Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã cho phép học sinh cấp tiểu học được học 2 buổi trong một ngày đối với những trường có đủ cơ sở vật chất, nhằm mục đích giúp đỡ học sinh học và làm bài ngay tại lớp, sau đó nâng cao kiến thức, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. Đặc biệt là tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh yên tâm công tác, đáp ứng nhu cầu của phần đông phụ huynh không có thời gian quản và kèm cặp con em mình. Là một giáo viên làm công tác giảng dạy, ngoài việc dạy tốt những kiến thức cơ bản ở buổi sáng. Vào các tiết hướng dẫn học và làm bài toán ở buổi chiều, tôi đã nghiên cứu tìm ra những biện pháp để giúp học sinh khắc phục sai lầm khi giải toán, trên cơ sở đó nâng cao và rèn kĩ năng giải đúng các dạng toán trong chương trình lớp 2 nói chung. Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm giúp học sinh khắc phục sai lầm, từ đó nâng cao và rèn kĩ năng giải đúng dạng toán: "Tìm thành phần chưa biết", cụ thể là: Tìm số hạng trong một tổng, tìm số bị trừ, tìm số trừ trong chương trình toán của lớp 2. II-Giải quyết vấn đề: A-Giúp học sinh khắc phục sai lầm khi giải dạng toán: Tìm số hạng trong một tổng, tìm số bị trừ, tìm số trừ. 1-Thông qua việc gọi học sinh lên chữa bài và chấm bài, tôi đã phát hiện ra những sai lầm của học sinh trong khi giải các dạng toán trên như sau: * Dạng toán: tìm một số hạng trong một tổng. * Các giải sai của học sinh: Lấy tổng cộng với số hạng đã biết. Ví dụ: 5 + x = 12 x = 12 + 5 x = 17 * Dạng toán: Tìm số bị trừ.
  2. Sai của học sinh: Lấy số trừ trừ đi hiệu. Ví dụ: X - 15 = 8 X = 15 - 8 X = 7 *Dạng toán: Tìm số trừ. * Sai của học sinh: Lấy số bị trừ cộng với hiệu. Ví dụ: 20 - x = 4 x = 20 + 4 x = 24 2-Từ những bài giải sai của học sinh, tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó: * Không hiểu bản chất của phép tính cộng, trừ. * Không thuộc quy tắc để làm. * Do vô ý hoặc cẩu thả. 3-Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên, tôi đã tiến hành một số biện pháp khắc phục, giúp học sinh giải đúng dạng toán này như sau: a-Trực tiếp chữa bài cho những học sinh còn mắc lỗi, cụ thể như sau: Giúp các em lên chữa bài còn làm sai ở tiết học buổi sáng. Buổi trưa sau khi chấm bài, tôi đã ghi tên và bài làm sai của em đó lại để đến chiều có tiết hướng dẫn làm bài tập toán, tôi sẽ giúp học sinh đó sửa. Ví dụ1: Tìm một số hạng trong một tổng: Giáo viên ghi bảng một bài giải sai: 5 + x = 12 x = 12 + 5 x = 17 * Giáo viên: Nhận xét bài làm của bạn? * Học sinh: Bài làm của bạn sai * Giáo viên: Vì sao sai? * Học sinh: Cách làm của bạn sai. Sau đó tôi gọi học sinh làm sai đứng lên kiểm tra lại lời nhận xét của bạn có đúng hay không, bằng cách như sau: * Giáo viên: Nêu tên gọi các thành phần trong phép cộng này. * Học sinh: Số 5: là số hạng đã bieets. X : là số hạng chưa biết
  3. Số 12: là tổng. *Giáo viên ghi bảng: Số hạng Số hạng Tổng 5 + x = 12 * Giáo viên: Vậy 5 cộng với số nào để được 12? * Học sinh: Số 7 Giáo viên : Làm thế nào để tìm ra số 7? *Học sinh: Dựa vào bảng cộng 5 + 7 = 12 * Giáo viên : Còn có cách làm nào khác? * Học sinh: Lấy 12 trừ đi 5 được 7. * Giáo viên: Vậy muốn tìm số hạng trong tổng em làm thế nào? * Học sinh: Muốn tìm số hạng trong một tổng, lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. * Giáo viên: Chỉ vào bài làm sai trên bảng hỏi: Vậy vì sao bài giải này sai? * Học sinh: Làm không đúng quy tắc. *Giáo viên : yêu cầu học sinh chữa lại bài. Học sinh giải lại: 5 + x = 12 x = 12 - 5 x = 7 Các trường hợp làm sai bài tìm số bị trừ và số trừ tôii cũng tiến hành tương tự như trên. Với cách làm như trên một lần nữa tôi đã củng cố , khắc sâu phần lý thuyết để bản thân học sinh giải sai cũng như học sinh trong lớp nắm chắc bài, không giải sai bài tập nữa. b-Rèn cho học sinh thói quen trước khi làm dngj bì tập: “Tìm thành phần chưa biết” phải thực hiện theo hai bước sau: Bước 1: Nêu tên gọi của các thành phần chưa biết. Bước 1: Đọc thuộc quy tắc, sau đó mới vận dụng quy tắc đó để làm bài. Tôi đã tiến hành ở tất cả các tiết học khi gặp dạng toán này. Vìd được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên học sinh rất thuộc quy tắc, ghi nhớ cách làm và thực hiện cách giải đúng. Qua 2 cách giải trên, tôi thấy học sinh đã hiểu được bản chất của phép tính cộng trừ. thuộc được quy tắc để làm bài và tránh tình trạng vô ý và quá cẩu thả khi giải toán của học sinh. Từ chỗ khắc phục được sai lầm của học sinh khi giải dạng toán này, tôi đã giúp học sinh nắm chắc được các kiến thức cơ bản, từ đó tôi đã tìm tòi trong sách các bài toán nâng cao và nghĩ ra một số dạng toán, tìm cách giảin hay và giảng dạy các dạng toán này ở các tiết hướng dẫn làm bài tập toán buổi chiêù, nhằm rèn kĩ năng nâng cao trình độ của học sinh, cụ thể như sau: B-Các dạng toán nâng cao: “Tìm thành phần chưa biết”
  4. Dạng 1: Củng cố cho học sinh khi thực hiện biểu thức có ngoặc đơn thì phải thực hiện phép tính trong ngoặc đơn trước, từ đó đưa về kiến thức cơ bản để tìm thành phần chưa biết: Ví dụ1: x + (20 – 15) = 32 x + 5 = 32 x = = 32 – 5 x = 27 Ví dụ2: 18 - (x + 3) = 8 (x + 3) = 18 - 8 x + 3 = 10 x = 10 - 3 x = 7 Sau đó tôi nghiên cứu và tìm ra cách giải đưa về dạng toán cơ bản, học sinh dễ nhận biết cách làm và giải đúng: 18 - (x + 3) = 8. Đặt x + 3 = a 18 - a = 8 a = 18-8 a = 10 Tìm x: x + 3 = 10 x = 10 - 3 x = 7 Giải theo cách này tôi thấy học sinh không giải sai, bước đầu các em làm quen được phần kiến thức toán ở các lớp trên. tính ngược từ cuối lên để tìm kết quả. áp dụng cách giải thứ 2 những bài toán phức tạp hơn, học sinh vẫn giải được một cách dễ dàng. Ví dụ3: 19 - (a + 8 - 5) = 2. Đặt a + 8 = b 19 - (b - 5) = 2. Đặt b - 5 = c 19 - c = 2 c = 19 - 2 c = 17 Tìm b: b - 5 = 17 b = 17 + 5 b =22 Tìm a: a + 8 = 22 a = 22 - 8 a = 14
  5. Dạng 2: a-tìm một số, biết rằng lấy số đó trừ đi tổng của 5 và 12 được kết quả bằng một số chẵn chục nhỏ nhất. Bài giải Số chẵn chục nhỏ nhất là 10 Gọi số phải tìm là a, ta có: a - (5 + 12) = 10 a - 17 = 10 a = 27 Vậy số phải tìm là 27 Đáp số:27 b-Lan nghĩ ra một số, biết rằng lấy 8 cộng với hiệu của số Lan nghĩ với 5 thì được kết quả bằng số chẵn lớn nhất có hai chữ số. Bài giải Số chẵn lớn nhất có hai chữ số là:98 Gọi số Lan nghĩ ra là a, ta có: 8 + (a - 5) = 98. Đặt a - 5 = b 8 + b = 98 b = 98 - 8 b = 90 Tìm a: a - 5 = 90 a = 90 + 5 a = 95 Vậy số Lan nghĩ ra là 95 Đáp số: 95 c-Hải nghĩ ra một số, biết rằng hải lấy 79 trừ đi tổng của 8 với số đó được bao nhiêu trừ đi 5 thì được kết quả bằng 25. Bài giải Gọi số Hải nghĩ ra là a, ta có: 79 - (8 + a) = 25. Đặt 8 + a = b 79 - b - 5 = 25. Đặt 79 - b = c c - 5 = 25 c = 25 + 5 c = 30 Tìm b: 79 - b = 30 b = 79 - 30
  6. b = 49 Tìm a: 8 + a = 49 a = 49 - 8 a = 41 Vậy số Hải đã nghĩ ra là 41 Đáp số: 41 Với hai dạng toán nâng cao ở trên, tuy rất khó nhưng tôi thấy khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hướng dẫn học sinh phương pháp giải ngược từ cuối lên để tìm keets quả , học sinh lớp tôi vẫn hiểu và giải được. Từ bài nâng cao củng cố được nhiều kiến thức đã học, phát triển tư duy của học sinh. Vì vậy học sinh lớp tôi rất say mê học toán. buổi học thứ hai trở nên hấp dẫn với các em hơn. c-Ngoài việc đưa kiến thức nâng cao vào tiết dạy, muốn giảm bớt căng thẳng để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh tiểu học: Học mà chơi, chơi mà học. Toi đã đưa vào tiết dạy một số trò chơi, trong đó có một trò chơi củng cố về cách tìm thành phần chưa biết như sau: Làm 2 bông hoa, mỗi bông có 5 cánh và ghi các số vào nhuỵ và các cánh như hình vẽ bên. Cho hai đọi lên tham gia trò chơi, mõi đội 5 em. Đội nào làm nhanh và đúng thì đội đó thắng. III-Kết quả: Nếu chỉ học một buổi, 1 tiết toán có 40 ', giáo viên chỉ sửa sai trực tiế được với một vài học sinh thì nhờ có buổi học thứ hai có những tiết hướng dẫn học và làm bài tập toán, giáo viên có nhiều thời gian sửa trực tiếp đối với từng học sinh còn mắc sai lầm khi giải toán và từ đó giáo viên mơí củng cố và nâng cao được trình độ của học sinh. Qua 2 năm thử thực hiện một số kinh nghiêmh dạy dạng toán: "Tìm thành phần chưa biết", kết quả học tập của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt, các đợt kiểm tra định kì, hầu như học sinh đều giải đúng dạng toán này. Còn đối với phụ huynh khi nghiên cứu phần kiến thức nâng cao và cách giải của con em mình, có người đã nói:"Trước đay muốn giải được các bài toán nâng cao đó, tôi phải vận dụng quy tắc chuyến vế đổi dấu học ở cấp II để giải, nhưng khi đọc lời giải của cô giáo đã áp dụng phương pháp giải ngược từ cuối lên, rồi đưa về dạng cơ bản, tôi thấy phương pháp giảng dạy rất khoa học và phù hợp với trình độ của các cháu học sinh tiểu học, vừa củng cố được kiến thức cơ bản và vừa phát triển được tư duy cho các cháu". Để đạt được những kết quả trên, tôi thấy mình phải từ bồi dưỡng chuyên môn thông qua các tài liệu dạy học toán và đặc biệt phải học hỏi từ những đồng nghiệpcó bề dày kinh nghiệm. Tôi nghĩ rằng, làm như vậy thì chất lượng giảng dạy của cá nhân người giáo viên sẽ ngày càng được nang cao. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng ở lớp 2D năm học 1999-2000 và lớp 2e năm học 2000-2001 vừa qua. Rất mong các đồng chí nghiên cứu, bổ xung, góp ý thêm, giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên: Thầy dạy tốt - Trò học tốt.
  7. Hà Nội, ngày 15 tháng4 năm 2001 Người viết Đào Hồng Thúy