Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 5 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 23 trang thienle22 4520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 5 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_2_tuan_5_gv_duong_thi_hong_tham_truong_t.doc

Nội dung text: Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 5 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 TUẦN 5 Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019 Đạo đức GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chổ chơi như thế nào. Nêu được lợi ích và thực hiện việc gọn gàng, ngăn nắp chổ học, chổ chơi. 2. Kĩ năng: HS tự giác thực hiện giữ gìn ngăn nắp chổ học chổ chơi. 3. Thái độ: Chăm chỉ học tập, biết yêu quý, tôn trọng những bạn biết giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp. 4. Năng lực: Biết giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp đồ dùng học tập, đò chơi và các vật dụng trong lớp, trong nhà mình. II. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: - Việc 1: GV giới thiệu bài học. - Việc 2: HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. - Việc 3: Quan sát hình ảnh trong tranh: 1, 2,3,4 - Việc 3: Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi ? Em hiểu thế nào là gọn gàng, ngăn nắp. ? Em đã thực hiện những việc làm nào để làm cho lớp học gọn gàng ngăn nắp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời được các câu hỏi: + Gọn gàng, ngăn nắp là các đồ dụng, dụng cụ được sắp xếp một cách hợp lí; khi chúng ta cần đến có thể nhớ vị trí của đồ dùng, dụng cụ đó. + HS thực hiện kể một vài việc làm thể hiện gọn gàng, ngăn nắp như: mủ đội đầu được treo lên giá; bàn ghế thẳng hàng với nhau; giấy vụn được thu gom về một chổ đã quy định - PP: Phát vấn. - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, trả lời miệng, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: HS làm BT1. Việc 1: HS đọc yêu cầu. Việc 2: Làm BT Việc 3: Đổi chéo vở kiểm tra cho nhau. Việc 4: NT tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  2. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 - GV nhận xét chung: Tuyên dương các bạn làm đúng và các bạn làm chưa chính xác cần cố gắng hơn. HĐ2: HS làm BT2. Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập. Việc 2: Trao đổi với bạn nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh. Việc 3: Thống nhất ý kiến của nhóm. Việc 4: Chia sẻ trước lớp. HĐ3: HS làm BT 3 Việc 1: HS đọc yêu cầu BT. Việc 2: Thảo luận nhóm đưa ra ý kiến đúng. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. * ĐGTX: - Tiêu chí: HS làm đúng các bài tập: BT1: a,c đúng vì việc làm của các bạn làm cho lớp và nhà của mình gọn gàng hơn. BT 2:  Tranh 1 (các bạn sắp xếp dày dép, mũ đúng nơi đúng chổ làm cho phòng học gọn gàng hơn đây là việc làm tốt)  Tranh 2 (bạn trong tranh chưa gọn gàng ngăn nắp, việc làm của bạn làm cho căn phòng của mình bừa bộn, luộm thuộm)  Tranh 3 (việc làm của bạn giúp cho giá sách được gọn gàng, nhìn đẹp mắt)  Tranh 4 (các bạn trong lớp chưa tự giác trực nhật làm cho phòng học còn bừa bộn, toàn giấy vụn ) BT3: Ý kiến đúng: c, d,đ,e,g. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: ? Em hãy nhắc lại đề bài học. ? Em đã thực hiện những việc làm nào để lớp và nhà cửa của mình gọn gàng ngăn nắp. * ĐGTX: - Tiêu chí: HS nhắc lại đề bài học “gọn gàng ngăn nắp”. Kể những việc làm mình đã làm như: sắp xếp dày dép ở nhà vào tủ dày hoặc vào nơi quy đinh, sắp xếp quần áo bỏ vào tủ; treo cặp sách, mũ đội đầu đúng chổ - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, trả lời miệng, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  3. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 Toán 8 cộng với một số: 8 + 5 (T1) I. Mục tiêu: - Em biết thực hiện phép cộng 8 +3, 8+4, 8+5 8+9. - Em lập và thuộc bảng 8 cộng với một số. - Giúp học sinh yêu thích môn học - Hình thành và phát triển năng lực tính toán, giải quyết vấn đề. II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi: Thi đọc bảng 9 cộng với một số. Việc 2: Thực hiện chơi. Việc 3: TBHT cho các bạn chia sẻ ý kiến sau trò chơi - Giáo viên giới thiệu bài, các em ghi đề bài vào vở. - Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần). - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Học sinh đọc thuộc bảng 9 cộng với một số. + Đọc nhanh, chính xác, không lặp lại. + Xác định được mục tiêu tiết học - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. A. Hoạt động cơ bản: 1. Cùng quan sát tranh và nêu kết quả: - Em đọc kĩ nội dung 1 – HDH trang 43. - Em suy nghĩ và tự nêu kết quả. - Cùng trao đổi kết cách tính và kết quả với bạn bên cạnh. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Biết được nếu xếp cho đầy khay trứng thì ở ngoài còn 3 quả trứng. Tất cả có 13 quả trứng. + Biết đưa ra ý kiến, trao đổi với bạn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2. Tính 8 + 5 = ? - Đọc kĩ (3 lần) nội dung 2– SHD trang 44. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  4. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 - Em tự thao tác trên que tính để tìm kết quả của 8 + 5 . - Giải thích cho bạn nghe những thông tin mình vừa nắm được. Đổi vai thực hiện, nhận xét, bổ sung cho bạn. - Tổ chức cho các bạn chia sẽ cách làm trong nhóm. * GV có thể bổ sung, củng cố kiến thức cho HS. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc kĩ nội dung hoạt động. + Thao tác trên que tính chính xác. + Nắm được 8 + 5 = 13; 5 + 8 =13 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời 3. Thực hiện tương tự để tìm kết quả các phép tính : 8 + 3, 8 + 4, 8 + 6, 8 + 7, 8 + 8, 8 + 9 Việc 1: Đọc yêu cầu BT3 – trang 44 SHD Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt nêu cách tìm và kết quả của 8 + 3, 8 + 4, 8 + 6, 8 + 7, 8 + 8, 8 + 9. 4. Đọc thuộc bảng 8 cộng với một số. Việc 1: Em tự đọc nhẩm. Việc 2: Cùng chia sẽ, thay nhau đọc với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt đọc trong nhóm. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Nêu được cách tìm kết quả các phép tính còn lại + Học thuộc lòng bảng cộng + Hào hứng, tích cực học tập - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: - BHT tổ cho các bạn thi đọc bảng 8 cộng với một số trước lớp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  5. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 - GV nhận xét giờ học. *ĐGTX: - Tiêu chí: Học sinh đọc thuộc bảng 8 cộng trôi chảy, rõ ràng, không lặp lại. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Tuyên dương học tập.  Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019 Tiếng Việt Bài 5A: Thế nào là học sinh ngoan (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Đọc và hiểu câu chuyện: “ Chiếc bút mực”. 2. Kĩ năng: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết giúp đỡ bạn bè. 3. Thái độ: Tích cực trong học tập, yêu quý những bạn tốt. 4. Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: HDH, BP. - HS: HDH, vở. III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: CTHĐTQ tổ chức trò chơi cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học: Thi đọc bài Bím tóc đuôi sam. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc bài to, rõ ràng,lưu loát, ngắt nghỉ đúng chỗ, TLCH theo đoạn đọc đúng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ1,2: Quan sát tranh và TLCH: *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết quan sát tranh và TLCH đúng theo yêu cầu. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3,4: Chọn lời giải nghĩa, đọc từ ngữ: *ĐGTX: - Tiêu chí: Hiểu nghĩa các từ: hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Tiếng Việt Bài 5A: Thế nào là học sinh ngoan (T2) GV: Dương Thị Hồng Thắm
  6. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 I. Mục tiêu: - Nắm được nghĩa của các từ mới. Nắm được diến biến và nội dung câu chuyện . - Đọc đúng các từ khó: Buồn, nức nở, nước mắt, mượn, loay hoay.Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Đọc phân biệt lời của các nhân vật. - Giáo dục học sinh ý thức giúp đỡ bạn bè. - Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác. II. Đồ dung dạy học: - TLHDH, Vở, Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: HĐ5,6: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: + Nghe cô giáo đọc bài và đọc theo nghiêm túc, rõ ràng. + Đọc đúng các từ khó. + Nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy, sau các cụm từ: Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/viết bút chì. Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi. + Đọc trôi chảy toàn bài. Phân biệt được lời của các nhân vật (cô giáo, Lan, Mai). - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ7, HĐTH 1,2: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: + Học sinh thảo luận và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Câu 1: Cô giáo khen Mai vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè. Câu 2: Khi cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực, Mai đã hồi hộp nhìn cô chờ đợi và hi vọng cô sẽ gọi tên em. Câu 3: Chuyện đã xảy ra với Lan là: Lan gục đầu xuống bàn khóc nức nở vì quên bút ở nhà. Câu 4: Mai loay hoay mãi với cái hộp bút vì Mai muốn cho bạn mượn bút nhưng lại sợ nhỡ cô cũng cho mình viết bút mực. Câu 5: Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai đã nói với cô giáo: “ Thôi cô ạ, cứ để bạn Lan viết trước”. + Nêu được nhận xét về Mai: Mai là một cô bé tốt bụng/ chân thật/ biết giúp đỡ người khác/, + Trao đổi, giao tiếp trong nhóm tốt. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. Toán 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ 8+5 (T2) GV: Dương Thị Hồng Thắm
  7. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thực hành tính, giải toán dạng 8 cộng với một số. 2. Kĩ năng: Rèn tính nhanh, đúng, chính xác. 3. Thái độ: Thích học toán. 4. Năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề. II.Chuẩn bị ĐDDH: GV: BP, HDH HS: vở, HDH IV. Các hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành. HĐ1,2,3 : (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết vận dụng bảng “8 cộng với một số” để làm tính nhẩm, chính xác, nhanh . - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Số *ĐGTX: - Tiêu chí: Vận dụng bảng “8 cộng với một số” để điền số thích hợp vào ô trống đúng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ5: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: Vận dụng bảng “ 8 cộng với một số” để giải toán có lơì văn bằng một phép tính cộng chính xác, nhanh . - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS tiếp thu chậm: + Giúp HS Thực hành tính, giải toán dạng 8 cộng với một số. + Dựa vào KT nào để làm BT 1,2,3,4,5? - HS tiếp thu nhanh: Điền số 8 + . = 17; 8 + = 15; 8 + = 12 C. Hoạt động ứng dụng: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: Vận dụng bảng “8 cộng với một số” để ghép thẻ số với phép tính thích hợp nhanh, đúng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Ôn Toán TUẦN 4 (T2) GV: Dương Thị Hồng Thắm
  8. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 I. Mục tiêu: - Củng cố phép cộng dạng 8 + 5; dạng 28 + 5, dạng 29 + 5, 49 + 25 - Thực hiện tốt cách tính, đặt tính phép cộng dạng 8 + 5; dạng 28 + 5, dạng 29 + 5, 49 + 25. So sánh các tổng của bảng 9 cộng. - Giáo dục học sinh sự cẩn thận, ham mê học toán. - Hình thành và phát triển năng lực tính toán, gải quyết vấn đề II. Đồ dung dạy học: - TLHDH, vở ôn luyện, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: HĐ 1,2: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đặt tính tốt: Số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị. + Tính từ phải sang trái, nhớ 1 vào tổng các chục. + Tính cộng nhanh, đúng. + Biết nhận xét và sửa lỗi cho bạn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. HĐ 3,4: - Tiêu chí: + Thuộc bảng 8 cộng, viết đúng kết quả của các phép tính vào chỗ chấm + Đặt tính tốt: Số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị. + Tính từ phải sang trái, nhớ 1 vào tổng các chục. + Tính cộng nhanh, đúng. + Biết nhận xét và sửa lỗi cho bạn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho từng đối tượng HS: - HSCHT: Làm bài tập 1,2,3,4 - HSHTT: Làm thêm bài (Mẹ cho anh 12 cái bánh, số bánh mẹ cho anh ít hơn em 4 cái. Hỏi em có bao nhiêu cái bánh ?) IV. Hoạt động ứng dụng: - Học sinh hoàn thành phần ứng dụng ở nhà.  Tiếng Việt Bài 5A: Thế nào là một học sinh ngoan (T3) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? 2. Kĩ năng : Rèn KN đặt câu theo mẫu Ai (con gì, cái gì) là gì? 3. Thái độ: Tích cực trong học tập 4. Năng lực: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, đặt câu đúng mẫu. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  9. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 GV: BP; HDH HS: bảng nhóm, vở III. Các hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành : HĐ3: Thi đọc trước lớp *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc đúng theo các vai: người dẫn: chuyện, cô giáo, Lan, Mai. Đọc lưu loát, thể hiện được lời nhân vật. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ? *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đặt đúng câu theo mẫu Ai là gì? Để giới thiệu về trường lớp của em. Chữ đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. Trường em là trường . Lớp em là lớp - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS tiếp thu chậm: Bài 3,4 Giúp HS đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu bài Chiếc bút mực. Bài 5: Nắm được mẫu câu Ai là gì? Và đặt câu đúng, viết đúng. - HS tiếp thu nhanh: Đọc lưu loát, điễn cảm. Đặt câu đúng, hay. IV. Hoạt động ứng dụng: Kế cho người thân nghe về trường hoặc lơp học của em.  ÔL TV ÔN LUYỆN TUẦN 5 (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc và hiểu câu chuyện Kiến con đi học. Biết chia sẻ cách giải quyết một số khó khăn học sinh gặp phải khi ở trường học. - Biết viết hoa tên riêng. Nối được câu theo mẫu Ai là gì?. 2. Kĩ năng: Vận dụng và làm tốt các BT. 3. Thái độ: Tích cực trong học tập, cẩn thận trong làm bài. 4. Năng lực: Đọc trôi chảy, lưu loát. Chữ viết đẹp, nối đúng mẫu câu. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: Các BT cần làm: 3/ tr 30; 4/ tr 31. Sách em tự ôn luyện TV 2 Bài 3: Đọc và hiểu câu chuyện Kiến con đi học. Bài 4: Nối được câu theo mẫu Ai là gì? *ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  10. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 - Tiêu chí: Đọc và hiểu câu chuyện Kiến con đi học. Biết chia sẻ cách giải quyết một số khó khăn học sinh gặp phải khi ở trường học. Biết viết hoa tên riêng. Nối được câu theo mẫu Ai là gì?. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. IV. HĐ ứng dụng: Về nhà làm BT vận dụng cùng người thân.  Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2019 Tiếng Việt Bài 5B: Một người bạn tốt (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Chiếc bút mực. 2. Kĩ năng: Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp. Tập trung theo dõi bạn kể chuyện: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. 4. Năng lực: Hợp tác, mạnh dạn, tự tin. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: HDH - HS: vở, HDH III. Hoạt động dạy học: HĐ1: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: + Quan sát bức tranh, nêu được các sự vật trong tranh: Cô giáo và các bạn học sinh trong giờ ra chơi. + Nêu được trò chơi mà mình thích trong các trò chơi có trong tranh. + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ2: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: + Quan sát tranh, phân biệt được các nhân vật: Cô giáo, Lan, Mai. + Trả lời dược các câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh: Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà. Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn. Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực. Cô giáo đưa bút của mình cho Mai mượn. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  11. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 + Kể được từng đoạn của câu chuyện, nối tiếp nhau trong nhóm. + Mạnh dạn, tự tin, lời kể trôi chảy, mạch lac, biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. + Bình chọn được bạn kể hay nhất nhóm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ3: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: + Các nhóm kể lại được câu chuyện theo hình thức tiếp sức, mỗi bạn kể một đoạn, nối tiếp nhau đến hết. + Giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. + Phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm + Mạnh dạn tự tin. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà kể lại câu chuyện Chiếc bút mực cho người thân nghe.  Tiếng Việt Bài 5B: Một người bạn tốt (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nghe - viết chính xác đoạn văn trong bài Chiếc bút mực. - Biết viết hoa tên riêng của người, sông, núi. Nắm được cấu tạo của con chữ hoa D, cách nối nét từ con chữ hoa D sang con chữ thường. 2. Kĩ năng: Viết đúng chữ hoa D. Viết hoa tên riêng đúng. 3. Thái độ: Rèn học sinh đức tính cẩn thận. 4. Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ. II.Chuẩn bị ĐDDH: GV: BP, chữ mẫu HS: vở, bảng con. III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ4,5 : (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nắm được chữ hoa D cao 5 ô li, gồm 2 nét là nét lượn hai đầu và nét cong phải nối liền nhau, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. + Nắm được điểm đặt bút, điểm dừng bút của chữ hoa D. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  12. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 + Học sinh viết đúng, đẹp chữ cái hoa D cỡ vừa và nhỏ, chữ Dân cỡ nhỏ, cụm từ ứng dụng Dân giàu nước mạnh. + Biết cách nối nét từ chữ hoa D sang chữ cái thường đứng sau. + Đảm bảo khoảng cách giữa các con chữ. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét B. Hoạt động thực hành: HĐ1: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc và nối đúng các nhóm từ ở cột A với cột B phù hợp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. IV. HD phần ứng dụng: ? Hỏi người thân tên sông, suối , núi ở quê và viết vào vở.  Toán Em thực hiện phép tính dạng 38 + 25; 28 + 5 như thế nào?(T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng dạng 38 + 25 và 28 + 5. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính đúng, nhanh. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận, khoa học. 4. Năng lực: Phát triển năng lực tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng dạy học: - TLHDH, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản HĐ1: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Tính nhẩm kết quả phép tính 8 cộng với một số. + Trả lời nhanh, chính xác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ2: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Biết cách đếm số que tính để tìm ra kết quả của phép tính. + Biết cách thực hiện phép cộng 38 + 25. + Quan sát và lắng nghe nghiêm túc. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Nêu câu hỏi, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  13. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 HĐ3: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Nắm được cách đặt tính: Viết số chục thẳng số chục, số đơn vị thẳng số đơn vị, viết dấu +, kẻ vạch ngang. + Tính từ phải sang trái, nhớ 1 vào tổng các chục. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đặt tính đúng: Viết các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau, viết dấu +, kẻ vạch ngang. + Tính từ phải sang trái, nhớ 1 vào tổng các chục. + Viết số rõ ràng, ngay ngắn + Thực hiện cộng nhanh, chính xác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. HD phần ứng dụng: - Về nhà đọc lại bảng 8 cộng cho người thân nghe.  ÔL Toán ÔN TOÁN TUẦN 5 (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 10, biết xem đồng hồ . - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh, xem đồng hồ chính xác và giải toán có lời văn. 3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, trình bày sạch sẽ. 4. Năng lực: Tự giải quyết vấn đề tốt. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: Sách em tự ôn luyện Toán 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện Toán 2 III. Hoạt động dạy học: Các BT cần làm: Bài 4,5,6 trang 18 Sách em tự ôn luyện Toán 2 Bài 4: Tính. Bài 5: Xem đồng hồ. Bài 8: Bài toán *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 10, biết xem đồng hồ . Biết giải bài toán bằng một phép cộng. - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  14. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. C. HD phần ứng dụng: Về nhà làm BT vận dụng cùng người thân.  Âm nhạc Ôn tập bài hát: Xòe hoa I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết hát theo giai điệu lời bát hát. Biết hát kết hợp với vỗ tay. 2. Kĩ năng: HS hát kết hợp vỗ tay một cách chính xác. Biểu diễn bài hát tự nhiên, mạnh dạn. 3. Thái độ: Yêu ca hát, tích cực tham gia hoạt động ca hát. 4. Năng lực: Biết sáng tạo ra các động tác phụ họa phù hợp với bài hát. Thể hiện bài hát với tính chất bài hát: trong sáng vui tươi; gõ đệm theo phách, nhịp tốt. II. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - Việc 1: Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một số bài hát đã học. - Việc 3: GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS ôn lại các bài hát đã học như: Quê hương tươi đẹp, Thật là hay - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát: - Việc 1: Nghe GV trình bày bài hát (hoặc nghe qua băng đĩa các bài đã học) - Việc 2: Đàm thoại: Bài hát là dân ca của dân tộc nào? - Việc 3: HS trả lời, HS lắng nghe bổ sung ý kiến không trùng lặp. - Việc 4: GV nhận xét và nhắc lại. 3. Ôn bài hát: - Việc 1: Tự hát nhẩm lại bài hát. - Việc 2: Hát lại bài: “Xòe hoa” 1,2 lần - Việc 3: Tập hát và thể hiện sắc thái bài hát “Xòe hoa” *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia tích cực, thực hiện đúng giai điệu, lời ca bài hát và thể hiện sắc thái của bài hát: “Xòe hoa” - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi. B. Hoạt động thực hành: 1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: - Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển: Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách, theo nhịp của bài hát. - Việc 2: Đứng hát kết hợp chuyển động nhịp nhàng tại chỗ (nhóm HS tự biên) GV: Dương Thị Hồng Thắm
  15. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 - Việc 3: GV quan sát, trợ giúp các nhóm. 2.Tổ chức thi biểu diễn: - Việc 1: Ban học tập điều khiển các nhóm trình bày bài hát trước lớp. (cá nhân, song ca, tam ca có đệm hoặc phụ họa do nhóm tự biên, đánh giá nhận xét về hát, đệm, phụ họa, thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất) - Việc 2: GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia tích cực, thực hiện đúng giai điệu và kết hợp với vận động phụ họa của bài hát. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe. - Em hãy tìm động tác vận động phụ họa với bài hát cùng người thân.  Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2019 Tiếng việt Bài 5B: Một người bạn tốt (T3) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cách phân biệt tiếng có âm chính ia/ya; tiếng có vần en/eng. 2. Kỹ năng: Viết đúng các tiếng có âm chính ia/ya, vần en/eng. Tìm từ nhanh, chính xác. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, nhanh nhẹn. 4. Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐDDH: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ4,5: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: + Chọn đúng ia/ya để điền vào chỗ trống: Tia nắng, đêm khuya, cây mía. + Viết vào vở đúng,sạch sẽ. + Nêu đúng tên: Xẻng, đèn, khen, thẹn + Tìm nhanh, chính xác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. IV. HD phần thực hành: - Về nhà thực hiện phần ứng dụng. Tiếng việt Bài 5C: Cùng tìm sách để học tốt (T1) GV: Dương Thị Hồng Thắm
  16. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được nghĩa của các từ ngữ mới. Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. 2. Kĩ năng: Đọc đúng các tiếng có âm vần khó. Đọc đúng giọng một văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục. 3. Thái độ: Hiểu được mục lục sách để làm gì, để dễ tra tên bài. 4. Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐDDH: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: + Biết được vị trí mục lục của một quyển sách là ở trang cuối. + Mục lục cho chúng ta biết trong sách có những bài( truyện ) gì, ở trang nào, bài ấy là của ai. + Quan sát tranh và trả lời được câu hỏi: Các bạn trong tranh đang xem phâng mục lục của một cuốn sách. + Trao đổi tích cực với các bạn trong nhóm, trình bày vấn đề trôi chảy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ3,4,5: (Theo tài liệu) - Tiêu chí: + Lắng nghe cô giáo đọc bài nghiêm túc, nắm được giọng đọc toàn bài: rõ ràng, rành mạch. + Nắm được nghĩa của các từ mới: Mục lục, tuyển tập, tác phẩm, tác giả, hương đồng cỏ nội, vương quốc. + Nắm được cách đọc mục lục sách: Đọc theo hàng ngang - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời HĐ6,7: (Theo tài liệu) - Tiêu chí: + Đọc trôi chảy, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục. + Trả lời được các câu hỏi trong bài: Câu 1: Bài đọc nói về mục lục của Tuyển tập truyện thiếu nhi. Câu 2: Mục lục sách Tuyển tập truyện thiếu nhi cho em biết các thông tin: Tên truyện, tác giả, vị trí các truyện trong cuốn sách. Câu 3: Mục lục sách Tuyển tập truyện thiếu nhi được sắp xếp theo thứ tự từ trang 1 đến hết. + Trình bày câu trả lời trôi chảy, mạch lạc. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  17. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.  TN & XH Thức ăn được tiêu hóa như thế nào? (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Biết được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. Biết được sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hóa. 2. Kỹ năng: Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ; không nô đùa khi ăn no; không nhịn đi đại tiện và đi tiện đúng nơi quy định,bỏ giấy lao đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường. 4. Năng lực: Vận dụng những hiểu biết của mình - Tích hợp – BVMT: Phê phán những hành vi sai như: nô đùa, chạy nhảy sau khi ăn và nhịn đi đại tiện Làm chủ bản thân; có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện ăn uống. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: SHDH, tranh vẽ cơ quan tiêu hóa , cơm nguội. HS: TLHDH, III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: Trò chơi “Đối đầu” Theo hai nhóm lớn (Mỗi em của mỗi nhóm lần lượt kể tên 1 loại thức ăn mà em ăn thường ngày, nếu em nào kể trùng thức ăn bạn đã kể hoặc không kể được thì nhóm đó thua cuộc) HĐ1: Liên hệ thực tế *ĐGTX: + Tiêu chí: HS trả lời được thức ăn vào cơ thể qua miệng, thực quản, dạ dày. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trả lời miệng. HĐ2: Quan sát hình 2 *ĐGTX: + Tiêu chí: HS đọc được tên và chỉ được các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. Nói được đường đi của miếng táo trong ống tiêu hóa. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đọc và trả lời câu hỏi *ĐGTX: + Tiêu chí: HS viết đúng vào vở tên các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. + PP: Quan sát, vấn đáp. +KT: Thang đo GV: Dương Thị Hồng Thắm
  18. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 IV. HD phần ứng dụng: -Viết vào vở 2 điều cần chú ý khi ăn để dễ tiêu hóa thức ăn. - Cùng với gia đình đọc và giải thích câu tục ngữ sau: “ Nhai kĩ, no lâu Cày sâu, tốt lúa”  Toán Em thực hiện phép tính dạng 38 + 25; 28 + 5 như thế nào?(T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện phép cộng dạng 38+25; 28+4. 2. Kỹ năng: HS tính toán nhanh và thành thạo. 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích môn toán. 4. Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tính toán, thẩm mĩ. II. Chuẩn bị DDDH: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1,2: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: + Thực hiện tốt phép tính cộng dạng 38 + 25; 28 + 4 + Đặt tính đúng: cột chục thẳng cột chục, cột đơn vị thẳng cột đơn vị. + Khi tính cộng, tính từ phải sang trái, nhớ 1 vào tổng các chục. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, tuyên dương học tập. HĐ3,4,5: (Theo tài liệu) - Tiêu chí: + Viết được phép tính thích hợp vào ô trống: + Củng cố khái niệm số hạng- tổng + Thực hiện phép tính cộng các số hạng để kết quả vào ô tổng: 15; 44; 79; 61 + Tóm tắt được bài toán:Nêu cái đã cho, cái phải tìm, phép tính cần thực hiện. + Giải bài toán vào vở chính xác: Bài giải Số gà và vịt ông Lương nuôi là 38 + 15 = 53 ( con) Đáp số: 53 con - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, tuyên dương học tập. IV. HD phần ứng dụng: Về nhà thực hiện phần ứng dụng. Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2019 GV: Dương Thị Hồng Thắm
  19. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 Toán Bài 14: Em ôn lại những gì đã học I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Cách thực hiện phép cộng có nhớ dạng 28, 29 cộng với một số 2. Kỹ năng: HS vận dụng làm được các bài tập . 3. Thái độ: Giáo dục Hs tính cẩn thận, yêu thích môn toán. 4. Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực về cách đặt tính và tính. II. Đồ dùng dạy học: - TLHDH, ThÎ, Vë III. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - Chơi trò chơi: “Truyền điện 8 cộng với một số, 9 cộng với một số” Việc 1: TBHT phổ biến luật chơi: Bạn đầu tiên tham gia chơi nêu ra một phép tính bất kỳ trong bảng “ 8 cộng với một số, 9 cộng với một số” và có quyền truyền điện đến bạn tiếp theo, bạn đó có nhiệm vụ là phải nêu nhanh kết quả của phép tính; sau đó, tiếp tục nêu phép tính khác và chỉ định bạn khác, nếu có bạn sai thì dừng lại. Việc 2: Thực hiện chơi. Việc 3: Cả lớp cùng tuyên dương các bạn nêu đúng Việc 4: TBHT cho các bạn chia sẻ ý kiến sau trò chơi - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. B. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1,2 3,4: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí : + HS biết cách đặt tính và tính có nhớ ở hàng chục. + Đọc được các hình, giải toán có lời văn. + Viết cẩn thận, nhanh, chính xác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. HD phần ứng dụng: Em và mẹ đố nhau: nêu kết quả phép tính trong bảng “ 9 cộng với một số” và “8 cộng với một số”.  Tiếng Việt Bài 5C: Cùng tìm sách để học tốt (T2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết sắp xếp các câu thành đoạn, đặt tên cho một bài ngắn. 2. Kĩ năng: Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu, bước đầu biết tổ chức câu thành bài và đặt tên cho bài. 3. Thái độ: Phát triển tính sáng tạo ở học sinh. 4. Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng dạy học: - TLHDH GV: Dương Thị Hồng Thắm
  20. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 III. Hoạt động dạy học: HĐ1,2: (Theo tài liệu) *ĐGTX: - Tiêu chí: + Quan sát kĩ các bức tranh, đọc lời nhân vật trong tranh. + Trả lời các câu hỏi dưới mỗi tranh: Tranh 1: Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học Tranh 2: Bạn trai hỏi bạn gái: Mình vẽ có đẹp không ? Tranh 3: Bạn gái nhận xét là vẽ lên tường làm xấu trường, lớp. Tranh 4: Hai bạn quét vôi lại bức tường cho sạch + Dựa vào các câu trả lời, nội dung các tranh kể lại được câu chuyện + Lời kể mạch lạc, trôi chảy, mạnh dạn trước lớp. + Đặt được tên cho câu chuyện: Bức vẽ, bức vẽ trên tường, đẹp mà không đẹp, bảo vệ của công, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. IV. HD phần ứng dụng: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.  Tiếng Việt BÀI 5C: Cùng tìm cách để học tốt (T3) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng n/l; các từ chứa tiếng có en/eng,i/iê. 2. Kĩ năng: Làm đúng các BT điền vào chỗ chấm từ chứa tiếng bắt đầu bằng n/l; các từ chứa tiếng có en/eng,i/iê. 3. Thái độ: Yêu thích học Tiếng Việt. 4. Năng lực: Tự giải quyết vấn đề tốt. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: HDH, BP, PHT HS: HDH, Vở III. Các hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành : HĐ3: Viết đúng tên người, tên sông, tên núi : *ĐGTX: - Tiêu chí:Viết hoa đúng tên riêng. Viết đúng họ và tên của hai bạn trong lớp; tên một dòng sông , suối ở quê em. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4 : *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết điền vào chỗ chấm n/l đúng. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  21. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. IV. HD phần ứng dụng: Em cùng người thân đố vui theo mẫu câu Ai là gì?  ÔL TV Ôn tiếng việt tuần 5 (T2) I. Mục tiêu: - HS đặt được câu theo mẫu Ai là gì?. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n; phân biệt tiếng có vần ia/ ya II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: Các BT cần làm: 5/ tr 31; 7,8/ tr 32. Sách em tự ôn luyện TV 2 Bài 5: Đặt được câu theo mẫu Ai là gì?. Bài 7; 8: Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n; phân biệt tiếng có vần ia/ ya *ĐGTX: - Tiêu chí:- HS Đặt được câu theo mẫu Ai là gì?. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n; phân biệt tiếng có vần ia/ ya - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. C. HD phần ứng dụng: Về nhà làm BT vận dụng cùng người thân  ÔLTV LUYỆN VIẾT: BÀI 5 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: 1. Kiến thức: Biết viết chữ D theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. 2. Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. 3. Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. 4. Năng lực: Phát triển ngôn ngữ viết. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy – học: *Hướng dẫn viết chữ hoa D: Việc 1: Giới thiệu chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ D. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  22. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 Việc 2: GV viết mẫu, nêu quy trình viết: D Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. *Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng: Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét quy trình viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2, 5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào coa 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết Chú ý khoáng cách giữ các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ D. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. * ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được quy trình viết chữ hoa D - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: Cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. * ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa tên riêng câu ứng dụng quy trình viết tên riêng, nghĩa của câu câu ứng dụng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. HD phần ứng dụng: Luyện viết chữ nghiêng.  SHTT Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - HS tự đánh giá các hoạt động trong tuần 5, biết được những ưu điểm, tồn tại để khắc phục. - Rèn kĩ năng tự chủ, tự tin. II. Các hoạt động chủ yếu: 1.Tổ chức hát về mái trường. - TBVN tổ chức cho các bạn hát các bài hát về Mái trường. 2. HĐTQ đánh giá hoạt động tuần 5: - Các ban báo cáo kết quả hoạt động tuần 5: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  23. Trường TH Phú Thủy 2019 - 2020 - CTHĐTQ đánh giá tình hoạt hoạt động của lớp tuần qua: * Học tập: - Các bạn đi học đầy đủ, đúng giờ. Về nhà làm bài tập và tự giác học bài tốt. Việc ôn bài đầu giờ được duy trì tốt. Đến lớp thì chăm chú học bài, hợp tác nhóm tích cực, nhiều bạn đã giúp đỡ các bạn trong nhóm học tiến bộ. - Tồn tại: Một số bạn về nhà viết chữ xấu, ý thức học tập chưa cao. * Lao động: Các nhóm đã vệ sinh sạch sẽ theo khu vực của mình đúng giờ. Công tác chăm sóc hoa cũng được các bạn nhổ cỏ, nhặt rác thường xuyên. * Các hoạt động khác: Cả lớp đã tham gia các hoạt động do liên đội tổ chức: hô 5 điều Bác Hồ dạy đầu giờ, việc xếp hàng ra vào lớp, ca múa hát tập thế, thể dục giữa giờ các bạn làm tốt. * Khen thưởng: * Ý kiến của các bạn: * Ý kiến cô giáo chủ nhiệm: * Kế hoach tuần tới: - Tập các bài hát của đội, tham gia đại hôi liên Đội đủ số lượng. - Các bạn duy trì và phát huy những mặt đã đã đạt được trong tuần qua. - Khắc phục những tồn tại trên để tuần tới học tập tiến bộ hơn. * Ý kiến cô giáo chủ nhiệm: - Dặn dò, giáo dục HS thực hiện tốt ATGT, 5 điều Bác Hồ dạy. GV: Dương Thị Hồng Thắm