Sáng kiến kinh nghiệm Giới thiệu một số bài tập cơ bản trong phương pháp giảng dạy môn cầu lông (môn thể thao tự chọn) ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giới thiệu một số bài tập cơ bản trong phương pháp giảng dạy môn cầu lông (môn thể thao tự chọn) ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_gioi_thieu_mot_so_bai_tap_co_ban_trong.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giới thiệu một số bài tập cơ bản trong phương pháp giảng dạy môn cầu lông (môn thể thao tự chọn) ở trường THCS
- A. phần mở đầu : Thể dục thể thao là một nhân tố chuyên môn nhằm tác động có đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người . Nó là bộ phận không thể thiếu được trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Từ những quan điểm trên giáo dục thể dục thể thao trong trường học là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của mục tiêu giáo dục đào tạo. Trong sự nghiệp đổi mới của Đất nước, TDTT đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, bởi vì sức khoẻ không chỉ là vấn đề riêng của mỗi công dân, mỗi dân tộc, quốc gia mà còn là một trong những nhân tố cơ bản tạo nên động lực phát triển đất nước. Để đạt được mục tiêu yêu cầu của xã hội là rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực cho thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi Thiếu niên - Nhi đồng. Đối với công tác giáo dục thể chất trong nhà trường, người giáo viên Thể dục phải có trách nhiệm hướng dẫn cho học sinh tập luyện TDTT. Trong hệ thống nội dung chương trình môn học Thể dục ở trường phổ thông , phần thể thao tự chọn có thể xem là phần tích cực nhất, chủ động nhất và phù hợp để người làm công tác giáo dục thể chất có thể lựa chọn một nội dung( môn Thể thao) để trang bị, bồi dưỡng và huấn luyện cho học sinh của mình xem như là một môn chuyên sâu chủ đạo và thông qua đó phát hiện ra những năng khiếu của các em để bồi dưỡng, tuyển chọn vào đội tuyển học sinh mũi nhọn của nhà trường. Do vậy cần cải tiến nội dung, phương pháp tổ chức giảng dạy, huấn luyện TDTT để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất Trong năm học 2009-2010, trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã có những học sinh tham gia thi đấu các môn thể thao cấp Quận và Thành phố Trường đã gặt hái được những thành công nhất định. Để có được thành đó một phần là nhờ sự cố gắng tập luyện của các em, một phần là nhờ phương pháp huấn luyện của giáo viên, đã không ngừng học hỏi đồng nghiệp, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, 1
- cho đến nay tôi đã có thể xây dựng một phương pháp huấn luyện, phục vụ cho công tác chuyên môn. Với lý do đó, tôi mạnh dạn thu thập, thống kê một số tư liệu để tổng hợp thành sáng kiến kinh nghiệm với chuyên đề : “ Giới thiệu một số bài tập cơ bản trong phương pháp giảng dạy môn cầu lông( môn thể thao tự chọn) ở trường THCS ”. B. phần cơ bản: I. nhiệm vụ, đặc điểm và yêu cầu giảng dạy kỹ thuật cơ bản chủ yếu của môn cầu lông. 1. Nhiệm vụ, đặc điểm và yêu cầu giảng dạy giai đoạn ban đầu a. Nhiệm vụ giảng dạy : Trong giai đoạn giảng dạy ban đầu chủ yếu là bồi dưỡng hứng thú tập luyện môn cầu lông cho học sinh, làm cho học sinh yêu thích môn cầu lông. Học các kỹ thuật cơ bản như: Cách cầm vợt thuận tay, cách phát cầu cao sâu và gần lưới, các khâu cơ bản của động tác kỹ thuật đánh cầu trên cao. Học và nắm vững các loại bước chân di chuyển của cầu lông như: Các loại bước chân di chuyển tiến lùi, các loại bước chân di chuyển liên kết sân trước và sân sau. Tăng cường thể chất, thúc đẩy sự phát triển tốt các cơ năng của cơ thể, các tố chất thể lực và hình thái cơ thể củahọc sinh. b. Đặc điểm giảng dạy: Trong giai đoạn giảng dạy ban đầu, do đối tượng giảng dạy là học sinh lứa tuổi thiếu niên nên mỗi phương pháp giảng dạy và huấn luyện đều cần phải phù hợp . Nên xoay quanh một động tác nào đó mà luyện tập. Độ khó của bài tập và yêu cầu của kỹ thuật phải phù hợp với mức độ phát triển và lứa tuổi của thiếu niên. Không được nâng quá cao và quá thấp độ khó, chú ý nâng dần. Có thể sử dụng phương pháp trò chơi, phương pháp tập bắt chước, phương pháp tập lặp lại và kết hợp giữa giảng giải và thị phạm. 2
- c. Yêu cầu giảng dạy: Người giáo viên cần nắm vững thành thạo các phương pháp giảng dạy và từ đó đảm bảo hiệu quả huấn luyện, cần cố gắng sáng tạo các điều kiện tập luyện bắt chước động tác kỹ thuật chuẩn mực. Giúp cho học sinh xây dựng được biểu tượng kỹ thuật động tác đánh cầu chính xác. 2. nhiệm vụ, đặc điểm yêu cầu giảng dạy của giai đoạn huấn luyện cơ sở. a. Nhiệm vụ giảng dạy. Học tập và nắm vững một cách toàn diện các động tác kỹ thuật chuẩn xác, nắm vững cách cầm vợt, cách phát cầu và cách đánh cầu( cao sâu, thấp gần, bỏ nhỏ, tại chỗ tạt cầu, đỡ đập cầu .) và các loại bước chân như xuất phát, di chuyển, dừng và lùi Đối với các kỹ thuật cơ bản xây dựng được một biểu tượng động tác tương đối rõ ràng chuẩn xác. b. Đặc điểm giảng dạy. Người giáo viên nên coi trọng chuẩn mực hoá động tác, độ khó của bài tập và yêu cầu về mặt cấu trúc kỹ thuật cần tương ứng với tuổi tác và trình độ phát triển cơ thể của học sinh ở thời kỳ này.Với tiền đề không tạo ra hoặc làm sâu sắc thêm các động tác sai lầm, từng bước sẽ tăng dần độ khó và đề ra các yêu cầu cao hơn. Nên đặc biệt coi trọng huấn luyện giảng dạy các cấu trúc kỹ thuật đánh cầu thuận tay, đánh cầu cao, đập cầu trên đầu và các loại bước chân tương ứng. II. nội dung - động tác kỹ thuật cơ bản chủ yếu của cầu lông. 1. động tác tay. 1.1. Cách cầm vợt: a. Cách cầm vợt thuận tay: Để mặt vợt vuông góc với mặt đất, đặt hộ khẩu tay vào cạnh nhỏ của cán vợt, ngón cái và ngón trỏ áp sát vào 2 mặt rộng của cán vợt, ngón trỏ và ngón 3
- giữa hơi tách ra, ngón giữa và ngón vô danh, ngón út khép lại ôm lấy cán vợt, lòng bàn tay không cần áp sát, đầu của cán vợt ngang với cơ cá nhỏ của cổ tay. b. Cách cầm vợt tay trái: Sự khác biệt chủ yếu giữa 2 cách cầm vợt là ngón cái và ngón trỏ đem cán vợt hơi xoay ra ngoài, ngón trỏ khép vào góc giữa, mép trong của ngón cái chống sát vào mặt rộng của cạnh trong của cán vợt, ngón giữa , ngón không tên và ngón út khép lại ôm lấy cán vợt, đầu của cán vợt áp gần vào phần chân ngón út, lòng bàn tay có khe hở với chuôi vợt, mặt vợt hơi ngữa ra sau. 1.2. Cách phát cầu: Phát cầu được chia làm 2 loại là: Phát cầu thuận tay và trái tay. Phát cầu thuận tay có thể phát cầu cao sâu, cao xa, lao xa và sát lưới. Phát cầu trái tay vì bị hạn chế bởi cách cầm vợt, cự li xoay vợt tương đối ngắn nên nói chung chỉ có thể phát cầu cao xa, lao xa và gần lưới. Chúng tôi đem động tác phát cầu chia thành 4 phần: Động tác chuẩn bị, động tác đưa vợt, động tác đánh cầu và động tác theo cầu ra trước( kết thúc). a. Phát cầu cao sâu thuận tay: * Động tác chuẩn bị: vị trí đánh sát vạch giữa sân, cách vạch phát cầu trước khoảng 1m, chân trái ở trước( người phát bằng tay phải) các đầu ngón chân xoay về lưới, chân phải ở phía sau, các ngón chân chỉ về phía trước bên phải, cự ly giữa 2 chân rộng khoảng bằng vai, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải. Tay trái cầm cầu và co tự nhiên ngang bằng trước ngực, tay phải cầm vợt co khuỷu tay tự nhiên ở cạnh thân bên phải. * Động tác đưa vợt: Trên cơ sở của động tác chuẩn bị, thân người xoay sang bên phải và ra sau, vai trái đối diện với lưới, tay phải cùng với khuỷu tay nâng lên bên phía sau bên phải, thân trên hơi ngả ra trước, cẳng tay hơi mở rộng, cổ tay duỗi ra hết để đưa vợt ra sau đến một độ cao nhất định. 4
- * Động tác đánh cầu: Cùng với tay trái thả cầu, thân người xoay một cách tự nhiên từ phải sang trái, trọng tâm di chuyển ra trước, cẳng tay vung vợt theo hướng từ dưới lên trên và xoay thật nhanh vào trong kéo theo cổ tay duỗi đến hơi gập lại, cầm chặt vợt để mặt vợt thuận phát lực đánh cầu. * Động tác theo ra trước: Sau khi đánh cầu tay cầm vợt sẽ vung về phía trên bên trái một cách tự nhiên theo quán tính động tác, sau đó đem vợt thu về trước thân, đồng thời điều chỉnh động tác cầm vợt thành hình thức cầm vợt thuận tay thả lỏng. b. Phát cầu sát lưới trái tay: * Động tác chuẩn bị: Vị trí sát với vạch phát cầu trước, chân phải ở phía trước, trọng tâm rơi vào chân phải, chân trái kiễng gót. Tay phải cầm vợt, giữ vợt ở trước bụng, gập khuỷu tay.Cổ tay gập ra trước, tay trái giữ cầu nghiêng ở trước mặt vợt. * Động tác đưa vợt: Hơi vung vợt ra sau một khoảng nhất định. * Động tác đánh cầu: Cẳng tay đẩy, đưa tay lên trên và ra trước, đồng thời kéo theo cổ tay đẩy ra trước từ tư thế gập cổ tay đến hơi duỗi cổ tay. Lợi dụng lực chống của ngón tay cái dùng mặt vợt đánh vào mặt chếch nghiêng bên trái của chuôi cầu. * Động tác theo ra trước: Sau khi đánh cầu cẳng tay tiếp tục vung lên trên đến một độ cao nhất định, sau đó thu về trước ngực. 1.3. Cách đánh cầu: Cách đánh cầu chia thành 2 loại: Thuận tay và trái tay, cũng có thể dựa vào sự khác nhau giữa điểm xúc cầu với bộ phận cơ thể mà phân thành 2 cách đánh: Đánh cầu trên tay ( cao) và đánh cầu dưới tay ( thấp). Cách đánh cầu bao gồm: Cầu cao, đập cầu, bỏ nhỏ, vớt cầu, hất cầu, nhỏ chéo góc, đẩy cầu, tạt cầu, đỡ cầu treo, đỡ cầu đập, chắn cầu (1). Đánh cầu cao thuận tay: 5
- * Động tác chuẩn bị: Chân trái phía trước, chân phải phía sau, hai chân rộng bằng vai, thân người nghiêng với lưới. Trọng tâm rơi vào chân sau, tay trái giơ lên tự nhiên, mắt tập trung nhìn vào cầu bay đến, tay phải cầm vợt theo cách cầm vợt thuận tay, co tay và giơ lên phía trên của bên phải, mặt vợt quay về lưới. * Động tác đưa vợt: Cánh tay cùng với động tác xoay người sang trái làm động tác vung vòng tay lên trên, thân người vươn ra hết. * Động tác đánh cầu: Cánh tay giơ lên cẳng tay nhanh chóng xoay trong, đồng thời tiếp tục vung theo động tác vung của động tác dẫn vợt để vung tay lên trên và ra trước. Cổ tay tiếp tục làm động tác vòng theo hướng gập cổ tay. Ngón tay gập lại dùng sức nắm chắc vợt, lấy mặt vợt thuận đánh vào phần sau của đế cầu. Trong lúc tiếp cầu, tay cầm vợt duỗi thẳng tự nhiên, điểm đánh cầu ở phía trên vai phải. Tay trái cũng nhịp nhàng gập tay đến cạnh thân để hỗ trợ động tác quay người. * Động tác theo ra trước: Thân người theo quán tính quay người sang bên trái và hơi ra trước, chân phải bước ra theo sự chuyển dịch của trọng tâm ra trước, tay phải vung vợt xuống phía dưới bên trái, sau khi giảm tốc độ thì thuận tiện thu về ở trước thân, trả về hình thức cầm vợt lỏng. * Yếu lĩnh bật nhảy đánh cầu: Làm động tác chuẩn bị ở tư thế đánh cầu cao thuận tay, chân phải bật nhảy, tiếp đó quay người trên không đúng lúc, đồng thời hoàn thành động tác đưa vợt đánh cầu. Động tác đánh cầu được hoàn thành ở điểm cao nhất trên không. Trong lúc rơi xuống thì cạnh mũi bàn chân trái tiếp xúc đất, khớp gối duỗi thẳng tự nhiên để có thể dùng sức đạp xuống mặt đất, làm cho trọng tâm cơ thể hơi ngả ra trước và sau đó chân phải chạm đất. (2). Đánh cầu cao ngang thuận tay( lao cao). Cấu trúc của động tác kỹ thuật đánh cầu cao ngang thuận tay cơ bản cũng giống với đánh cầu thuận tay, then chốt là cần phải nắm chắc sức mạnh đánh 6
- cầu và độ vòng, độ cao đường bay của cầu và không bị đối phương chặn, bịt là được. (3). Đánh câù cao bên trái đầu: Cơ bản giống với đánh cầu cao thuận tay, chỉ khác là đánh cầu hơi lệch về phía vai trái ở trên không. Khi bật nhảy đánh cầu thân người hơi nghiêng về bên trái, khi rơi xuống biên độ lăng chân ra phía sau bên trái của chân trái lớn hơn một chút, làm cho điểm rơi của chân trái ở phía sau bên trái của điểm hình chiếu trọng tâm, để đảm bảo sau khi chạm đất cơ thể hơi ngả về phía trước. (4). Chém cầu đường thẳng thuận tay: * Động tác chuẩn bị: Giống động tác đánh cầu cao thuận tay. * Động tác đưa vợt: Giống động tác đánh cầu cao thuận tay. * Động tác đánh cầu: Giống với điểm đánh cầu treo chéo góc, đánh cắt vào phần sau của đế cầu. Trong lúc tiếp xúc cầu mặt vợt và đường đánh cầu tạo 1 góc 900, cầm vợt phải thả lỏng để vợt di động được ở ngàm tay, cẳng tay hơi xoay trong. * Động tác ra trước: Giống động tác đánh cầu treo chéo góc. (5). Chém cầu bên trái theo đường thẳng: Giống với động tác đánh cầu treo thuận tay đường chéo góc, chỉ khác khi đánh ở phía sau đế cầu là động tác đẩy cắt cầu. (6). Đập cầu đường thẳng thuận tay: * Động tác chuẩn bị: Cơ bản giống động tác đánh cầu cao thuận tay. * Động tác đưa vợt: Điểm khác nhau là ở chỗ cùng lúc với thân người vươn lên trên thì ngửa người ưỡn ngực thành hình cánh cung ngược. * Động tác đánh cầu: Giống cơ bản với đánh cầu cao thuận tay. Điểm đánh cầu ở phía trên đằng trước vai( so với điểm đánh cầu cao thì hơi ra trước). Cẳng tay xoay trong, cổ tay hơi gập và nghiêng, phát lực đánh vào phần sau của đế cầu, đánh cầu bằng mặt phải của vợt. 7
- * Động tác ra trước: Sau khi đập tiếp tục vung vợt để phía dưới bên trái theo quán tính sau đó thu vợt về trước ngực. (7). Đập cầu đường chéo góc bên trái đầu: * Động tác chuẩn bị: Cơ bản giống động tác đánh cầu cao bên trái đầu. * Động tác đưa vợt: Cơ bản giống động tác đánh cầu cao bên trái đầu. * Động tác đánh cầu: Mặt vợt đánh cầu là chính diện, không kèm động tác cắt, đánh vào phần sau bên trái của đế cầu. * Động tác ra trước: Vợt theo quán tính thu về trước thân. (8). Bỏ nhỏ thuận tay: * Động tác chuẩn bị: Nghiêng người với lưới tay thuận, chân phải ở đằng trước, gối hơi co, mũi bàn chân chạm đất, tay phải cầm vợt ở trước thân. * Động tác đưa vợt: Bước ra trước 1 bước về phía cầu bay đến, nâng cao trọng tâm, cẳng tay phải giơ lên phía trên đằng trước, vợt đưa ra trước hơi ngửa vợt, chếch với lưới để đón cầu đến. Động tác trước khi đánh cầu này cần thể hiện tính thống nhất của động tác bỏ nhỏ, cắt cầu, móc cầu chéo, đẩy cầu( để đối phương không phán đoán ra ý đồ). * Động tác đánh cầu: Tranh thủ điểm cao để đánh cầu, cầm vợt lỏng, cổ tay hơi co, hất hoặc cắt hất cạnh chéo của đế cầu. Trong quá trình đánh cầu, tay trái phải đưa ngang tự nhiên ra phía sau để trợ giúp cho động tác bỏ nhỏ. * Bỏ nhỏ: Dùng vợt nâng cầu từ phía cạnh bên và đáy đế cầu. * Cắt cầu: Dùng vợt đánh cầu từ phía cạnh bên và đáy đế cầu. * Động tác ra trước: Sau khi đánh cầu, chân trước thu về đồng thời thu vợt về trước thân ở tư thế cầm vợt thuận tay thả lỏng. (9). Bỏ nhỏ trái tay: * Động tác chuẩn bị: Nghiêng người, mặt quay về lưới trái, tay cầm vợt trái tay đặt phía bên trái thân người. Các động tác khác giống với bỏ nhỏ thuận tay. 8
- * Động tác đưa vợt: Giống với bỏ nhỏ thuận tay, chỉ khác là tay cầm vợt chuyển thành tay cầm vợt trái tay, hơi vươn và gập cổ tay. * Động tác đánh cầu: Tranh thủ điểm cao để đánh cầu, hơi thu cổ tay đánh hất hoặc đánh cắt cầu ở phía mặt bên cạnh và đáy đế cầu. Thuận tay hay trái tay khi bỏ nhỏ đều phải phối hợp nhịp nhàng như nhau. * Động tác ra trước: Giống với động tác bỏ nhỏ thuận tay. 2. nội dung và động tác bước chân. Động tác bước chân có các bước chân cơ bản và các bước chân di chuyển trên sân. Bước chân cơ bản là chỉ các loại bước chân như: Bước vượt, bước đạp, bước chụm, bước đệm, bước nhảy Bước chân di chuyển trên gồm: Phương pháp di chuyển các khu vực trên sân. Nói chung là các bước chân di chuyển từ vị trí trung tâm sân theo các phương hướng mà chia thành: Bước chân di chuyển lên lưới, di chuyển lùi ra sau và di chuyển sang 2 bên. Cấu trúc của các loại bước chân di chuyển trên sân do các phần như: Xuất phát, di chuyển, đến vị trí đánh cầu( dừng đột ngột) và trở về vị trí cấu tạo thành. Người cầm vợt tay phải khi đến vị trí đánh cầu thì bước cuối cùng nói chung đều là chân phải ở trước, còn chân trái luôn dựa sát vào vị trí trọng tâm và hướng vào giữa sân. 2.1. Bước chân di chuyển lên lưới: a. Lên lưới phía bên phải: Có thể sử dụng phương pháp di chuyển 2 hoặc 3 bước vượt, cũng có thể sử dụng phương pháp di chuyển 1 bước đệm sau đó là một bước vượt lớn để lên lưới. b. Lên lưới phía bên trên: Giống như lên lưới phía bên phải, chỉ có khác phương hướng di chuyển là sang bên trái. 2.2. Bước chân di chuyển sang 2 bên( đỡ đập cầu). a. Bước chân di chuyển sang bên phải: Khi cầu gần trung tâm, dùng bước đạp lớn đến vị trí đánh cầu. Nếu cầu tương đối xa trung tâm thì bước một bước đạp nhỏ sau đó chân phải lại bước vượt một bước. 9
- b. Bước chân di chuyển sang bên trái: Giống với cách di chuyển sang bên phải . Khi cầu xa trung tâm thì chân trái bước một bước nhỏ trước, rồi quay người về phía bên trái, chân phải bước một bước vượt lớn đến vị trí đánh cầu. Nếu cầu gần trung tâm thì chân trái bước vượt một bước là đủ. 2.3. Bước chân bật nhảy lên cao: Sau khi bước đến vị trí, để tranh thủ đánh cầu ở trên không, có thể dùng 1 chân hoặc 2 chân bật nhảy đánh cầu ở khoảng không vào lúc lên cao trước khi rơi xuống gọi là đánh cầu trong lúc nhảy lên. Chủ yếu sử dụng các bước chân bật nhảy. Loại bước chân này được sử dụng nhiều trong tấn công đột kích ở 2 vạch cuối sân và 2 cạnh biên. 2.4. Bước chân di chuyển lùi sau: a. Bước chân lùi thuận tay( khu vực bên phải sân): Nói chung dùng lùi nghiêng người có lợi cho việc vung vợt đánh cầu sau khi đến vị trí. Sử dụng bước chụm chân để bật nhảy. b. Bước chân để đánh cầu trên đỉnh đầu( ở khu vực bên trái sân ): Cơ bản giống bước chân lùi sau thuận tay, chỉ khác ở phương hướng di chuyển sang bên trái. Tóm lại: Bước chân có quy luật di chuyển nhất định . Nắm vững các quy luật này trên sân sẽ thể hiện được thanh thản nhẹ nhàng như ý. Nhưng điểm rơi của cầu đến luôn biến hoá, bước chân phải tuỳ cơ ứng biến, linh hoạt điều chỉnh. Loại điều chỉnh này không làm phá vỡ tính quy luật của các bước chân mà phải làm cho các bước chân càng linh hoạt hơn. III. phương pháp giảng dạy các động tác tay chủ yếu. 1. Phương pháp giảng dạy và huấn luyện nhằm mục đích hình thành động tác kỹ thuật. * Dùng phương pháp giảng giải để nói rõ cấu trúc động tác, yêu cầu quy cách động tác xây dựng khái niệm và hình tượng động tác. 10
- * Phương pháp giảng dạy thị phạm: Giáo viên làm động tác mẫu hoặc học sinh ưu tú làm mẫu động tác, học sinh làm động tác mẫu cho nhau. Nhưng nhất định cần phải chú ý động tác làm mẫu của người thị phạm phải phù hợp với quy cách động tác. * Phương pháp bài tập bắt chước: Phần lớn sử dụng phương pháp huấn luyện lặp lại. học sinh học tập và bắt chước theo động tác thị phạm từ đó mà đạt được mục đích học và nắm bắt được động tác đúng quy cách . * Phương pháp luôn quan sát động tác vung vợt: Giáo viên lúc nào cũng cần chú ý tới thực hành động tác vung vợt của học sinh và luôn giảng giải về yếu lĩnh động tác, chỉ ra những điểm còn thiếu sót của động tác này, đồng thời kịp thời sữa chữa để đảm bảo cho học sinh có thể tiến hành tập luyện theo động tác đúng quy cách. 2. Những sai lầm thường mắc và phương pháp sữa chữa: a. Những động tác sai lầm thường gặp : * Chỉ biết dùng cẳng tay, biên độ động tác tương đối lớn ảnh hưởng tính đột biến của động tác, không dễ cho việc khống chế, điều chỉnh sức mạnh và phương hướng, ảnh hưởng đến điểm rơi và chất lượng đánh cầu. chỉ đơn thuần. Cẳng tay không có động tác xoay ngoài và xoay trong. Biên độ động tác lớn nếu làm động tác gập duỗi cổ tay có biên độ lớn lâu dài, cổ tay sẽ dễ bị tổn thương. * Động tác cánh tay không có động tác xoay vòng vào trong hoặc ra ngoài. Ví dụ như động tác đánh cầu cao, treo, đập cầu là động tác lấy khớp vai làm trục vẩy cánh tay. Cánh tay và cẳng tay không có động tác xoay trong có gia tốc rõ rệt. b. Phương pháp sữa chữa: * Tăng cường giảng dạy gập vợt cầm trong tay và động tác vung vòng của tay cầm vợt. 11
- * Tăng cường động tác vung vòng cẳng tay: Động tác sẽ kéo theo sự xoay trong và xoay ngoài của cánh tay. * Chú ý hoàn thành động tác của cánh tay, ngăn ngừa động tác cánh tay giơ thẳng lên và trực tiếp vung ra sau rồi mới vẩy tay ra trước. * Giáo viên có thể theo thứ tự dưới đây để đối chiếu kiểm tra các khâu của động tác, kịp thời sữa chữa sai sót. Phương pháp cầm vợt –động tác cánh tay - động tác cổ tay - động tác cẳng tay - thân người - động tác lườn bụng - động tác chân. IV. bước chân cơ bản của cầu lông và cách tập luyện: 1. Bước chân cơ bản của cầu lông và cách tập luyện: Tập luyện bước chân chia nhỏ: Là bài tập đem các bước chân tổng hợp trên sân của môn cầu lông phân chia thành các loại bước chân có phương hướng vận động riêng lẻ để tiến hành huấn luyện. Chủ yếu bao gồm các bài tập bước chân lên lưới thuận tay và trái tay, bài tập bước chân đỡ cầu đập thuận tay và trái tay, bài tập bước chân lùi sau đánh cầu thuận tay và trái tay, bài tập bước chân lùi sau đánh cầu đỉnh đầu, bài tập đập cầu sát lưới( bước chân liên kết sân trước sân sau) và bài tập bước chân đánh cầu ngược vợt. 2. Những sai lầm thường mắc và phương pháp sữa chữa. a. Sai lầm thường gặp của bước chân khi lên lưới: Bước vượt lớn cuối cùng chạm đất bằng mủi bàn chân, khi bước vượt lên để đầu gối chân bước ra phải tự nhiên duỗi chân theo hướng ra trước, không thể gập gối duỗi chân. Khi chân trước chạm đất bàn chân hơi xoay ngoài. b. Sai lầm thường gặp của bước chân lùi sau: Sau khi bật nhảy đánh cầu rơi xuống chạm đất, trọng tâm ngửa ra sau làm ảnh hưởng đến việc di chuyển về vị trí ban đầu. 12
- Phương pháp sữa chữa: Chân chạm đất trước nên kéo dài ra phía sau đồng thời làm cạnh trong của phần gốc ngón chân cái của mũi bàn chân chạm đất trước, sau đó mới đến cạnh trong của bàn chân mới chạm đất để bảo đảm cho cơ thể sau khi chân chạm đất thân người ngả ra trước, thuận lợi cho di chuyển về vị trí ban đầu. Các kỹ thuật của môn cầu lông đều có thể chia thành 4 khâu kỹ thuật đó là: Chuẩn bị, đưa vợt, đánh cầu và động tác ra trước. Bốn khâu kỹ thuật này liên hệ chặt chẽ với nhau. Những khâu kỹ thuật này có thể dùng để đánh giá sự nắm vững kỹ thuật của mỗi học sinh đã đạt được quy cách kỹ thuật hay chưa. Về mặt phương pháp huấn luyện nên căn cứ vào tuổi tác, trình độ phát triển, đặc điểm tâm lý của học sinh ở giai đoạn này để chú ý nâng dần. Về mặt yêu cầu nên chú trọng đến quy cách hóa động tác kỹ thuật cơ bản, để phát triển và nâng cao từng bước, đặt nền móng vững chắc cho sau này. Tuyệt đối không được nôn nóng, vội vàng đốt cháy các giai đoạn trong huấn luyện. C.kết luận Thực tiễn đã chứng minh, công tác giáo dục thể chất, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực cho học sinh đã được trường THCS Nguyễn Trường Tộ hết sức quan tâm. Về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dụng cụ dạy và học của thầy và trò đã được trang bị tương đối đầy đủ. Đặc biệt là được sự quan tâm tạo điều kiện của BGH nhà trường.Cho đến nay chúng tôi( những người làm công tác giáo dục thể chất) có thể tạm yên tâm để giảng dạy và huấn luyện nâng cao chuyên môn cũng như có điều kiện tập luyện và trang bị cho học sinh của mình lượng kiến thức phong phú để các em có thể vận dụng tự tập hàng ngày nâng cao thể lực phục vụ tốt cho học tập và lao động. Chúng tôi đã tự rút ra cho bản thân một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy và huấn luyện đối với tất cả các môn thể thao trong hệ thống các môn học ở trường 13
- phổ thông, đặc biệt là môn cầu lông đã được cụ thể hoá thành sáng kiến kinh nghiệm. Ngoài việc trang bị kiến thức cho các em, người giáo viên còn phải biết hướng dẫn cho học sinh những phương pháp tập luyện khoa học, phù hợp với trình độ từng lứa tuổi và đặc điểm tâm- sinh lý học sinh thì mới đạt được hiệu quả cao. Từ thực trạng và kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Việc trang bị kiến thức, kỹ chiến thuật và phương pháp tập luyện cho học sinh cần được tiến hành liên tục có tính hệ thống, tính kế thừa và cần được tiến hành ngay từ đầu năm, đầu khoá học( lớp 6). - Người giáo viên cần phải có kế hoạnh phân bố lịch trình, giáo án và phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi và trình độ của từng học sinh. - Do điều kiện sân bãi nhỏ hẹp, dụng cụ tập luyện còn hạn chế.Thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng cho nên nhà trường cùng các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến việc bổ sung, củng cố trang thiết bị dụng cụ dạy và học. - Cần thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao tại trường ở nhiều nội dung để thông qua đó khuyến khích cho các em tập luyện TDTT, rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực. Đồng thời có điều kiện tuyển chọn ra những tài, những năng khiếu để bồi dưỡng , đào tạo và phát triển để thi đấu đạt kết quả cao ở các kì thi. Trên đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, tổng hợp trong năm qua đã được thực tiễn chứng minh, cho đến nay tôi đã xây dựng và biên soạn thành tập san sáng kiến kinh nghiệm với chuyên đề: “ Giới thiệu một số bài tập cơ bản trong phương pháp giảng dạy môn cầu lông( môn thể thao tự chọn) ở trường THCS”. Đây là công việc còn đang băn khoăn suy nghĩ chưa tìm ra giải pháp phù hợp, nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót cần bổ sung. Kính mong ý kiến đóng góp của quý thầy, 14
- cô và các bạn đồng nghiệp để SKKN đầy đủ hơn có thể trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho chuyên môn. Hà Nội 2010 Giáo viên: Công Thành Sơn 15
- Mục LụC A.phần mở đầu B.phần cơ bản I. nhiệm vụ, đặc điểm và yêu cầu giảng dạy kỷ thuật cơ bản chủ yếu của môn cầu lông. 1. Nhiệm vụ, đặc điểm và yêu cầu giảng dạy giai đoạn ban đầu 2. nhiệm vụ, đặc điểm yêu cầu giảng dạy của giai đoạn huấn luyện cơ sở. II. nội dung và quy cách động tác kỹ thuật cơ bản chủ yếu của cầu lông. 1. động tác tay. 2. nội dung và động tác bước chân. III. phương pháp giảng dạy các động tác tay chủ yếu. IV. bước chân cơ bản của cầu lông và cách tập luyện C.kết luận Tài liệu tham khảo - Giáo trình cầu lông.Ths Hướng Xuân Nguyên,Ths Mai Thị Ngoãn-NXB TDTT -2003. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy Thể dục THCS Trần Đồng Lâm-Đặng Đức Thao– NXB Giáo dục-1997. - Sách giáo khoa Thể Dục lớp 6,7,8,9 THCS – NXB Giáo dục. - Giáo trình lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong trường học. - Sinh lý học TDTT. 16