Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy môn tập đọc. Hướng dẫn học sinh tự đọc đúng đến đọc diễn cảm một bài tập đọc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy môn tập đọc. Hướng dẫn học sinh tự đọc đúng đến đọc diễn cảm một bài tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_mon_tap_doc_hu.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy môn tập đọc. Hướng dẫn học sinh tự đọc đúng đến đọc diễn cảm một bài tập đọc
- Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Đổi mới phương pháp dạy môn tập đọc. Hướng dẫn học sinh tự đọc đúng đến đọc diễn cảm một bài tập đọc. Người thực hiện : Nguyễn Thị Thành B. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2003 I.Lí do chọn đề tài: Đã từ lâu chúng ta quan tâm đến việc bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải nói và viết cho đúng. Chính vì vậy, việc dạy tiếng Việt cho học sinh , nhất là học sinh tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho hình thành và phát triển về ngôn ngữ của trẻ sau này. Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi thấy học sinh muốn nói hay viết hay, trước hết phải biết cách đọc tốt. Vậy đọc như thế nào là tốt? theo tôi, ngoài yêu cầu đọc đúng chữ, đọc rõ ràng, lưu loát còn phải đọc diễn cảm. Tức là phải thể hiện được nội dung, sắc thái của bài tập đọc để thấy rõ cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Vì vậy, ngay từ những tiết dạy đầu tiên của năm học, tôi thường chú ý nghe các đối tượng học sinh đọc bài và nhận thấy, ngay cả những em mà các bạn cho là đọc tốt khi đọc, cũng thiếu cảm xúc, do chưa biết cách làm thế nào để có cảm xúc. Trong khi điều này, nếu được giáo viên giúp đỡ, các em hoàn toàn có thể làm được. Xuất phát từ suy nghĩ đó, đã nhiều năm nay, tôi rất coi trọng việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh và bước đầu đã thu được kết quả mong muốn. II.Cơ sở thực tiễn: Ở trường tiểu học, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh trước tiên là rèn yêu cầu đọc thành tiếng với mức độ tăng dần từ đọc thông thạo, lưu loát, đọc đúng đọc diễn cảm. Vì vậy đối với phân môn tập đọc, tuỳ từng bài, tôi chọn phương pháp dạy cho phù hợp.
- Ví dụ: Đối với những bài thơ, ngôn ngữ thường chắt lọc, giàu hình ảnh, nhạc điệu lại gợi cảm, dễ gây hứng thú đọc, vì vậy tôi thường chọn cách hướng dẫn cho học sinh cảm thụ từ nghệ thuật đến nội dung để đọc diễn cảm. Còn với các bài văn xuôi trong chương trình, đều có nội dung sâu sắc và có tính nghệ thuật cao, có bố cục rõ ràng. Tôi lại chọn phương pháp tìm hiểu bài theo dàn ý để học sinh dễ cảm nhận và dễ thể hiện nội dung từng đoạn qua cách đọc. Qua thực tiễn nhiều năm áp dụng phương pháp này, cùng với việc vận dụng một cách linh hoạt những đổi mới trong việc dạy môn tập đọc do Quận triển khai, tôi thấy học sinh rất hứng thú tiết học này và nhiều em đã thành kĩ năng, kĩ xảo khi đọc bất cứ một bài văn nào. III.Quá trình triển khai (cách giải quyết vấn đề). *Đối chứng giữa cách dạy cũ và cách dạy mới cùng với những sáng kiến kinh nghiệm của bản thân để thấy rõ sự ưu việt của nó. 1) Dạy theo phương pháp cũ: với môn tập đọc dạy gần như một tiết giảng văn, chủ yếu giáo viên phân tích bài tập đọc và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài với một số lượng câu hỏi khai thác bài rất nhiều, thiên về hướng cảm thụ văn chương, do đó, học sinh không hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và nội dung văn bản. Hơn nữa thời gian luyện đọc lại ít, nên sau tiết học khả năng đọc của học sinh không được nâng cao, không hình thành được kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh, hạn chế việc cảm thụ văn học. 2) Dạy theo phương pháp mới: Với mục đích là nâng cao chất lượng đọc của học sinh nên yêu cầu luyện đọc thầm và đọc thành tiếng trên cơ sở hiểu văn bản tiến tới đọc diễn cảm một cách sáng tạo cần có những biện pháp cụ thể. a) Đối với giáo viên: Phải chủ động lập kế hoạch giảng dạy trên lớp. *Khâu soạn bài: Phải tìm hiểu kĩ văn bản trên cơ sở phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá văn bản để đánh giá đúng nội dung nghệ thuật của bài. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên có thể điều chỉnh hoặc thêm các câu hỏi khác về nội dụng, nghệ thuật để gợi mở và gây hứng thú cho học sinh. *Khâu tập đọc mẫu của giáo viên: Giáo viên phải luyện đọc thành tiếng đùng và diễn cảm một cách sáng tạo bài văn, phải nắm vững cách đọc (giọng đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng, kéo dài giọng ) như thế nào để thể hiện được sắc thái của bài. *Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học: Đây là khâu quan trọng để hỗ trợ cho bài giảng, giáo viên phải chịu khó sưu tầm (có thể yêu cầu học sinh cùng tham gia) những tranh ảnh, bài bình luận, tác giả, xuất xứ của tác phẩm có liên quan đến bài học, suy nghĩ (ghi vào giáo án) đưa ra lúc nào để phục vụ cho mục đích tiết dạy một cách hiệu quả nhất.
- b) Đối với học sinh: Việc đầu tiên là phải có sự chuẩn bị bài trước ở nhà. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài từng môn và ghi vào trang đầu cuốn vở gọi là (phương pháp học bộ môn). Riêng với môn tập đọc các em ghi “cách chuẩn bị bài” để hình thành phương pháp học tập môn này. Bước 1: Đọc thầm 2 lần bài tập đọc để làm quen mặt chữ và cảm nhận ban đầu bài văn. Bước 2: Đọc thành tiếng 2 lần: đầu tiên đọc đúng sau đọc hay tiến tới đọc diễn cảm theo ý mình. Bước 3: Đọc kĩ phần chú giải và tra từ điển những từ nào chưa hiểu. Bước 4: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Trước khi trả lời nên đọc toàn bộ cacá câu hỏi một lần, suy nghĩ, động não trả lời từng câu sao cho gọn gàng, chính xác, (cũng có thể sau khi trả lời cáca em có thể đối chirus với phần hướng dẫn, gợi ý của sách “học tốt môn tiếng việt” xem đúng, sai thế nào mà rút kinh nghiệm). Bước 5: Tìm dàn ý, đại ý của bài. Bước 6: Đọc thành tiếng 2 lần cuối, yêu cầu đọc đúng và diễn cảm có sáng tạo trên cơ sở đã hiểu nội dung bài. Cuối cùng: Tôi lưu ý học sinh có ý thức cùng cô giáo sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ cho bài. *Để học sinh nắm vững cách chuẩn bị bài tôi phải soạn một bài tập đọc mẫu giới thiệu với các em cách chuẩn bị từng bước. C) Hướng dẫn học sinh tập đọc: Đa số học sinh bây giờ ham đọc nhưng chủ yếu cácc em đọc thầm để nhận biết câu truyện chứ không nghiền ngẫm, suy nghĩ để đọc thế nào cho có hiệu quả tức là phải biết cách đọc đúng, đọc hay (diễn cảm). *Trước khi đọc diễn cảm yêu cầu đầu tiên là phải đọc rõ ràng, mạch lạc và đọc đúng. Đọc đúng ở đây bao hàm cả phát âm đúng, phân biệt được các cặp phụ âm L – N; Ch – Tr; R – D; S – X và các thanh, các dấu câu theo mục đích nói. Để làm được điều này, tôi luôn chú ý xem em nào mắc lỗi kiểu nào tìm ra nguyên nhân và sửa. Ví dụ với những em phát âm sai cặp phụ âm (L – N) đa số là do các em phân biệt được từ đó viết với “L” hay “N” nên đọc sai, tôi phân tích cho em thấy đọc sai thường làm sai hẳn ý nghĩa của từ. Ví dụ như để nói về tác dụng của tập thể dục đều đặn người ta viết “tập đều cho ngực nở nang”, đọc sai “tập đều cho ngực lở lang” ai dám tập? Tôi hướng dẫn sửa bằng cách em phải chủ động tra từ điển các từ viết với L và N. Đánh dáu mục L – N lại vì thường xuyên phải mở ra. Sau đó ghi vào 2 cột những từ viết với L và N thường gặp, dán vào những nơi dễ nhận biết như: góc học tập, nắp hộp bút để làm quen với những từ đó, viết đúng chính tả, sẽ phát âm đúng. Kết
- quả chỉ 2, 3 tháng đa số học sinh lớp tôi sửa được tật này. Điều đó làm các em rất tự tin và phấn khởi vì không những bây giờ em đọc đúng mà viết cũng đúng. Ngoài ra đọc đúng còn bao gồm cả cách lên giọng, xuống giọng, ngắt hơi, nhấn giọng, nhịp độ, cường độ sao cho phù hợp với nội dung bài văn nữa. Thực tế học sinh tự mình khó làm được điều này mà giáo viên phải là người hướng dẫn gợi ý và làm mẫu cho học sinh. Tuỳ vào từng bài, từng thể loại mà giáo viên khai thác để học sinh hiểu ý tứ về nội dung và nghệ thuật của bài mà đọc cho đúng. Ví dụ: với những bài có nhiều câu đối thoại, phải luyện đọc các dấu câu cho đúng ngữ điệu vì dấu câu là hình thức văn tự, ghi lại các kiểu câu, phân loại theo mục đích nói, có thể phân vai để học sinh thể hiện sinh động hơn (còn cách đọc các dấu câu thế nào cho đúng, học sinh đã nắm được khi học ngữ pháp). *Sau khi đọc đúng học sinh phải được nâng cao hơn một bước là đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm không có nghĩa là giọng đọc uốn éo, không gắn với nội dung và không thể hiện đúng cảm xúc. vậy muốn đọc diễn cảm một cách sáng tạo, việc đầu tiên là học sinh phải có năng lực cảm thụ văn học, giáo viên có trách nhiệm giúp học sinh điều này trong khi dạy học, để học sinh được nâng cao cảm xúc thẩm mĩ và hiểu được cái hay cái đẹp của văn chương vì thế đọc diễn cảm chính là hình thức tái sinh tác phẩm, khám phá ra những gì bí ẩn dưới những dòng chữ để chúng được vang lên. Chẳng hạn với bài “Bè xuôi sông La – tập đọc lớp 4”. Học sinh phải hiểu được cả bài thơ là cảm xúc sâu lắng thiết tha của tác giả về chuyến xuôi bè trên sông La. Bằng một loạt các biện pháp tu từ khác nhau tác giả đã vẽ lên một bức tranh tươi đẹp, sinh động mà người đọc có thể cảm nhận được bằng các giác quan, ta phải giúp học sinh hiểu nội dung và nghệ thuật của nó theo từng khổ thơ, các em mới đọc đúng, đọc hay được. ở khổ thơ đầu tác giả mảng bè xuôi sông La được kết bằng những loạt gỗ quý: Bè ta / xuôi sông La Dẻ cau/ cùng táu mật Muồng đen/ và trai đất Lát chun/ rồi lát hoa. Sự liệt kê tên các loại gỗ quý bằng các liên từ thay đổi (cùng, và, rồi) không làm khô cứng bài thơ mà đọc lên chỉ thấy sự phong phú của hương thơm, của sắc màu. Phải đọc thong thả, ngắt nhịp rõ (2/3) và kéo dài cũng như chuyển giọng đúng mới thấy được sự xuôi chảy của bè gỗ trong sự uốn lượn của con sông La giữa núi đồi miền trung. *Khổ thơ 2 gồm 10 câu miêu tả sự bình yên hài hoà của sông La và của xóm làng hai bên bờ sông. Bằng nghệ thuật nhân hoá và so sánh tài tình: Sông La/ ơi sông La
- Trong veo/ như ánh mắt Bờ tre xanh/ im mát Mươn mướt/ đôi hàng mi Bè đi chiều/ thầm thì Gỗ lượn đàn/ thong thả Làm xuất hiện trước mắt ta một quang cảnh bình yên, êm ả lạ lùng biểu hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả phải đọc giọng thong thả, thiết tha, êm nhẹ và sâu lắng *Khổ thơ 3. Tác giả dùng một loạt các phương pháp tu từ (ẩn dụ, so sánh, đảo ngữ, điệp từ) để cho thấy đối lập với đổ nát do bom đạn của kẻ thù gây ra là những công trình xây dựng ngói mơí hồng tươi, là những cánh đồng lúa trổ hoa vàng rực và những nhà máy toả khói trắng như bông, phải đọc giọng tự hào (cao giọng) để thấy rõ trạng thái hào hứng đang mở về một tương lai đất nước được xây dựng khắp nơi từ thành thị đến nông thôn *Để làm được điều này khi soạn, giảng giáo viên phải chủ động đưa ra hệ thống câu hỏi trật từ phong phú, gợi sự liên tưởng, óc tưởng tượng về ý nghĩa tác phẩm, những từ ngữ hình ảnh gây ấn tượng của bài văn và những câu hỏi xác định kĩ thuật đọc thành tiếng về giọng đọc, tốc độ, cường độ, nhấn giọng Ví dụ: Trong bài “Giữ đê - tập đọc lớp 4” để học sinh liên tưởng đến tính chất dữ dội của đợt mưa lũ qua đoạn viết: “Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn ” tôi đặt câu hỏi: - Tính chất của các trận mưa được tác giả miêu tả như thế nào? (ngày càng mạnh) - Tác giả dùng biện pháp tu từ gì để tả? (tăng tiến) - Phải đọc như thế nào đẻ thể hiện điều đó (nhanh dần, nhấn giọng, từ tả tính chất từng trận mưa: “rả rích, tối tăm” rồi luyện cho học sinh đọctheo yêu cầu. Cuối cùng ở bài tập đọc nào học sinh cũng phải được đọc nhiều cho đến khi bài văn, bài thơ thắm đượm vào các em để các em được bay lên với chiều cao, trải ra với chiều rộng và lắng sâu với chiều dài của tác phẩm. IV.Kết quả: *Qua thực tế giảng dạy ở các tiết tập đọc tôi nhận thấy: - Ở những tiết học đầu nhiều học sinh chưa quen, chưa tự tìm ra được cách đọc và còn ngại đọc diễn cảm. Nhưng dần các em đều hứng thú và mong muốn được đọc thể hiện.
- - Trong giờ tập đọc tôi quan sát thấy nhiều em khi chưa được gọi đọc cũng từ đọc nhẩm trong mồm và thể hiện rõ sắc thái biểu hiện trên mặt. Điều đó chứng tỏ các em thích đọc và hiểu nội dung nghệ thuật của bài. - Đa số các em đều sửa được các lỗi sai khi đọc, đặc biệt là sai về phát âm cặp phụ âm L - N. Không những thế, nhiều em còn giúp anh chị em trong gia đình cũng như bạn bè sửa được. - Học sinh được nâng cao rõ rệt về đọc diễn cảm. Hình thành kĩ năng, kĩ xảo khi đọc tất cả các văn bản khác. *Tôi thấy áp dụng phương pháp dạy mới là phù hợp với mục tiêu của giáo dục tiểu học về môn tập đọc và thực hiện được mục đích của mình đề ra trong tiết dạy. Tuy nhiên, khi dạy giáo viên chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn do thiếu tài liệu về tiết dạy và một số câu hỏi tìm hiểu bài ở sách giáo khoa nhiều khi không phục vụ cho yêu cầu đọc của học sinh. Chúng tôi luôn mong mỏi có sự chỉ đạo thường xuyên thống nhất và có các văn bản cụ thể, rõ ràng về mọi mặt để làm tốt công việc "trồng người" của người giáo viên nhân dân. Hà Nội, tháng 3 năm 2003 Người viết Nguyễn Thị Thành Ghi chú Xuất phát từ nhận thức môn tập đọc là môn học quan trọng hàng đầu của học sinh tiểu học, vì nó có giúp học sinh tiếp thu được tất cả các văn bản một cách chính xác, hiệu quả hay không là phụ thuộc vào kĩ năng cảm thụ và tiếp nhận văn bản của học sinh thông qua sự hướng dẫn của cô giáo theo mục tiêu của từng bài học mà giáo viên đã xác định rõ khi soạn bài. Và học sinh cũng phải được chuẩn bị bài ở nhà. Dưới đây là mẫu bài soạn của giáo viên và học sinh: Bài: "Giữ đê" - sách tiếng Việt lớp 4 tập hai Môn: tập đọc Tên bài dạy: Giữ đê Lớp: 4G (Ma Văn Kháng)
- Tiết số: Tuần: 27 I-Mục tiêu: 1.Phát âm đúng: Lênh láng, lặnn lộ, lấm bê lấm bết 2.Diễn đạt đúng: Mưa rả rích, mưa tối tăm mặt mũi, mưa thối đất, thối cát, ráo riết, hung tợn, mỏng mảnh, mênh mông, vằng vặc, sùng sục. 3.Thấy cảnh cơn mưa dữ dội và quyết tâm giữ đê của bộ đội và nhân dân ta. II. Đồ dùng dạy học: Tranh con "con đê Yên Phụ" và tranh vẽ "Con đê bị ngập", bảng phụ. III.Hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung các hoạt động phương pháp, hình thức tổ chức các ghi chú dạy học hoạt động dạy học tương ứng I.Bài cũ: - 2 em đọc thuộc lòng bài "Qua cầu sông Đuống" Hỏi: Cảnh sông Đuống về đêm có gì đặc sắc? - 1 em đọc đoạn mình thích? Vì sao? Nhận xét II.Bài mới: Ghi đầu bài: Giữ đê 1.Giới thiệu: SHD *Giáo viên đọc lần 1 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài và Tranh "con đê" luyện đọc H: Hiểu "đê" là gì và tại sao ta phải giữ đê? (Công trình xây đắp bằng đất đá dọc bờ sông (biển) để ngăn không cho nước tràn vào đồng ruộng và khu dân cư) H: Bài chia mấy đoạn (3 đoạn) *Đọc đoạn 1 (Từ đầu đất liền) H: Tác giả dùng từ ngữ nào để diễn tả trận mưa ngày lũ? (Mưa rả rích đêm ngày - mưa tối tăm mặt mũi - mưa thối đất thối cát H: Từ nào được lặp lại nhiều trong đoạn Từ: rả rích, tối
- Nội dung các hoạt động phương pháp, hình thức tổ chức các ghi chú dạy học hoạt động dạy học tương ứng văn? Có tác dụng gì? tăm (Điệp từ mưa tả mưa rất nhiều) Điệp từ "mưa" H: Tính chất của mỗi trận mưa được miêu tả như thế nào? (ngày càng dữ dội đe doạ lũ Nghệ thuật lụt) "tăng tiến" H: ý 1? ghi bảng H: Đọc? (mạnh, nhanh dần, nhấn các từ Dàn ý: miêu tả) luyện đọc (6 em) ý 1: Tả cơn mưa dữ dội Chuyển ý: Những đợt mưa liên tiếp sẽ gây cảnh lụt lội và đe doạ con đê như thế nào đọc đoạn 2. Đọc đoạn 2 (Tiếp đánh vào chân đê) H: Cảnh ngập lụt được miêu tả? (Nước lênh láng khắp mọi nơi, đường nhựa ngập, ô tô chết đứng trong nước) H: Nước lênh láng là nước như thế nào? (Nước tràn ra mọi phía) lênh láng H: Trước cảnh ngập lụt đó con đê bị đe doạ? Hình ảnh nào cho em biết điều đó? (khúc đê chỉ còn là một nét đỏ nhờ giữa mênh mông sóng nước) Đưa tranh "con Giáo viên: Đây là cảnh ngập lụt và con đê bị đê bị đe doạ" đe doạ con đê lúc này không còn to lớn, vững chắc để ngăn nước nữa mà nó trở nên yếu ớt, mỏng manh giữa mênh mông sóng nước. H: Đây là 2 hình ảnh như thế nào với nhau? cho thấy con đê bị đe doạ.
- Nội dung các hoạt động phương pháp, hình thức tổ chức các ghi chú dạy học hoạt động dạy học tương ứng H: ý 2? ghi bảng H: cách đọc? (SGK) + Nhấn giọng các từ Đối lập miêu tả + đọc đúng lên đánh dấu cách đọc lớp đánh dấu vào SGK Luyện đọc 7, 8 em nhận xét sửa. Phát âm: lênh láng, vằng vặc ý 2: cảnh ngập lụt và con đê bị Chuyển ý: Trước cảnh con người đê bị đe đe doạ doạ con người đã quyết tâm giữ đê như *Bảng phụ thế nào. *Đọc thêm đoạn 3 (còn lại) H: Chi tiết nào cho thấy quyết tâm giữ đê của nhân dân ta? (Hai trung đội được điều cấp tốc tới, ông chủ tịch huyện lặn lội cả tuần trên các tuyến đê) H: Điều động "cấp tốc" (nhanh) H: Hình ảnh ông chủ tịch huyện? (suốt ngày vất vả nơi sông nước) Giảng tranh: "Từ hình ảnh anh đội trưởng đến hình ảnh ông chủ tịch huyện lặn lội trên các tuyến đê cho thấy quyết tâm giữ đê của nhân dân ta. H: ý 3? Ghi bảng H: Đọc như thế nào để thấy được quyết tâm Từ: "lặn lội" giữ đê của nhân dân ta? (SGK) *Trong đoạn có hai câu dài ai xung phong Tranh lên ngắt câu? phát âm? luyện đọc 7, 8 em *3 em đọc liên tiếp 3 đoạn:
- Nội dung các hoạt động phương pháp, hình thức tổ chức các ghi chú dạy học hoạt động dạy học tương ứng H: Đại ý? Ghi lên bảng nhắc lại ý 3: Quyết tâm giữ đê của nhân 3.Củng cố - tổng kết: dân ta Bài "Giữ đê" dù chỉ là một đoạn trích ngắn , song bằng nghệ thuật miêu tả, tác giả đã Bảng phụ dựng lên cảnh tượng hãi hùng trước cảnh bão lụt và quyết tâm giữ đê của nhân dân ta. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có chủ trương gì để bảo vệ đê điều? (Trồng cây, lặn lội không chặt phá cây bừa bãi, bảo vệ đê ) Đại ý: Bài miêu tả cơn mưa dữ H: Học sinh tuy nhỏ nhưng có cách gì giúp dội và quyết tâm giữ đê của đồng bào bị lũ lụt? (quyên góp ủng hộ ) nhân dân ta. 4.Dặn dò: *Tập đọc nhiều lần lưu ý đọc diễn cảm *Soạn bài "Buổi chợ trung du" tìm hiểu từ "núi đồi lẹt xẹt, kĩu kịt, thoăn thoắt, nói léo xéo, đông nghìn nghịt) Bài soạn Giữ đê I.Phân đoạn: Bài này có 3 đoạn Đoạn 1: Từ đầu "đổ hết xuống đất liền": tả cơn mưa. Đoạn 2: Từ "đội trưởng Ngoạn" "đánh vào chân đê": tả cảnh lụt lội. Đoạn 3: Còn lại: tả cảnh chống lụt. II.Trả lời câu hỏi: 1.Tác giả đã dùng những từ ngữ: rả rích đêm ngày, tối tăm mặt mũi, thối đất thối cát, ráo riết, hung tợn, hút lên, đổ hết xuống để miêu tả các trận mưa dữ dội.
- 2. Cảnh con đê bị đe doạ giữa "mênh mông sóng nước" được miêu tả cụ thể là: Khúc đê bây giờ chỉ còn là một nét đỏ nhờ bên mênh mông sóng nước. 3. Để chống lũ lụt do mưa gây mưa gây nên, con người đã xếp đá vào chân đê để giữ đê. Những chi tiết cho thấy điều đó là: Hai trung đoàn bộ đội được điều động cấp tốc tốc tới, lọi bì bõm qua đồng xếp đá vào chân đê chỗ bị dòng nước xói thẳng vào. Đại ý: Tả cảnh nhân dân ta quyết tâm chống lụt. III.Tìm hiểu từ: - Mưa rả rích: mưa không dứt. - Nước lênh láng: nước đầy ra, tràn ra ngoài. - Mỏng mảnh: mỏng lắm, không bền chắc. - Mênh mông: rộng bao la