Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn nói ở lớp 5

doc 8 trang thienle22 4220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn nói ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tap_lam_van_noi_o_lop_5.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập làm văn nói ở lớp 5

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài: Dạy tập làm văn nói ở lớp 5. Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhu. Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội Hà Nội 2000 - 2001 Phần I: Lí do chọn đề tài Năm học 2000-2001tôi được phân công dạy lớp 5. Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 5 sau khi chỉnh lí (1994) rất chú trọng đến yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh . Hầu như tất cả các đề tài tập làm vănđược dạy trong SGK đều có tiết tập làm văn nói trước khi tiến hành viết và trả lời song khi bước vào giảng dạy, qua những tiết tập làm văn đầu tiên tôi thấy một vấn đề hết sức khó khăncần phải giải quyết: Đó là khả năng thực hành tiết văn nóicủa học sinh còn rất yếu. Để chuẩn bị có tiết văn nói, hầu hết học sinh đã biết quan sát, tìm ý tiến tới lập được dàn bài văn. Song khi học tiết văn miệng, nhiều em chưa biết cách nêu lên những nhận xét cũng như chưa biết trình bày những suy nghĩ của bản thân sao cho mạch lạc để tạo thành những ý văn, lời văn lưu loát và hay - đặc biệt là đối tượng học sinh trung bình hay yếu, kém. Thêm vào đó lầ cách sử dụng từ ngữ còn chưa hay, đôi khi sáo rỗng, thiếu thực tế hoặc không hợp lí. Khả năng thực hành viết văn miệng chưa tốt dẫn tới bài văn viết của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Qua bài khảo sát chất lượng đầu năm có 10 học sinh điểm dưới trung bình với những lỗi chính như: Câu văn không được mạch lạc, ý văn chưa lưu loát, bố cục thiếu chặt chẽ, sử dụng từ ngữ, hình ảnh kém sinh động và hấp dẫn. Do vậy kết quả bài làm chưa cao. Hiên tượng này phản ánh một thực trạngđáng lo ngại trong việc học tập môn Tiếng Việt nói chung môn tập làm văn nói riêng của học sinh chúng ta. Đó là khả năng tư duy ngôn ngữ của các em còn vô cùng yếu kém. Giao tiếp trong sinh hoạt cũng như ngôn ngữ viết trong các văn bản, kể cả của những học sinh lớn cấp II, cấp III vẫn còn nhiều thiếu sai sót.Từ những lỗi phát âm chưa chuẩn, dùng từ thiếu chính xác đến những câu văn khô khan, máy móc, thiếu tình cảm và nhiều khi không thực tế . Cũng phải kể đến sự ảnh hưởng rất lớn của môi trường sống (những khó khăn của gia đình , thực tại xã hội còn phức tạp) và sự tác động không nhỏ của sách báo, phim, ảnh, vô tuyến truyền hình Làm sao các em có được những câu văn mượt mà, tình cảm trong sáng nếu suốt ngày chỉ nhìn vào những cuốn truyện tranh với đấm đá túi bụi, với sự ỷ lại vào phép màu hay sự lười biếng đôi khi lại được hoan nghênh? Các em còn chịu ảnh hưởng nhiều từ những câu văn sáo rỗng của phim
  2. ảnh, sách báo, của tầm hiểu biết vượt quá khả năng cho phép so với lứa tuổi mà các em vẫn thường tiếp thu cùng với người lớn trên những phương tiện giao thông đại chúng hàng ngày. Những điều đó khiến tôi nhận thấy sự cần thiết phải hình thành được một cách liên tục và vững chắc cho học sinh một phương pháp làm bài có tính khoa học cao đối với phân môn Tập làm văn nói riêng và môn tiếng Việt nói chung. Tăng cường tập làm văn cho học sinh qua bốn bước có tính nguyên tắc là: Tìm hiểu và làm dàn bài chi tiết. Làm văn miệng. Làm văn viết. Đánh giá và rút kinh nghiệm. Trong đó trọng tâm là vấn đề trau giồi và rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết) vì Tập làm văn lại là môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt khác ở bậc tiểu học: Tập đọc; Kể chuyện; chính tả; Tập viết; Từ ngữ; Ngữ pháp. Phương pháp làm bài này khi đã trở thành thói quen vững chắc sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài Đoàn-Đội đối với từng học sinh trong cả cuộc sống thực tiễn sau này mỗi khi các em cần chuẩn bị và trình bày (nói hoặc viết) bất cứ vấn đề gì theo đòi hỏi của cuộc sống. Đồng thời học tốt tiết Tập làm văn nói cũng là cách trau giồi và rèn luyện cho học sinh khả năng nói, trình bày miệng trọn vẹn một vấn đề trước đông người và khả năng nói, trình bày vấn đề ấy còn cần phải thích ứng với những đổi mới về kinh tế - xã hội của đất nước đang trên đà đổi mới song cũng rất phù hợp với lưa tuổi các em. Sau những tiết Tập làm văn nói được học tập và rèn luyện một cách khoa học, có hệ thống thì những bài viết của các em sẽ là những bài làm hay, thể hiện được sự tìm tòi, suy nghĩ để sử dụng các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết một cách có nghệ thuật, sinh động và hấp dẫn. Điều đó cũng thể hiện sự phát triển tư duy và ngôn ngữ sáng tạo của học sinh. Hơn nữa trong cuộc sống thực tiễn của số đông học sinh sau này - những công dân tương lai của đất nước- thì yêu cầu nói năng, trình bày miệng một cách gẫy gọn, mạch lác một vấn đề cần thiết cho người khkác nghe lại là yêu cầu phổ biến hơn, thường xuyên hơn so với yêu cầu trình bày bằng văn bản viết Xuất phát từ những lý do đó mà tôi chọn đề tài: "Dạy tập làm văn nói ở lớp 5" Phần II: Nội dung đề tài A-Những biện pháp chính: Ngay từ những tiết học Tập làm văn đầu tiên của chương trình: tìm hiểu đề, làm dàn bài chi tiết và tiết văn nói đầu tiên, giáo viên sẽ xác định khả năng tư duy ngôn ngữ, cách trình bày câu văn hình ảnh của từng đối tượng học sinh để có hướng ra nề nếp học văn cho cả lớp. Xác định yêu cầu cụ thể khi học văn nói cho học sinh như sau: Các yêu cầu từ mức độ thấp như: Phát âm đúng, dùng từ ngữ chính xác , đặt câu đúng quy tắc ngữ pháp đến mức độ cao hơn như phát biểu ý kiến, trình bày một nội dung sao cho rành mạch, làm cho người nghe tiếp nhận được một cách rõ ràng nhất ý nghĩa của nội dung đó. đòng thời bieets sử dụng giọng nói (ngữ điệu ), điệu bộ diễn tả , những biện pháp nghệ thuật cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự thể hiện nội dung.
  3. Tất cả những yêu cầu này người giáo viên cần rèn luyện thường xuyên cho học sinh qua các tiết văn nói trong chương trình. * Để học tốt một tiết văn nói, học sinh phải chuẩn bị bài trước, nắm được thể loại văn và xác định rõ yêu cầu của đề bài. quan sát kĩ người hay cảnh sinh hoạt hoặc một sự kiện, một câu chuyện đã trỉ qua, đã chứn kiến. Từ sự quan sát đó để học sinh hình thành ý, lập dàn bài văn rồi vận dụng yếu tố văn học : từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật để phát triển ý thành lời văn nhằm phục vụ cho tiết văn miệng. Song phần tìm ý này rất có thể học sinh chưa phát huy được khả năng tư duy của bản thân mà các em thường ghi ý miêu tả hay nhận xét một cách khô khan, máy móc thiếu hình ảnh hoạt động , rất cần có sự uốn nắn của cô giáo qua tiết Tập làm văn nói. Ở lớp 5, thể loại đầu tiên là văn miêu tả. Để tả được một người hay một cảnh số hạng học sinh đều được yêu cầu quan sát kĩ, tìm ra những ý chính phục vụ cho bài viết và ghi lại. Đối với các em, kiểu bài văn tả người vừa quan trọng vừa khó. Quan trọn vì nó góp phần giúp học sinh quan sát, khắc hoạ và đánh giá một con người mà các em tiếp xúc trong cuộc sống. Đánh giá đúng. Tỏ thái độ yêu ghét đúng mức là từ bồi dưỡng được những tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người mới. Tả người khó vì phải biết chọn lọc những chi tiết cụ thể (về hình dáng, mặt mũi, áo quần ), những chi tiết thật nổi bật cho biết người đó ở lứa tuổi nào, làm nghề nghiệp gì, tính nết ra sao Hơn thế nữa, bài văn tả người thành công nhất là nó tô đậm được một vài nét đặc sắc làm cho người được tả vớí những người khác. Để đạt được những yêu cầu đó cho bài làm văn viết, học sinh cần rèn luyện nói từng ý, từng phần sao cho lưu loát. Sau đó có nhận xét, đánh giá, bổ xung của bạn và cô giáo để rút ra cách viết hợp lí và hay nhất cho bài làm của mình. * Sau tiết "Tìm hiểu đề - Lập dàn bài chi tiết", giáo viên tiến hành dạy tiết văn miệng trên lớp theo các bước sau đây:  Bước 1: chép đề bài, hướng đẫn học sinh xác định lại yêu cầu (Thể loại, nội dung và rọng tâm của bài) Ví dụ: "Em hãy tả hình dáng và tính tình cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất". Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các yêu cầu đã xác định ở tiết trước, gạch dưới những từ ngữ cần nắm chắc để học sinh làm bài khỏi lạc đề: Tả (loại bài); cô giáo (thầy giáo) đã dạy em (đối tượng miêu tả); hình dáng, tính tình (nội dung miêu tả); nhớ nhất (thể hiện tình cảm). ở bước này, giáo viên có thể kết hợp củng cố thêm về lí thuyết làm bài theo thể loại để học sinh nắm vững (học sinh nêu - giáo viên tổng kết).  Bước 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài hoặc hoàn thiện dàn bài đã chuẩn bị trước, giáo viên lưu ý thêm về cách lập ý, triển khai ý ở phần trọng tâm để học sinh định hướng đúng trong bìa văn nói. Yêu cầu học sinh nêu dàn bài chính, giáo viên cho học sinh khác nhận xét, bổ sung rồi ghi những phần chính, ý chính của dàn bài lên bảng. Ví dụ:Theo đề bài trên giáo viên ghi những ý chính nhất lên cột dàn ý.  Mở bài : Giới thiệu người định tả (thầy cô tên là gì ? Dạy em năm nào ? ở đâu?)  Thân bài : - Tả hình dáng (từ đặc điểm bao quát đến những chi tiết)
  4. - Tả tính tình (nét nổi bật, thông qua hoạt động)  Kết luận : Cảm nghĩ của em đối với cô giáo (thầy giáo)  Bước 3 : Hướng dẫn học sinh tập nói * Đây là nhiệm vụ chính của tiết học. Mỗi giáo viên khi hướng dẫn học sinh tập nói đều cần lưu ý các yêu cầu về phương pháp : Tuỳ thuộc vào giai đoạn tập nói (đầu năm học hoặc giữa năm học, mới làm quen hay đã quen thuộc với việc học văn nói), tuỳ trình độ của học sinh trong lớp (khá, giỏi, hay yếu kém), giáo viên cần đề ra yêu cầu tập nói sao cho phù hợp : nói từng ý (đối với học sinh yếu), nói hai, ba ý liên tục, nói một đoạn (ý lớn của thân bài) - đối với học sinh trung bình, rồi đến nói một phần (mở bài, kết luận hay phần chính - thân bài). Tiến tới có thể tập nói cả bài văn - nhất là học sinh khá, giỏi. Trong bước này, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng từ ngữ, hình ảnh sao cho chính xác, gợi cảm, sửa chữa câu văn cho lưu loát. Chú ý khuyến khích, động viên những cố gắng, tiến bộ của học sinh dù nhỏ bé, nhất là học sinh trung bình và yếu - giúp các em tự tin hơn. Ví dụ: Vẫn đề văn trên, một học sinh trung bình phải nêu phần tả hình dáng như sau: "Cô giáo em dáng người cao. Mái tóc cô dài. Mặt hình trái xoan. Mũi cao, mắt to tròn, mồm hơi nhỏ". Đó hoàn toàn mới chỉ là những gì em học sinh quan sát được những từ ngữ chưa chọn lọc, ý văn chưa lưu loát. ở đây giáo viên cần lưu ý cho học sinh diễn tả đúng, đủ và rõ ý bằng lời văn tự nhiên, chân thành và giản dị, chưa đòi hỏi có sự trau chuốt, "bóng bẩy" về lời văn như ở bài viết. Do vậy có thể chấp nhận khi học sinh dùng các từ ngữ thông dụng, có phần "nôm na" theo phong cách khẩu ngữ để diễn đạt ý muốn nói, sau đó cho cả lớp cùng chọn lọc từ ngữ thay thế hợp lý - củng cố thêm cách dùng từ. Phần này giáo viên ghi từ hay lên bảng cho học sinh tự ghi vào nháp hoặc vở soạn văn của mình. Các ý cần được trình bày mạch lạc, tạo sức thuyết phục đối với người nghe. Sau đoạn văn của học sinh (1), mời học sinh khác nhận xét và giáo viên bổ sung. Nhận thấy : Các ý tả chi tiết nhưng văn không hay, câu diễn đạt ý hẹp, thiếu tình cảm, sự cảm nhận của bạn về cô giáo rất khô khan. Vậy sự cần thiết ở đây là học sinh phải biết liên tưởng hình ảnh cô giáo hay thầy giáo cũ và chọn lọc ý để nói hay hơn. Tôi sử dụng phương pháp vấn đáp để gợi ý, dẫn dắt cho học sinh xây dựng được những câu văn hay và có hình ảnh. ở trường hợp này tôi làm như sau : Đặt câu hỏi cho học sinh (1) : "Con thấy dáng người cô giáo gầy hay béo ?" Học sinh (1) trả lời "Con thấy dáng cô hơi gầy"
  5. GV : - Vậy thì cái từ "cao" để tả dáng người cô con có thể thay bằng một từ tượng hình nào gợi tả sự "hơi gầy" ? HS(1) : - Dáng người cô thanh mảnh. GV : - Các em có từ nào khác không ? HS (2) : - Dáng người cô dong dỏng cao. HS (3) : - Cô có dáng người thon thả. GV : - Trên khuôn mặt trái xoan của cô giáo chi tiết nào con nhớ nhất mỗi khi hình dung gương mặt cô ? HS (1) - Con nhớ nhất là đôi mắt. GV : - Vậy con tả kỹ hơn hình ảnh đôi mắt, màu mắt, hình dáng mắt ? Tả xen tình cảm hay sự cảm nhận của mình ? HS (2) : - Trên khuôn mặt trái xoan nổi bật là đôi mắt đen tròn. GV : - Đôi mắt ấy thể hiện điều gì của tính tình ? HS (3) : - Thể hiện vẻ "dịu hiền". GV : - Con thể hiện điều đó vào câu văn ? HS (4) : - Trên khuôn mặt trái xoan nổi bật đôi mắt đen dịu dàng. GV : - "Đôi mắt đen dịu dàng" thì thường không nổi bật mà để cảm nhận sự "dịu dàng" ấy cần sử dụng từ ngữ nào nhẹ nhàng hơn ? HS (5) : - Con tả khuôn mặt đi liền với mái tóc còn đôi mắt thể hiện cả tình cảm còn tả bằng một câu văn riêng : "Cô có dáng người dong dỏng cao. Mái tóc dài mượt mà luôn được cặp lại gọn gàng để lộ khuôn mặt trái xoan với cái mũi cao thanh tú. Từ đôi mắt đen dịu dàng của cô luôn toả ra những ánh nhìn ấm áp yêu thương". Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, rút kinh nghiệm. Có em lại thấy cô giáo cũ của mình tóc ngắn nên nêu câu sau : "Mái tóc ngắn uốn rất khéo ôm lấy gương mặt trái xoan thanh tú" Vậy là ở mỗi ý, mỗi phần giáo viên cho 2 - 3 học sinh tập nói. Sau mỗi học sinh hay vài học sinh nói, giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét kết quả trình bày của bạn về ý (đã đúng, đủ, cụ thể chưa?). Cứ thể các em được nhận xét, được nói, được chọn lọc từ ngữ phù hợp nhất với đối tượng mình miêu tả hay sự việc mình tường thuật, lá thư mình viết hoặc câu chuyện mình kể lại Biết sử dụng thêm trí tưởng tượng, tả người thì biết xen lẫn tả hình dáng và tính tình, biết lồng cảm xúc vào các câu văn và chú ý lựa chọn những nét phù hợp nhau. Ví dụ : Tả cô giáo hiền hậu, nhân ái, thương học trò (tính tình) thì quần áo cô mặc phảo thanh lịch, trang nhữ, giản dị (hình dáng), cô nói năng, đi đứng khoan thai (hoạt động). Nếu học sinh tả : "Miệng cô luôn tươi cười, duyên dáng" thì em đó sẽ tưởng tượng thêm, hình dung thêm : "Từ cái miệng xinh ấy, giọng nói ấm áp truyền cảm của cô ngày ngày vẫn âm vàng trong lớp". Nếu miêu tả lần đến thăm thầy giáo, thấy thầy đang làm vườn em không thể tả thầy : "áo trắng là thẳng nếp bỏ quần" và thắt cà vạt được. Vậy giáo viên cần lưu ý học sinh chú trọng sự phù hợp giữa hình dáng, tính tình và hoạt động. Đồng
  6. thời cũng chỉ lựa chọn những nét tiêu biểu, những nét đẹp đáng yêu thể hiện được tính tình. Lựa chọn từ và hình ảnh diễn đạt những ý nghĩa hay. Ví dụ tả mẹ : "Bàn tay mẹ chai sần, làn da đã sạm lại vì nắng mưa và năm tháng" hay "Đôi mắt mẹ rạng rỡ hơn lên và đuôi mắt cũng bớt đi nhiều nếp nhăn mỗi khi mẹ nhìn em tung tăng cắp sách tới trường, khi em cất giọng líu lo ca hát Ôi! Tình thương của mẹ mới đằm thắm, thiết tha làm sao ? Được rèn luyện thường xuyên và có hiệu quả tiết văn nói, khi chấm bài làm viết của học sinh đã thấy thể hiện rất rõ tác dụng. Ví dụ: Bài tả cô giáo, học sinh viết từ ngữ còn ít hình ảnh, chi tiết song đến các bài làm tiếp theo : tả bạn, tả một cụ già, tả em bé đã xuất hiện những câu văn hay, những bài làm đầy hình ảnh, chi tiết sống động như : "Khi cười, đôi mắt dịu hiền đầy thương yêu lại rạng rỡ khiến bà như trẻ lại!" hay "Nụ cười xinh tươi như đoá hoa hồng của bé đã đem lại niềm vui cho cả gia đình em!" Trong thể loại tả cảnh sinh hoạt, được rèn luyện thường xuyên tiết văn nói, vốn ngôn ngữ, hình ảnh của học sinh tiến bộ rất nhiều và kết quả đã thực sự dựng lại được những bức tranh bằng lời sống động về hình ảnh, màu sắc, âm thanh, về sự hoạt động của con người trong một thời gian và ở một địa điểm. Đó là bức tranh về một sân trường trong giờ ra chơi với "Những màu áo hoà vào nhau rực rỡ như một vườn hoa đang khoe sắc", là tấm lòng nhân ái "Mỗi khi hình dung lại khung cảnh sum họp đầm ấm của gia đình mình, em lại mong sao những bản nhỏ còn đang bơ vơ trên các nẻo đường sẽ tìm được cho mình một mái nhà yên ấm với vòng tay thương yêu của mọi người: (Tả cảnh sum họp của gia đình em (hoặc gia đình quen biết nơi em sống hàng ngày vào một buổi tối), hay lòng biết ơn của học sinh đối với thể hệ cha anh : "Từng lời của bài Quốc ca hùng tráng như nhắc nhở chúng em mãi mãi ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho chúng em được vui chơi và học tập trong một đất nước hoà bình" (Tả lại quang cảnh một buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trưởng em). Càng ngày cách trình bày bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết của học sinh trong lớp ngày càng tiến bộ. Tôi nhận thấy đó chính là kết quả tất yếu của một quá trình rèn luyện liên tục và tỉ mỉ của những tiéet TLV nói giúp học sinh viết bài đạt hiệu quả cao. Tiết TLV nói còn có ý nghĩa thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ. Do vậy bên cạnh yêu cầu chính là rèn kỹ năng nói, giáo viên cần kết hợp kỹ năng nghe cho học sinh. Nghe và tự mình ghi lại nhận xét hoặc ý hay để nghiên cứu. Rèn cho học sinh thói quen nghe và ghi chép để các em có thể thực hành ở bất cắ đâu để ghi lại những câu văn, lời văn hay phục vụ cho quá trình học tập và cho khả năng giao tiếp của mình. Qua việc nghe và nhận xét bài nói của bạn dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, mỗi học sinh vừa được nâng cao ý thức học tập, rút kinh nghiệm, vừa biết tự củng cố và điều chỉnh để tập nói tốt hơn.  Bước 4 : Nhận xét, rút kinh nghiệm chung (chuẩn bị cho bài TLV viết) : Sau khi học sinh nói xong theo dàn bài, giáo viên củng cố bằng cách nhận xét, rút kinh nghiệm chung chuẩn bị cho bài TLV viết. Giáo viên lưu ý những điều nên tránh, học
  7. sinh không đi xa đề. Có thể lưu ý luôn một số lỗi chính tả thông thường mà bài văn dễ mắc phải, cho học sinh chữa, nhận xét để ghi nhớ. B. kết hợp những yếu tố giáo dục khác * Từ lâu năm, giáo viên yêu cầu học sinh trong lớp lập "Tủ sách dùng chung" bằng cách góp những tác phẩm văn hoá hay của các tác giả trong nước và trên thế giứo (VD "Dế mèn phiêu lưu ký" ; "Đất rừng Phương Nam" ; "Những tấm lòng cao cả" ; ; những bài học, hành vi đạo đức chuẩn mực, các bài văn, bài thơ hay của anh, chị mình đã đạt điểm cao ) Trong mỗi giừ sinh hoạt, học sinh được cùng nghe, đọc, học tập những cách viết, cách nghĩ và rút ra cho mình những bài học bổ ích. Tất cả những điều nhận xét, rút kinh nghiệm đó giáo viên cho mỗi học sinh tự ghi vào sổ tay văn học của mình kết hợp ghi chép những bài học bổ ích, các thông tin độc đáo của những lần đi chơi, tham quan, của các cuộc thi tìm hiểu trong trường, địa phương hay trên vô tuyến truyền hình và trao đổi với bạn trong giờ chơi, giờ sinh hoạt hay giờ luyện nói theo nhóm ). - Giáo viên trao đổi thôn tin thường xuyên với PHHS về học tập, kỷ luật cho học sinh để kịp thời cùng uốn nắn nếu các em có biểu hiện sai lệch về suy nghĩ, tiếp thu những trào lưu xấu của xã hội không phù hợp với lứa tuổi các em, những vấn đề có nội dung không lành mạnh rồi hai phía gia đình và nhà trường cùng phải chấn chỉnh ngay cho các em. * Những biện pháp này củng cố thêm ý thức học tập của học sinh, rèn khả năng nghe, nói, suy nghĩ, nhận xét về các sự vật hiện tượng, cvác chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống xã hội hiện nay. Đó là những điều hết sưc thiết thực và hiệu quả đối với việc rèn luyện cho học sinh ngày càng hiểu hơn về tiếng nói của dân tộc qua bộ môn Tiếng việt để giúp các em càng học giỏi và cũng yêu thích môn Văn hơn. Phần III . Kết luận * Phương pháp dạy TLV nói theo 4 bước nêu trên đã giúp giáo viên rèn luyện về tư duy và ngôn ngữ sáng tạo cho học sinh. Kết hợp với các biện pháp giáo dục cũng như học tốt các phân môn khác trong bộ môn Tiếng Việt giúp học sinh có được cách dùng từ chính xác, cách đặt câu đúng, diễn tả ý rõ ràng, đồng thời học sinh phát triển các năng lực khác như óc phân tích, tổng hợp, óc tưởng tượng, so sánh Vì vậy năng lực trí tuệ của các em cũng được phát triển thêm. * Phần nội dung đề tài nêu lên những biện pháp chính tôi đã thực hiện trong các tiêt TLV nói cũng như trong cả quá trình dạy học từ đầu năm và đến nay thấy thu được những kết quả hết sức tốt đẹp. - Từ kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm có 10 bài điểm dưới trung bình thì đến bài thi giữa học kỳ I chỉ còn 7 học sinh điểm dưới trung bình. - Bài thi cuối học kỳ I : có 4 học sinh điểm văn dưới trung bình
  8. - Khá và giỏi chiếm tỷ lệ 50% - Đó là những kết quả đạt được sau cả một quá trình rèn luyện liên tục và áp dụng những biện pháp cần thiết giúp việc học văn của học sinh đạt hiệu quả tốt. - Giờ TLV nói sôi nổi, sinh động và đảm bảo theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Các em được hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, suy nghĩ độc lập, nói lên được ý kiến riêng của mình hướng theo quỹ đạo đúng, tự nhiên, không gò bó, rập khuôn máy móc. * Tuy nhiên trong một số bài cũng còn những trường hợp học sinh dùng từ sáo rỗng, cầu kỳ hay tối nghĩa Đó là vì khi nghiên cứu bài, tham khảo ý các em chưa chọn lọc kỹ, thời gian tiết văn nói ngắn nên tập nói chưa hết được mọi vấn đề của riêng một cá nhân. Do vậy giáo viên cần chú ý đến việc rèn các em cách "học thầy không tầy học bạn" - cùng nhau xem xét bài chuẩn bị, cùng rút kinh nghiệm cho bản thân. Nếu phát hiện những từ ngữ, những ý văn chưa chuẩn hoặc khó hiểu cần cô giáo rồi cùng nhau sửa. Đó là phần rất cần thiết để học sinh phát triển thêm khả năng tự đánh giá, phân tích của bản thân. Do vậy giáo viên phải chú ý hướng học sinh có sự kết hợp giữa việc học trên lớp, học cá nhân và trao đổi thêm với bạn bè. * Tuy dạy TLV nói lớp 5 là khó, nó đòi hòi trình độ hướng dẫn và năng lực ứng xử linh hoạt của giáo viên trên lớp nhưng nếu giáo viên giúp học sinh chuẩn bị tốt từ khâu quan sát, tìm ý, lập dàn bài, biết động viên học sinh mạnh dạn tập nói và luyện cho học sinh nói đúng phương pháp thì tiết dạy sẽ thành công. Người viết Nguyễn Thị Nhu