Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

doc 14 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường tiểu học Quang Trung Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối học kì II- lớp 5. Năm học 2017- 2018 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mạch kiến thức, Số câu và số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD sáng tạo TỔNG kĩ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn Số câu 2 2 1 5 bản Câu số 1;3 2,4 8 Số 1,0 1,0 1,0 3,0 điểm 2 Kiến thức Số câu 1 1 2 1 1 4 tiếng Việt Câu số 5 6 7,10 9 Số 0,5 3,5 0,5 0,5 2,0 1,0 điểm Số câu 3 2 1 1 2 1 6 4 Tổng Số 3,5 3,5 điểm 1,5 1,0 0,5 1,0 2,0 1,0 Khối trưởng Nguyễn Thị Thu Hương PHÒNG GD VÀ ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ
  2. TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 ( đề 1) Ngày kiểm tra: 17 tháng 5 năm 2018 PHẦN I: Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt: A. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học (từ tuần 29 đến tuần 34- trừ bài tập đọc giảm tải) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc do giáo viên đưa ra. ( GV ghi rõ tên bài đọc, đoạn đọc, số trang vào từng phiếu cho HS bốc thăm đọc, trả lời để đánh giá từng em) B. Đọc thầm và làm bài tập: CON ĐƯỜNG Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! (Trích trong tập truyện ngắn của Hà Thu) II. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng : Câu 1(M1). Nhân vật xưng tôi trong bài là ai? a. Một bác đi tập thể dục buổi sáng. b. Một con đường. c. Cô công nhân quét dọn vệ sinh. d. Chú bảo vệ con đường. Câu 2(M2). Bài văn viết theo trình tự thời gian nào? a. Từ sáng đến chiều. b. Từ sáng đến tối. c. Từ sáng đến đêm khuya. d. Từ chiều đến đêm khuya. Câu 3(M2). Nối ý bên trái với ô thời gian ở cột bên phải cho đúng: Buổi sáng Buổi trưa Thời gian con đường thấy thư thái, Buổi chiều dễ chịu là Buổi tối Câu 4(M1). Khi nào con đường thấy mình trẻ lại?
  3. a. Nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục. b. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ. c. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy. d.Khi có các anh chị công nhân quét dọn. Câu 5(M1). “Tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ.” Thay từ được gạch chân trong câu trên bằng từ nào phù hợp nhất? a. ngắm nhìn. b. ngắm xem. c. xem. d. Trông Câu 6(M2). Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Trong đoạn cuối bài có: □ 4 câu ghép □ 3 câu ghép □ 2 câu ghép □ 1 câu ghép Câu 7(M3). Phân loại từ ghép, từ láy trong các từ sau: bụi bẩn, sạch sẽ, dọn dẹp, vui vẻ. a. Từ láy: b. Từ ghép: Câu 8(M3). Câu ghép sau có mấy vế câu. Dùng dấu // để xác định các vế câu. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. a. Có 2 vế câu. b. có 3 vế câu. c. Có 4 vế câu. d. Có 5 vế câu. Câu 9(M4). Viết một câu văn có hình ảnh so sánh đẹp về con đường. Câu 10 (M3). Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau: “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” - Dấu phẩy thứ nhất: - Dấu phẩy thứ hai: PHẦN II : Kiểm tra viết 1. Chính tả: Nghe – viết: Bài “Tà áo dài Việt Nam” (Sách Tiếng Việt 5 – tập 2, trang 122). (từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời) 2. Tập làm văn: Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Tả một người mà em yêu mến nhất. Đề 2: Tả một cảnh đẹp mà em thích nhất. An Bình ngày 26 tháng 4 năm 2018 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thanh Vân
  4. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ II KHỐI 5, NĂM HỌC 2017 -2018 PHẦN I: Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt: A. Đọc thành tiếng (3 điểm): Học sinh bốc thăm phiếu để đọc và trả lời câu hỏi. * Đánh giá: - Học sinh đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ tối thiểu (120 tiếng/1 phút), đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học, (1đ) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) (1đ) -Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. ( 1d) B. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm): Câu 1: b. Một con đường. ( 0,5đ) Câu 2: c. Từ sáng đến đêm khuya. ( 0,5đ) Câu 3: Buổi sáng (0,5đ) Câu 4: c. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy. (0,5đ) Câu 5: a. ngắm nhìn (0,5đ) Câu 6: S 4 câu ghép S 3 câu ghép S 2 câu ghép Đ 1 câu ghép (0,5đ) Câu 7: Từ ghép: Bụi bẩn, dọn dẹp. Từ láy: Vui vẻ, sạch sẽ. (1đ) Câu 8: a. Có 2 vế câu (1đ) Câu 9(M4). Ví dụ: Con đường mịn màng như dải lụa. Con đường như dải lụa dài vô tận. Con đường như một người bạn thân của em (1đ) (Giáo viên linh động khi chấm, tùy theo cách viết câu của học sinh ) Câu 10 (M4). Điền từ ngữ nêu đúng tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau: “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” - Dấu phẩy thứ nhất: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. - Dấu phẩy thứ hai: Ngăn cách các vế câu trong câu ghép (1đ) PHẦN II: Chính tả - Tập làm văn: ( 10 đ) I. Kiểm tra viết chính tả.( 2 điểm) Nghe viết đoạn văn khoảng 80-100 chữ * Đánh giá: - Tốc độ đạt viết yêu cầu 100 chữ/ 15 phút, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu, cỡ chữ , trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp.(1đ) - Viết đúng chính tả (sai không quá 5 lỗi) (1đ) II. Kiểm tra viết đoạn, bài văn.( 8 điểm) Viết bài văn theo yêu cầu đề bài: Mở bài: 1đ Thân bài: 4 đ ( nội dung 1,5đ; kĩ năng 1,5đ; cảm xúc 1đ) Kết bài: 1 đ ; Chữ viết: 0,5 đ ; Dùng từ, đặt câu: 0,5 đ ; Sáng tạo: 1 đ An Bình, ngày 26 tháng 4 năm 2018 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thanh Vân
  5. Trường tiểu học Quang Trung Thứ tư ngày 17 tháng 5 năm 2018 Họ và tên: Lớp: 5A BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN: TIẾNG VIỆT Điểm Lời nhận xét của giáo viên PHẦN I: Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt: A. Đọc thành tiếng: . B. Đọc thầm và làm bài tập: CON ĐƯỜNG Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi. Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! (Trích trong tập truyện ngắn của Hà Thu) II. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng : Câu 1. Nhân vật xưng tôi trong bài là ai? a. Một bác đi tập thể dục buổi sáng. b. Một con đường. c. Cô công nhân quét dọn vệ sinh. d. Chú bảo vệ con đường. Câu 2. Bài văn viết theo trình tự thời gian nào? a. Từ sáng đến chiều. b. Từ sáng đến tối. c. Từ sáng đến đêm khuya. d. Từ chiều đến đêm khuya.
  6. Câu 3. Nối ý bên trái với ô thời gian ở cột bên phải cho đúng: Buổi sáng Buổi trưa Thời gian con đường thấy thư thái, dễ chịu là Buổi chiều Buổi tối Câu 4. Khi nào con đường thấy mình trẻ lại? a. Nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục. b. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ. c. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy. d.Khi có các anh chị công nhân quét dọn. Câu 5. Thay từ được gạch chân trong câu sau bằng từ nào phù hợp nhất? “Tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ.” Thay từ được gạch chân trong câu trên bằng từ nào phù hợp nhất? a. ngắm nhìn. b. ngắm xem. c. xem. d. Trông Câu 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Trong đoạn cuối bài có: □ 4 câu ghép □ 3 câu ghép □ 2 câu ghép □ 1 câu ghép Câu 7. Phân loại từ ghép, từ láy trong các từ sau: bụi bẩn, sạch sẽ, dọn dẹp, vui vẻ. a. Từ láy: b. Từ ghép: Câu 8. Câu ghép sau có mấy vế câu. Dùng dấu // để xác định các vế câu. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. a. Có 2 vế câu. b. có 3 vế câu. c. Có 4 vế câu. d. Có 5 vế câu. Câu 9. Viết một câu văn có hình ảnh so sánh đẹp về con đường. Câu 10 . Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau: “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” - Dấu phẩy thứ nhất: - Dấu phẩy thứ hai:
  7. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường tiểu học Quang Trung Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối kì II- lớp 5. Năm học 2017- 2018 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mạch kiến thức, Số câu và số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD sáng tạo TỔNG kĩ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn Số câu 1 1 2 1 1 3 3 bản Câu số 2 1 3,4 5 6 Số 0,5 0,5 1,5 0,5 1,0 2,0 2,0 điểm 2 Kiến thức Số câu 1 2 1 1 3 tiếng Việt Câu số 8 7.9 10 Số 0,5 2,5 0,5 1,5 1,0 điểm Số câu 2 1 2 2 1 2 4 6 Tổng Số 2,5 4,5 điểm 1,0 0,5 1,5 1,5 0,5 2,0 Khối trưởng Nguyễn Thị Thu Hương
  8. PHÒNG GD VÀ ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 ( đề 2) Ngày kiểm tra: 17 tháng 5 năm 2018 PHẦN I: Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt: A. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học (từ tuần 29 đến tuần 34- trừ bài tập đọc giảm tải) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc do giáo viên đưa ra. ( GV ghi rõ tên bài đọc, đoạn đọc, số trang vào từng phiếu cho HS bốc thăm đọc, trả lời để đánh giá từng em) B. Đọc thầm và làm bài tập: HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ , mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói : “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ : Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! ( Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: (M1)Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định cách ký tên. Câu 2: (M1) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất : Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?. A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 3. (M2) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất : Theo em,vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy”ngượng nghịu và xấu hổ “? A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 4. (M2) Đúng ghi Đ sai ghi S .
  9. Dựa vào bài tập đọc “ Hai mẹ con ” xác định thành ngữ , tục ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung bài Thành ngữ , tục ngữ Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ Thương người như thể thương thân Thương nhau củ ấu cũng tròn Câu 5. (M3) Viết câu trả lời của em. Theo em, chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? Câu 6. (M4) Vào vai Phương, em hãy viết những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (Viết 1 – 2 câu) . Câu 7. (M2 ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất : Dòng nào dưới đây nêu đúng cách liên kết câu trong đoạn văn sau : “ Phương thương mẹ quá . Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên ” A. Thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối Câu 8. (M1) Nối câu hỏi ở cột bên trái với đáp án đúng ở cột bên phải Đoạn 3 :“Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp 1 câu ghép trễ .thấy giận mẹ”. có mấy câu ghép? 2 câu ghép 3 câu ghép 4 câu ghép Câu 9. (M2) Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” Trạng ngữ: . Chủ ngữ: . Vị ngữ: Câu 10. (M4) Viết một câu văn có sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu . B. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) I. Viết Chính tả: (2 điểm) Nghe - viết Bài: “ Cô gái của tương lai ” SGK Tiếng việt 5 tập 2/ II. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau Đề 1 : Hãy tả một người bạn thân mà em thích nhất. Đề 2 : Hãy tả một cảnh đẹp mà em thích nhất An Bình ngày 26 tháng 4 năm 2018 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thủy
  10. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM PHẦN I: Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt: A. Đọc thành tiếng (3 điểm): Học sinh bốc thăm phiếu để đọc và trả lời câu hỏi. * Đánh giá: - Học sinh đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ tối thiểu (120 tiếng/1 phút), đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học, (1đ) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) (1đ) -Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. ( 1đ) B. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm): Câu 1: học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ ( 0,5đ) Câu 2: A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. ( 0,5đ) Câu 3: B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. (0,5đ) Câu 4: c. Đ, S, S, S (1đ) Câu 5: Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. (0,5đ) Câu 6: Ví dụ : - Con xin lỗi mẹ vì con đã hiểu lầm mẹ . - Con xin lỗi mẹ , con đã hiểu được tấm lòng của mẹ . (1đ) (Giáo viên linh động khi chấm, tùy theo cách viết câu của học sinh ) Câu 7: D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối (0,5đ) S S Câu 8: a. Có 2 câu ghép (0,5đ) S Câu 9: Trạng ngữ: Hôm sau Chủ ngữ: mẹ Vị ngữ: dẫn Phương đến lớp (1đ) Câu 10 (M4). Ví dụ : Lớp 5A , lớp 5B cùng đồng diễn thể dục . ( tùy hs có thể lấy các ví dụ khác nhau ) (1đ) PHẦN II: Chính tả - Tập làm văn: ( 10 đ) I. Kiểm tra viết chính tả.( 2 điểm) Nghe viết đoạn văn khoảng 80-100 chữ * Đánh giá: - Tốc độ đạt viết yêu cầu 100 chữ/ 15 phút, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu, cỡ chữ , trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp.(1đ) - Viết đúng chính tả (sai không quá 5 lỗi) (1đ) II. Kiểm tra viết đoạn, bài văn.( 8 điểm) Viết bài văn theo yêu cầu đề bài: Mở bài: 1đ Thân bài: 4 đ ( nội dung 1,5đ; kĩ năng 1,5đ; cảm xúc 1đ) Kết bài: 1 đ ; Chữ viết: 0,5 đ ; Dùng từ, đặt câu: 0,5 đ ; Sáng tạo: 1 đ An Bình ngày 26 tháng 4 năm 2018 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thủy Trường tiểu học Quang Trung Thứ tư ngày 17 tháng 5 năm 2018
  11. Họ và tên: Lớp: 5a BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN: TIẾNG VIỆT Điểm Lời nhận xét của giáo viên PHẦN I: Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt: A. Đọc thành tiếng: B. Đọc thầm và làm bài tập: HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ , mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói : “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ : Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! ( Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: (M1)Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định .cách ký tên. Câu 2: (M1) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất : Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?. A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
  12. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 3. (M2) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất : Theo em,vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy”ngượng nghịu và xấu hổ “? A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ. C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. Câu 4. (M2) Đúng ghi Đ sai ghi S . Dựa vào bài tập đọc “ Hai mẹ con ” xác định thành ngữ , tục ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung bài Thành ngữ , tục ngữ Trả lời Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ Thương người như thể thương thân Thương nhau củ ấu cũng tròn Câu 5. (M3) Viết câu trả lời của em. Theo em, chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? Câu 6. (M4) Vào vai Phương, em hãy viết những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (Viết 1 – 2 câu) . Câu 7. (M2 ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất : Dòng nào dưới đây nêu đúng cách liên kết câu trong đoạn văn sau : “ Phương thương mẹ quá . Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên ” A. Thay thế từ ngữ. B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối. C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối. D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối Câu 8. (M1) Nối câu hỏi ở cột bên trái với đáp án đúng ở cột bên phải
  13. Đoạn 3 :“Hôm ấy, lần đầu Phương đến 1 câu ghép lớp trễ .thấy giận mẹ”. có mấy câu 2 câu ghép ghép? 3 câu ghép 4 câu ghép Câu 9. (M2) Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” Trạng ngữ: . Chủ ngữ: . Vị ngữ: Câu 10. (M4) Viết một câu văn có sử dụng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu .