Phiếu ôn tập Tiếng Việt lớp 3 (ngày 9/3)

doc 2 trang thienle22 3910
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập Tiếng Việt lớp 3 (ngày 9/3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_on_tap_tieng_viet_lop_3_ngay_93.doc

Nội dung text: Phiếu ôn tập Tiếng Việt lớp 3 (ngày 9/3)

  1. Họ và tên: . PHIẾU ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 3 Lớp: 3A Ngày thứ năm (19/3/2020) A. Đọc thầm: NGƯỜI THẦY ĐẠO CAO ĐỨC TRỌNG Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. Học trò theo học ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Quát vì thế mà vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng, ông trả lại mũ áo triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường, khi có dịp tới thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long. Theo Phan Huy Chú B. Dựa vào nội dung bài học, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu dưới đây. Câu 1. Tính tình thầy giáo Chu Văn An thế nào ? A. Cứng cỏi, không màng danh lợi B. Dạy giỏi, không màng danh lợi C. Cứng cỏi, dạy giỏi Câu 2. Vì sao thầy Chu Văn An trả lại mũ áo triều đình, từ quan về làng? Hãy viết câu trả lời của em.
  2. Câu 3: Khi học trò đến thăm, thầy Chu Văn An cư xử với họ ra sao ? A. Nếu có điều gì không phải thì trách mắng ngay rồi cho họ vào thăm. B. Nếu có điều gì không phải thì trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. C. Nếu có điều gì không phải thì trách phạt ngay, có khi không cho vào thăm. Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? A. Ca ngợi người thầy thẳng thắn, ghét bọn nịnh thần. B. Ca ngợi người thầy tài giỏi, không ưa danh lợi. C. Ca ngợi người thầy tài giỏi, có đạo đức cao quý. Câu 5. Gạch chân dưới các sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau: Cò biết ở sạch. Cò mải mê nhặt ốc, chui giữa lách với lau. Đôi cánh Cò trắng phau bị lấm đầy bùn đất. Nhưng cò biết ở sạch, vội vã bước ra sông, Cò tắm gội sạch bong, lại tung bay trắng toát. Chị em nhà Bồ Nông và Vạc rất thán phục Cò. Câu 6. Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn sau: Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngoài. Ong ngoạm, dứt, lôi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở. Câu 7. Điền vào chỗ trống tiếng chứa âm s hoặc x vào chỗ chấm cho thích hợp: .áng ớm hôm ấy, Thắm dắt em lon ton thẳng qua cánh đồng trước cổng làng. Phía a, đằng au cánh đồng, khuất sau bóng những cây .i lớn là trường làng. Hôm nay Tí đi cùng chị đến trường. Gió ớm thổi thảm lúa vồng lên những làn óng. Hình như những cây lúa đang trổ bông reo lên trong gió .ôn .ao náo nức hơn.