Phiếu ôn tập - Môn Ngữ văn 7 - Bài: Thêm trạng ngữ cho câu

doc 2 trang thienle22 7770
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập - Môn Ngữ văn 7 - Bài: Thêm trạng ngữ cho câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_on_tap_mon_ngu_van_7_bai_them_trang_ngu_cho_cau.doc

Nội dung text: Phiếu ôn tập - Môn Ngữ văn 7 - Bài: Thêm trạng ngữ cho câu

  1. TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN PHIẾU ÔN TẬP - MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2020- 2021 BÀI: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. Kiến thức cần nhớ. 1. Khái niệm. - Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu, hay giữa câu; + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 2. Các loại trạng ngữ thường gặp. - Trạng ngữ chỉ nơi chốn: dùng để xác định nơi chốn, sự việc diễn ra trong câu, trả lời cho câu hỏi ở đâu? (với quan hệ từ dưới, ở, trên, trong, ngoài, sau; ) - Trạng ngữ chỉ thời gian: dùng để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, trả lời cho câu hỏi bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? (quan hệ từ từ, hồi, khoảng, năm ) - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: giúp giải thích, lí giải nguyên nhân của sự việc nêu ở trong câu, trả lời cho câu hỏi vì sao? Nhờ đâu? (quan hệ từ vì, do, tại ) - Trạng ngữ chỉ mục đích: trả lời cho câu hỏi để làm gì? Nhằm mục đích gì? (quan hệ từ để, nhằm, vì ) - Trạng ngữ chỉ phương tiện: trả lời cho câu hỏi bằng cái gì? Với cái gì? (quan hệ từ bằng, với ) - Trạng ngữ chỉ cách thức: nêu lên cách thức diễn ra sự việc ở trong câu, trả lời cho câu hỏi như thế nào? (quan hệ từ với, như ) II. Một số bài tập thực hành. Bài 1: Xác định trạng ngữ trong các ví dụ sau: a. Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông. b. Một làn gió thổi tới, cánh đồng xanh rỡn sóng. Sóng lúa nhấp nhô. Sóng lúa cuồn cuộn.
  2. c. Trên đồng cạn, dưới đồng sâu, Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. d. Sau chiến thắng Điện Biên, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Bài 2: a. Kể tên các loại trạng ngữ thường gặp trong câu. b. Xác định trạng ngữ và chỉ rõ từng trường hợp, chúng thuộc loại trạng ngữ gì? 1. Trên trời mây trắng như bông, Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây. 2. Từ bốn mươi năm nay, thầy vẫn ngồi chỗ ấy, với khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên không thay đổi. 3. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Bài 3: Chép theo trí nhớ khổ thơ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh và cho biết trạng ngữ trong khổ thơ đó thuộc loại trạng ngữ gì? Bài 4: Trạng ngữ trong đoạn văn sau đây thuộc loại trạng ngữ gì? "Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở." Bài 5: Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 12 câu) với đề tài: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, em và mọi người cần phải làm gì để giữ gìn sức khỏe và vượt qua một cách an toàn. Trong đó có sử dụng các loại trạng ngữ đã học. (ít nhất 2 loại, gạch chân và chú thích) Bài 6: Trạng ngữ tách thành câu riêng trong các trường hợp sau có tác dụng gì? a. Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. b. Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Hết