Phiếu ôn tập Lịch sử 9 (từ 9-> 14/30)

docx 5 trang thienle22 4430
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu ôn tập Lịch sử 9 (từ 9-> 14/30)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_lich_su_9_tu_9_1430.docx

Nội dung text: Phiếu ôn tập Lịch sử 9 (từ 9-> 14/30)

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM PHIẾU ÔN TẬP CHO HS TRONG THỜI GIAN TRƯỜNG THCS KIM SƠN NGHỈ HỌC PHÒNG, CHÔNG DỊCH VIRÚT CORONA MÔN LỊCH SỬ 9 PHIẾU ÔN TẬP ( 9-> 14/3/2020) *Khoanh chỉ một đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Nơi diễn ra phong trào giải phóng dân tộc sớm nhất ở châu Phi là A. Bắc Phi. B. Tây Phi. C. Đông Phi. D. Nam Phi. Câu 2. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước giành thắng lợi đầu tiên ở châu Phi là A. An-giê-ri. B. Ai Cập. C. Ăng-gô-la. D. Cộng hoà Nam Phi. Câu 3. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì A. chủ nghĩa thực dân hoàn toàn sụp đổ ở châu Phi. B. tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập. C. có 17 nước Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi giành được độc lập. D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Đông Phi và Nam Phi. Câu 4. Hiện nay, tình hình nổi bật ở châu Phi là A. ổn định và phát triển. B. đang tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. C. tốc độ phát triển kinh tế cao. D. không ổn định và đứng trước nhiều khó khăn to lớn. Câu 5. Nhiệm vụ quan trọng của nhân dân châu Phi hiện nay là A. đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. B. tiến hành kháng chiến chống xâm lược. C. đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, ổn định tình hình. D. tiếp tục phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Câu 6. Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm Tổng thống Cộng hoà Nam Phi vào năm A. 1992. B. 1993. C. 1994. D. 1995 Câu 7. Sự kiện Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống Cộng hoà Nam Phi có ý nghĩa A. mở đầu giai đoạn đấu tranh vũ trang. B. bắt đầu cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai. C. chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt. D. tiếp tục duy trì chế độ phân biệt chủng tộc. Câu 8. Thắng lợi của Cộng hoà Nam Phi đã có ý nghĩa A. làm hệ thống thuộc địa lung lay đến tận gốc rễ. B. hệ thống thuộc địa cơ bản sụp đổ. C. hệ thống thuộc địa tiếp tục sụp đổ.
  2. D. hệ thống thuộc địa sụp đổ hoàn toàn. Câu 9. “Chiến lược kinh tế vĩ mô” (6 - 1996) ở Nam Phi có tên gọi : A. Tăng trưởng việc làm và phân phối lại. B. Phát triển kinh tế tốc độ nhanh. C. Nền kinh tế lớn trên thế giới. D. Kế hoạch phát triển kinh tế quy mô lớn. Câu 10. Nước ở châu Phi đã noi theo tấm gương Việt Nam kháng chiến chống Pháp là A. Ai Cập. B. An-giê-ri. C. Ăng-gô-la. D. Na-mi-bi-a Câu 11. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Mĩ Latinh là A. thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. B. thuộc địa của Pháp. C. thuộc địa của Anh. D. những quốc gia độc lập nhưng trên thực tế lệ thuộc nặng nề và là sân sau của Mĩ. Câu 12. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Mĩ Latinh giành thắng lợi đầu tiên ở A. Ni-ga-ra-goa. B. Cu Ba. C. Chi-lê. D. Vê-nê-xu-ê-la. Câu 13. Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh được ví như A. “Lục địa bùng cháy”. B. “Lục địa trỗi dậy”. C. “Lục địa của Mĩ”. D. “Lục địa ngủ yên”. Câu 14. Cách mạng Cu Ba thắng lợi ngày A. 1 - 10- 1949. B. 26-7- 1953. C. 1 - 1 - 1956. D . l - 1 - 1959. Câu 15. Nước giành thắng lợi qua bầu cử là A. Ni-ca-ra-goa. B. Bô-li-vi-a. C. Chi-lê. D. Cô-lôm-bi-a. Câu 16. Sự kiện tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26 -7 - 1953) có ý nghĩa A. mở đầu giai đoạn đấu tranh vũ trang. B. sự kiện phát triển của phong trào đấu tranh vũ trang. C. cách mạng thắng lợi. D. cách mạng gặp khó khăn. Câu 17. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật ở khu vực Mĩ Latinh là A. ổn định và phát triển. B. gặp nhiều khó khăn và có lúc căng thẳng. C. nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội. D. hình thành những trung tâm tài chính của thế giới. Câu 18. Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, Cu Ba đã lựa chọn con đường A. đi lên chủ nghĩa xã hội. B. tư bản chủ nghĩa.
  3. C. hoà bình trung lập. D. liên kết với các nước trong khu vực. Câu 19. Với chiến thắng Hi-rôn (1961), quân và dân Cu Ba đã đánh tan A. sự tấn công của các nước trong khu vực. B. đội quân đánh thuê của Mĩ. C. sự quay lại xâm lược của thực dân Tây Ban Nha. D. cuộc tấn công xâm lược của thực dân Anh. Câu 20. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, Cu Ba lựa chọn con đường A. đưa đất nước quay lại chế độ cũ trước cách mạng. B. tư bản chủ nghĩa. C. kiên định theo chủ nghĩa xã hội mang màu sắc dân tộc. D. hoà bình trung lập Câu 21. Tình hinh kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. bị chiến tranh tàn phá. B. liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng. C. vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. D. chậm phát triển, nhiều mặt suy giảm. Câu 22. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nền kinh tế Mĩ suy giảm sau một thời kì phát triển mạnh là A. sự vươn lên và cạnh tranh gay gắt của các nước Tây Âu và Nhật Bản. B. kinh tế không ổn định. C. chi phí quân sự khá lớn. D. sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội. Câu 23. Lần đầu tiên Mĩ đưa con người lên thám hiểm Mặt Trăng vào năm A. 1957. B. 1961. C. 1969. D. 1970. Câu 24. Thể chế chính trị của Mĩ hiện nay là A. quân chủ lập hiến. B. dân chủ nhân dân. C. cộng Hoà liên bang, đề cao quyền lực của tổng thống D. cộng hoà. Câu 25. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần hai khởi đầu ở Mĩ từ A. trước Chiến tranh thế giới hai. B. giữa những năm 40 của thế kỉ XX C. giữa những năm 50 của thế kỉ XX. D. giữa những năm 60 của thế kỉ XX. Câu 26. Trong những năm 1945 — 1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ Ạ. gấp 2 lần sản lượng của các nước tư bản Tây Âu. B. chiếm gần một nửa sản lượng của toàn thế giới. C. chiếm 4/5 sản lượng của toàn thế giới. D. chiếm hơn 50% sản lượng của toàn thế giới. Câu 27. Chính sách đối ngoại cơ bản của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. hoà bình, hợp tác, giúp đỡ các nước trên thế giới. B. chỉ quan hệ bình đẳng với các nước tư bản phương Tây.
  4. C. trung lập, không liên kết. D. thực hiện chiến lược toàn cầu âm mưu làm bá chủ thế giới. Câu 28. Nền kinh tế của Mĩ bị suy giảm vào thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 29. Để đối phó với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Mĩ đã xây dựng khối quân sự A. SEATO. B. CENTO. C. NATO. D. VACSAVA Câu 30. Từ năm 2000 đến nay, âm mưu của Mĩ trong chính sách đối ngoại là A. muốn xác lập trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. B. muốn xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối và khống chế. C. muốn giúp đỡ các nước nghèo có điều kiện phát triển. D. gây chiến tranh thế giới thứ ba. Câu 31. Hiệp ước an ninh Nhật - Mĩ thoả thuận A. Mĩ không được đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. B. Mĩ được đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. C.Mĩ rút hết quân đội khỏi Nhật Bản. D. Mĩ viện trợ quân sự cho Nhật Bản. Câu 32. Các cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa gì? A. Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế. B. Xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. C. Chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ. D. Bước đầu xây dựng xã hội tư bản chủ nghĩa. Câu 33. Nền kinh tế của Nhật phát triển thần kì vào những năm A. 1950-1960. B. 1960- 1973. C. 1970- 1980. D. 1980-1990. Câu 34. Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới vào A. đầu những năm 60 của thế kỉ XX. B. đầu những năm 70 của thế kỉ XX. C. cuối những năm 80 của thể kỉ XX. D. đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 35. Từ 1953 đến 1993, tổ chức chính trị liên tiếp nắm quyền ở Nhật Bản là A. Đảng Cộng sản. B. Đảng Dân chủ Xã hội. C. Đảng Dân chủ Tự do. D. Liên minh các Đảng. Câu 36. Chi phí cho quân sự của Nhật so với tổng sản phẩm quốc dân là A. 1%. B. 4%. C. 5%. D. 20%. Câu 37. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là Ạ. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. liên minh chặt chẽ với Mĩ, hợp tác buôn bán, đầu tư và viện trợ cho nhiều nước trên thế giới.
  5. C. cùng với các nước Đông Nam Á, hoàn thành liên minh kinh tế chính trị ASEAN. D. tham gia khối quân sự NATO. Câu 38. Nét nổi bật của tình hình kinh tế, xã hội Nhật Bản trong thập niên 90 của thế kỉ XX là A. kinh tế suy thoái, xã hội có phần không ổn định. B. kinh tế phát triển, xã hội có phần không ổn định. C. kinh tế phát triển, xã hội ổn định. D. kinh tế suy thoái, nhưng xã hội vẫn ổn định. Câu 39. Ngành nghề của Nhật đứng thứ hai thế giới là A. nghề trồng cây công nghiệp. B. nghề trồng lúa nước. C. nghề trồng lúa mì. D. nghề đánh cá. Câu 40. Hiện nay, nền kinh tế Nhật Bản có vị trí A. thứ nhất thế giới. B. thứ hai thế giới, C. thứ ba thế giới. D. thứ tư thế giới.