Đề cương ôn tập Lịch sử 9 - Tuần 2 (10-16/2)

docx 5 trang thienle22 3460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Lịch sử 9 - Tuần 2 (10-16/2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_lich_su_9_tuan_2_10_162.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Lịch sử 9 - Tuần 2 (10-16/2)

  1. LỊCH SỬ 9 TUẦN NGHỈ THƯ 2 (10-16/2/2020) -BT: Khoanh chỉ một đáp án đúng trong các câu sau Câu 1. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7 - 1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là A. chủ nghĩa đế quốc. B. chủ nghĩa phát xít. C. bọn thực dân. D. chủ nghĩa thực dân. Câu 2. Nhiệm vụ của Mặt trận Nhân dân Pháp là A. tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. B. tập hợp công nhân và nông dân vào cuộc đấu tranh chống phát xít và chiến tranh. C. tập hợp tư sản, tiểu tư sản vào cuộc đấu tranh chống phát xít và chiến tranh. D. lãnh đạo nhân dân bạo động chống phát xít. Câu 3. Căn cứ vào tình hình mới, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 là A. chống chủ nghĩa đế quốc. B. đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập. C. tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày. D. chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Câu 4. Hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là A. đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị. B. triệt để lợi dụng khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục. C. chủ yếu đấu tranh bằng quân sự. D. đề cao bạo lực, mưu sát cá nhân. Câu 5. Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào 1936- 1939 là A. công nhân. B. nông dân. C. liên minh công nông. D. mọi tầng lớp, giai cấp, đảng phái. Câu 6. Trong phong trào 1936 - 1939, cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội) diễn ra ngày A. 1 -5 - 1930. B.1-5-1931. C. 1 -5- 1936. D. 1 -5- 1938. Câu 7. Khu Đấu xảo Hà Nội ngày xưa, nay là A. Quảng trường Ba Đình. B. Nhà hát lớn. C. Cung văn hoá Hữu Nghị. D. Cung văn hoá thiếu nhi Hà Nội. Câu 8. Tên mặt trận nhân dân được thành lập ở Việt Nam năm 1936 là A. Mặt trận phản đế Đồng minh Đông Dương. B. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
  2. D. Mặt trận Việt Minh. Câu 9. Cao trào dân chủ 1936 — 1939 đã chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945 về mặt A. lực lượng vũ trang. B. xây dựng căn cứ địa. C. đấu tranh vũ trang. D. đấu tranh chính trị. Câu 10. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đã A. tích cực chống Nhật. B. câu kết với Nhật để cùng bóc lột, đàn áp nhân dân Việt Nam. C. cùng nhân dân Việt Nam chống Nhật. D. bất hợp tác với Nhật. Câu 11. Từ cuối năm 1941, Pháp lại phải kí với Nhật một hiệp ước cam kết về mọi mặt vì A. nhân dân Đông Dương đấu tranh mạnh mẽ. B. Nhật lấn tới. C. Nhật phát động chiến tranh Thái Bình Dương. D. Pháp muốn cùng Nhật áp bức bóc lột được nhiều hơn. Câu 12. Pháp thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy” với mục đích A. phát triển nền kinh tế cho các nước Đông Dương. B. cùng Nhật khai thác có hiệu quả thuộc địa Đông Dương. C. để thu nhiều lợi nhuận. D. lợi dụng thời chiến nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương. Câu 13. Cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc đấu tranh nào? A. Biểu tình ở Hà Nội. B. Khởi nghĩa Bắc Sơn. C. Khởi nghĩa Nam Kì. D. Binh biến Đô Lương . Câu 14. Cứu quốc quân phát triển từ A. đội du kích Bắc Sơn. B. đội du kích Nam Kì. C. đội du kích Đình Bảng. D. đội du kích Bát sắt. Câu 15. Điều khác biệt cơ bản giũa cuộc binh biến Đô Lương với khởi nghĩa Bắc Sơn và khởi nghĩa Nam Kì là A. quy mô nhỏ hơn. B. chưa thành công. C. thành phần tham gia là binh lính. D. Là cuộc nổi dậy tự phát không có sự lãnh đạo của Đảng Câu 16: HNBCH TW Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội VN là gì? A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp – Nhật C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai Câu 17: Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn” đó là chủ trương của ĐCS Đông Dương khi thành lập
  3. A. Mặt trận dân tộc thống nhất Đông Dương B. Mặt trận dân chủ Đông Dương C. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương D. Các tổ chức quần chúng( Hội cứu quốc) của mặt trận Việt Minh Câu 18: Từ 15 đến 19/5/1941, ở Việt Nam đã diễn ra sư kiện lịch sử cơ bản nào? A. Hội nghị lần thứ VII của BCH Trung ương Đảng B. Nguyễn Ái Quốc mời về nước C. Quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII D. A và C đúng Câu 19:Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần VIII, Hội nghị đã chủ trương thành lập mặt trận nào? A. Mặt trận Liên Việt B. Mặt trận Đồng minh C. Việt Nam độc lập đồng minh D. Mặt trận nhân dân phản đế Đồng Dương Câu 20: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII quyết định tạm gác khẩu hiệu nào? A. “ Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo” B. “ Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” C. “ Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công” D. Thực hiện “ Người cày có ruộng” Câu 22: Đội du kích đầu tiên của cách mạng Việt Nam là gì? A. Đội du kích Bắc Sơn B. Đội du kích Ba Tơ C.Du kích Võ Nhai D. Đội du kích Đình Bảng Câu 23: Đội Cứu quốc quân ra đời đó là sự hợp nhất giữa: A. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ B. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân C. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân D. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên Câu 24. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, nhiệm vụ được đưa lên hàng đầu là A. đánh đổ đế quốc và phong kiến giành độc lập dân tộc, đem lại ruộng đất cho dân cày. B. chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít. C. chống bọn phản động Pháp và tay sai đòi tự do, cơm áo, hoà bình. D. đánh đổ ách thống trị Pháp - Nhật giải phóng đất nước. Câu 25. Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức A. Việt Nam độc lập đồng minh. B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Việt Nam cách mạng đồng minh. Câu 26. Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm A. hình thành khối liên minh công - nông.
  4. B. đoàn kết tư sản dân tộc. C. đoàn kết trí thức, học sinh sinh viên và tư sản dân tộc. D. liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước. Câu 27. Nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc là A. Cao Bằng. B. Bắc Cạn. C. Tuyên Quang. D. Lạng Sơn. Câu 28. Khu giải phóng Việt Bắc bao gồm A. Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn. B. Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang. C. Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Bắc Cạn. D. Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái nguyên, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang. Câu 29. Địa điểm thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là A. Ba Bể (Bắc Cạn). B. Cây đa Tân Trào (Tuyên Quang), C. Tam Thanh (Lạng Sơn). D. Khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng). Câu 30. Trận đánh đầu tiên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân giành thắng lợi là ở A. Bắc Sơn-Võ Nhai. B. Vũ Lăng - Đình Bảng. C. Phay Khắt - Nà Ngần. D. Chợ Rạng - Đô Lương. Câu 31. Việt Nam giải phóng quân được thành lập từ sự thống nhất các lực lượng: A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Tân Việt, Thanh Niên. C. Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. D. Du kích Bắc Sơn và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Câu 32. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta được đưa ra tại A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8. B. Hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. C. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì. D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7. Câu 33. Cao trào kháng Nhật cứu nước có tác dụng A. tiêu diệt nhiều sinh lực địch. B. chuẩn bị về mặt đường lối cho tổng khởi nghĩa. C. tạo lên một bầu không khí tiền khởi nghĩa trong cả nước. D. thức tỉnh những tầng lóp, giai cấp đang còn chần chừ. Câu 34. Lệnh tổng khời nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh A. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. B. phát xít Đức tuyên bố đầu hàng không điều kiện. C. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. D. Nhật đầu hàng Đồng minh và cao trào kháng Nhật đang diễn ra sôi nổi trong cả nước. Câu 35. Lệnh tồng khởi nghĩa được ban bố tại A. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (họp tháng 3 - 1945).
  5. B. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (họp ngày 15 – 4 - 1945). C. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (từ ngày 13 đến ngày 15 – 8 - 1945). D. Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (ngày 16 - 8 - 1945). Câu 36. ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam thực chất là A. mặt trận dân tộc thống nhất. B. lực lượng vũ trang của nước Việt Nam mới. C. Chính phủ của nước Việt Nam mới. D. Chính phủ Lâm thời sau này. Câu 37. Một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về tấn công quân Nhật ở Thái Nguyên ngày A. 14-8- 1945. B. 15 -8- 1945. C. 16-8- 1945. D.18-8- 1945. Câu 38. Bốn tỉnh giành thắng lợi sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám là A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. B. Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Cao Bằng. C. Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. D. Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Cao Bằng. Câu 39. Lãnh tụ Hồ Chí Minh lần đầu tiên ra mắt đại biểu của quốc dân tại A. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (họp tháng 3 - 1945). B. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (họp ngày 15 - 4 - 1945). C. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương hợp ở Tân Trào (Từ ngày 13 đến ngày 15 - 8 - 1945). D. Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (ngày 16- 8 - 1945). Câu 40. Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra từ A. 13 đến 28-8- 1945. B. 14 đến 28- 8 - 1945. C. 16 đến 30-8- 1945. D. 16 - 8 đến 2 - 9-1945. Câu 41. Bài hát “Tiến quân ca” lần đầu tiên được vang lên vào A. ngày 19 - 8 - 1945. B. ngày 23 - 9 - 1945. C. ngày 30 - 9- 1945. D. ngày 2 - 9 - 1945. Câu 42. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập ở tại A. 5D Hàm Long, Hà Nội. B. 90 Thợ Nhuộm, Hà Nội, C. 48 Hàng Ngang, Hà Nội. D. 312 Khâm Thiên, Hà Nội. Câu 43. Ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam là A. Khải Định. B. Hàm Nghi. C. Duy Tân. D. Bảo Đại. Câu 44. Bản tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại A. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. B. Quảng trường Nhà hát lớn, Hà Nội. C. Quảng trường Đấu Xảo, Hà Nội. D. Quảng trường Vườn hoa Con Cóc, Hà Nội.