Phiếu học tập Lớp 3 - Tuần 8

docx 20 trang thienle22 11740
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu học tập Lớp 3 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_hoc_tap_lop_3_tuan_8.docx

Nội dung text: Phiếu học tập Lớp 3 - Tuần 8

  1. Họ và tên: Lớp: 3A Thứ ngày tháng 3 năm 2020 PHIẾU HỌC TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT * Đọc câu chuyện sau: Lời khuyên của bố Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. ( Theo A-mi-xi ) * Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai ? a- Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc b- Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc c- Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc Câu 2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập ? a- Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch b- Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch c- Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch Câu 3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì ? a- Can đảm, luôn luôn cố gắng, hăng say và phấn khởi b- Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát c- Can đảm, luôn thích đi học, không bao giờ hèn nhát Câu 4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi ? a- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi b- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động c- Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao Câu 5. Điền vào chỗ trống thích hợp: a) l hoặc n - úa ếp/ - o ắng/ - e ói/ - ời ói/ 1
  2. b) en hoặc eng - giấy kh / - thổi kh / - cái x / - đánh k / Câu 6. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau : a) Con yêu mẹ bằng trường học Cả ngày con ở đấy thôi Lúc con học, lúc con chơi Là con cũng đều có mẹ. ( Xuân Quỳnh ) b) Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con . ( Trần Đăng Khoa ) c) Công cha cao hơn núi Nghĩa mẹ dài hơn sông Suốt đời em ghi nhớ Khắc sâu tận đáy lòng. ( Lý Hải Như ) Câu 7. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau và tìm từ so sánh có thể thay thế cho dấu hai chấm trong dòng thơ cuối ( Viết vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời ) Em nhặt ốc, hến Em đơm cơm nào, Cơm là cát biển Đũa : nhánh phi lao. ( Lữ Huy Nguyên ) Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh : Câu 8. Em hãy điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu cho đúng đoạn sau: Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng các vườn nhãn vườn vải đang trổ hoa và hai bên ven sông nước êm đềm trong mát không một tấc đất nào bỏ hở ngay dưới lòng sông từ sát mặt nước trở lên những luống ngô đỗ lạc khoai cà chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn. 2
  3. PHIẾU BÀI TẬP TOÁN Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng và hoàn thành tiếp các bài tập sau: Câu 1. Số liền sau của số 39759 là : A. 39758 B. 39760 C.39768 D. 39760 Câu 2. Số tròn nghìn ở giữa số 9068 và 11982 là : A. 10000 và 12000 B. 10000 và 11000 C. 11000 và 9000 D. 12000 và 11000 Câu 3. Đổi 3km 12m = .m. Số điền vào chỗ chấm là : A. 312 B. 3012 C. 36 D. 15 Câu 4. 4 giờ 9 phút = .phút A. 49 phút B. 409 phút C. 249 phút D. 13 phút Câu 5: Số a là số bé nhất mà (88 – a) ta được số chia hết cho 5 vậy a là số nào? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 6: Giá trị của biểu thức: 210 + 39 : 3 là: A. 213 B. 232 C. 223 D. 214 Câu 7: Đặt tính rồi tính: 2543 + 4387 3478 - 1096 2387 x 5 1090 : 5 Câu 8: Điền dấu >;< ; = thích hợp vào chỗ trống: a) 1230 928 + 68 3425 3012 + 413 3217+ 1287 3210 + 1349 b) 32 m + 425 cm 40 m; 1 km 287m + 678m ; 1 giờ 12 phút + 45 phút 3
  4. Câu 9: Toàn có hai túi bi, túi thứ nhất đựng 324 viên. Túi thứ hai có số bi bằng nửa túi thứ nhất. Hỏi khi ấy túi thứ nhất nhiều hơn túi thứ hai bao nhiêu viên bi? `Bài giải Câu 10: Một đoàn khách du lịch đi Ninh Bình gồm 248 người. Họ tới thăm quan khu du lịch Tràng An bằng thuyền. Mỗi thuyền ở đó chỉ chở được 5 người. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền để chở hết đoàn khách du lịch đó đi du lịch Tràng An. Bài giải Câu 11: Tìm tổng của số lớn nhất có 3 chữ số khác nhau với số bé nhất có 4chữ số Bài giải: 4
  5. Họ và tên: Lớp: 3A Thứ ngày tháng 3 năm 2020 PHIẾU HỌC TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT * Đọc thầm bài văn sau : Chú chim sâu Một hôm, chú chim sâu vào rừng chơi và được nghe họa mi hót. Trở về cái tổ trong vườn, chim sâu phụng phịu nói với bố mẹ : - Bố mẹ ơi ! Con có thể trở thành họa mi được không ? - Tại sao con muốn trở thành họa mi ? - Chim mẹ ngạc nhiên hỏi. - Vì con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý. Chim bố khuyên : - Người ta yêu quý chimn không chỉ vì tiếng hót đâu con ạ . Con hãy cứ là chim sâu. Bắt thật nhiều sâu, bảo vệ cây cối, hoa màu, con sẽ được mọi ngươì yêu quý. Một buổi chiều, trời đầy dông bão. Chim sâu bị gió thổi bạt vào một khung cửa sổ và rơi xuống nền nhà. Một cậu bé chạy tới nâng chim sâu lên và đặt nó vào trong một chiếc hộp cứng. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, cậu bé mở nắp hộp ra, nhẹ nhàng nâng chim sâu trên tay. Bố cậu bé nói : - Con hãy thả chim sâu ra. Loài chim này có ích vườn cây lắm đấy ! Cậu bé vuốt ve chim sâu rồi khẽ tung nó lên. Chim sâu chợt nhớ đến lời bố ngày nào. Chú vội vã bay về phía vườn cây. ( Theo Nguyễn Đình Quảng ) * Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : 1.Chú chim sâu được nghe họa mi hót ở đâu ? a. Ở trước cửa nhà. b. Ở ngoài vườn. c. Ở trong rừng. 2.Vì sao chú chim sâu muốn trở thành họa mi ? a. Vì nó muốn có tiếng hót hay để mọi người yêu quý. b. Vì nó muốn xinh đẹp hơn để mọi người yêu quý. c. Vì nó muốn bắt nhiều sâu, bảo vệ cây cối. 3.Chim bố khuyên chim con điều gì ? 5
  6. a. Người ta yêu quý chim không chỉ vì biết bắt sâu. b. Người ta yêu quý chim không chỉ vì tiếng hót. c. Người ta yêu quý chim không chỉ vì vẻ đẹp bên ngoài. 4.Cậu bé thả chim bay đi vì sao ? a. Vì cậu bé thương chim sâu yếu ớt. b. Vì cậu bé sợ chim sâu không sống được trong chiếc hộp. c. Vì bố cậu khuyên hãy thả loài chim sâu có ích. 5.Trong bài văn trên, các dấu hai chấm được dùng làm gì ? a. Dùng để giải thích sự việc. b. Dùng để dẫn lời nói của nhân vật. c. Cả hai ý trên. 6.Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu “ Ai thế nào ?” a. Trời đầy dông bão. b. Cậu bé mở nắp hộp ra. c. Chim sâu là loài chim có ích. 7. Theo em, ở cuối bài, chú chim sâu vội vã bay về phía vườn cây để làm gì ? 8. Con thích hình ảnh nhân hóa nào trong bài ? Vì sao con thích hình ảnh đó ? 6
  7. PHIẾU BÀI TẬP TOÁN Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng và hoàn thành tiếp các bài tập sau: Câu 1. Kết quả của biểu thức: 215 – 9 x 3 là : A. 180 B. 185 C. 188 Câu 2. Đặt tính rồi tính : 7368 – 5359 2405 x 4 2009 : 7 Câu 3. Điền >, <, = 6m 4cm .7m 7m 12cm 721cm 5km 23m 523m 46cm .5dm 1giờ 55 phút 3giờ 2 giờ 60phút Câu 4. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 224m, chiều rộng bằng 1 chiều 4 dài. Tính chu vi mảnh đất đó. Bài giải: Câu 5. Tìm X a. X : 6 = 35 b. 4 x X = 72 c. X x 7 – 16 = 19 Câu 6. Một cửa hàng nhận về 2430 bóng đèn, đã bán 1 số bóng đèn. Hỏi cửa hàng 6 còn lại bao nhiêu bóng đèn? 7
  8. Bài giải: Câu 7: Tính giá trị biểu thức: a. 485 – 342: 2 b. 257 + 113x6 c. 742 – 376 + 128 Câu 8: Viết lại các số theo thứ tự từ bé đến lớn: a)8654; 9645; 8564; 8546 b)6097; 6079; 6154; 6275 c) 1098; 1287; 1209; 1412 Câu 9. Người ta uốn một đoạn dây thép vừa đủ thành một hình vuông có cạnh 5 cm. Tính độ dài đoạn dây đó? Bài giải: 8
  9. Họ và tên: Lớp: 3A Thứ ngày tháng 3 năm 2020 PHIẾU HỌC TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT Đọc đoạn văn sau: Về thăm bà Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ : - Bà ơi! Thanh bước xuống giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư ? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương. - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu ! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. ( Theo Thạch Lam ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Hình dáng của người bà được tả qua các chi tiết nào ? a- Mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi vào, lưng đã còng b- Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, mến yêu Thanh c- Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện sự săn sóc ân cần của bà đối với cháu ? a- Hỏi cháu đã về đấy ư b- Giục cháu vào nhà kẻo nắng c- Sẵn sàng chờ đợi để mến yêu cháu 3. Vì sao Thanh luôn thấy thanh thản và bình yên khi được trở về với bà ? a- Vì được sống ở khu vườn yên tĩnh và căn nhà có giàn thiên lí mát mẻ b- Vì được sống trong căn nhà rất mát mẻ và được bà che chở cho mình c- Vì được sống ở nơi mát mẻ, hiền lành và được bà yêu thương, săn sóc 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn ? a- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu b- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương sâu nặng của cháu đối với bà kính yêu. c- Tình cảm biết ơn sâu nặng của Thanh đối với người bà yêu quý và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu. 5. Điền vào chỗ trống : a) tr hoặc ch 9
  10. - che ở / - cách ở / . - ơ trụi / - ơ vơ / . b) ăc hoặc oăc - dao s / . - dấu ng kép / . - lạ h / - mùi hăng h / . 6. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau : a) Mặt trời nằm đáy vó Như một chiếc đĩa nhôm Nhấc vó : mặt trời lọt Đáy vó : toàn những tôm. b) Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. 7. Đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết lại đoạn văn. =Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét mùa đông. 10
  11. PHIẾU BÀI TẬP TOÁN Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng và hoàn thành tiếp các bài tập sau: Câu 1: Một cái sân hình vuông có cạnh là 5m. Chu vi cái sân đó là: A. 30m B. 20 m C. 15m D. 10m Câu 2: 7m 3 cm = cm: A. 73 B. 703 C. 10 D. 4 Câu 3 : Kết quả phép chia 575 : 5 là: A. 125 B. 215 C. 511 D. 115 Câu 4: Hình bên có góc vuông: A. 4 B. 5 C. 8 D. 6 Câu 5: Số lớn là 54; số bé là 6. Số lớn gấp lần số bé. A. 9 C. 8 B. 7 D. 6 Câu 6: Hình chữ nhật có chu vi là 24cm, chiều dài là 8cm. Chiều rộng là : A. 32 cm. B: 12 cm. C. 4 cm. D. 192 cm Câu 7: Đặt tính rồi tính: a. 2124 + 4357 b. 751 – 437 c. 124 x4 d. 565: 7 Câu 8: Tính giá trị biểu thức: a. 549 – ( 384 – 135) b. 123 x ( 51 – 45) c. 1224: (2x4) 11
  12. Câu 9: Tìm a a – 2932 = 4169 a x ( 207 – 199) = 144 a : 7 = 213 + 349 Câu 10: Hình chữ nhật dưới đây gồm 2 hình vuông có cạnh là 18cm ghép lại. Tính chu vi hình chữ nhật: 18cm Bài giải: Câu 11*: Một mảnh đất có chiều rộng là 16m. Tính chu vi mảnh đất đó biết 3 lần chiều rộng bằng 2 lần chiều dài. Bài giải 12
  13. Họ và tên: Lớp: 3A Thứ ngày tháng 3 năm 2020 PHIẾU HỌC TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT * Đọc thầm bài văn sau: Chiếc áo mưa Cơn mưa bất chợt đổ xuống. Hoa vội vàng khi sực nhớ ra mình không mang áo mưa. Nhưng rồi em liền cho cặp sách vào túi ni lông, lên xe và phóng thẳng vào nhà. Trời mưa to và lạnh quá. Hoa cố nhấn bàn đạp thật mạnh. Bánh xe lăn đều trên những con đường ướt phát ra những âm thanhh nghe thật vui tai. Về đến nhà thì cả người ướt sũng. Hoa thấy trước cửa có một ông lão đang đứng trú mưa. Ông lão nói: “Cho ông đừng nhờ đây một tí nhé!”. Hoa chỉ kịp nói: “Vâng ạ!” rồi vội vã vào nhà. Em run lên vì rét và hắt hơi liên tục. Chợt, Hoa nhớ đến ông lão đang đứng trú mưa ngoài cửa, em vội lấy chiếc áo mưa trong tủ, chạy ra đưa cho ông và nói: “Ông ơi, ông mặc áo mưa rồi về nhà đi kẻo muộn”. Ông lão nhìn Hoa trìu mến và nói lời cảm ơn. Hoa thấy lòng vui vui. Sáng chủ nhật trời nắng, bố và Hoa đang sơn lại chiếc cửa thì ông lão hôm trước đến .Ông cảm ơn Hoa và nói với bố rằng: “Bác có cô con gái thật tốt bụng.” Không ngần ngại ông xắn tay áo sơn cánh cửa giúp giúp hai bố con. Sau mỗi đường sơn của ông lão, Hoa thấy hiện ra một màu xanh lạ kì, một màu xanh lấp lánh những ánh vàng. Một màu xanh tràn ngập sự sống và mang lại cảm giác thật thoải mái mỗi khi nhìn vào. ( Theo Phương Thúy ) *Dựa vào nội dung bài , khoanh vào câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu Câu 1. Tan học, trời mưa mà Hoa lại quên áo mưa, bạn đã làm gì để về nhà? a. Mua áo mưa rồi về nhà b. Cho cặp vào túi ni lông và phóng xe về nhà. c. Đi chung áo mưa với bạn d.Chờ trời tạnh mưa mới về . Câu 2. Thấy ông lão đang trú mưa trước cửa nhà mình, Hoa đã làm gì? a. Mời ông lão vào trong nhà trú mưa. b Hoa nói : Vâng ạ! Rồi đi vào nhà. c. Mặc kệ ông lão đứng đó. d.Vào nhà lấy cho ông lão áo mưa. Câu 3. Ông lão đã làm gì khi đến nhà Hoa trả áo mưa ? a. Ông đã cảm ơn Hoa vì Hoa cho ông mượn áo mưa . b. Ông đã nói với bố Hoa lời khen Hoa . 13
  14. c. Ông đã xắn tay áo lên sơn cửa giúp bố con Hoa . d.Ông cảm ơn Hoa ,khen Hoa với bố Hoa và giúp bố con Hoa sơn cửa . Câu 4. Dựa vào bài tập đọc, xác định điều nêu dưới đây đúng hay sai. Khoanh tròn vào “ Đúng” hoặc “ Sai”. Thông tin Trả lời Hoa thích đi xe đạp trong mưa lên phóng xe thẳng về nhà . Đúng / Sai Hoa cảm thấy vui vui vì em cho ông lão mượn chiếc áo mưa. Đúng / Sai Cánh cửa màu xanh hiện ra gay cảm giác không thoải mái Đúng / Sai Cánh cửa màu xanh hiện ra tràn ngập sự sống và cảm giác dẽ chịu thoải mái. Đúng / Sai Câu 5. Khoanh vào kiểu câu Ai làm gì ? a.Ông lão nhìn Hoa trìu mến và cảm ơn Hoa . b. Trời mưa to và lạnh quá . c.Hoa run lên vì rét và lạnh . d.Ông lão là một ông tiên . Câu 6. Viết 1 câu có sử dụng hình ảnh so sánh nói về ông lão trong câu chuyện: Câu 7. Đặt 1 câu nói về bạn Hoa trong câu chuyện. Câu 8.Qua câu chuyện em học được điêu gì ? Nếu là em, em sẽ làm gì để giúp đỡ những người khó khăn ?( Em hãy viết 3- 4 câu) 14
  15. PHIẾU BÀI TẬP TOÁN Bài 1. a. Số Sáu trăm ba mươi ba mươi tám viết là: A. 368 B. 638 C. 863 D. 668 b. Số liền sau số lớn nhất có 2 chữ số là: A. 100 B. 99 C. 98 D. 1000 c. Điền dấu >, B. < C. = d. Giá trị của biểu thức: 67 + 49 x 3 là: A. 241 B. 754 C. 214 D. 348 Bài 2 : a. Điền số thích hợp điền vào chỗ chấm: 3hm 15m = m. A. 35 B. 315 C. 305 1 b. Điền số thích hợp để điền vào chỗ chấm là : của 145phút = phút 5 A. 29 B. 27 C. 9 c. 9 gấp lên 8 lần rồi giảm đi 24 đơn vị thì được kết quả là: A. 48 B. 96 C. 47 D. 58 d. Số bé là 7. Số lớn là 56. Số bé bằng một phần mấy số lớn? 1 1 1 1 A. B. C. D. 7 9 6 8 Phần II: Tự luận Bài 3 Đặt tính rồi tính a. 1278 + 454 b. 740 – 452 c. 226 x 4 d. 837 : 9 Bài 4 : Tìm x a. x x 2 = 204 b. 156 : x = 12 : 4 15
  16. Bài 5. Buổi sáng cửa hàng bán được 156 lít dầu, buổi chiều bán được số dầu gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít dầu? Bài 6. Trên bàn có 20 cái bát và 5 cái đĩa. Hỏi số đĩa bằng một phần mấy số bát? 16
  17. Họ và tên: Lớp: 3A Thứ ngày tháng 3 năm 2020 PHIẾU HỌC TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT * Đọc thầm đoạn văn sau : ĐẠI BÀNG VÀ GÀ Bên sườn núi có một tổ chim đại bàng với bốn quả trứng lớn. Trận động đất xảy ra làm một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một ổ gà dưới chân núi. Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay, chú được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó là một con gà nhưng tâm hồn vẫn khát khao một điều gì đó cao xa hơn. Một hôm, đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời. - Ôi ! - Đại bàng kêu lên. – Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó. Bầy gà cười ầm lên: “ Anh không thể bay như những con chim đó được, Anh là một con gà mà gà thì không biết bay ”. Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Nhưng mỗi lần đại bàng nói ra ước mơ của mình, bầy gà lại bảo nó là điều đó không thể xảy ra. Cuối cùng đại bàng tin lời của bầy gà. Nó không ước mơ nữa và tiếp tục sống như một con gà cho đến chết. Trong cuộc sống, nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường, vô vị. Vậy thì, nếu bạn mơ ước trở thành đại bàng, hãy theo đuổi ước mơ đó chứ đừng sống như một con gà. ( Theo Hạt cát kều ) * Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng : 1. Sau khi rơi vào ổ gà, đại bàng được nuôi như thế nào? a. Như một con gà. b. Như một con đại bàng. c. Vừa như một con gà, vừa như con đại bàng. 2. Đại bàng tin vào điều gì và mơ ước điều gì? a. Tin rằng nó là một con đại bàng và mơ ước bay cao. b. Tin rằng nó là một con gà và muốn sống dưới mặt đất bình thường như một con gà. c. Tin rằng nó là một con gà nhưng vẫn ước mơ được bay cao. 3. Vì sao đại bàng không mơ ước bay cao nữa? a. Vì nó nhận ra rằng bay cao cũng chẳng có gì thú vị. b. Vì nó tin vào lời của bầy gà và cho rằng điều đó không thể thực hiện được. c. Vì nó đã thử bay và nhận ra rằng mình không thể bay được. 4. Theo em, vì sao đại bàng không thực hiện ước mơ của mình? a. Vì đại bàng đã mơ ước một điều viển vông, không thể thực hiện được. b. Vì có nhiều kẻ cản trở, không cho đại bàng thực hiện mơ ước đó. c. Vì đại bàng không tin vào khả năng của mình và từ bỏ ước mơ. 17
  18. 5. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc bài văn “ Đại bàng và gà ” ? 6. Dòng nào nêu đúng các từ chỉ đặc điểm có trong bài văn “ Đại bàng và gà ” ? a. Lớn, buồn, khao khát, giữa, xảy ra, tin. b. Lớn, xinh đẹp, cao xa, cao, tầm thường, vô vị. c. Lớn, lăn, xinh đẹp, cao xa , ước mơ, vô vị. 7. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp. Người ta ai cũng phải có . Những ước mơ sẽ cho con người bao ghềnh thác khó khăn, giúp con ngườu làm nên bao điều . Vì vậy, dù trong bất cứ nào, bạn cũng không được mơ ước của mình. ( hoàn cảnh , từ bỏ , mơ ước , chắp cánh , cao đẹp , kì diệu , vượt qua ) 8. Những câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? a. Chú đại bàng con rất xinh đẹp. b. Đại bàng được nuôi lớn như một chú gà. c. Tâm hồn đại bàng khao khát một điều gì đó cao xa hơn. d. Đại bàng đã nói ra điều mơ ước đó của mình. 9. Viết 1-2 câu theo mẫu Ai thế nào? để nhận xét về : a. Đại bàng : b. Những con gà : 18
  19. PHIẾU BÀI TẬP TOÁN Bài 1 : Đặt tính rồi tính : a) 1258 + 2156 303 + 7175 8940 + 249 7518 + 103 b) 237 x 4 379 x 5 732 x 6 592 x 7 Bài 2 : Tìm x : a) 1475 + x = 7684 – 1542 b) x – 1046 + 1586 = 5473 c) x – 845 = 7981 – 6857 d) 5896 – x + 278 = 202 Bài 3 : Tính giá trị biểu thức : a) 150 + 25 x 3 b) 735: 5 + 115 c) 81 + 8 x (18 - 10) d) 5 x ( 25 +5 ) - 150 19
  20. Bài 4 : Tìm tất cả các số có 3 chữ số mà mỗi số đó có tổng các chữ số bằng 3. Bài làm : Bài 5: Tuổi của bố Mai, mẹ Mai và tuổi của Mai cộng lại là 70 tuổi. Mẹ và Mai có tất cả 35 tuổi. Bố hơn Mai 30 tuổi. Hỏi tuổi của mỗi người? Bài làm : Bài làm : 20