Phiếu bài tập (tuần 17/2 – 23/2) môn Ngữ văn 9

docx 6 trang thienle22 3340
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập (tuần 17/2 – 23/2) môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_tuan_172_232_mon_ngu_van_9.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập (tuần 17/2 – 23/2) môn Ngữ văn 9

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG THCS LÁNG HẠ PHIẾU BÀI TẬP (tuần 17/2 – 23/2) Môn: Ngữ Văn 9 ĐỀ SỐ 1 I. Phần I : (6đ) Làng là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài người nông dân của nhà văn Kim Lân. Miêu tả nhân vật ông Hai trong tác phẩm, nhà văn viết : Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ Ông lão ngồi vào một quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ; bao nhiêu ý nghĩ chen chúc trong đầu óc. Nước mắt ông lão cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy.Ông nói như để nhỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. ( SGK Ngữ văn 9- Tập I - NXBGD Việt Nam) Câu 1: Dựa vào tác phẩm, em hãy lí giải sự thay đổi cảm xúc, tình cảm của nhân vật ông Hai. Những câu văn trên góp phần thể hiện nét nghệ thuật nổi bật nào của Kim Lân trong truyện ngắn Làng? Câu 2 : Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận Tổng hợp- phân tích- tổng hợp để làm rõ sự thống nhất giữa tình yêu làng quê với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong văn bản trích. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu ghép (gạch chân). Câu 3 : Trong chương trình Ngữ văn 9 có một tác phẩm văn học nước ngoài cũng viết về tình yêu quê hương của một nhân vật sau nhiều năm tháng xa quê. Em hãy ghi lại tên văn bản đó và tên tác giả. II. Phần II : (4đ) Cho câu thơ sau: “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” Câu 1 : Chép chính xác khổ thơ có chứa câu thơ trên Câu 2 : Cho biết khổ thơ em vừa chép được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? Từ “trái tim” trong câu thơ trên được hiểu theo nghĩa nào? Câu 3 : Những tình cảm và suy nghĩ của tác giả về hình ảnh người chiến sĩ trong những năm bom đạn chiến tranh xưa kia đã khơi gợi trong em những nghĩ suy gì 1 Chúc các con mạnh khỏe và ôn tập tốt!
  2. về thế hệ trẻ ngày nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Ghi lại bằng một đoạn văn ngắn khoảng nạa trang giạy thi. ĐỀ SỐ 2 Phần I. (2,5 điểm): Một đoạn trích trong sách Ngữ văn 9 có hai câu thơ: - Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. - Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 1. Những câu thơ trên thuộc đoạn trích, văn bản nào? Do ai sáng tác? 2. Mỗi câu thơ trên nói về nhân vật nào? 3. Cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật này có gì giống và khác nhau? Sự khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật? Phần II. (5 điểm): Mở đầu bài thơ “Đồng chí” có câu: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 1. Chép chính xác chín câu thơ tiếp theo và trình bày ý nghĩa nhan đề của bài thơ. 2. Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoạng 10 đến 12 câu) làm rõ luận điểm: Những câu thơ giản dị trên vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người đồng chí vừa thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu (gạch chân câu bị động, ghi ra từ ngữ dùng làm phép nối và chú thích rõ). Phần III. (2,5 điểm): 1. Nêu khái quát ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 2. Từ đó, em có những suy nghĩ gì về thái độ sống: “Uống nước nhớ nguồn”,ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ của thế hệ người Việt trẻ tuổi ngày nay và trách nhiệm của bản thân đối với việc gìn giữ và phát huy những thành quả mà ông cha 2 Chúc các con mạnh khỏe và ôn tập tốt!
  3. ta đã gây dựng cho Tổ quốc trong bối cảnh thực tế của đất nước hiện nay? Hãy trình bày những suy nghĩ đó bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi. ĐỀ SỐ 3 Phần I: (4 điểm) Khép lại bài thơ "Ánh trăng", Nguyễn Duy viết: ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình 1. Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. 2. Tại sao xuyên suốt bài thơ là hình ảnh "vầng trăng", nhưng đến khổ thơ cuối, tác giả lại chuyển thành "ánh trăng" ? 3. Bài thơ "Ánh trăng" là lời nhắc nhở thấm thía về tình cảm, thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ gian lao, tình nghĩa. Qua lời nhắc nhở ấy, em có suy nghĩ gì về tình cảm, thái độ sống đối với quá khứ của thế hệ trẻ hiện nay? (Trình bày suy nghĩ của em thành một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi). Phần II: (6 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Họa sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong ngay lúc dưới kia đang mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt 3 Chúc các con mạnh khỏe và ôn tập tốt!
  4. hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long, SGK lớp 9 tập 1, trang 182) 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" và nhận xét về tình huống truyện. 2. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? 3. Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? 4. Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: "Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm." Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng – Phân – Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu phủ định và thành phần khởi ngữ) ĐỀ SỐ 4 Phần I (2đ) Trong Truyện Kiều Nguyễn Du có viết: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? (Ngữ Văn 9 – Tập 1, NXB GD 2010) 1. Những câu thơ trên liên quan đến bút pháp nghệ thuật nào được Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều? Em hiểu như thế nào về bút pháp nghệ thuật đó? 2. Hãy chép chính xác tám câu thơ tiêu biểu thể hiện bút pháp nghệ thuật nói trên trong một trích đoạn Truyện Kiều đã học. Phần II (3đ) Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. 4 Chúc các con mạnh khỏe và ôn tập tốt!
  5. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cớ sự này chưa? (Làng – Kim Lân) 1. Đoạn trích trên nói tới tâm trạng của nhân vật nào? Đó là tâm trạng gì? Tình huống nào khiến nhân vật có tâm trạng đó? Trạng thái cảm xúc ấy đã góp phần thể hiện ý nghĩa tư tưởng gì của tác phẩm? Trình bày bằng đoạn văn ngắn khoảng 10 câu. 2. Tìm một câu rút gọn trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn. 3. Em hãy nêu tên một tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 9 được viết cùng giai đoạn khi nhà văn Kim Lân sáng tác truyện Làng. Phần III (5đ) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là một bài thơ ca ngợi con người lao động và bộc lộ niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. 1. Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Bài thơ được triển khai theo trình tự nào? 2. Dưới đây là câu chủ đề cho đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ: “Chỉ với bốn câu thơ, Huy Cận đã khắc họa một bức tranh thật rực rỡ và tráng lệ cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh.” Em hãy viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp, trong đó có sử dụng một câu có thành phần biệt lập và một câu cảm thán. ĐỀ SỐ 5 Phần I: (6 điểm) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” có đoạn: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! ” (Ngữ văn 9 – tập 2 – NXB GD) Câu 1: Giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Câu 2: Đoạn thơ trên nằm ở phần nào trong bài? Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ? 5 Chúc các con mạnh khỏe và ôn tập tốt!
  6. Câu 3: Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong đoạn thơ? Cho biết ngoài hình ảnh đó, trong bài thơ này nhà thơ còn dùng hình ảnh ẩn dụ nào nữa để thể hiện cảm xúc về Bác Hồ. Đó là cảm xúc gì? Câu 4: Dựa vào đoạn thơ đã cho, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách quy nạp thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một câu bị động (Gạch chân chỉ rõ). Phần II: (4 điểm) Trong truyện ngắn “Làng” có đoạn văn sau: “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi ”. Câu 1: Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng gì của ông Hai? Tình huống nào khiến nhân vật có tâm trạng đó? Câu 2: Một trong những thành công của tác phẩm là xây dựng được cốt truyện tâm lí đặc sắc. Em hiểu thế nào là cốt truyện tâm lí? Câu 3: Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” là người yêu làng, yêu nước tha thiết. Từ tình yêu làng quê của nhân vật ông Hai, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ với tương lai, vận mệnh của đất nước trong giai đoạn hiện nay. HạT 6 Chúc các con mạnh khỏe và ôn tập tốt!