Phiếu bài tập (tuần 17/2 – 23/2) môn Ngữ văn 8

docx 11 trang thienle22 5420
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập (tuần 17/2 – 23/2) môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_tuan_172_232_mon_ngu_van_8.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập (tuần 17/2 – 23/2) môn Ngữ văn 8

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG THCS LÁNG HẠ PHIẾU BÀI TẬP (tuần 17/2 – 23/2) Môn: Ngữ Văn 8 ĐỀ SỐ 1 I. Phần đọc - hiểu (5 điểm) Câu 1. Nhận xét sau đây đúng với tác giả nào: "Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngán, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và tri thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ" A. Ngô Tất Tố B. Nam Cao C. Nguyên Hồng D. Thạch Lam Câu 2. Câu văn: "Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi!" Là lời của ai? A. Của người hàng xóm B. Của ông Giáo C. Của Binh Tư D. Của vợ ông Giáo Câu 3. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ , kĩ sư, luật sư, nông dân A. Con người. C. Nghề nghiệp. B. Môn học. D.Tính cách. Câu 4. Qua cái chết của cô bé bán diêm, nhà văn An - đéc - xen muốn nói lên điều gì? A. Ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ. B. Số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ. C. Lên án một xã hội thiếu tình yêu thương. Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!
  2. D. Số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ và sự thờ ơ của xã hội đối với nỗi bất hạnh của họ. Câu 5. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long. 1. Hãy xác định bố cục của văn bản trên ? 2. Dựa vào nội dung câu truyện hãy đặt tên cho văn bản. 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn: "Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe." Câu 6. Viết một đoạn văn 8 đến 10 câu trình bày cảm nghĩ của em về người thầy trong văn bản trên. Trong đoạn văn có sử dụng một số từ thuộc trường từ vựng chỉ phẩm chất tính cách(Gạch chân các từ đó) II. Phần tạo lập văn bản. (5 điểm) Thuyết minh về một đồ dùng học tập mà gần gũi với em nhất. Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!
  3. ĐỀ SỐ 2 I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Nhận xét nào sau đây không đúng với văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố? A. Có giá trị châm biếm sâu sắc B. Có tình huống kịch tính cao C. Có nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo D. Có giá trị hiện thực sâu sắc 2. Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Nghị luận C. Thuyết minh D. Biểu cảm 3. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời kể của ai? A. Đôn Ki - hô – tê B. Xéc – van - tét C. Xan – chô Pan – xa D. Người chứng kiến 4. Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào? A.Tiểu thuyết B. Truyện dài C. Truyện vừa D. Truyện ngắn 5. Từ ngữ nào dưới đây không mang nghĩa “thuốc chữa bệnh”? A. Thuốc kháng sinh B. Thuốc tẩy giun Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!
  4. C. Thuốc lào D. Thuốc ho 6. Những từ: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào? A. Hoạt động kinh tế B. Hoạt động chính trị C. Hoạt động văn hoá D. Hoạt động xã hội 7. Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh? A. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm! B. Nó đang ngủ ngon lành thật! C. Dạo này nó lười học quá! D. Cô ấy xinh quá nhỉ! 8. Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá? A. Chẳng tham nhà ngói ba toà Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành. B. Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng gánh đỡ những hai hạt vừng. C. Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. D. Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. 9. Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ? A. Những tên khổng lồ nào cơ? B. Tôi đã chẳng bảo ngài cẩn thận đấy ư? Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!
  5. C. Giúp tôi với, lạy Chúa! D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao. 10. Hai câu đơn: "Mẹ đi làm. Em đi học" được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa? A. Mẹ đi làm còn em đi học. B. Mẹ đi làm nhưng em đi học. C. Mẹ đi làm, em đi học. D. Mẹ đi làm và em đi học. 11. Dấu hai chấm trong câu: "Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi và chính lòng tôi cũng đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học." (trích Tôi đi học – Thanh Tịnh) có tác dụng gì? A. Đánh dấu, báo trước phần bổ sung cho phần trước B. Đánh dấu, báo trước lời dẫn trực tiếp C. Đánh dấu, báo trước phần giải thích cho phần trước D. Đánh dấu, báo trước lời đối thoại 12. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình? A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật D. Là những từ miêu tả tính cách của con người II. Tự luận (7 điểm) Viết đoạn văn giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Ngô Tất Tố. (2 điểm). Kể về một tấm gương vượt lên chính mình. (5 điểm) Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!
  6. ĐỀ SỐ 3 I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm).Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn – xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Giôn – xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt. “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”, Giôn – xi nói: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng ” (SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 88) 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? A. Cô bé bán diêm B. Hai cây phong C. Đánh nhau với cối xay gió D. Chiếc lá cuối cùng 2. Tác giả của văn bản ấy là ai? A. Ai – ma - tốp B. O. Hen – ri C. Xéc – van – tét D. An – đéc – xen 3. Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Hồi ký C. Tiểu thuyết D. Phóng sự 4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? A. Biểu cảm B. Nghị luận Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!
  7. C. Tự sự D. Miêu tả 5. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Tình yêu mãnh liệt của Xiu với Giôn – xi B. Tình yêu mãnh liệt của Giôn – xi với cuộc sống C. Tâm trạng chán chường của Giôn xi D. Sự thức tỉnh và niềm tin vào cuộc sống của Giôn – xi 6. Câu văn: "Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó." thuộc loại câu gì ? A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu ghép chính phụ D. Câu ghép đẳng lập 7. Từ "ơi" trong câu: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!" thuộc loại từ nào? A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Phó từ 8. Dấu ngoặc kép trong câu: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !" dùng để làm gì ? A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật 9. Các từ: "tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng" thuộc trường từ vựng nào dưới đây? A. Chỉ bản chất con người B. Chỉ tâm hồn con người C. Chỉ tâm trạng con người D. Chỉ đạo đức của con người 10. Nghĩa của từ "tàn nhẫn" là gì? Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!
  8. A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác B. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác C. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác 11. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình? A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật D. Là những từ miêu tả tính cách của con người 12. Câu văn: "Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình." sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nói quá B. Nói giảm, nói tránh C. Chơi chữ D. Ẩn dụ II. Tự luận (7 điểm) Hãy viết một bài văn giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em. ĐỀ SỐ 4 I. PHẦN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm). a/ Văn bản "Trong lòng mẹ" thuộc thể loại gì? Tác giả là ai, em hãy giới thiệu về tác giả đó? b/ Nhận định sau đây ứng với nội dung văn bản nào? Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!
  9. "Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ khi bị chà đạp và họ đã chống trả một cách mạnh mẽ, quyết liệt được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự tôn trọng của nhà văn". Câu 2: (1,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc " a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn. b/ Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. Câu 3 (1,5 điểm). Cho câu chủ đề: Tình bạn thật cần thiết với mỗi người. Em hãy viết một đoạn văn (diễn dịch hoặc quy nạp) từ 8 đến 10 câu làm rõ câu chủ đề trên. Trong đó có sử dụng ít nhất một trợ từ, thán từ (chỉ rõ và nêu tác dụng của trợ từ thán từ đó). II.PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn OHen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi. ĐỀ SỐ 5 I. Trắc nghiệm khách quan: (2.0 điểm) Chọn phương án đúng nhất trong các câu dưới đây. Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn"? A. Phan Châu Trinh. C. Phan Bội Châu. B. Nguyễn Trãi. D. Lí Thường Kiệt. Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!
  10. Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng? A. Lão Hạc. C. Cô bé bán diêm. B. Hai cây phong. D. Ôn dịch, thuốc lá. Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Nguyên Hồng)? A. Đoạn trích chủ yếu diễn tả nỗi khổ đau của mẹ cậu bé Hồng. B. Đoạn trích chủ yếu tố cáo các hủ tục phong kiến. C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi và hạnh phúc của cậu bé Hồng khi gặp mẹ. D. Đoạn trích chủ yếu diễn tả nỗi khổ đau về vật chất của cậu bé Hồng. Câu 4: Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Ngô Tất Tố), tác giả chủ yếu miêu tả nhân vật bằng các cách nào? A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất, tính cách của nhân vật B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia D. Không dùng cách nào trong 3 các nói trên Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? A. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. B. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi Câu 6: Nối cột A và B sao cho phù hợp. A B 1. Trợ từ a. là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!
  11. 2. Thán từ b. là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. 3. Tình thái từ c. là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. d. là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc. Câu 7: Các từ in đậm trong câu sau thuộc trường từ vựng nào? "Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi." A. Hoạt động của lưỡi. C. Hoạt động của cổ. B. Hoạt động của răng. D. Hoạt động của tay. Câu 8: Trong văn tự sự: A. Chỉ cần thêm yếu tố miêu tả. C. Chỉ cần yếu tố biểu cảm. B. Chỉ cần có thêm yếu tố nghị luận D. Cần kết hợp cả ba yếu tố trên. II. Tự luận: (8.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm): Câu ghép là gì? Chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép dưới đây: a. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. b. Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Câu 2 (1.5 điểm): Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, theo em vì sao chiếc lá cuối cùng đựợc coi là kiệt tác của cụ Bơ-men? Câu 3: (5.5 điểm) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Chúc các con mạnh khỏe và nhớ hoàn thành bài tập nhé!